Tiêu luận: Hệ thống nông nghiệp
lượt xem 78
download
Tiểu luận: Hệ thống nông nghiệp tập trung tìm hiểu về khái niệm, truyền thống canh tác bền vững, một số mô hình hệ thống nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, các hệ thống nông lâm kết hợp,...Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiêu luận: Hệ thống nông nghiệp
- LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP Tiểu luận: Hệ thông nông nghiệp ́ 1
- MỤC LỤC LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP......................................................................................... 1 ̉ ̣ Tiêu luân: ................................................................................................................ 1 Hệ thông nông nghiêp............................................................................................. 1 ́ ̣ MỤC LỤC................................................................................................................ 2 Phần mở đầu Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu th ế tất y ếu trong ti ến trình phát triển của xã hội loài người và nó đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt nam đã xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) của nước ta là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Trong thập niên tới, ngành Nông nghiệp và PTNT thực hiện chi ến l ược phát triển bền vững trong môi trường hội nhập kinh tế và th ương mại th ế gi ới. Chi ến 2
- lược sẽ tập trung vào tăng năng lực cạnh tranh nông sản Việt Nam, lấy khoa học và công nghệ làm động lực chính trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn và tăng cường hạ tầng cơ sở. 1. Khái niệm Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới về Môi trường & Phát triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Ngày nay khái niệm bền vững phải nhằm hướng tới: bền vững v ề kinh t ế b ền v ững về chính trị, xã hội và bền vững về môi trường. Về phát triển nông nghi ệp b ền v ững ta có thể dẫn ra định nghĩa của TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp): “Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên nhiên nhiên”. Như vậy là sự phát triển bền vững luôn luôn bao gồm các mặt: - Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên hiện có để tho ả mãn nhu cầu ăn ở của con người. - Gìn giữ chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau. - Tìm cách bồi dưỡng tái tạo năng lượng tự nhiên thông qua việc tìm các năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học (chu trình sinh học). Từ các định nghĩa trên ta thấy được các mục tiêu phải đạt, đó là: - Kinh tế sống động - Kỹ thuật thích hợp - Xã hội tiếp nhận Suy rộng ra, nói đến phát triển bền vững là đề cập đến các mối quan hệ xã hội, trình độ phát triển kinh tế với các biện pháp kỹ thuật được áp dụng. Ta có thể giải thích sâu hơn về khái niệm bền vững thông qua 3 phương diện: bền v ững v ề kinh t ế, về môi trường và về xã hội. Yếu tố kinh tế tất nhiên đóng vai trò quan trọng trong phát triển b ền v ững. Nó thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ hội tiếp xúc v ới nh ững nguồn tài nguyên một cách thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên 3
- được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại l ợi nhu ận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm ph ạm những quyền cơ bản của con người. Khía cạnh môi trường trong phát triển b ền v ững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần chú trọng vào sự phát triển s ự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho l ĩnh v ực phát tri ển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Hệ thống nông nghiệp bền vững là sự phát triển bền vững trong l ĩnh v ực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, lợi ích kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. 2. Truyền thống canh tác bền vững Các hệ thống NNBV đã có trong các hệ thống định canh truyền thống của người Việt Nam. Từ lâu đời, người nông dân Việt nam đã biết áp dụng các hệ canh tác luân canh, xen canh, gối vụ, canh tác kết hợp trồng trọt - chăn nuôi - thu ỷ s ản - ngành nghề. Những hệ thống định canh ở Việt Nam không phải chỉ hoàn toàn là độc canh lúa. ở đồng bằng sông Hồng, hệ canh tác là một tổ hợp cây trồng phong phú: lúa và hoa màu trên đồng ruộng; cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây v ật li ệu ở trong vườn, ở hàng rào; chăn nuôi trong vườn nhà; thả cá trong ao, ngoài đồng; thủ công nghiệp dùng nguyên liệu sẵn có từ NN. Có nhiều cách k ết h ợp nh ư nuôi cá ngoài ruộng lúa, thả vịt sau mùa gặt hái, làm chu ồng lợn g ần (hay trên) ao th ả cá... Mỗi cây dùng vào nhiều mục đích: cây tre bảo vệ xóm làng, cung c ấp nguyên liệu cho xây dựng, đan lát; cây mít cây nhãn cho quả và gỗ, l ại là cây che bóng, ch ắn gió hại; cây dâu lấy lá nuôi tằm lấy tơ dệt áo qu ần, nh ộng là m ột món ăn gi ầu đạm, sản phẩm phụ của nghề tằm tang làm phân bón cho ruộng, cho v ườn. Các loài cây lâu năm tạo môi trường trong lành cho một “ổ sinh thái” trong đó có nếp nhà 4
- của nông hộ với “vườn sau ao trước”, hàng cau che nắng nhưng không làm u tối căn nhà, bể hứng nước mưa, chuồng lợn chuồng gà; ao nuôi cá có bụi chuối, cây chanh ven bờ, có giàn mướp giàn bí trên mặt ao... Hệ thống kênh mương thuỷ lợi đã có từ thế kỉ thứ 1 sau Công nguyên, nhưng chỉ thực sự được chú ý mở mang vào thế kỉ X - XI ở phía Bắc và thế kỉ 16 ở phía Nam. Truyền thống thâm canh được đúc kết trong rất nhiều dân ca, tục ngữ như “nước, phân cần, giống”, “nhất thì nhì thục”, thể hiện bằng những kĩ thu ật dùng bèo hoa dâu trong thâm canh lúa (thế kỉ XI), cày ải, phơi ải đất lúa “hòn đất n ỏ b ằng gi ỏ phân”, cày vặn rạ, dùng phân chuồng, phân xanh, phân bắc, sáng t ạo nh ững giống cây quí về lương thực, thực phẩm thích ứng với từng điều kiện sinh thái, kể cả với những loại đất có vấn đề, còn lưu giữ đến tận ngày nay; có nh ững h ệ th ống luân canh, xen canh, gối vụ truyền thống: hai vụ lúa-một vụ đậu tương, xen đậu với ngô, với dâu tằm... Hệ thống NN “định canh” ở vùng đồi núi đặc trưng bởi các loại ruộng, vườn bậc thang: để lại chỏm cây trên đỉnh đồi, san ruộng bậc thang theo đường đồng mức, trồng cây theo bờ ruộng bậc thang (cốt khí, dứa dại, d ứa ăn qu ả...) ngăn đất r ửa trôi, đắp ngăn các chỗ trũng làm nơi chứa nước tưới lúa, nuôi cá. Người ta thấy ruộng bậc thang đã xuất hiện từ thế kỉ XVI - XVII ở vùng đồi núi Nam Trung bộ. Từ lâu, ng ười ta đã biết lợi dụng nguồn nước tự chảy để đưa nước từ suối về nhà làm nước sinh hoạt và nước sản xuất (nước lấn), lợi dụng để giã gạo, chế tạo cọn (guồng) để đưa nước lên nhiều bậc để tưới. Cũng chính nông dân miền núi đã sáng tạo ra v ụ lúa mà sau này thành vụ lúa xuân ở đồng bằng. Họ cũng tạo ra nhiều loại cây, con quý nổi tiếng trong cả nước (nếp Tú Lệ, quế Trà Mi, hồi Lạng S ơn, trâu Yên Bái, lợn Mường Khương, v.v...). Họ cũng sáng tạo ra nhiều công thức nông lâm k ết hợp, nuôi cá lồng ở suối sau thành nuôi cá lồng, cá bè ở nhiều vùng đồng bằng... Ở vùng ven biển, người ta khắc phục hiện tượng cát đụn, cát bay bằng cách trồng các hàng cây chắn gió; trồng rừng ngập mặn để lấn biển. Những hệ thống định canh ở Nam bộ đã hình thành trên những “giồng” đất có nước ngọt, nh ững vùng đất cao ven sông, đất cù lao giữa sông. Người ta dùng trâu cày nơi ruộng thấp, dùng dao, cuốc loại bỏ lau lách, cỏ lác cào đắp vào bờ nơi ruộng sâu (“khai sơn trảm thảo”), đào kênh mương để tưới tiêu, thau chua rửa mặn, đắp bờ giữ nước mưa, dưới mương thả cá, trên bờ trồng cây. Đặc biệt là kĩ thuật lên liếp làm vườn: giữa hai 5
- mương là liếp đất cao. Khi nước vào, phù sa lắng xuống đáy mương, khi nước xuống, phù sa được lấy lên đắp vào gốc cây làm phân bón. Kĩ thu ật lên li ếp này cũng thấy xuất hiện ở Mê hi cô, Hà lan. Miệt vườn Nam bộ là quê h ương c ủa nhi ều gi ống cây ăn trái nổi tiếng, là môi trường sống tốt lành cho người dân. Như vậy, các hệ canh tác ở các vùng NN nước ta đã có tác d ụng tự b ảo t ồn, t ự chống đỡ để phát triển. Dưới đây, chúng ta cùng xem xét và thảo luận thêm về việc xây dựng ở nước ta các hệ canh tác bền vững. 3. Một số mô hình hệ thống nông nghiệp bền vững ở Việt Nam 3.1 Cac hệ nông lâm kêt hợp ( NLKH ): ́ ́ Khai niêm : bao gôm cac hệ canh tac sử dung đât đai hợp li, trong đó cac loai cây ́ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ́ ́ ́ ̣ thân gỗ được trông và sinh trưởng trên cac dang đât canh tac nông nghiêp hoặc đông cỏ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̀ chăn thả gia suc. Ngược lai, cac cây nông nghiêp cung được trông trên đât canh tac lâm ́ ̣ ́ ̣ ̃ ̀ ́ ́ ̣ nghiêp. Ở miền núi, việc canh tác nương rẫy là hình thức hoạt động sản xu ất ch ủ y ếu và cũng là cách sử dụng đất cổ truyền của người dân vùng núi Vi ệt nam. Ng ười dân thường chặt đốt cây cối, làm rẫy tỉa ngô, gieo lúa…Sau 3 vụ trồng trọt, bỏ hoá đất cho cây cối mọc lại để độ phì đất được phục hồi rồi quay trở lại tiếp tục canh tác.Thời gian bỏ hoá dài hay ngắn (chu kỳ trở lại làm nương sớm hay muộn) tuỳ thuộc độ phì đất được phục hồi nhanh hay chậm.. Quan trọng hơn nữa là còn tuỳ thuộc vào quĩ đất nhiều hay ít và đặc biệt là tập quán của từng dân tộc. Từ rất xa xưa, nhiều dân tộc sống ở vùng núi đã sáng t ạo ra r ất nhi ều các phương thức luân canh rừng-rẫy. Người Giarai, Êđê ở Tây nguyên làm rãy trên đất bazan màu mỡ, dốc thoải; rừng che phủ có tác d ụng ph ục h ồi độ phì đất sau nương rẫy. Mật độ dân cư thưa thớt, thời gian bỏ hoá kéo dài trên 10 năm, c ả đất và rừng đều không bị suy thoái, đất và rừng đủ nuôi người và người không tàn phá rừng và đất. Mật độ dân số tăng lên, thời gian bỏ hoá ngày một co ng ắn lại. R ừng tái sinh sau nương rẫy chưa đủ thời gian phục hồi độ màu mỡ cho đất đã lại bị chặt và đốt. Đất thoái hoá dần, năng suất cây trồng giảm dần, rừng tái sinh bi ến mất nhường chỗ cho những trảng cỏ hoặc cây bụi. Môi trường bị đảo lộn. Mùa khô nghiệt ngã kéo dài tới 6 tháng dễ làm các trảng cỏ và cây bụi b ốc cháy, đất l ại càng tr ơ tr ọi v ới gió và nắng. Diện tích đất bazan thoái hoá không ngừng mở rộng. 6
- Người Mường Thanh Hoá, Hoà Bình từ xưa đã có tập quán gieo hạt xoan sau phát nương, nhiệt độ cao khi đốt rãy kích thích hạt xoan nảy mầm đều và khoẻ. Chăm sóc lúa nương cũng là chăm sóc xoan. Mật độ xoan khoảng 1000-1500 cây/ha. Sau 3 vụ lúa nương, rừng xoan khép tán, hình thành rừng h ỗn giao hai t ầng xoan-tre nứa. Xoan là cây mọc nhanh, đa dụng rất được người Kinh, người Mường ưa chuộng. Tre nứa và măng cũng tạo ra nguồn thu đáng kể. Sau hơn 8 năm, ng ười ta có thể thu hoạch xoan và tre nứa để tiếp tục một chu kì canh tác mới với lúa nương và xoan. Người ta cũng làm như vậy khi xen luồng với lúa, với ngô nương. H ệ canh tác này bền vững qua nhiều thế kỉ. Đồng bào vùng cao Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam có tập quán trồng quế kết hợp lúa nương và sắn. Lúa nương và sắn là cây che bóng cho quế non trong suốt 3 năm đầu. Nhiều dân tộc khác ở Đông nam á cũng có các phương thức canh tác kết hợp tương tự giữa cây lương thực ngắn ngày với cây lâm nghi ệp, nh ư các phương thức Taungya ở Myanmar, hay Kabun-Talun ở Indonesia. Thuật ngữ Nông lâm kết hợp (Agroforestry) được sử dụng nhiều trên thế giới trong những năm gần đây chứa đựng một khái niệm ngày càng mở rộng. NLKH bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất đai hợp lí, trong đó các loại cây thân g ỗ được tr ồng và sinh trưởng trên các dạng đất canh tác NN hoặc đồng cỏ chăn thả gia súc. Và ngược lại, các cây NN cũng được trồng trên đất canh tác lâm nghiệp. Các thành ph ần cây thân gỗ và cây NN được sắp xếp hợp lí trong không gian, hoặc được kế tiếp nhau hợp lí theo thời gian. Giữa chúng luôn luôn có tác động qua lại lẫn nhau về phương diện sinh thái và kinh tế. Từ “kết hợp” nói lên sự gắn bó h ữu c ơ giữa cây NN v ới cây lâm nghiệp, giữa cây dài ngày với cây ngắn ngày trên cùng một diện tích canh tác, một vùng lãnh thổ hay một địa bàn sản xuất. Thành phần của hệ canh tác NLKH bao gồm: Cây thân gỗ sống lâu năm; Cây thân thảo (cây NN ngắn ngày hoặc đồng cỏ); Vật nuôi (đại gia súc, gia cầm, chim thú hoang, thuỷ sinh...). Người ta có thể xếp các hệ trên thành các nhóm: Hệ canh tác nông - lâm kết hợp Mục đích sản xuất NN là chính, việc trồng xen các loại cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng hộ cho cây NN (chắn gió hại, chống xói mòn, c ải t ạo đất, gi ữ 7
- nước, che bóng...)., giúp thâm canh tăng năng suất cây trồng NN kết hợp cung cấp g ỗ, củi. Việc trồng cây lâm nghiệp trên đất NN không được làm giảm năng suất cây trồng chính. ở nước ta, có thể lấy ví dụ mấy kiểu canh tác nông-lâm kết hợp sau đây: Các đai rừng phòng hộ cản sóng, chủ yếu là các dải rừng chắn sóng bảo vệ đê biển, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Kiểu đai rừng phòng hộ, chống gió hại, như các dải rừng phi lao ch ống gió và cát bay. Kiểu các đai rừng phòng hộ chống xói mòn đất và gió hại ở vùng núi và cao nguyên. Hệ canh tác lâm -nông kết hợp Trong hệ canh tác này, mục đích sản xuất các sản phẩm lâm nghiệp là chính. Việc trồng xen cây trồng NN là kết hợp, nhằm hạn chế cỏ dại, thúc đẩy cây rừng phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện chăm sóc và bảo v ệ r ừng tr ồng t ốt h ơn, kết hợp giải quyết một phần khó khăn về lương thực, thực phẩm ở vùng đồi núi. Có những kiểu sau đây: Trồng xen cây NN ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn đầu khi cây r ừng chưa khép tán. Có thể là trồng xen cây NN với cây r ừng ưa sáng nh ư b ồ đề, t ếch, tre, luồng; hay trồng với cây rừng trong giai đoạn cây rừng còn non không ưa ánh sáng trực xạ mạnh như cây mỡ, quế... Kiểu trồng xen các cây lương thực, thực phẩm, dược liệu dưới tán r ừng: cà phê, chè, dứa ta dưới tán rừng lim; sa nhân, thảo quả, gừng dưới tán rừng già... Hệ rừng - vườn, vườn - rừng Hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong canh tác trên đất dốc. Có các loại: Kiểu rừng lương thực, thực phẩm, dược liệu: dẻ, s ến, đào l ộn h ột, d ừa, qu ế, hồi... Kiểu các cây công nghiệp thân gỗ sống lâu năm: cà phê với mu ồng đen; chè và trẩu; hồ tiêu và cây gỗ thừng mực... Vườn quả: nhãn, táo, vải, chôm chôm... Vườn rừng, rừng vườn: Kiểu hai tầng thân gỗ: tầng cao nhất là mít, t ầng 2 là chè; kiểu ba tầng thân gỗ: tầng cao là sầu riêng (ưa sáng hoàn toàn), tầng 2 là măng cụt, dâu (cây trung tính về ánh sáng), tầng 3 là bòn bon (cây ưa bóng hoàn toàn). Hệ canh tác nông - lâm - mục kết hợp 8
