Tiểu luận: Kỹ thuật thảo luận nhóm
lượt xem 15
download
Nội dung của bài tiểu luận bao gồm 6 phần được trình bày như sau: Giới thiệu về phương pháp thảo luận nhóm, các hình thức thảo luận nhóm, các bước thực hiện thảo luận nhóm, ưu điểm và khuyết điểm, những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc thảo luận nhóm, những trường hợp nên và không nên sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Kỹ thuật thảo luận nhóm
- TIỂU LUẬN MÔN: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Đề tài: “Kỹ thuật thảo luận nhóm”
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................2 NỘI DUNG........................................................................................................3 I. