intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về tôn giáo? Liên hệ vấn đề này với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đồng thời anh/chị cần phải làm gì để thực hiện tốt vấn đề này?

Chia sẻ: Luu Ha My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

530
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về tôn giáo? Liên hệ vấn đề này với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đồng thời anh/chị cần phải làm gì để thực hiện tốt vấn đề này? gồm các nội dung chính như: Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về tôn giáo; Liên hệ với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về tôn giáo? Liên hệ vấn đề này với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đồng thời anh/chị cần phải làm gì để thực hiện tốt vấn đề này?

  1. ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC ***** TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về tôn giáo? Liên hệ vấn đề này với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đồng thời anh/chị cần phải làm gì để thực hiện tốt vấn đề này?” Mã sinh viên: Lưu Hà My Lớp: 71DCQT26002 Khóa: 71DCQM23 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương HÀ NÔI– 2021
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 NỘI DUNG............................................................................................................ 2 I. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về tôn giáo......................................... 2 1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo............................................ 2 1.1. Bản chất của tôn giáo......................................................................... 2 1.2. Nguồn gốc của tôn giáo...................................................................... 2 1.3. Tính chất của tôn giáo........................................................................ 3 2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.................................................................................................................4 II. Liên hệ với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay........ 6 1. Đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam..................................................... 6 2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay................ 7 3. Việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay........................... 9 3.1. Thành tựu............................................................................................ 9 3.2. Hạn chế............................................................................................. 11 4. Trách nhiệm của sinh viên với việc thực hiện chính sách tôn giáo...........12 KẾT LUẬN..........................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................15
  3. MỞ ĐẦU Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định. Tôn giáo là sự tự do tín ngưỡng của mỗi công dân. Vấn đề tôn giáo từ lâu đã là một trong những vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam cũng như các nước trên toàn thế giới. Trong lịch sử Việt Nam, vấn đề tôn giáo đã từng bị lợi dụng cho mục đích chính trị, chống phá cách mạng Việt Nam và ngày nay vẫn còn một số thành phần tìm cách lợi dụng tôn giáo để chống lại Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa nước ta. Chính vì thế mà mỗi người dân chúng ta cần phải có những sự hiểu biết thấu đáo và chính xác về tôn giáo để không bị kẻ gian lợi dụng sự tín ngưỡng tôn giáo vào những mục đích xấu. Để làm rõ vấn đề, nội dung chính của bài tiểu luận là “Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về tôn giáo? Liên hệ vấn đề này với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đồng thời anh/chị cần phải làm gì để thực hiện tốt vấn đề này?”. Do còn hạn chế về trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình trình bày, vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá và hướng dẫ của thầy/cô. Em xin trân trọng cảm ơn! 1
  4. NỘI DUNG I. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về tôn giáo 1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 1.1. Bản chất của tôn giáo Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra. Tôn giáo hay thánh thần không sáng tạo ra con người mà chính con người đã sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ. Nhưng, sau khi sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá và phục tùng tôn giáo vô điều kiện. C.Mác: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa.” Về phương diện thế giới quan, nói chung, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mac-Lênin và tôn giáo khác nhau về thế giới quan, về cách nhìn nhận thế giới và con người. Trong thực tiễn, hững người cộng sản có lập trường mác xít luôn tôn trọng quyền tự do tí ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. 1.2. Nguồn gốc của tôn giáo * Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và bất lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí. Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bóc lột bất công, 2
  5. tội ác v.v…, cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế. * Nguồn gốc nhận thức Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhân thức con người, biên cái nội dung khách quan thành cải siêu nhiên, thần thái. * Nguồn gốc tâm lý Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm đau, bệnh tật, ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm một việc lớn, con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo. Thậm chí, cả những tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo. 1.3. Tính chất của tôn giáo * Tính lịch sử của tôn giáo Tôn giáo có sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo. Trong quá trình vận động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau. 3
  6. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người. * Tính quần chúng của tôn giáo Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất đông đảo (gần 3/4 dân số thế giới), mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Dù tôn giáo hướng con người vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người lao động về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Mặt khác, nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện, vì vậy, được nhiều người ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần chúng lao động, tin theo. * Tính chính trị của tôn giáo Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp. Trước hết, do tôn giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị. Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ. 2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân. Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, 4
  7. tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ. Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quả trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần tuý về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thi dấu ấn giai cấp chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo. Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn 5
  8. giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết, nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể. Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể. II. Liên hệ với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 1. Đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo. Nước ta hiện nay có 13 tôn giáo đã được công nhân tư cách pháp nhân và trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đăng ký hoạt động với khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo có nhièu hình thức khác nhau. Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hoà bình và không có xung đột, chiến tranh tôn giáo. Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hoá thế giới. Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử. Mỗi tôn giáo có quá trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự gắn bó với dân tộc cũng khác nhau. Tín đồ của các tồn giáo khác nhau 6
  9. cùng chung sống hào bình trên một địa bàn, giữa họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau và chưa từng xảy ra xung đột, chiến tranh tôn giáo. Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. Tín đồ các tôn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là người lao động. Đa số tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn trọng công lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng tới tín đồ. Về mặt tôn giáo, chức năng của chức sắc tôn giáo là truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giá, duy trì, củng cố, phát triển tôn giáo, nguyện chăm lo đến đời sống tâm linh của tín đồ. Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhậ tôn giáo ở nước ngoài. Nhìn chung các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả các tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế. Tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực phản động lợi dụng. Các thế lực thực dân, đế quốc luôn chú ý ủng hộ, tiếp tay cho các đối tượng phản động ở trong nước lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” đối với nước ta. Lợi dụng đường lối mới, mở rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch bên ngoài thúc đẩy các hoạt động tôn giáo, tập hợp tín đồ, tạo thành một lực lượng để cạnh tranh ảnh lượng và làm đối trọng với Đảng Cộng sản, đấu tranh đòi hoạt động của tôn giáo thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước; tìm mọi cách quốc tế hoá “vấn đề tôn giáo” ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, dân quyền, tự do tôn giáo. 2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 7
  10. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bảo theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Mọi công dân không biệt tín ngưỡng, tôn giáo, đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực cua đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn, liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Cần củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo các cấp. Tăng cường công tác quản lí nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh với hạot động lợi dụng tôn giáo gây thương hại đến lợi ích Tổ quốc và dân tộc. Vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giá để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mô tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. 8
  11. Nghiêm cấm các tổ chức tuyên truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến Pháp và pháp luật. 3. Việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 3.1. Thành tựu Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với tôn giáo, xác định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, phát huy giá trị tích cực về đạo đức và văn hóa của tôn giáo; đồng thời, tiếp tục chủ trương đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân để thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định, đoàn kết tôn giáo là nguồn lực nội sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tôn trọng quyền tự do tín ngường, tôn giáo, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước đã được cụ thể bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế, đây là một trong những quyền cơ bản của công dân, được khẳng định trên nguyên tắc Hiến định (Hiến pháp năm 2013). Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ đối với người Việt Nam có đầy đủ quyền công dân, mà đó còn là quyền của những người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp giáo dưỡng, cai nghiện, là quyền của người mang quốc tịch khác, đang cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam. Cùng với đó, những quy định về mở trường lớp, đào tạo chức sắc, nhà tu hành cũng được ban hành và thể chế hóa, số lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành không ngừng tăng lên. Đến nay, Giáo hội phật giáo Việt Nam đã mở thêm 4 học viện Phật giáo, Công giáo có 10 Đại chủng viện là nơi đào tạo linh mục. Theo Thống kê của Ban Dân vận Trung ương, hiện cả nước có 9
  12. 56 cơ sở đào tạo chức sắc, nhà tu hành, hằng năm đã đào tạo hàng nghìn chức sắc, nhà tu hành cho các tôn giáo trong phạm vi cả nước. Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; động viên, khuyến khích chức sắc, tín đồ, nhà tu hành và các tổ chức tôn giáo đồng hành cùng đất nước. Đây chính là sự gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung của dân tộc - đất nước. Thực hiện mục tiêu đó, các tổ chức tôn giáo ở nước ta đều xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc - đất nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực nhập thế, hiện diện trên nhiều lĩnh vực xã hội; tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Dưới sự vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động giáo dục đạo đức, xây dựng phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam; hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ, cứu tế và bảo trợ xã hội; xây dựng các quỹ khuyến học; xây dựng và trao tặng nhà tình thương; khám, chữa bệnh; cứu trợ xã hội, bảo trợ xã hội,…Hằng năm, các tổ chức Công giáo, Phật giáo và đạo Tin lành đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện nhân đạo. Năm 2003, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước giao hơn 51 nghìn m2 đất sử dụng cho xây dựng cơ sở thờ tự, nhưng đến tháng 12/2017 đã tăng lên hơn 125,5 nghìn m2. Cùng với đó, một số chính sách quy định việc sửa chữa, nâng cấp, xây mới cơ sở thờ tự quy định trong Luật Xây dựng năm 2014 và các nghị định hướng dẫn thi hành đã được tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong việc cải tạo các công trình kiến trúc tôn giáo. Thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đã cho đồng bào tôn giáo nhận thức sâu sắc hơn về quyền, trách nhiệm của mình, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng với công cuộc đổi mới đất nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 10
  13. 3.2. Hạn chế Hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian qua đã được xây dựng và ban hành nhưng còn thiếu tính hệ thống, quy định còn chồng chéo, gây khó khăn cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu và tổ chức thực hiện. Một số chính sách quy định trong luật nhưng chưa giải thích rõ ràng hoặc chậm thể chế hóa, đây cũng là những rào cản cho việc tổ chức thực hiện chính sách. Cho đến nay, hệ thống các quy định chính sách, pháp luật cũng chưa phân định cụ thể cho cơ quan nào quản lý các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là danh lam thắng cảnh được các cơ quan chức năng xếp hạng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý lễ hội, trong đó có lễ hội tín ngưỡng, còn quản lý hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thì chưa được quy định. Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng chỉ đề cập cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng,tôn giáo chưa nêu rõ cơ quan nào có trách nhiệm quản lý các hoạt động lễ hội. Do chưa có các quy định rõ nên những năm gần đây, việc tổ chức các hoạt động lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhiều hoạt động tín ngưỡng có sự lệch chuẩn. Cùng với đó, một số cá nhân lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng và an ninh trật tự xã hội. Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân và từ thiện nhân đạo. Tuy nhiên, trong các quy định của hệ thống pháp luật ngành hiện nay chưa có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên việc thực thi chính sách còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi chủ trương của Đảng là khuyến khích đồng bào, chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội. Chính sách, pháp luật về đất đai quy định quyền có đất đai xây dựng cơ sở thờ tự, thẩm quyền giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những 11
  14. nghĩa vụ trong sử dụng đất đai mà Nhà nước giao cho các cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên, điều kiện, tiêu chuẩn để có đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự còn chưa rõ ràng; trình tự, thủ tục để các cơ sở tôn giáo được Nhà nước giao đất cũng chưa được quy định cụ thể, đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến việc mua bán đất đai trái pháp luật, phát sinh những vấn đề mua bán đất núp bóng dưới các hình thức “hiến, tặng” cho các cơ sở, tổ chức tôn giáo. Bên cạnh đó, Nhà nước giao đất cho các cơ sở tôn giáo không thu phí cũng là những vấn đề cần xem xét, vì thực tế trong thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách này để sở hữu hàng nghìn ha đất, phục vụ cho nhu cầu, mục đích khác. Thực tế, trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều tổ chức tôn giáo thiếu thiện chí, không hợp tác với chính quyền, có cả những trường hợp “tranh chấp đất đai” kéo dài thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể cơi nới diện tích cơ sở thờ tự. 4. Trách nhiệm của sinh viên với việc thực hiện chính sách tôn giáo Hiện nay, tình trạng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng gây mê tín dị đoan và làm những điều bất chính, thiếu văn hóa đang làm vẩn đục đời sống tinh thần của nhân dân. Bản thân chúng ta cần nằm rõ các vấn đề cơ bản về tôn giáo để không bị lôi kéo, lợi dụng, phải luôn tỉnh táo trước những lời dụ dỗ của một số bộ phận tôn giáo không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu tà đạo…Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về tôn giáo cũng như quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người nhằm nâng cao nhận thức bản thân và gia đình, công đồng, giúp cho nơi mình đang sinh sống trở nên lành mạnh và không có các hành động phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc, từ đó góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc ngày một lớn mạnh. Với trách nhiệm của mình, sinh viên chúng em cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho 12
  15. sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc để không bị biến chất tiêu cực thành các loại mê tín dị đoan. 13
  16. KẾT LUẬN Trong công cuộc đổi mới, hơn một thập kỷ qua, nhân dân ta đã đạt được những thắng lợi với những thành tựu cơ bản trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được đáp ứng và cải thiện cho đồng bào có đạo nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, luôn an tâm phấn khởi tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ nghĩa. Những thành tựu đạt được kể trên, chính là nhờ vào chủ trương đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã tạo những điều kiện cơ bản cho đồng bào có đạo tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Ngày nay, đồng bào tín ngưỡng tôn giáo luôn phát huy tinh thần yêu nước tính cộng đồng và luôn gắn bó với phong trào cách mạng tiếp tục tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc với phương châm: “tốt đời đẹp đạo”. Bên cạnh đó, bộ phận sinh viên nói riêng, cần nhận thức rõ trách nhiệm và thực hiên tốt đới với các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hiện nay. 14
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa học 2. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/09/23/thuc-hien-chinh-sach-phap-luat- ve-tin-nguong-ton-giao-o-viet-nam-hien-nay/ 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2