- Kiểu đồng cỏ trồng xen các loại cây thân gỗ lâu năm mọc rải rác và t ạo thành các băng rừng ngăn súc vật, áp dụng chăn thả đồng cỏ chăn thả luân phiên, chú ý phát triển các loại cây gỗ họ Đậu vừa có khả năng nâng cao độ phì cho đất vừa có khả năng làm thức ăn gia súc. Kiểu chăn nuôi dưới tán rừng: kết hợp chăn thả gia súc dưới tán rừng phi lao trên đất cát biển hay dưới tán rừng tre luồng của miền trung du. Kiểu trồng xen các cây lương thực thực phẩm cùng với chăn th ả gia súc dưới tán rừng. Các hệ canh tác kết hợp nông lâm với chăn nuôi và thuỷ sản Kiểu rừng ngập mặn với nuôi tôm, cá; Kiểu rừng tràm với nuôi cá và ong; Kiểu rừng tràm với cấy lúa, kết hợp nuôi cá và ong; Kiểu các vườn quả, vườn rừng, rừng vườn với nuôi ong; r ừng tràm, rừng ngập mặn, rừng bạch đàn với nuôi ong... Những hệ nông lâm kết hợp đa dạng như vậy (có chăn nuôi gia súc, gia cầm, ong, nuôi trồng thuỷ sản) đã được mở rộng trên nhiều loại địa bàn: vùng đất cát và cồn cát ven biển, vùng đất ngập mặn ven biển, vùng đất phèn, vùng phù sa châu th ổ, vùng đất đồi và cao nguyên, vùng núi. Mô hình nông lâm kết hợp trên đất gò đồi và trung du Mô hình này thường xuất hiện ở vùng bán sơn địa thuộc các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và miền Trung. Tại đây, đất đai và khí hậu có những đặc điểm chính như sau: - Đất xám bạc màu, chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá macma a xit và đất cát. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dung trọng 1,3 -1,5 cm 3, tỷ trọng 2,65 -2,70 g/cm3BB, độ xốp 43 - 44 %. Phản ứng của đất từ chua vừa đến chua (pH (KCl) giao động 3,4 - 4,5) nghèo cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và dung tích hấp ph ụ th ấp, hàm lượng mùn của tầng đất mặt nghèo. - Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn và xói mòn. Tuy nhiên do địa hình không dốc, thoáng khí dễ thoát nước, đất nhẹ dễ canh tác nên loại đất này thường thích hợp cho canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp với các loại cây rừng, cây công nghiệp, cây lương thực. 9
- - Khí hậu vùng này ôn hoà, lượng mưa quân bình hàng năm 1800-2200 mm/năm. Có sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tương đối rõ. - Mô hình canh tác nông lâm kết hợp thường có quy mô 2- 3 ha cho m ột h ộ gia đình, bố trí trên một mái đồi hay cả quả đồi, cây trồng trên mô hình này được phân bổ như sau: • Rừng ở đỉnh và sườn cao, diện tích 1- 2 ha, trồng các laòi cây lâm nghiệp như: mỡ, bồ đề, bạch đàn, keo để lấy gỗ, giữ nước và ngăn chặn xói mòn, những năm đầu nơi đất dày ẩm được trồng xen dứa, chè hoặc đỗ lạc để tận dụng đất. • Nương ở sườn đồi, diện tích 0,5 – 1 ha, trồng lúa nương, có đào rãnh và đắp bờ đất ngang đốc để giữ nước. Nhiều nơi đã trồng xen đỗ lạc giữa các hàng cây hoặc các băng cây cốt khí hay cây gỗ, rộng 1 – 2 m cách nhau 10 -15 m ngang dốc để giữ nước, làm phân xanh hoặc lấy gỗ củi. Nhiều gia đình có tập quán làm bậc thang để giữ nước, giữ màu. • Vườn ở chân đồi, nơi thấp nhất, gần thung lũng, gần đường đi lại, rộng 0,2 – 0,3 ha, trồng các loại cam, chanh, bưởi, chè và các cây có giá tr ị hàng hoá khác ở quanh nhà. Đối với mô hình canh tác trên đất đã bị bạc màu, thoái hoá, một s ố giải pháp kỹ thuật nhằm chống xói mòn, tăng năng suất cây trồng sau đây thường được áp dụng như sau: Giải pháp kỹ thuật Mô tả 1. Cải tạo đất nơi có địa hình dốc Hàng rào cây xanh Các loài cây họ đậu, cốt khí, đậu triều, Làm rãnh chống xói mòn Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống Tạo ruộng bậc thang khoảng cách nhỏ Dựa vào kinh nghiệm của địa phương Cây che phủ (lưu niên) Trồng cây ăn quả lưu niên (Nhãn, vải, xoài ....) Trồng xen vụ cây lương thực Ngô, đậu, lạc ..... Bón phân hợp lý tăng độ phì của đất Bón các loại phân chuồng, phân xanh 10
- 2. Thâm canh cây lương thực Trồng các loài cây lương thực đã được cải thiện Các giống ngô, sắn, đậu lạc, ……… Bón phân cho cây trồng hợp lý Bón phân hữu cơ 3. Trồng cây ăn quả/ cây lưu niên Cải tạo các vườn cây ăn quả hiện có Các loài cây bản địa có giá trị kinh tế Đa dạng các loại cây ăn quả đã được cải tạo Trồng thâm canh các loại cây ăn quả Lợi ích có được từ mô hình trên - Rừng trồng sau 5-10 năm thu được khoảng 50 – 100 m3 gỗ làm nguyên liệu giấy trị giá 10 – 15 triệu đồng, bình quân 1,5 – 2 tri ệu đồng/năm, tuy không thu được lợi ngay, nhưng các năm đầu có sản phẩm trồng xen, cành lá và cây tỉa thưa để bán và đun nấu. - Nương cũng cho 1 – 2 tấn lương thực quy thóc hàng năm để giải quy ết cái ăn hàng ngày. - Vườn cung cấp thực phẩm hàng ngày cho gia đình, ngoài ra còn có thể bán các nông sản, được 1 – 3 triệu đồng tiền mặt mỗi năm để mua sắm các thứ cần thiết. Như vậy là đất đai tuy xấu nhưng đã được sử dụng hợp lý và tổng hợp, biết áp dụng những biện pháp canh tác đất dốc đơn giản, có đầu tư cao hơn nhờ biết tận dụng lao động và thời gian tiềm năng sẵn có của gia đình mà đất đai được c ải thi ện, duy trì được độ màu mỡ để canh tác được lâu dài hơn. Mô hình nông lâm kết hợp vùng núi cao Đất đai vùng núi cao chủ yếu là 2 nhóm đất : (1) Đất nâu vàng, loại đất này có màu phổ biến là nâu vàng, thành phần c ơ gi ới nặng, tầng đất trung bình và dày thoát nước tốt, hình thát phẫu diện tương đối đồng nhất, cấu trúc khá tốt và bền. Tuy nhiên một số nơi đất đã bị rửa trôi xói mòn, thoái hoá do sử dụng không hợp lý đất trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này thường thích hợp với cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp. (2) Đất mùn vàng đỏ trên núi, loại đất này nằm ở vùng núi, trung bình từ độ cao 700- 900 m đến 2000 m so với mặt biển. Khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi th ấp. 11
- Do địa hình cao dốc hiểm trở nên đất thường bị xói mòn mạnh, mặt khác do quá trình phong hoá yếu nên đa số đất có phẫu diện không dầy. Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng mùn cao. Đất mùn vàng đỏ trên núi thích h ợp cho áp d ụng các phương thức nông lâm kết hợp.Ap dụng các kỹ thuật luân canh tốt như luân canh cây lương thực, cây hoa màu họ đậu. Canh tác và trồng các loại hoa màu d ọc theo các đường đồng mức để chống xói mòn, giữ đất và giữ nước. Sử dụng toàn bộ chất hữu cơ dư thừa có sẵn (các phẩm vật dư thừa sau thu hoạch, phân động vật) để bón cho đất, chất hữu cơ có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp và tăng độ phì của đất. Đa dạng hoá cây trồng bao gồm cả trồng cây lâu năm. Cây lâu năm có giá tr ị phòng hộ đặc biệt trên đất dốc. Cây ăn quả và cây công nghiệp có thể được trồng thành các vườn nhỏ hoặc xen lẫn cây nông nghiệp. Trồng rừng và bảo v ệ r ừng ở khu vực cao nhất của trang trại. Các khu rừng này vừa có tác dụng bảo vệ đất và nước đồng thời cho sản phẩm gỗ, củi phục vụ sinh hoạt. Bảo vệ đất trong giai đoạn bỏ hoá. Sử dụng các chất liệu che phủ mặt đất bảo vệ đất khỏi phơi ra nắng gắt, bị bào mòn do gió và mưa. Nuôi gia súc nh ốt trong chuồng hay buộc tại chỗ. Vì chăn thả tự do có thể là nguyên nhân gây ra xói mòn ở vùng cao. Vùng Tây bắc Việt Nam với địa hình hiểm trở, chia cắt nhiều. Thường thiếu nước vào mùa khô. Núi cao dốc xen ít thung lũng hẹp, đất còn tốt nhưng thiếu nước nghiêm trọng. Mô hình : Rừng + Nương hoặc bãi chăn thả + Ruộng bậc thang + Vườn • Địa điểm Vùng núi cao và vùng cao Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh, xa đường giao thông. • Đặc điểm địa hình, dân cư Đồi núi cao dốc, không hay ít có thung lũng Rừng bị phá mạnh, thường chỉ còn lại những đám hay vạt nhỏ ở nơi dốc cao, ven các hợp thuỷ, tụ thuỷ. Phần lớn núi đồi còn lại chỉ có cỏ hoặc cây bụi chịu hạn. Nơi sinh sống của người Dao, HMông, Tày, họ chưa có tập quán làm vườn. • Mô tả mô hình 12
- Mô hình thường có diện tích từ 4-5ha do một hộ quản lý và không n ằm g ọn trong một mái dốc hay sườn núi mà có khi mở rộng ra cả một vạt rộng gồm cả 2-3 ngọn núi và sườn đông. - Trên đỉnh chỏm đồi thường là một chỏm rừng tự nhiên (thường là rừng thứ sinh) hoặc rừng trồng đôi khi mảng rừng này được trồng dọc ven sườn nơi dốc mạnh có tác dụng giữ và cung cấp nguồn nước cho ruộng bậc thang và giữ đất chống sói mòn tốt. - Ruộng bậc thang được xây dựng trên sườn núi ít dốc, g ần chân các đám ho ặc vạt rừng tự nhiên gần với các đường hợp thuỷ để tận dụng nguồn nước tự chảy và đất đai để cấy lúa. - Nương cũng được bố trí ở sườn núi thường ở nơi dốc hơn nếu tạo bậc thang phải tốn quá nhiều công sức và điều quan trọng hơn nữa là không có nguồn n ước t ự chảy nên chỉ trồng ngô hoặc lúa cạn. Một số nhà đã đào rãnh hoặc ch ừa l ại băng cây cỏ tự nhiên ngang dốc để chống sói mòn. - Nhiều nơi, ở sườn núi đất đã bị thoái hoá mạnh chỉ còn lại cỏ không có khả năng làm nương, nhiều gia đình đã sử dụng để chăn thả trâu bò, ngựa thay cho làm nương. Một bãi có thể chăn thả được 5-7 con đại gia súc để làm sức kéo và lấy thịt. - Vườn thường được bố trí ở gần nhà, diện tích không lớn, chỉ 500 - 1.000m2/hộ vì đất thấp và bằng rất hiếm. Một số cây ăn quả, cây đặc sản hoặc rau đậu có truyền thống của địa phương được trồng trong vườn và quanh nhà, chủ yếu để tự túc thực phẩm và có bán đi ít nhiều để mua vật dụng thiết yếu hàng ngày. • Lợi ích kinh tế Nếu mỗi hộ gia đình có khoảng 4 ha đất, được bố trí sử dụng như sau: 1ha rừng + 0,5ha bậc thang + 2ha nương hoặc bãi thả + 0,5ha vườn nhà Tính ra hàng năm có thể thu được: - Về củi gỗ thu nhặt được chừng 5-10 m3 từ cây khô già sâu bệnh hoặc chặt tỉa để đun nấu và để làm đồ dùng trong nhà. - Về lương thực có thể thu được 1,5 – 2 tấn thóc, màu, bình quân 300 – 400 kg/ người quy ra thóc. Ngoài ra còn có một số khoản thu khác d ựa vào chăn nuôi và nông phẩm thu được quanh nhà. Mặc dù mức thu nhập chưa được cao nhưng với khó khăn lớn nhất là không có ruộng nước, lại ở vùng sâu, vùng xa nên vi ệc bố trí s ử d ụng đất 13
- theo mô hình này là biết tận dụng và phù hợp những tiềm năng s ẵncó cho mô hình, duy trì được sự phát triển ổn định và bền vững. Mô hình nông lâm kết hợp vùng trung du và đồng bằng Thông thường đất đai vùng này đã bị xói mòn do bỏ hoá từ lâu hoặc sử dụng không hợp lý. Tầng đất mặt mỏng, nghèo dinh dưỡng, ở một số nơi đất bị xói mòn mạnh thưòng trơ sỏi đá, thảm thực vật thưa thớt. Đất đai được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, chủ yếu là đá phún xuất chua, đá biến chất, đá trầm tích và các loại đá vôi. Miền Trung và Tây Nguyên đấi đai chủ yếu là đất đỏ hình thành trên đá bazan , ngoài ra còn có đất vàng trên đá trầm tích và đất xám trên đá granit, dốc nhẹ và tầng dày. Đất đai vùng đồng bằng thường là nhóm đất phù sa, đây là nhóm đất chủ lực cho sản xuất lương thực và cây ngắn ngày. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, hình thái phẫu diện thường gắn với các hệ thống sông. Trừ những đất phù sa chua th ường nghèo dinh dưỡng còn đại đa số đất phù sa giàu ding dưỡng như hữu cơ, đạm, lân, ka li. Đây là vìng đất thích hợp trồng lúa nước, ở vùng cao chuy ển đổi c ơ c ấu cây tr ồng đã được áp dụng đó là xen canh gối vụ tạo ra nhiều sản ph ẩm nông nghi ệp khác nhau: Cây màu, cây lương thực, cây công nghiệp…Khí hậu: Khí hậu ôn hoà, l ượng mưa bình quân năm 1200-2500 mm/năm, biên độ nhiệt độ ngày đêm không cao. Vườn nhà là một trong những phương thức nông lâm kết hợp truyền thống và phổ biến ở vùng này. Trong vườn nhà, các hệ thống canh tác nông-lâm-súc-ngư được kết hợp hài hoà, không gian dinh dưỡng được tận dụng và phát huy một cách tối đa. Thời gian và mọi loại lao động trong gia đình được sử dụng có hiệu quả nh ất để t ạo ra của cải vật chất và sản phẩm hàng hoá cho chính mình. Theo GS-TS Nguyễn Xuân Quát, tuỳ theo khí hậu, đất đai, tập quán truyền thống, phương thức kết hợp và những lợi ích chủ yếu có thể chia thành 3 mô hình vườn nhà chính như sau: - Vườn nhà với cây rừng (vườn rừng) - Vườn nhà với cây công nghiệp (vườn cây công nghiệp) - Vườn nhà với cây ăn quả (vườn quả) Kiểu 1: Vườn rừng Gọi tắt là vườn rừng, tức là sử dụng vườn để trồng cây lâm nghiệp có áp d ụng các biện pháp để thâm canh theo kiểu làm vườn để sản xuất một loại s ản phẩm truyền thống có giá trị hàng hoá cao. 14
- • Địa điểm Vườn rừng thường gặp tương đối phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và miền Trung của Việt Nam. • Đặc điểm Diện tích phần lớn từ 0,3 – 0,5 ha, ít nhất từ 0,2 – 0,3 ha, nhi ều nh ất t ừ 0,8 – 1 ha cho một hộ thường được gọi là “đất thổ cư” của mỗi gia đình. Cũng như các phương thức khác, ở đây thường cũng dành 200 – 300m2 để làm nhà, làm sân và trồng một số cây ăn quả, gia vị thiết dụng làm thức ăn và tăng nguồn sinh t ố cho b ữa ăn hàng ngày. Còn lại phần lớn diện tích được sử dụng trồng cây lâm nghiệp có giá trị sản xuất hàng hoá. Vườn rừng thường có kết cấu một tầng cây chính được trồng gần như thuần loài.Ngoài ra còn có một tầng thấp được trồng xen dưới tán hay tầng thảm tươi tự nhiên được duy trì bảo vệ giữ lại. Tầng cây chính: tuỳ theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền thống của từng vùng cũng như nhu cầu của thị trường, người nông dân th ường ch ọn lựa một trong các loài sau đây để trồng trong vườn rừng của mình. - Các loại tre trúc để cung cấp vật liệu làm nhà, đồ dùng và nguyên liệu cho một số sản phẩm thủ công - Các loài cây đặc sản hoặc gỗ có giá trị cao cung cấp các loại tinh dầu, d ầu nhựa phục vụ công nghiệp và xuất khẩu: Hồi ở Lạng Sơn, Quảng Ninh; Qu ế ở Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Nam, Đà Nẵng; Trẩu, Sở ở nhiều nơi; Trám ở V ĩnh Phú, Gi ẻ ở Bắc Giang, Bắc Thái; Cọ, Mỡ ở Vĩnh Phú, Tuyên Quang Tầng cây thấp: Thường được sử dụng kết hợp để tận dụng đất đai và năng lượng mặt trời sản xuất thêm lương thực, thực phẩm và các sản phẩm có giá tr ị khác hay có tác dụng phù trợ cho cây chính. - Cây ưa sáng cho lương thực thực phẩm: sắn, đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc. - Cây chịu bóng ưa ẩm cho dược liệu hoặc hoa quả như gừng, nghệ, sa nhân, dứa. - Cây phù trợ làm phân xanh, che phủ đất: cốt khí, đậu triều, keo dậu. Xung quanh vườn rừng thường đào hào và trồng hàng rào xanh để chống sự phá hoại của trâu bò, gia súc. Hàng rào xanh được thiết lập bằng cách trồng dày với cơ 15
- cấu nhiều loại cây đa mục đích như các loài tre, mây, cọc dậu, gạo, bông gòn, vông… phù hợp về sinh thái, kỹ thuật đơn giản nhưng thu được hiệu quả nhanh và cao. Vườn rừng tuy có cấu trúc đơn giản hơn vườn quả nhưng cũng đã sử dụng các loài cây bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái và đất đai của địa phương. Đồng thời ở đây cũng đã duy trì và phát triển được tầng cây thấp có tác d ụng phù tr ợ cho tầng cây chính nên vẫn tạo được môi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây trồng. Vườn rừng cũng giúp cho mỗi gia đình tận dụng được mọi thời gian, nguồn lao động trong mỗi nhà, đầu tư vào việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ cây trồng để tạo thêm sản phẩm hàng hoá có giá trị cao. Thu được hiệu quả lớn càng giúp họ có vốn đầu tư trở lại để thâm canh cây trồng.. Kiểu 2: Vườn nhà với cây công nghiệp Vườn cây công nghiệp thường gặp khá phổ biến ở các tỉnh cao nguyên miền Trung của Việt Nam. Mỗi vườn trung bình có diện tích 0,5 – 1 ha, nhỏ nhất 0,25 – 0,3 ha, lớn nhất 2 – 3 ha, có khi 5 – 6 ha. Đại bộ phận diện tích dành cho cây công nghiệp có kết hợp với cây đa mục đích để che bóng chắn gió và tận dụng các sản phẩm khác. Nhà ở hoặc chuồng trại và vườn rau quả ở nơi thấp hơn gần ho ặc ở xa vườn nh ưng có điều kiện nước và đường đi lại thuận tiện cho sinh hoạt và giao l ưu hàng hoá. Vườn cây công nghiệp được thiết lập và canh tác theo kiểu nông trại hay rừng đồn điền để kinh doanh những sản phẩm cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Kết cấu của vườn gồm hai nhóm cây chính. Nhóm cây kinh tế : Là các loài cà phê chè, cà phê v ối, cà phê mít và chè. Ở m ột số vùng thấp có thêm cây hồ tiêu và gần đây theo nhu cầu thị trường có một số cây như điều, dâu tằm cũng được một số gia đình chọn trồng và phát triển. Cây được trồng theo hàng hoặc theo băng rộng theo đường đồng mức, được đào hố hoặc rãnh sâu để giữ nước, giữa các hàng cây trong 3 năm đầu được trồng lúa, lạc, các loại đậu đỗ tận dụng đất, chống cỏ dại và phủ đất. Nhóm cây sinh thái : Được trồng theo hàng hoặc băng hẹp giữa các băng cây cho sản phẩm chính để che phủ đất, cản dòng chảy mặt ở giai đoạn đầu và che bóng, điều tiết nước cho cây trồng chính đảm bảo kinh doanh được lâu bền hơn. Các cây thường được sử dụng là muồng đen, keo đậu, trẩu, gần đây một số cây họ đậu mọc nhanh cũng được nông dân sử dụng như đậu tràm, keo lá tràm, keo lá to... Đặc biệt 16
- trong các vườn trồng hồ tiêu, một số cây cao thân thẳng tán h ẹp nh ư th ừng m ực, vông, cau được trồng làm cọc cho hồ tiêu bám vào và leo. Ngoài ra quanh v ườn tr ồng muồng đen, keo đậu với mật độ dày hoặc kết hợp với một số cây đa mục đích khác như bông gòn, cọc dậu...để làm hàng rào xanh bảo vệ và chắn gió. Kiểu vườn 3 : Vườn nhà với cây ăn quả Vườn quả thường gặp phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và mi ền Đông Nam bộ của Việt Nam. Đặc điểm khí hậu của vùng này là khí hậu nhiệt đới phân thành hai mùamưa và khô rõ rệt. 3.2 Hệ sinh thai VAC : ́ VAC là các chữ đầu viết tắt của hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng. ở miền núi và trung du, đôi khi người ta còn gắn thêm chữ R là Rừng vào tổ hợp từ viết t ắt này, thành hệ sinh thái RVAC. Vườn chỉ các hoạt động trồng trọt; Ao ch ỉ các ho ạt động nuôi trồng thuỷ sản; Chuồng chỉ các hoạt động chăn nuôi trên cạn. Đây là các hoạt động kết hợp với nhau trong một hệ sinh thái khép kín, trong đó có cả con người. Các sản phẩm của V (rau, đậu, củ, quả), của A (cá, tôm, cua), c ủa C (th ịt, trứng, sữa) được sử dụng để nuôi người hoặc để bán; và các chất thải của hệ phụ nọ sẽ được sử dụng như nguồn dinh dưỡng của hệ phụ kia. Thực ra thì hệ sinh thái VAC vốn là truyền thồng canh tác lâu đời c ủa ng ười nông dân Việt nam. Cụ Tam nguyên Yên đổ đã mô tả bức tranh về làng quê Vi ệt nam trên cơ sở hệ sinh thái VAC trong một bài thơ thất ngôn bát cú nổi ti ếng v ới nh ững Ao sâu, Vườn rộng của cụ. Nhân dân ta đã khai thác vườn, ao theo chiều sâu, tận dụng tối đa tài nguyên đất, ánh sáng, nhiều tầng, nhiều loài, mô ph ỏng theo ki ểu c ủa hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Vườn, ao, chuồng lại đều ở gần nhà nên tận dụng được lao động, tiện quản lí và chăm sóc; thế nên “nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền”. Hệ sinh thái VAC là một mô hình hiệu quả thể hiện chiến luợc tái sinh: tái sinh nguồn năng lượng mặt trời qua quang hợp của cây trồng, tái sinh các chất thải (v ật thải của công đoạn sản xuất này là nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác). Chiến lược tái sinh này còn làm thanh sạch môi trường. 17
- Sơ đồ mô hình (R)VAC Người nông dân quen gọi kinh tế VAC là “kinh tế vườn” có vai trò to l ớn trong cung cấp dinh dưỡng cho nông hộ, tạo thêm công ăn việc làm, tạo thêm của cải cho xã hội. Làm vườn theo cách này đã tạo ra những hệ sinh thái bền vững, cảnh quan trong lành, góp phần gìn giữ và cải thiện môi trường. Nhiều gia đình nông dân đã có trang trại gia đình dựa trên các nguyên lí của VAC. Từ những điều đã nói ở trên có thể thấy, thực chất của mối quan h ệ tương tác giữa các thành phần, các yếu tố trong hệ sinh thái VAC là s ự luân chuy ển, quay vòng (recycle) của các dòng vật chất và năng lượng giữa Vườn-Ao-Chuồng thông qua hành vi có ý thức của con người, nhằm: Tận dụng không gian sinh thái ba chiều của vùng nhiệt đới giầu ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm; Khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và tái sử dụng các ch ất thải của cây trồng, vật nuôi đưa vào chu trình sản xuất mới; Hạn chế sự suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo (chủ yếu là sự xói mòn đất); Làm ra sản phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, có chất lượng tốt hơn trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. 18
- Sơ đồ hệ sinh thái VAC Có thể biểu diễn mối quan hệ tương tác giữa Vườn-Ao-Chuồng thông qua hành vi của con người như trong hình. VAC là mô hinh hiêu quả thể hiên chiên lược tai sinh ( tai sinh nguôn năng lượng ̀ ̣ ̣ ́ ́ ́ Mặt Trời, tai sinh cac chât thai) và lam thanh sach môi trường. ́ ́ ́ ̉ ̀ ̣ - Ý nghia : ̃ + Tân dung không gian sinh thai 3 chiêu cua vung nhiêt đới ( anh sang, nhiêt đô, ̣ ̣ ́ ̀ ̉ ̀ ̣ ́ ́ ̣ ̣ độ âm) ̉ + Khai thac cac nguôn tai nguyên tai sinh và tai sử dung chât thai (cua vât nuôi, ́ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̀ cây trông ) + Han chế sự suy giam cac nguôn tai nguyên không tai tao ( xoi mon đât) ̣ ̉ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ́ + Lam ra san phâm nhiêu hơn, đa dang hơn, chât lượng tôt hơn trên cung môt ̀ ̉ ̉ ̀ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ́ diên tich canh tac. ́ 3.3 Nông nghiệp bền vững và nông nghiệp sạch NN sạch là nhằm sản xuất ra các nông phẩm sạch, khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm của NN thương mại, nhất là do sử dụng nhiều Nitrat và các hoá chất trong phòng trừ dịch hại. Việc lạm dụng hoá chất trong NN không những làm nhiễm bẩn môi trường, làm tăng chi phí sản xuất mà còn làm suy gi ảm s ức kho ẻ người tiêu dùng. Ô nhiễm trong NN là vấn đề khó khắc phục vì nó trải rộng trên một diện tích rộng (người phun thuốc trừ sâu ở thượng nguồn một lưu vực có khi l ại gây h ậu qu ả 19
- tiêu cực cho người ở hạ lưu), vì vậy không thể dùng các “tr ạm lọc” như ng ười ta đã làm với một nhà máy hay một bệnh viện. Cách khắc phục duy nhất ở đây là s ản xu ất sạch. Hạn chế sử dụng các muối nitrat Căn cứ theo nhu cầu của cây mà điều chỉnh lượng đạm cần bón bằng cách ch ỉ bón vào những lúc thiết yếu nhất. Ta cũng có thể đo hàm l ượng đạm trong đất và trong cây để quyết định liều lượng và thời gian bón thích hợp, vừa tránh làm nhiễm bẩn môi trường, vừa tiết kiệm vật tư NN. Cải tiến cách bón phân: người ta bơm phân bón thể lỏng hoặc thể khí vào lòng đất ở độ sâu của rễ cây nhằm làm tăng khả năng hấp thụ phân bón và giảm được hao phí phân bón. Tránh để đất mất đạm: chủ yếu là tránh để đất trống do không được thực vật hay lớp phủ che phủ bề mặt đất. Để khắc phục, người ta trồng cây vào những lúc đất nghỉ (ví dụ như vụ đông) để chúng hấp thu lượng đạm hoá học còn tồn dư trong đất do cây trồng trước để lại, và giữ cho đất khỏi bạc màu. Sau v ụ đông, có thể thu hoạch chúng hay cày vùi chúng tạo thêm phân xanh cho đất. Lí tưởng nhất là tìm ra phương thức để cây trồng tự đáp ứng nhu c ầu đạm bằng cách hấp thụ trực tiếp N khí quyển (khí quyển chứa tới 79% nit ơ, ngh ĩa là sinh vật đang sống trong một thế giới ngập tràn nitơ nhưng lại bị “đói” đạm!) như cách các cây họ đậu thường sống. Trong đấu tranh phòng chống dịch hại người ta đang cố gắng để các phương pháp sinh học trong phòng trừ dịch haị tổng hợp (IPM) ngày m ột h ữu ích và thi ết th ực hơn (dùng hoocmôn làm rối loạn các chức năng sinh lí của loài gây hại; áp d ụng bi ện pháp đấu tranh sinh học...). Nông nghiệp “không sạch” thì tất nhiên cũng là NN không bền vững, vì: Nông sản làm ra do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu, chất kích thích, thuốc bảo quản và các phụ gia chế biến...thường có chất lượng dinh d ưỡng kém, độ cảm quan thấp, tăng tỉ lệ nước, chứa các dư lượng hoá chất độc hại. Các loại hoá chất dùng trong NN không chỉ làm nhiễm bẩn nông sản mà còn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất, nước, không khí, và làm suy giảm tài nguyên sinh học (chế độ độc canh và nạn ô nhiễm làm mất mát những nguồn gen quý giá cho tương lai). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Giao thông đường bộ Hà Nội thực trạng và giải pháp
13 p | 5049 | 811
-
Tiểu luận: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý mua hàng và quản lý kho tại công ty cổ phần nông dược Hai
36 p | 484 | 74
-
TIỂU LUẬN: Hệ thống kiểm tra chất lượng trong sản xuất cà phê hòa tan
15 p | 271 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Chư Sê Gia Lai
26 p | 112 | 20
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
226 p | 90 | 15
-
Tiểu luận tốt nghiệp Hệ thống thông tin môi trường: Ứng dụng Arc Engine xây dựng phần mềm hỗ trợ phân tích dòng chảy mặt tại trường Đại học Nông lâm
54 p | 111 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Sơn La
138 p | 20 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và pháp triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
99 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Phước Quảng Nam
27 p | 64 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích tình hình cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
26 p | 50 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
26 p | 83 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập
27 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
126 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Chư Sê Gia Lai
26 p | 16 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
143 p | 5 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Agribank huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
10 p | 57 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
24 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn