intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Các vấn đề toàn cầu-Cạn kiệt nguồn nước

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

369
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ những năm 1990 trở lại đây, cạn kiệt nguồn nước đã và đang là một trong các vấn đề toàn cầu mà toàn nhân loại đang phải quan tâm. Vấn đền này nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng hậu quả mà nó gây ra lại rất nghiêm trọng, bởi nó đe dọa tới sự sinh tồn và phát triển của mỗi người chúng ta nói riêng và cả nhân loại nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Các vấn đề toàn cầu-Cạn kiệt nguồn nước

  1. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Khoa CTQT&NG Các vấn đề toàn cầu Vấn đề: Cạn kiệt nguồn nước Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Thu Huyền -1-
  2. Mục lục TỔNG QUAN....................................................................... 3 LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................... 3 THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC HIỆN NAY ......................... 3 NGUYÊN NHÂN CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC....................... 5 TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ ......................... 6 TRONG NƯỚC ........................................................................... 7 QUỐC TẾ ................................................................................... 9 GIẢI PHÁP CHO CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC .................... 11 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ ..................................... 11 BIỆN PHÁP THỊ TRƯỜNG ...................................................... 12 BIỆN PHÁP HỢP TÁC, THƯƠNG LƯỢNG ............................. 13 BIỆN PHÁP PHÁP LUẬT ......................................................... 14 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC TOÀN CẦU ............................ 14 KẾT LUẬN......................................................................... 15 DANH MỤC THAM KHẢO ................................................. 15 -2-
  3. Tổng quan Từ những năm 1990 trở lại đây, cạn kiệt nguồn nước đã và đang là một trong các vấn đề toàn cầu mà toàn nhân loại đang phải quan tâm. Vấn đền này nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng hậu quả mà nó gây ra lại rất nghiêm trọng, bởi nó đe dọa tới sự sinh tồn và phát triển của mỗi người chúng ta nói riêng và cả nhân loại nói chung. Chính vì vậy, việc khắc phục những hậu quả của nó đang là một mục tiêu mới nổi trong việc hoạch định chính sách của các quốc gia hiện nay. Điều đó nói lên rằng các nhà hoạch định chính sách trước đây chưa chú ý nhiều đến vấn đề này, và họ cần phải có được cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề cạn kiệt nguồn nước trên phạm vi toàn cầu cũng như trong nước mình. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp cho nguời đọc cái nhìn tổng quát, khoa học về vấn đề cạn kiệt nguồn nước, cùng những ví dụ về những nơi cụ thể được coi là điểm nóng về thiếu nước hiện nay trên thế giới, để người đọc tham khảo và cùng suy nghĩ về một vấn nạn mang tính chất toàn cầu. Do thời gian làm việc, tập trung nhóm có hạn và còn một số mặt hạn chế của nhóm thực hiện tiểu luận này, nhóm chúng em mong cô giáo chỉ bảo thêm và các bạn cùng góp ý. Lời nói đầu Tài nguyên nước (ở đây là tài nguyên nước ngọt) là một vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề kinh tế, và quan trọng hơn đó là vấn đề xã hội và chính trị. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với việc tài nguyên nước toàn cầu ngày càng thiếu nghiêm trọng, vấn đề này càng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Để có được cái nhìn chung và khái quát cho mọi người, đồng thời góp phần làm cho bài tiểu luận có giá trị khoa học cao, nhóm chúng tôi thấy nên trình bày vấn đề này theo những nội dung chính sau: thực trạng, nguyên nhân, tác động tới quan hệ quốc tế, giải pháp và khó khăn khi thực hiện. Thực trạng nguồn nước hiện nay Nếu không có gì thay đổi, chỉ trong vòng một thế hệ nữa, nghĩa là từ khoảng năm 2030, trên phạm vi toàn thế giới sẽ trở nên khô hạn. Vấn đề quản lí nguồn nước, nước ngọt trong lục địa sẽ là vấn đề chính quyết định sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự lãng phí nước, sự ô nhiễm cũng như sự căng thẳng về nước (water stress), dù cách này hay -3-
  4. cách khác cũng sẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia nghèo. Trong bản báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) vừa được công bố mang tên “tương lai 2008”, có phần dự báo về những thách thức của loài người trong tương lai. Theo đó, ngoài giá lương thực và năng lượng tăng cao, thì cùng với vấn đề thay đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước cũng là một trong những thách thức vô cùng lớn đối với nhân loại trong tương lai. Theo số liệu thống kê của LHQ, hiện nay khoảng 20% dân số thế giới sống tại 30 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và con số này trong năm 2025 được dự báo sẽ lên tới 30%. Ngoài ra, có gần 50% dân số thế giới hiện không có hệ thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, do đó, hơn 1/3 dân số thế giới đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe liên quan tới nước. Trong khi đó, số liệu của Viện Nước Quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển -SIWI) cũng cho thấy, mỗi ngày trên thế giới có tới 5.000 trẻ em tử vong vì bị tiêu chảy do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không đủ nước cho sinh hoạt. Theo thống kê của Viện này, lượng nước sinh hoạt trung bình dành cho người dân ở khu vực châu Á hiện nay chỉ đạt khoảng 15-30% so với trong thập niên 50 của thế kỷ XX. Có nghĩa là viễn cảnh nước ở khu vực châu Á đến năm 2025 rất đáng báo động, lượng nước sinh hoạt trung bình sẽ giảm đến 70% so với năm 1950 và "nước sẽ là một trong những thách thức đau đầu nhất đối với khu vực này". Tại Trung Quốc, 200 sông suối và nhiều ao hồ ở khu vực quanh Thủ đô Bắc Kinh đang dần cạn kiệt nước. Hơn 2/3 lượng nước thành phố đang sử dụng phải hút từ các giếng sâu tới hơn 1.000m trở lên. Như vậy, Bắc Kinh có thể hết nước ngầm trong vòng 5- 10 năm tới. Việt Nam hiện cũng thuộc số các quốc gia thiếu nước, với mức bình quân chỉ đạt 4.400 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của thế giới là 7.400 m3/người/năm. Một số vùng như các sa mạc ở châu Phi, vùng Trung Đông, Ai Cập... cũng thiếu nước trầm trọng, thậm chí đã diễn ra các cuộc xung đột về nước. Một nửa diện tích đất canh tác của Ai Cập có nguy cơ bị chua mặn vì thiếu nước, bởi lẽ: mực nước của sông -4-
  5. Nile - "thần nước" của nền văn minh Ai Cập ngày nay đã tụt xuống 90 cm so với trước đây. Tại Châu Âu, cũng có tới 20 triệu người dân không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh an toàn vì tình trạng thiếu nước. Hiện nay, Đức là quốc gia có giá nước sinh hoạt đắt nhất thế giới, cao gấp 4 lần so với giá nước sinh hoạt tại Mỹ. Ngay cả người dân ở Nam California (Mỹ), lần đầu tiên sau nhiều năm trong lịch sử cũng phải đối mặt với chuyện tiết kiệm nước tối đa. Bên cạnh đó, một vấn đề đạo lý cũng được đặt ra: đó là tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo trước nguồn nước. Hiện nay, một người sinh sống ở Bắc Mỹ bình quân sử dụng 400 lít nước mỗi ngày, một người ở châu Âu cũng dùng đến 200 lít/ngày. Ngược lại, tại các nước nghèo đang phát triển, lượng nước bình quân sử dụng theo đầu người chỉ vẻn vẹn khoảng 10 lít mỗi ngày. Có thể thấy rằng nhân loại chúng ta sắp phải trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về nước. Nó ảnh hưởng tới lợi ích sống còn của nhiều dân tộc nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước nghèo thuộc thế giới thứ ba. Vì vậy mà chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên mà qua đó ta sẽ có thể tìm ra được giải pháp phù hợp ngăn chặn thảm họa đó. Nguyên nhân cạn kiệt nguồn nước Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng nhất đang bị cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm hoạ lớn cho sự sống còn của loài người, cũng như toàn bộ trái đất. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề trên, tuy nhiên, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Sự tăng trưởng dân số và kinh tế ở châu Á cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước. Theo ước tính của LHQ, dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt tới 9 tỷ người, như vậy nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên và việc tiếp cận với nguồn nước sạch ngày càng khó hơn. Thêm vào đó là tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tốc độ phát triển kinh tế cao và sự thay đổi trong cách ăn uống của người dân bị đô thị hóa cũng là nguyên nhân gây ra cạn kiệt nguồn nước. Phần lớn chất thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra các dòng nước, cùng với việc sử dụng quá nhiều phân khoáng và thuốc trừ sâu của nông dân khiến cho các tầng nước ngầm bị ô nhiễm, gây ra tình trạng khan hiếm nguồn nước. -5-
  6. Mặt khác, nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp tăng cao, càng làm cạn kiệt nguồn nước. Theo SIWI, hoạt động nông nghiệp của thế giới hiện sử dụng 70% lượng nước khai thác, trong khi đó 60% lượng nước này bị sử dụng không hiệu quả. Trong khi đó tình trạng và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển dân số. Ngay cả những nước có khí hậu ôn hòa như Pháp thì lượng nước dành cho nông nghiệp cũng chiếm tới 30% tổng lượng nhu cầu. Tiêu thụ ở những thành phố lớn cũng không ngừng tăng lên. Ở đó có một kẻ tiêu thụ mới nhưng cũng không kém phần tham lam: du lịch. Tính trung bình, một khách du lịch trong một khách sạn hạng sang tiêu thụ từ 500 đến 800l nước/ngày, gấp nhiều lần mức tiêu thụ của cư dân bản địa. Kèm theo là các dịch vụ giải trí và vệ sinh. Một sân golf hằng năm tiêu thụ khoảng 10.000m3 nước cho một ha, tương đương với một diện tích trồng trọt trong nông nghiệp. Thêm vào đó thủy điện và công nghiệp cũng là những kẻ tiêu thụ nước với số lượng lớn. Cùng với đó là những tác động xấu đến sinh thái và văn hóa – xã hội ở các khu vực nhà máy. Rác thải gây ô nhiễm, khí hậu biến đổi và ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn khác cũng khiến nguồn nước sạch khan hiếm dần. Có những dự báo cho rằng, khí hậu toàn cầu ấm dần lên nên lưu lượng nước nhiều con sông ở châu Á và châu Phi có thể giảm từ 15- 50%. Hơn nữa, nước băng tan không bổ sung cho nguồn nước ngọt, mà thường chảy ra biển thành nước mặn. Tình hình trên càng trở nên trầm trọng hơn bởi việc quản lí tài nguyên nước đòi hỏi phải có những cơ quan quản lí chuyên trách, có tính cách liên vùng và liên quốc gia. Vậy mà hiện nay, đó lại chính là khâu còn thiếu. Hơn thế nữa, một chính sách tiết kiệm nước bằng giá cả thông qua việc quy định một mức giá bao hàm tất cả mọi thứ chi phí về sử dụng nước vẫn còn chưa được phổ biến. Càng ngày, người ta càng nhận thấy rằng không thể có một giải pháp thực sự cho vấn đề nước nếu không có sự tham gia tài chính trực tiếp của các đối tượng sử dụng. Tác động đối với quan hệ quốc tế Nước là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự xung đột về lợi ich giữa các quốc gia. Tại diễn đàn Thế giới lần thứ ba về nước họp ở Kyoto, Nhật Bản, tháng 3-2003, các đại biểu đã cảnh báo nguy cơ nước sẽ trở thành nguyên nhân của những xung đột sắt tới, khi mà tình trạng thiếu nước ngọt và sạch vẫn tiếp tục gia tăng. -6-
  7. Ông Uyliam Côxgô, Phó Chủ tịch Hội đồng Nước Thế giới đã nhận định rằng, tác động của cuộc khủng hoảng về nước tới cuộc sống nhân loại trong thế kỷ XXI sẽ to lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông, hoặc so với bất kỳ vấn đề thời cuộc chính trị nào khác. Liên hợp quốc cũng đã thừa nhận rằng, hiện nay trên thế giới đã và đang xảy ra xung đột dữ dội về nước trong gần 300 khu vực. Cạn kiệt nguồn nước không chỉ đe dọa sự sống của con người và các sinh vật, mà còn đe dọa cả sự tồn tại và phát triển của xã hội nói riêng và của Trái Đất nói chung. Sự suy giảm mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng của nước trên toàn thế giới hiện nay là một thực tế nguy hiểm. Nó đang đưa nhân loại đến một cuộc khủng hoảng trầm trọng về nước. Cuộc khủng hoảng về nước mang tính toàn cầu, bởi vì, nó đang đụng chạm đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba. Trong những thập niên sắp tới, cuộc khủng hoảng về nước chắc chắn sẽ khốc liệt hơn, nan giải hơn so với cuộc khủng hoảng về dầu lửa, vì rằng, dầu lửa còn có thể thay thế được và nhu cầu về dầu lửa còn có giới hạn nhất định. Ngược lại, nước thì không thể thay thế được. Vấn nạn này có tác động ở nhiều cấp độ: trong nước và quốc tế. Trong nước Trước hết, chúng ta hãy xem tác động của vấn nạn này ở cấp độ trong mỗi quốc gia, để thấy được cạn kiệt nguồn nước có vai trò gì trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của các nước, từ đó mới có thể rút ra tác động của vấn đề này tới sự tương tác giữa chính sách đối ngoại của các nước đó, hay nói cách khác là nó tác động gì tới quan hệ quốc tế. Vấn đề do nước gây nên trong nước liên quan đến xã hội, kinh tế, sức khỏe, môi trường sinh thái trong nước. Thứ nhất, ảnh hưởng của tài nguyên nước đối với sinh tồn và khả năng phát triển liên tục của một quốc gia. Đặc biệt với những nước thiếu nước nghiêm trọng hoặc tiềm ẩn nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng thì đó là vấn đề chiến lược hàng đầu. Điều này biểu hiện nổi bật ở các nước Trung Đông bị thiếu nước nghiêm trọng. Đối với những nước này, nước là tài nguyên chiến lược của quốc gia có quan hệ mật thiết đến an ninh quốc gia. Tài nguyên nước có ảnh hưởng mật thiết nhất đến vấn đề lương thực. Nông nghiệp là ngành dùng nhiều nước nhất, chiếm 70-80% lượng nước dùng trở lên, còn ở nơi nhiệt đới khô cằn chiếm trên 90%. Dân số tăng thì cần dùng nhiều lương thực, cũng có nghĩa là cần dùng nhiều nước hơn để sản xuất đủ lương thực. Theo LHQ, đến 2025, thế giới có -7-
  8. khoảng 8,3 tỷ người, các quốc gia có số người tăng thêm (chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển mà lại đang bị hạn hán hoặc nửa hạn hán) phải đứng trước lựa chọn khó khăn là dùng nguồn nước hiếm hoi đắt giá để sản xuất lương thực hay dùng nước để sản xuất hàng hóa khác và sau đó nhập khẩu lương thực. Cho dù là thế nào thì giá lương thực cũng sẽ tăng theo. Các nước Trung Đông đều đứng trước tình trạng khó khăn này, và đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Thứ hai, ảnh hưởng của nước với an toàn sức khỏe nhân dân. Trong thời bình, sự ô nhiễm môi trường thu hút được nhiều sự chú ý. Trước đây các nước coi thường việc bảo vệ tài nguyên nước nên đã phải chịu nhiều hậu quả do ô nhiễm nước gây ra. Dù hiện nay, các nước vẫn đang nỗ lực để xử lý ô nhiễm nước, nhưng xét từ góc độ toàn cầu, vấn đề ô nhiễm nước và uống nước sạch vẫn rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Giữa thập kỷ 90 thế kỷ XX, ở Pêru xảy ra một trận dịch tả, loại bệnh do nước truyền đi này đã lây lan khắp Mỹ Latinh, làm cho hàng trăm người tử vong. Do uống nước không an toàn, không hợp vệ sinh nên mỗi năm có hơn 5 triệu người tử vong.1 Thứ ba, vấn đề môi trường sinh thái do nước gây ra. Nước có quan hệ mật thiết với môi trường sinh thái như đất, đại dương, rừng và các loại động vật hoang dã…Một số nước Arập do khai thác nước ngầm quá nhiều làm mức nước ngầm giảm đi và nước biển thay thế vào. Đất bị thoái hóa, sa mạc hóa, các đầm lầy, ao hồ, dần bị thu nhỏ lại và biến mất, các động thực vật hoang dã bị tuyệt chủng. Khai thác mạch nước ngầm làm cho mức nước ngầm bị tụt xuống thấp, mặt đất sụt xuống, Mêhicô, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…đều tồn tại tình trạng này, có thành phố thấp xuống từ 1-10m….Tình hình trên cho thấy an ninh sinh thái đang bị đe dọa, ngược lại sự phá hoại môi trường lại đe dọa an toàn sức khỏe và sự phát triển của con người. Thứ tư, mâu thuẫn trong mỗi quốc gia do nước gây nên. Nước là thứ cơ bản nhất của cuộc sống, nếu thiếu nước, các quan hệ xã hội sẽ trở nên căng thẳng, các hiện tượng tranh giành nước vì sự sinh tồn và phát triển nổ ra ngày càng nhiều. Sự tranh chấp có thể xảy ra giữa các dân cư của thành phố, giữa những người dân nông thôn, giữa công chúng với chính phủ, giữa trung ương với địa phương, giữa các khu vực trong nước, cũng có thể xảy ra giữa nước dùng cho công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, vui chơi và sinh hoạt. Các bang của Ấn Độ xảy ra mâu thuẫn do tranh giành nước, ở Trung Quốc cũng xảy ra 1 Liên Hợp Quốc: “Đánh giá tòan diện tài nguyên nước ngọt thế giới”, 1997. -8-
  9. xung đột ở thượng, trung, hạ lưu sông Hoàng Hà, các cuộc tranh chấp về vấn đề phân phối nước giữa người Do Thái và người A rập ở Trung Đông…đều phản ánh sự ảnh hưởng của nước đối với ổn định chính trị và an ninh xã hội trong nước. Do nước tồn tại tính xuyên biên giới nên nó cũng có tính quốc tế và tính toàn cầu, vấn đề an ninh nguồn nước trong mỗi quốc gia tất nhiên sẽ mở rộng đến quan hệ quốc tế và lĩnh vực an ninh trên phạm vi quốc tế. Quốc tế Từ lúc đầu mới ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại, và khi mà các nước luôn có những mục tiêu trong chính sách về nguồn nước khác nhau thì vấn đề cạn kiệt nguồn nước sẽ làm cho những chính sách đó va chạm với nhau quyết liệt, tạo nên những mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột…giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Thứ nhất, tranh chấp tài nguyên nước do lịch sử để lại. Mặc dù các nhà nước đã đạt được một số thỏa thuận, nhưng cùng với sự biến đổi của địa lý, bản đồ chính trị, và sự phát triển thời cuộc bên trong nước nên một số hiệp định mà một số hiệp định lại trở thành nguyên nhân lịch sử gây nên tranh chấp. Sự phân chia biên giới không tính đến sự phân phối và quản lý nước đã gieo mầm mống cho tranh chấp. Tình trạng này rất rõ nét ở khu vực châu Phi và Trung Đông. Ví dụ như biên giới giữa Xyri và Israel cho đến nay vẫn chưa xác định được, điều này chủ yếu là do giới hạn vạch ra trong thời kỳ Anh, Pháp thống trị liên quan đến sự phân phối tài nguyên nước, nhưng cả hai đều không vừa ý với những phương án phân chia này. Thứ hai, mâu thuẫn tranh chấp tài nguyên nước của các quốc gia thiếu nước. Ví dụ như xung đột giữa Israel và Aicập hay ở toàn bộ khu vực Trung Đông. Thập kỷ 50-60 thế kỷ XX, Israel đơn phương xây dựng “công trình dẫn nước” để lấy nước sông Gioocđan. Để chống lại việc này, các quốc gia Arập xây dựng công trình chuyển đổi dòng nước, hai bên không bên nào chịu nhường nhịn, nhiều lần gây xung đột, cuối cùng trở thành chiến tranh Trung Đông lần ba. Mâu thuẫn giữa ba nước Xyri, Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh tài nguyên nước lưu vực sông Euphrate và Tigre cũng rất sâu sắc. Có người ví rằng vấn đề tài nguyên nước của khu vực là “quả bom hẹn giờ”. Có người dự báo, những cuộc chiến tranh trong thế kỷ sau sẽ không phải vì tranh giành dầu mỏ mà là vì tranh giành tài nguyên nước. Tổng thứ ký Liên hợp quốc, ông B. Gali ngay từ 1982 đã cho rằng: “nguyên nhân chính đe dọa hòa bình Trung Đông là thiếu hụt tài nguyên nước”. -9-
  10. Thứ ba, lấy nước làm thủ đoạn đe dọa hay công cụ chiến tranh. Các mục tiêu quân sự thường hay nhắm vào đập nước, các công trình thủy lợi, nhất là ở các nước thiếu nước hay ở những khu vực cần nước... Trong chiến tranh vùng Vịnh, các đập nước, xưởng sản xuất nước ngọt từ biển, hệ thống thủy lợi…của Irắc và Côoét đều trở thành mục tiêu quân sự. Từ xưa đến nay, có nhiều ví dụ về dùng nước làm công cụ chiến tranh, như lấy nước dìm chết quân địch, phá hủy hệ thống cấp nước của đối phương, làm ô nhiễm nguồn nước. Tuy loại hình này không phải thường xuyên và cũng không thật nhiều, nhưng do vẫn tồn tại nên một số quốc gia rất nhạy cảm khi đề cập vấn đề tài nguyên nước và quyền khai thác nước. Thứ tư, xung đột do khai thác, quản lý và phân phối nước gây ra. Đó là trường hợp một số quốc gia có chung nguồn nước, nếu một nước xây dựng công trình thủy lợi hoặc thực thi kế hoạch phát triển công-nông nghiệp, thường có ảnh hưởng lớn tới tài nguyên nước hoặc các mặt khác của nước khác trong vùng, từ đó dẫn đến các xung đột. Ví dụ, Israel làm mưa nhân tạo ở trong nước khiến cho Gióocđani phàn nàn, vì Gióocđani cho rằng nếu Israel không làm mưa nhân tạo, thì nước mưa tự nhiên sẽ rơi xuống Gióocđani chứ không rơi xuống Israel. Mỹ xây dựng công trình thủy lợi trên sông Colorado làm ảnh hưởng đến chất lượng của nước chảy vào Mêhicô, gây ra những tranh cãi của hai nước về vấn đề này, cuối cùng phải thông qua đàm phán ngoại giao mới giải quyết được. Thứ năm, khủng hoảng tài nguyên nước dẫn đến vấn đề di dân. Một lượng lớn người dân di cứ vượt qua biên giới các nước, nếu họ không được các quốc gia có liên quan sắp xếp thỏa đáng thì có thể gây nên xung đột quốc tế. Công trình đập nước Axoan của Aicập không những làm cho hơn 100.000 người dân nước này phải di cư mà còn làm rất nhiều người dân của Xuđăng phải di cư. Nếu quản lý không tốt, dân di cư và dân bản địa sẽ phát sinh mâu thuẫn về lợi ích. Thứ sáu, những tranh chấp quốc tế do ô nhiễm nước gây nên. Nước ở các dòng sông luôn lưu động, vì vậy ô nhiễm từ nơi này sẽ theo dòng nước chảy đến nơi khác, gây nên những tranh chấp quốc tế. Năm 1986, một nhà máy hóa chất Thụy Sĩ bốc cháy làm ô nhiễm sông Ranh khiến cá chết hàng loạt, nước không thể dùng được, vì vậy các quốc gia ở hạ lưu liên tiếp đưa ra yêu cầu bồi thường. Những tranh chấp này thường không dẫn đến xung đột quốc tế nghiêm trọng nhưng nếu cộng thêm ảnh hưởng của nhân tố khác thì có thể trở nên nghiêm trọng. - 10 -
  11. Trên thực tế, có rất nhiều mặt mà vấn đề cạn kiệt nguồn nước có thể ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, nhưng các tác động trên đây là nổi cộm nhất, đã và đang tác động mạnh mẽ tới QHQT. Những giải pháp hiện đang được biết đến được đề cập dưới đây, tuy chưa phải là tối ưu nhất nhưng cũng đã phần nào giải tỏa bớt sức nóng và tình trạng cấp bách của vấn đề. Giải pháp cho cạn kiệt nguồn nước Biện pháp kĩ thuật và quản lý: Để phần nào giải quyết nhu cầu cấp bách về nước ngọt, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng vận chuyển các khối tuyết từ Nam Cực về bán đảo Arập. Hiện Canađa được xem là quốc gia đi đầu trong việc đối phó với tình trạng khan hiếm nước khi sử dụng các tảng băng ở Greenland để chế biến thành nước uống. Khử mặn nước biển cũng được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu. Các nghiên cứu cho biết trong tổng số nước hiện hữu trên hành tinh, nước ngọt chiếm chưa đầy 2,5%, trong đó có đến 69% là sông băng, 30% là nước ngầm, còn nước sông, hồ chỉ chiếm 0,3%. Các vùng Trung Đông, Bắc Phi và một số nước châu Âu có lượng nước ngọt chưa đầy 2.000 m3/người/năm và đang bị cạn kiệt. Để có thêm nguồn nước ngọt, người ta đã nghĩ tới phương án khử mặn nước biển, nhưng công nghệ này rất tốn kém. Có tới 39% dân số thế giới, gần 2,4 tỷ người sống cách biển chưa đầy 100km. Có 42 trong số 70 thành phố có hơn 1 triệu dân không thể tiếp cận được với nguồn nước ngọt đều là các thành phố ven biển, do đó việc khử mặn nước biển để có nguồn nước sử dụng là giải pháp cần thiết. Cơ quan thăm dò nguồn nước quốc tế mới đây cho biết, khả năng lọc nước biển của thế giới có thể tăng từ 52 triệu m3/ngày năm 2008 lên 107 triệu m3/ngày vào năm 2016. Cũng trong thời gian này, công suất tái chế nguồn nước đã qua sử dụng có thể tăng gấp 3 lần, từ 20 triệu m3/ngày lên 60 triệu m3/ngày. Tổng chi tiêu dự kiến cho phương pháp "ngọt hóa nước biển" trong giai đoạn trên là 64 tỉ USD, so với 25,6 tỉ USD của các dự án tái chế nguồn nước đã qua sử dụng. Ước tính, thị trường khử mặn nước biển cần 80 tỷ Euro từ nay đến năm 2015, trong đó có 42 tỷ Euro dành cho việc phát triển các cơ sở mới nhằm tăng gấp 2 lần công suất hiện nay. Nhiều nước vùng Vịnh sẽ đầu tư thêm 12,5 tỷ Euro để tăng 90% công suất nước khử mặn. Dự báo, đến năm 2015 khu vực này sẽ sản - 11 -
  12. xuất mỗi ngày 29 triệu m3 nước so với 15 triệu m3 hiện nay. Các nước Tây Ban Nha, Libi, Angeri có nhu cầu lớn về nước khử mặn... Nga là quốc gia đang sở hữu 20% dự trữ nước ngọt toàn cầu cũng đề xuất các phương pháp lọc nước mới và nhấn mạnh Nga có thể nghiên cứu khả năng xuất khẩu nước ngọt qua các đường ống dẫn nước đặc biệt để tham gia vào quá trình cung cấp nước toàn cầu. Ngoài ra, các biện pháp như cải thiện các phương thức sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu; đổi mới và xây dựng mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch; bảo vệ và chống ô nhiễm các nguồn nước cũng được đề cập tới để đảm bảo có thể khắc phục được phần nào tình trạng khan hiếm nguồn nước đang diễn ra. Biện pháp thị trường Nước là nguồn tài nguyên phân bố không đồng đều, một số quốc gia và khu vực có nguồn nước phong phú và khu vực khác lại thiếu nước nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến việc mua bán nước. Cũng giống như các tài nguyên khác như dầu lửa, việc lấy nước làm mặt hàng để bán đã bắt đầu ở một số quốc gia và khu vực, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông thiếu nước nghiêm trọng. Việc giao dịch về nước có thể diễn ra giữa các khu vực trong một quốc gia, cũng có thể diễn ra giữa các quốc gia. Như Mỹ là quốc gia có nguồn nước dồi dào nhưng giữa các bang ở miền Tây lại thiếu nước. Hay như Các Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất từ năm 1984 đã bắt đầu mỗi năm nhập khẩu 20 triệu tấn nước đóng gói để giải quyết vấn đề dùng nước trong nông nghiệp ở những khu vực hạn hán, họ cho rằng làm cách này tốt hơn so với việc làm ngọt hóa nước biển. Goocđani đã ký hiệp định thương mại về nước với Iraq, theo hiệp định này mỗi năm Goocđani phải thông qua đường dẫn nước để mua 160 triệu mét khối nước sông Euphrate của Iraq. Ixraen cũng ký hiệp định tương tự, mỗi năm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ 350 triệu mét khối nước ngọt. Ixraen còn có ý định mua nước của các quốc gia châu Âu như Bungari, Italia, Rumani…Các quốc gia thiếu nước mua nước của các quốc gia nhiều nước, đây là một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề thiếu nước. Tuy nhiên, việc mua bán nước này phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố chính trị cũng như tình hình quan hệ quốc tế. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến những quốc gia mà họ nhập khẩu để tiêu dùng. Vì thế các quốc gia mua nước buộc phải tính đến các nhân tố như biến - 12 -
  13. đổi tình hình trong nước xuất khẩu nước hoặc những nguyên nhân khác mà cắt cung cấp nước, ống dẫn nước, phương tiện vận chuyển nước có thể được coi là mục tiêu phá hoại của chiến tranh,…Các quốc gia nhập khẩu nước cũng buộc phải tính đến các biện pháp vận chuyển nước một cách khả thi nhất để đảm bảo được an ninh về nguồn nước cho mình. Biện pháp hợp tác, thương lượng Trước tình trạng trên nguồn nước ngày càng khan hiếm, chủ đề của Ngày nước thế giới năm 2003 được xác định là “Nước cho tương lai”. Đó cũng là lời kêu gọi giữ gìn, nâng cao chất lượng nước và số lượng nước sạch hiện có cho thế hệ tương lai. Trong thông điệp của ông Klaus Toepfer, Giám đốc điều hành chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, nhân ngày nước thế giới 2003: “Điều này là hết sức cần thiết vì nếu chúng ta không đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về nước vào năm 2015, hàng triệu người sẽ sống mà không có nước uống an toàn và không được đảm bảo vệ sinh tối thiểu”. Theo Viện Tài Nguyên Thế Giới (WRI), những biện pháp quan trọng hiện nay là cải thiện việc sử dụng nước, đặc biệt là nước tưới tiêu, đổi mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch, bảo vệ và chống ô nhiễm nguồn nước. Để thực hiện các biện pháp này, trong 25 năm tới thế giới sẽ phải đầu tư mỗi năm 180 tỷ USD so với mức đầu tư hiện nay 75 tỷ USD. Xây dựng các chương trình hoạt động mang tính hợp tác quốc tế, các biện pháp thể chế cần thiết để thực hiện các chiến lược phát triển bền vững về các nguồn nước quốc tế và các lưu vực dòng chảy của các nguồn nước này . Các dự án này cũng mang lại các lợi ích toàn cầu cho các quốc gia. Với tiêu điểm rộng hơn này, và với những cân nhắc về đa dạng sinh học thường được đưa vào các dự án này, các can thiệp chủ động hơn nhằm bảo vệ các nguồn nước quốc tế có nguồn đa dạng sinh học quan trọng phổ biến. Ngoài ra, các dự án giải quyết các mối liên kết giữa các vùng ven biển, các đại dương, sự biến đổi khí hậu, và các nguồn nước quốc tế cũng có thể mang lại lợi ích trong nhiều lĩnh vực trọng tâm. Phòng ngừa các thiệt hại đe doạ các mặt nước được nhấn mạnh trong Chương trình hoạt động này trong khi việc khắc phục các hệ thống thiệt hại thường được nhấn mạnh hơn trong Chương trình hoạt động Các nguồn nước. 2 2 Nguồn: The World Vision, 3/2006 - 13 -
  14. Biện pháp pháp luật Cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trước hết, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất, hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật tài nguyên nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng tài nguyên nước Quốc gia và Ban Quản lý lưu vực các sông. Xây dựng các biện pháp chế tài đối với hành vi làm ô nhiễm nguồn nước, khai thác và sử dụng nguồn nước bất hợp lý trong mỗi quốc gia. Những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn nước toàn cầu Nhận thức của con người về vấn đề này còn ở mức hạn chế, thậm chí còn chưa thấy hết được tầm nghiêm trọng của vấn đề. Một trong những thái độ của con người là chỉ khi nhìn thấy sự việc mới hành động, ta gọi là khi nước đến chân mới nhảy. Bà Elizabeth Dowdeswell, nguyên phụ tá ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc cũng đã lên tiếng cảnh giác rằng: “Chúng ta chỉ đánh giá sự việc khi thấy nguồn nước giếng đã cạn, không những chỉ ở những vùng đất khô hạn mà ở cả những vùng đất không liên hệ chi tới những vùng hạn hán”. Con người thường không thấy những hành động của mình đang vô tình hủy hoại nguồn nước và môi trường để ngăn chặn hoặc có ý thức bảo vệ, mà thường chú trọng giải quyết hậu quả của những hành động ấy. Do đó, đây là một vấn đề khá nan giải, vì nó đòi hỏi sự cải tạo, sự thay đổi lối suy nghĩ truyền thống của con người. Tình hình rất đáng lo ngại nhưng cho đến nay, hiểm họa thiếu nước và tác hại khủng khiếp của việc thiếu nước sạch ít được đề cập trong các hội nghị quốc tế, kể cả các hội nghị bàn về vấn đề phát triển. Trong bối cảnh năm nay được Liên hợp quốc chọn làm Năm quốc tế về nước, Hội nghị quốc tế về chủ đề này tại Stockolm đã quyết định đặt trọng tâm trên các hồ sơ cơ bản này, với mục đích gióng lên tiếng chuông báo động. LHQ vừa công bố báo cáo mang tên "Tương lai 2008" ("State of Future 2008"), dự báo về những thách thức đối với loài người trong tương lai. Ngoài giá lương thực và năng - 14 -
  15. lượng tăng cao, cùng với vấn đề thay đổi khí hậu, khan hiếm nước ngọt cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong những năm tới. Kết luận Như vậy là bài tiểu luận đã mang đến cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về vấn đề cạn kiệt nguồn nước, giúp các nhà hoạch định, đặc biệt về chính sách đối ngoại và nghiên cứu quan hệ quốc tế trong việc tham khảo, sử dụng tài liệu về vấn đề này được thuận tiện hơn. Hơn nữa, việc giúp nâng cao nhận thức của mọi người một cách toàn diện về vấn đề nguồn nước, sẽ là biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này trên thực tế. Danh mục tham khảo 1. Gs. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006, trang 171-179. 2. Vương Dật Châu (Chủ biên), An ninh Quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004, trang 203-257, 551-588. 3. Smair & Francois Houtart (Chủ biên), Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng - Hiện trạng các cuộc đấu tranh 2002, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004, trang 219-226. - 15 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2