Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung
lượt xem 20
download
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc luôn là đề tài nóng bỏng, thu hút rất nhiều giới học giả quan tâm, chú ý và nghiên cứu. Đặc biệt là quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 1991.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung
- Tiểu luận Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1 I. Khái quát .......................................................................................................... 4 II. Nguyên nhân ................................................................................................... 5 1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 5 1.1 Vấn đề Campuchia .................................................................................. 5 1.2 Liên Xô ................................................................................................... 9 1.3 Bất đồng của hai giới lãnh đạo .............................................................. 10 2. Nguyên nhân khách quan............................................................................ 12 2.1 Việt Nam bắt đầu mở rộng quan hệ với các nước .................................. 12 2.1.1 Khai thông quan hệ với các nước ASEAN ................................. 12 2.1.2 Cải thiện quan hệ với Mỹ ............................................................ 13 2.1.3 Mở rộng quan hệ với Nhật Bản ................................................... 14 2.1.4 Quan hệ với các nước EU ........................................................... 14 2.2 Khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ ................................................................ 15 III. Đánh giá....................................................................................................... 15 IV. Các vấn đề tồn tại sau khi bình thường hóa .................................................. 17 TỔNG KẾT ........................................................................................................... 18 2
- LỜI NÓI ĐẦU Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc luôn là đề tài nóng bỏng, thu hút rất nhiều giới học giả quan tâm, chú ý và nghiên cứu. Đặc biệt là quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 1991. Chúng ta đã trải qua một thời gian này vô cùng khó khăn vì những yêu cầu mà Trung Quốc đưa ra trong quá trình bình thường hóa và buộc ta phải chấp nhận thì họ mới tính đến đàm phán với ta. Khi ta đã giải quyết được hầu như tất cả những vướng mắc thì quan hệ hai nước được ví như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ và tiến trình bình thường hóa đã diễn ra ở hội nghị Thành Đô năm 1991. Dưới lăng kính nhìn của Việt Nam về quá trình bình thường hóa sẽ phần nào chỉ rõ cho ta thấy sự khó khăn và chịu lép vế của một nước nhỏ trước một nước lớn. Đồng thời cũng chỉ rõ ý đồ của Trung Quốc cũng như những sai lầm và khuyết điểm của ta trong quá trình bình thường hóa. Qua quá trình nghiên cứu cũng như thu thập tài liệu về về đề tài này thì câu hỏi nghiên cứu em muốn đặt ra ở đây là tại sao chúng ta không thể bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trước năm 1991 mà phải đợi đến đúng năm 1991 chúng ta mới bình thường hóa? Trong bài viết này của em cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô giúp đỡ để bài viết được phong phú hơn, và hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đõ của thầy cô. 3
- I. Khái quát Tình hình thế giới từ những năm 80 đã có nhiều thay đổi sâu sắc, xu thế hòa bình, hợp tác, đôi bên cùng có lợi đã trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Do đó, nhu cầu bình thường hóa quan hệ của ta đối với các nước nhất là đối với Trung Quốc đã trở thành yếu tố quan trọng chi phối trong chính sách đối ngoại. Ta sẵn sàng bình thường hóa với họ bất cứ lúc nào nhưng trong thời gian này thì họ lại chưa muốn bình thường hóa với ta. Họ luôn nâng cao các điều kiện đàm phán và yêu cầu ta phải chấp nhận thì mới tính đến chuyện bình thường hóa nhứ trong vấn đề Campuchia, Trung Quốc yêu cầu ta phải rút hết quân ra khỏi và giải quyết vấn đề Campuchia theo Trung Quốc. Hay sự nghi ngờ ta nhất bên đảo theo Liên Xô đã làm mất đi ảnh hưởng cũng như sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Sự mâu thuẩn của hai bên giới lãnh đạo cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình bình thường hóa. Qua đó ta cũng thấy được, Trung Quốc lợi dụng ta như một con bài để tiến hành bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây nhằm mở rộng quan hệ hợp tác và thu hút vốn, khoa học kĩ thuật để thực hiện “4 hiện đại hóa” trong nước. Hơn nữa họ còn dùng ta để mặc cả với Liên Xô trong quá trình bình thường hóa Xô-Trung và làm ảnh hưởng đến các nước ASEAN nhằm nâng cao vị thế và lợi ích của Trung Quốc. Nhưng đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 thì tình hình trong nước Trung Quốc gặp nhiều khó khăn nhất là sự kiện Thiên An Môn. Trung Quốc đã bị thế giới, Mỹ và các nước phương Tây lên án, tiến hành bao vây cấm vận làm cho mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trở nên xấu đi, nền kinh thế bị suy sụp và không thể thực thiện “4 hiện đại hóa” và mục tiêu đã đề ra. Do đó, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam lúc này đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nó vừa giúp Trung Quốc cải thiện hình ảnh, mở rộng quan hệ trở lại cũng như từng bước phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Hơn nữa Trung Quốc cũng 4
- nắm bắt được các nước trên thế giới đang bắt đầu tiến hành mở rộng quan hệ-hợp tác với Việt Nam sau khi ta rút quân ra khỏi Campuchia 1989. Do đó mà buộc Trung Quốc phải tiến hành đàm phán với ta về bình thường hóa quan hệ hai nước trước các nước khác. Về phía ta, có thể do ta chưa nắm bắt kịp tình hình và không biết đến sự kiện Thiên An Môn đã làm Trung Quốc thay đổi chính sách đối ta, họ cần ta hơn bao giờ hết, chứ không còn như trước. Hơn nữa nếu ta hiểu được vị trí cũng như vai trò của ta lúc này, ta có thể nâng cao vị thế của mình trong quá trình đàm phán chứ không để Trung Quốc lợi dụng và ép ta trong hội nghị Thành Đô 1991. Có thể nói bình thường hóa quan hệ năm 1991 là chưa thật sự chín mùi và chưa có lợi cho ta trên bàn đàm phán. II. Nguyên nhân 1. Nguyên nhân chủ quan 1.1 Vấn đề Campuchia Một trong những vấn đề nổi bật và cấp thiết ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Việt-Trung cũng như quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đó là vấn đề Campuchia. Từ năm 1979 khi ta đưa quân vào Campuchia để quét sạch bọn Polpot- Ieng Sary theo lời kêu gọi của Đảng và nhân dân Campchia cũng như là để bảo vệ biên giới, lãnh thổ ở phía Tây Nam thì ta gặp ngay sự phản ứng gay gắt từ nhiều nước và nhất là từ phía chính quyền Trung Quốc vì lực lượng hậu thuẩn đằng sau quân Polpot đó là Trung Quốc. Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng cũng như vị thế và bá quyền mình xuống khu vực Đông Nam Á và hơn nữa lợi dụng vấn đề Campuchia gây khó dễ và tạo sức ép cho Việt Nam trong quá trình bình thường hóa. Bên cạnh đó, lợi dụng vấn đề Campuchia để làm con bài mặc cả với Liên Xô và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các nước ASEAN, tạo thuận lợi thu hút vốn và kỹ thuật của Mỹ và phương Tâyphục vụ cho chiến lược vươn lên của mình. Trong khi đó, lợi ích của Việt Nam là tạo môi trường hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế, do vậy, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu chiến lược của Việt Nam. Chính vì lí do đó mà tại hội nghị lần thứ VI chúng ta đã chính thức tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào và 5
- bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước”1. Để tỏ thiện chí, ta đã chủ động bỏ đoạn chống Trung Quốc trong lời nói đầu của hiến pháp 1980 và chủ động rút quân ra khỏi Campuchia từ năm 1982 đến 1989 là rút hết quân khỏi Campuchia. Nhưng về phía Trung Quốc thì luôn nâng cao điều kiện nối lại đàm phán với Việt Nam và đòi giải quyết các vấn đề Campuchia theo ý Trung Quốc. Các vòng đàm phán giữa ta và Trung Quốc về vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước hết sức gay go và phức tạp vì Trung Quốc luôn muốn gây khó dễ và tạo sức ép cho ta. Từ năm 1980-1985 Trung Quốc đòi ta rút hết quân khỏi Campuchia thì sẵn sàng nối lại đám phán với ta Tháng 10/1982, tại vòng một phán Xô-Trung. Trung Quốc trao cho Liên Xô bản đề nghị 5 điểm về vấn đề Campuchia trong đó 2 điểm nói: Việt Nam tuyên bố rút quân hoàn toàn thì Trung Quốc sẽ tiến hành tham khảo với Việt Nam về bình thường hóa quan hệ hai nước ngay sau khi Việt Nam rút những đơn vị đầu tiên và việc Việt Nam lần lượt rút quân Trung Quốc sẽ có bước đi thực tế cải thiện quan hệ với Việt Nam. Tháng 3/1983, Trung Quốc đưa ra công khai đề nghị này2. Sau chiến dịch pháo kích và tập kích quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta khéo dài 3 tháng từ tháng 4-6/1984, Trung Quốc tuyên bố: chỉ cần Việt Nam hứa rút quân khỏi Campuchia thì hai bên sẽ mở đàm phán. Ngày 21/1/1985 trả lời thư 8/1/1985 của ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đề nghị hai bên nối lại đàm phán, ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Học Khiêm viết :”quan hệ Trung-Việt xấu đi, vấn đề cốt lõi là quân đội Việt Nam xâm chiếm Campuchia….sau khi Việt Nam công khai cam kết và thực hiện rút quân khỏi Campuchia thì đàm phán mới có ý nghĩa thực tế”3 Trên thực tế ta đã đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc là hứa rút quân khỏi Campuchia và hai bên sẽ mở đàm phán thì từ ngày 17/7/1982 Việt Nam rút một bộ phận lớn quân khỏi Campuchia và tuyên bố sẽ tiếp tục rút quân như vậy hàng năm. Nhưng ngược lại, Trung Quốc không thực hiện đúng lời hứa của mình trong tiến 1 Đảng cộng sảng việt nam: văn kiện đại hội VI, tr107 2 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, chương IV, tr 17 3 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, Chương IV, tr17 6
- trình cải thiện quan hệ hai nước mà lại tiếp tục gây khó dễ cho ta, nâng cao điều kiện đàm phán lên nữa. Từ tháng 9/1985 đến cuối năm 1985 khi ta tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Campuchia trong năm 1990, Trung Quốc lại nói “không sẵm sàng đàm phán với ta” mà chỉ nói sẽ nói chuyện với đại sứ hai bên. Ta có thể thấy được Trung Quốc là một kẻ “lật lọng”, luôn muốn kéo dài và nâng cao điều kiện đàm phán đối với ta để nhằm thực hiện lợi ích riêng của mình trong việc giải quyết vấn đề Campuchia Ngày 6/9/1985 đại sứ Trung Quốc tại hà nội gửi công hàm trả lời công hàm ngày 21/8/1985 của Bộ Ngoại Giao ta trong đó nói “Việt Nam tuyên bố thời gian rút quân kéo dài đến 1990 và đặt điều kiện vô lý cho việc rút quân, như vậy là chưa có thiện chí. Đàm phán giữa hai nước với bất cứ hình thức nào cũng khó đạt kết quả. Nếu Việt Nam có vấn đề gì cần nói thì cứ chuyển qua đại sứ hai bên”4 Từ cuối năm 1985 đến tháng 3/1986, Trung Quốc vẫn một mặt đòi ta cam kết rút quân nhưng đưa ra những điều kiện là nếu Việt Nam không loạt trừ lực lượng Polpot thì Trung Quốc sẽ đàm phán ngay với Việt Nam Từ tháng 3/1986 khi 3 phái Khmer phản động đưa đề nghị 8 điểm, đến 6/1987, Trung Quốc đòi Việt Nam rút hết quân nhưng đòi Việt Nam nói chuyện với “chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ”5 và với Shihanouk còn Trung Quốc chỉ đàm phán trực tiếp với Việt Nam sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết theo cách của Trung Quốc Từ năm 1980 đến cuối năm 1988 đã gần hai mươi lần Việt Nam gửi thư hoặc công hàm cho Trung Quốc đề nghị nối lại đàm phán về quan hệ hai nước nhưng đều bị Trung Quốc gây khó dễ và bác với lý do này hoặc lý do khác. Trung Quốc nâng cao dần điều kiện lên, đầu tiên về quân sự đòi Việt Nam rút hết quân đội ra khỏi Campuchia, tiếp theo về chính trị đòi Việt Nam chấp nhận lập chính phủ liên hiệp ở Campuchia, bao gồm cả Khmer đỏ, Sihanouk, Son San, Khieu Samphon, Heng Xamrin và do Sihanouk đứng đầu thì Trung Quốc mới đàm phán trực tiếp với Việt Nam. Trong khi thoái thác đàm phán với ta, Trung Quốc xúc tiến đàm phán bình 4 Như trên. 5 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, chương IV tr.17 7
- thường hoá quan hệ với Liên Xô từ tháng 10/1982 và Lào từ cuối 19866 để cô lập và ép Việt Nam, buộc ta phải rút quân hoàn toàn ra khỏi Campuchia. Đặc biệt là thông qua đàm phán với Liên Xô, sau khi Gorbachov lên làm tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô 11/3/1985, quan hệ Xô-Trung bắt đầu bàn đến vấn đề Campuchia thì Trung Quốc thể hiện ngay thái độ làm cao, không nói đến đàm phán với Việt Nam nhằm gia tăng sức ép đối với Việt Nam về vấn đề Campuchia. Trong vòng 10 đàm phán Xô-Trung năm 1987, Trung Quốc nêu lại “3 trở ngại” trong việc bình thường hoá quan hệ với Liên Xô mà trở ngại lớn nhất là việc Việt Nam xâm lược Campuchia. Sau đó, các lần gặp gỡ Xô-Trung đều tập Trung bàn vấn đề Campuchia. Qua đó ta cũng thấy rõ ý đồ của Trung Quốc ở đây là muốn dùng còn bài Việt Nam để cải thế đứng của mình trong quan hệ Xô-Trung và quan hệ Trung- Mỹ và dùng Liên Xô đế ép Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và chấp nhận giải pháp bốn bên của Trung Quốc về Campuchia. Nhưng từ những năm 1978 trở đi thì tình hình thế giới, tình hình Đông Nam Á và Campuchia đã có nhưng thay đổi to lớn. Quan hệ Xô-Mỹ thời gian này đã được cải thiện nhiều, hình thành thế hai cực giải quyết công việc thế giới và cả Châu Á. Trung Quốc không còn lợi dụng được mâu thuẫn Xô - Mỹ như trước; đồng thời quan hệ Trung-Xô cải thiện chậm so với quan hệ Mỹ-Xô, làm cho vị trí của Trung Quốc bị yếu trong quan hệ giữa ba nước lớn. Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á từ 1987 đã từ tình trạng đối đầu chuyển từng bước sang vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Đứng trước tình hình đó thì Trung Quốc buộc phải nối lại đàm phán với ta nhằm giải quyết vấn đề Campuchia và tạo dựng trở lại hình ảnh cũng như vị thế của Trung Quốc. Ngày 24/12/1988, Trung Quốc mời Thứ Trưởng ngoại giao Việt Nam tới Bắc Kinh để trao đổi ý kiến giữa thứ trưởng ngoại giao hai nước chuẩn bị cho cuộc gặp cấp ngoại trưởng Trung-Việt7. Sau 10 năm đối đầu gay gắt và sau 8 năm một mực từ chối đàm phán với ta, đây là lần đầu Trung Quốc nhận đàm phán với Việt Nam về vấn đề Campuchia và về bình thường hoá quan hệ hai nước, thực hiện bước chuyển sách lược ở Đông Nam Á phục vụ cho 6 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, Chương IV tr.18 7 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, chương VII Trung Quốc uốn mình để thích nghi với cục diện thế giới, tr 23 8
- việc chuyển chiến lược chung của Trung Quốc trên thế giới và trong quan hệ với Xô, Mỹ. Bên cạnh đó ta cũng đã rút ba phần tư và sẽ rút hết vào tháng 9/1989, cốt lõi của vấn đề Campuchia không còn là vấn đề rút quân Việt Nam nữa mà trở thành vấn đề làm sao loại trừ chế độ diệt chủng Polpot. Qua đó ta thấy được những biến đổi to lớn này buộc Trung Quốc phải chuyển từ chỗ kéo dài đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Liên Xô để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Mỹ và tranh thủ vốn và kỹ thuật của Mỹ sang xúc tiến bình thường hoá toàn diện quan hệ với Liên Xô, giữ cân bằng giữa quan hệ của họ với Xô và với Mỹ, nhằm đảm bảo lợi ích của Trung Quốc và đồng thời từng bước cải thiện quan hệ với các nước láng giềng để tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc cải thiện thế của Trung Quốc trên thế giới và Châu Á. Tháng 1/1989, ta nối lại đàm phán với Trung Quốc để cố gắng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đồng thời khẳng định thái độ ủng hộ Nhà nước Campuchia giữ vững thành quả cách mạng. Và cuộc gặp hội nghị cấp cao Việt- Trung ở Thành Đô từ ngày 3-4/9/1990 đã mở đường cho việc khai thông và phát triển quan hệ truyền thống giữa hai nước 8. Hai bên cũng nhận thấy rằng thời cơ đã chín mùi để giải quyết vấn đề Campuchia bằng chính trị một cách toàn diện, công bằng và hợp lí, Campuchia sớm thành lập hội đồng dân tộc tối cao và Campuchia tương lai sẽ trở thành một nước hòa bình, trung lập, không liên kết và có quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. 1.2 Liên Xô Một nguyên nhân nữa mà chúng ta vấp phải trong quá trình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự nghi ngờ của Trung Quốc đối với ta, nhất bên đảo theo Liên Xô vì ta và Liên Xô đã kí với nhau hiệp ước liên minh phòng thủ. Do đó mà họ gọi ta là “tiểu quốc” của Liên Xô và theo chân Liên Xô, xem Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của ta. Chính điều này sẽ làm suy yếu thế mạnh cũng như làm giảm vị thế của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Hơn nữa, nếu Việt Nam cấu kết, bắt tay với Liên Xô thì Trung Quốc sợ sẽ ảnh hưởng đến an ninh cũng như lợi ích của mình. Do đó, để có thể tiến đến đàm phán với Việt Nam về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước 8 50 năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995, tập 2, nhà xuất bản CAND, tr209 9
- thì Việt Nam không được nhất bên đảo ngã về Liên Xô mà quên đi vai trò cũng như sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực. Và cho đến năm 1985 khi M. Goocbachop lên cầm quyền thì Trung Quốc dần nhận ra được điều này, Việt Nam không còn theo chân Liên Xô và không còn coi Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại. Liên Xô đi vào cải tổ, cải cách, chú trọng phát triển kinh tế trong nước, rút bớt căn cứ quân sự ở nước ngoài để tập trung giải quyết các bấn đề nan giải trong nước và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn. Do những khó khắn như thế mà Liên Xô không còn giúp đỡ Việt Nam và đứng về Việt Nam như trước nữa, như trong vấn đề giải quyết Campuchia thì Gorbachov cũng sẵn sàng dùng món quà Campuchia, thúc đẩy Việt Nam giải quyết nhanh chóng vấn đề Campuchia để sớm gặp được Đặng Tiểu Bình9, cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm tác động đến quan hệ Mỹ-Xô nhằm phục vụ lợi ích phát triển kinh tế của mình. Do đó, Liên Xô đã cho ra đời “giải pháp đỏ”, xuất phát từ ý tưởng của Gorbachov muốn vấn đề Campuchia được giải quyết giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam và Trung Quốc, cho nên định gán ghép hai lực lượng cộng sản Khmer thù địch, Khmer đỏ của Polpot-Ieng Sary thân Bắc Kinh và Nhà nước Campuchia thân Hà Nội, bắt tay nhau dưới cái mũ “hoà hợp dân tộc”, nhưng kế hoạch này của Liên Xô đã không thành công. Hơn nữa, từ đầu năm 1989 Liên Xô có sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại , thực hiện việc rút quân và một số căn cứ nước ngoài. Về mặt quân sự thì sự hợp tác giữa hai nước ngày một giảm, Liên Xô giảm sự hiện diện quân sự ở Cam Ranh và thậm chí còn tuyên bố chấm dứt việc sử dụng cảng Cam Ranh của Việt Nam. Liên Xô không còn giúp ta như trước mà khuyến khích ta tự do hóa, tự phát triển trên tất cả các mặt. Qua đó, cũng cho ta và nhất là Trung Quốc thấy được Việt Nam đã bắt đầu tự chủ, tự lực, tự cường thực sự mà không còn dựa vào Liên Xô hay theo đuôi Liên Xô như Trung Quốc đã từng nghĩ. Chính điều này cũng làm Trung Quốc có sự yên tâm hơn trong quá trình đàm phán với ta về bình thường hóa. 1.3 Bất đồng của hai giới lãnh đạo 9 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, chương V, tr18 10
- Chúng ta cũng có thể thấy, để tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa ta và Trung Quốc thật không dễ dàng. Trung Quốc đưa ra hết điều kiện này đến điều kiện nọ buộc ta phải thực hiện và nhất là họ luôn luôn làm khó ta vì trong quá trình đưa ra điều kiện thì họ nâng dần mức độ khó khăn của những điều kiện đó lên và buộc ta phải đáp ứng thì họ mới ngồi đàm phán với ta, như trong vấn đề Campuchia hay vấn đề Liên Xô và nhất là khi họ tỏ thái độ cương quyết không muốn tiếp tục bình thường hóa với ta vì họ cho rằng có nhiều người chống đối họ và không muốn hợp tác. Do đó mà buộc ta phải có sự thay đổi nhân sự trong nội bộ, họ đã làm nội bộ ta mâu thuẩn. Có thể nói đây là cái giá phải trả quá lớn cho việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Đặc biệt, trong buổi nói chuyện giữa ta và Trung Quốc vào tháng 6/1990 có phần gay go và căng thẳng vì sự mâu thuẩn giữa hai bên giới lãnh đạo của hai nước. Qua đó, phần nào cũng chỉ rõ họ luôn muốn thể hiện mình là một nước lớn mạnh, bá quyền và có thái độ áp đặt, chèn ép và chỉ trích ta trong hội nghị về việc giải quyết vấn đề Campuchia. Bên ta không chấp nhận không chấp nhận điều đó và đã phản ứng trước những lời nói đó của Trung Quốc. Chính những sự phản ứng của ta mà Trung Quốc cho rằng ta là người có lập trường cứng rắn và không chịu hợp tác và bình thường hóa quan hệ với ta và Trung Quốc không thể sảy ra nếu như ta không có sự thay đổi nhân sự trong nội bộ10. Ta cũng thấy rõ từ sau khi xảy ra sự va chạm đó thì sức ép của Trung Quốc vào nội bộ ta ngày càng mạnh hơn, ý đồ của Trung Quốc muốn phân hoá nội bộ ta cũng đã bộc lộ rõ, họ muốn ta phải thay đổi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Không chỉ thế, mà Trung Quốc còn lợi dụng sự cả tin của lãnh đạo ta để phá hoại uy tín đối ngoại của ta bằng cách dùng thủ đoạn cố ý lộ tin ra với các nước như trong các cuộc đàm phán giữa ta với Trung Quốc giải quyết về vấn đề Campuchia thì hầu như các nước Lào, Campuchia và một số nước phương Tây kể cả Mỹ cũng đều biết hay nói xấu ta trong các hội nghị quốc tế. Từ cuối năm 1990 đến 1991, Trung Quốc hầu như phớt lờ các cuộc đàm phán với Bộ Ngoại Giao, mà chỉ làm việc với Ban Đối ngoại của ta. Đứng trước tình hình hai nước căng thẳng trở lại, bình thường hóa khó có thể diễn ra thì ta buộc phải có sự thay đổi nhân sự lớn trong nội bộ. Đại hội lần thứ VII 10 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, chương XI, tr.44 11
- buộc ta phải thay đổi Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính trị. Sự thay đổi này cũng chỉ ra ta đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc, ta cần bình thường hóa với Trung Quốc thì ta buộc phải có sự hy sinh, đó là cái giả phải trả cho bình thường hóa. Nhưng từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam–Trung Quốc được mọi người ví dư “cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ”, diễn biến theo đúng trình tự như đã định. Ngày 5-10/11/1991, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2/1979. 2. Nguyên nhân khách quan 2.1 Việt Nam bắt đầu mở rộng quan hệ với các nước Song song với quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì ta cũng đã bắt đầu từ từ thay đổi tư duy cũng như quan niệm về các nước nhằm mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới nhất là các nước trong khu vực để phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và phát triển kinh tế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo sức ép đối với Trung Quốc, buộc họ phải để đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa với ta nhằm phát triển mối quan hệ hai nước về mọi mặt nhất là đế đạt được mục đích “bốn hiên đại hóa” đã đề ra của Trung Quốc. Như trong thời gian này ta đã bắt đầu mở rộng quan hệ với: 2.1.1 Khai thông quan hệ với các nước ASEAN Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á từ 1987 đã từ tình trạng đối đầu chuyển từng bước sang vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Nghị quyết 13 của bộ chính trị nêu rõ: “chúng ta cần có chính sách toàn diện với Đông Nam Á, trước hết là tăng cường quan hệ hợp tác về nhiều mặt với Indonexia, phá vỡ thế bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế-kỹ thuật với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa nước ta với các nước này bằng thương lượng, thức đẩy việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và 12
- hợp tác”11. Để thực hiện chủ trương đó, chúng ta đã mời ngoại trưởng Indonexia sang thăm và kí thông cáo chung Việt Nam-Indonexia tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/7/1987, vừa khai thông quan hệ song phương, vừa mở đường cho xu thế đối thọai, hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia và xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Ngày 26/5/1988, Việt Nam tiến hành rút quân xa biên giới giữa Campuchia với Thái Lan. Sau đó, ngày 25/8/1988, thủ tướng Thái Lan tuyên bố chính sách “biến đông dương từ chiến trường thành thị trường” 12. Cũng trong năm 1988, Philippin ngỏ ý hoan nghênh Việt Nam vào ASEAN và Malayxia cử phó thủ tướng Ôma sang thăm Việt Nam. Tháng 1/1989 Việt Nam tuyên bố sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực. Tháng 2/1989, Việt Nam cùng với Lào tuyên bố sẵn sàng tham gia hiệp ước bali. Cải thiện quan hệ Việt Nam ASEAN, buôn bán hai chiều Việt Nam ASEAN đã tăng từ 107 triệu đôla Mỹ, năm 1985, lên 740 triệu đôla Mỹ năm 199113. 2.1.2 Cải thiện quan hệ với Mỹ Trong thời gian này ta cũng dần cải thiện quan hệ với gòa kì nhằm từng bước thoát khỏi thế bị bao vây cấm vận của hòa kì, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ và qua quan hệ với Mỹ tác động đến quan hệ với các đối tác khác, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của mình. Từ giữa năm 1986, ta chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đấu tranh cùng tồn tại hòa bình với Mỹ. Văn kiện đại hội VI khẳng định: “chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo cho chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”14. Đến giữa năm 1988 chũng ta chủ trương “thêm bạn bớt thù” vì thế tuy vẫn cảnh giác với diễn biến hòa bình của Mỹ và phương Tâynhưng không coi Mỹ là kẻ thù như trước nữa. Nghị quyết 13 của bộ chính trị khóa VI nhấn mạnh “cần có chính sách toàn diện đối với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận nhân dân Mỹ và thế giới tạo thuận lợi cho chiến lược của ta tập trung vào việc giữ vững hòa bình 11 Chính sách đối ngoại CHXHCN Việt Nam 1986-1999, tr. 38 12 Chính sách đối ngoại CHXHCN Việt Nam 1986-1999, tr.39 13 Như trên 14 Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện đạo hội VI, tr.108 13
- và phát triển kinh tế”15. Ngày 17/10/1990 lần đầu tiên bộ trưởng ngoai giao Nguyễn Cơ Thạch được mời đến thăm Oasinhton. Tháng 4/1991 Mỹ đã bắt đầu viện trợ lại cho ta, Mỹ còn nới lỏng một số hạn chế như cho chuyển kiều hối, bỏ cấm vận điện thoại, cho phép mở đường hàng không,… 2.1.3 Mở rộng quan hệ với Nhật Bản Chính sách Việt Nam đối với nhật nằm trong chính sách của Việt Nam với các nước lớn khác. Đại hội VII 1991 “mỏ rộng sự hợp tác bình đẵng cùng có lợi với các nước Bắc Âu, Tây Âu, Nhật Bản và các nước phát triển khác”16. Chuyến thăm của bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam 1990 và chuyến thăm Việt Nam của bộ trưởng Bộ Ngoại Giao nhật 1991 mở đường cho giai đoạn mới, việc nhật nối lại viện trợ ODA chi Việt Nam đánh bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Bên cạnh đó thì nhật cũng muốn khai thác thị trường Việt Nam, nguồn lao động dồi dào, tàu nguyên thiên nhiên phong phú. 2.1.4 Quan hệ với các nước EU Tháng 10/1990 Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với EU, nhằm khai thông quan hệ ngoại giao để phá thế bao vây cấm vận, phát triển kinh tế. Năm 1990 EU viện trợ cho Việt Nam, mở rộng phát triển hợp tác về kinh tế, thương mại,…. Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 do tình hình thế giới thay đổi, xu thế hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia phát triển mạnh mẽ buộc Trung Quốc cũng phải có sự thay đổi trong chính sách đối với ta về vấn đề bình thường hóa. Theo tôi việc chúng ta mở rộng quan hệ với các nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sức ép đối với Trung Quốc. Trung Quốc cũng không thể tiếp tục làm “eo”, nâng cao điều kiện đàm phán nữa đối với ta mà ngược lại, Trung Quốc phải tranh thủ Việt Nam, như một thị trường “béo bở” để phát triển kinh tế và thực hiện “bốn hiện đại hóa” trong nước của mình. Hơn nữa, Trung buộc phải thấy trước tình hình 15 Như trên 16 Chính sách đối ngoại CHXHCN Việt Nam 1986-1999, tr.46 14
- Việt Nam đang thay đổi mà phải bước trước một bước, tiến hành nhanh hơn quá trình bình thường hóa quan hệ với ta trước các nước khác. Thêm vào đó và sự kiện Thiên An Môn sảy ra ở Trung Quốc vào tháng 6/1989, Trung Quốc bị các nước phương Tâycấm vận và nhất là Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc bị suy sụp và không thể tiếp tục thực hiện “bốn hiên đại hóa” trong nước. Do đó, việc mở rộng quan hệ với ta là một bước cởi trói cho Trung Quốc để phát triển kinh tế và từng bước phá thế bao vây cấm vận. Nếu như lúc đó ta nắm bắt kịp thời tình hình thế giới cũng như sự thay đổi này của Trung Quốc thì có thể ta đã không bị Trung Quốc lợi dụng và ép ta trên bàn đàm phán ở hội nghị Thành Đô 1990, ngược lại ta còn có thể nâng cao được vị thế của mình vì lúc này Trung Quốc cần bình thường hóa với ta hơn bao giờ hết. Do đó, có thể nói bình thường hóa quan hệ 1991 là thật sự chưa chín mùi và chưa có lợi cho ta. 2.2 Khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ Cuộc khủng hoảng chính trị ở nhiều nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu như Cộng Hòa Nhân Dân Đức, Balan, Rumani, Hungari, Tiệp đều sụp đổ, thành trì xã hội chủ nghĩa-Liên Xô tan rã17 và sụp đổ khiến xã hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào và tác động lớn tới tình hình thế giới, suy nghĩ của giới lãnh đạo về hướng chiến lược đối ngoại. Chính điều này đã khiến các nước xã hội chủ nghĩa xích lại gần nhau hơn, có sự nhân nhượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong cũng tồn tại hòa bình và điển hình là sự thay đổi chiến lược của ta và Trung Quốc trong quá trình tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Qua đó nhằm phục vụ lợi ích quốc gia cũng như cũng cố mối quan hệ láng giềng mà Việt Nam hiện đang là đối tượng quan trọng trong chiến lược châu á-thái bình dương của Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa ta và Trung Quốc. III. Đánh giá 17 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, chương IX, tr29 15
- Tình hình thế giới ngày càng có sự thay đổi lớn, các nước bắt đầu chú trọng mở rộng quan hệ ra bên ngoài, hòa bình, hợp tác. Do đó mà buộc ta phải có sự điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại với các nước và nhất là đối với Trung Quốc, người anh em láng giềng hàng nghìn năm nay luôn đe dọa ta về mặt an ninh. Ta coi bình thường hóa quan hệ, củng cố và phát triển quan hệ tốt đẹp và hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc là yếu tố chiến lược, là bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, phát triển quan hệ tốt với Trung Quốc ta còn có thể đảm bảo môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, và phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ trong nhiều lĩnh vực và mở rộng quan hệ với các nước khác. Nhưng để đạt được điều đó ta phải đấu tranh trong suốt một thời gian dài vô cùng khó khăn và phức tạp để có thể tiến tới bình thường hóa quan hệ với họ. Trung Quốc luôn gây khó dễ cho ta và nâng dần các điều kiện của họ lên, buộc ta phải đáp ứng tất cả thì họ mới nghĩ đến việc bình thường hóa quan hệ với ta như trong vấn đề Campuchia, họ yêu cầu ta phải rút hết quân Campuchia và phải giải quyết vấn đề Campuchia theo cách của họ. Họ không muốn ta nhất bên đảo theo Liên Xô vì chính điều này sẽ làm giảm ảnh hưởng cũng như vị thế của họ trong khu vực châu á thái dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Hay sự mâu thuẩn của hai bên giới lãnh đạo cũng đã làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình bình thường hóa. Qua đó Trung Quốc muốn lợi dùng ta như một con bài để tiến hành bình thường hóa quan hệ với Mỹ, các nước phương Tâyvà Liên Xô nhằm thực hiện “4 hiện đại hóa” của mình. Nhưng từ cuối những năm 80 đầu 90 thì tình hình thế giới có nhiều biến động, nhất là sự kiện Thiên An Môn của Trung Quốc đã bị thế giới, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây lên án và bao vây cấm vận đã làm quan hệ của Trung Quốc với các nước trở nên xấu đi, nền kinh tế trong nước bị trì trệ và không thể thực hiện bốn hiện đại hóa của mình. Do đó, mà bình thường hóa với Việt Nam trong thời gian này rất quan trọng đối với Trung Quốc, một mặt nó giúp Trung Quốc mở rộng quan hệ, phát triển kinh tế, thay đổi dần hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực, mặt khác là phá thế bao vây cấm vận của của Mỹ và các nước phương Tây. Mặc dù bình thường hóa với họ là một bộ phận quan trọng trong chính sách của ta nhưng có lẽ ta không thấy được mấu chốt quan trọng đó, Trung Quốc cũng cần ta cũng như ta cần Trung Quốc mà ta đã vội vã 16
- tiến hành bình thường hóa vào năm 1991. Hơn nữa trong thời gian này ta đã rút hết quân ra khỏi Campuchia và các nước cũng đã bắt đầu mở rộng quan hệ với ta. Do đó, ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi nhưng có lẽ ta đã không thấy được mà ta chỉ nghĩ đây là cơ hội để ta nhanh chóng bình thường hóa và cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Vì vậy ở cuộc gặp cấp cao Thành Đô ta đã bị Trung Quốc ép rất nhiều vấn đề nhất là trong giải quyết vấn đề Campuchia hay các vấn đề xung đột trên bộ và trên biển thì họ chưa cùng ta giải quyết,…đây là một tổn thất quá lớn trong bình thường hóa với Trung Quốc và đến hiện nay các vấn đề đó vẫn chưa được giải quyết xong. Có thể nói năm 1991 chưa đủ thời cơ để ta bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Đây là bài học quá lớn cho ta về sau, ta phải nắm bắt kịp tình hình cũng như sự thay đổi của môi trường quốc tế và trong nước nhằm tránh sự lợi dụng và sự cả tin cả ta đối với nước xã hội chủ nghĩa anh em. Hơn nữa ta có thể nâng cao được vị thế cũng như vai trò của mình trong quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. IV. Các vấn đề tồn tại sau khi bình thường hóa Bình thường hóa quan hệ giữa ta và Trung Quốc có phần khác so với bình thường hóa quan hệ với các nước khác vì ta và Trung Quốc vẫn chưa có thể giải quyết được hết các vấn đề còn tồn tại mà chỉ giải quyết các vấn đề cơ bản giữa hai nước như giải quyết vấn đề Campuchia, ta không được theo chân Liên Xô hay vấn đề thay đổi nhân sự trong nội bộ của ta, trong khi đó còn các vấn đề như tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hai hòn đảo hoàng sa và trường sa bị quân Trung Quốc chiếm đóng, trao đổi thương mại,…thì chưa giải quyết và hầu như các vấn đề vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trung Quốc tiến hành xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta trên bộ và trên biển. Trên bộ, Trung Quốc hầu như không có dấu hiệu nào muốn giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới mà ngược lại họ còn làm xấu thêm tình hình như tiến hành xâm canh xâm cư, xây kè cống làm thay đổi dòng chảy các sông suối biên giới có lợi cho Trung Quốc, lấn sang phía ta. Và mãi cho đến năm năm 2009 thì giới lãnh đạo hai bên mới bắt đầu giải quyết tranh chấp ở các điểm nóng trên bộ 17
- như bãi tùng lâm hay thác bản dốc,…và thực hiện cắm mốc biên giới giữa ta và Trung Quốc. Còn trên biển, Trung Quốc liên tiếp có những bước leo thang nghiêm trọng từ tranh chấp ngoài biển Đông, Trung Quốc đã từng bước lấn sâu vào thềm lục địa, ngay trong khu vực ta đã phân lô ký kết với các công ty nước ngoài và đang thăm dò khai thác dầu. Hơn nữa hiện nay Trung Quốc còn có căn cứ quân quân sự ở khu vực trường sa và hoàng sa. Làm cho tình hình cũng như mối quan hệ hai nước ngày càng trở nên căng thẳng và khó giải quyết. vấn đề hiện đang là vấn đề nóng hổi ở khu vực châu á-thái bình dương, thu hút nhiều giới quan tâm trong và ngoài nước. Gây mất ổn định tình hình chính trị và kinh tế bên trong Việt Nam. Trung Quốc đẩy số người Hoa đã bỏ về Trung Quốc từ những năm 1978-1979 trở lại Việt Nam. Thông qua Khmer Đỏ dồn đuổi Việt kiều ở Campuchia về nước hay họ còn gây sức ép với Hồng Kông đưa toàn bộ số thuyền nhân ở đó về Việt Nam trước năm 1997. Nghiêm trọng hơn là vấn đề kinh tế, trao đổi thương mại của hai nước ở khu vực biên giới vì Trung Quốc để hàng lậu tuồn vào Việt Nam thông qua con đường tiểu ngạch bán hàng vào Việt Nam với giá rất rẻ gây rối loạn thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ở nước ta. Kìm hãm phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam: tiếp tục bắt giữ tàu thuyền của ta số lượng nhiều hơn 1992 là 28 chiếc, chống việc ICAO trả lại vùng FIR Hồ Chí Minh cho Việt Nam18. TỔNG KẾT Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã mở ra một trang sử mới đánh dấu bằng việc bình thường hóa quan năm 1991. Hai nước tiếp tục phát triển và củng cố mối quan hệ láng giềng tốt, hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tôn trọng năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và vì lợi ích nhân dân hai nước. Sau khi bình thường hóa thì bình thường hóa thì trao đổi văn hóa, kinh tế, thương mại tăng lên đáng kể, giúp phát triển kinh tế hai nước. Nhưng bên cạnh đó ta cũng cần chú ý và đề cao cảnh 18 Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, tr.70 18
- giác thái độ và hành động của Trung Quốc trong đối với an ninh và chủ quyền quốc gia của ta vì Trung Quốc luôn mang tư tưởng nước lớn và bá quyền đối với các nước nhỏ. Do đó quan hệ với Trung Quốc là quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh và giải quyết các vấn đề thông qua thương lượng hòa bình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) 50 năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995, tập 2, nhà xuất bản CAND 2) Chính sách đối ngoại CHXHCN Việt Nam 1986-1999 3) Chính sách đối ngoại Việt Nam, tập II: 1975-2006, Học Viện Quan Hệ Ngoại Giao, Ts.Nguyễn Vũ Tùng 4) Chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao thời kì đổi mới (1986-1991) 5) Đảng cộng sảng Việt Nam: văn kiện đại hội VI 6) Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ 7) Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận " NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 1975 – 1985 "
14 p | 341 | 96
-
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985
14 p | 485 | 78
-
Tiểu luận: Bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ năm 1995
20 p | 310 | 67
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt – Trung 1979-1991
16 p | 311 | 47
-
Tiểu luận: Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay
13 p | 256 | 42
-
Tiểu luận:Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong giai đoạn từ 1975 đến nay
13 p | 331 | 36
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1991
17 p | 167 | 29
-
Tiểu luận:Từ sau bình thường hóa quan hệ năm 1995 cho đến nay, quan hệ chính trị đối ngoại Việt - Mỹ phát triển theo hướng “đối tác” hay “đối tượng”?
18 p | 216 | 27
-
Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ
11 p | 139 | 26
-
Tiểu luận:Những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977
18 p | 158 | 22
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, nhìn lại và suy ngẫm
15 p | 137 | 22
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1977-1978
13 p | 121 | 21
-
Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung
18 p | 180 | 21
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt _Mỹ 1975-1978 có hay không "cơ hội bị bỏ lỡ"
18 p | 142 | 18
-
Tiểu luận: Lợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay
15 p | 112 | 17
-
Tiểu luận:Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1977
15 p | 127 | 15
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Trung (Bài tập nhóm)
20 p | 144 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn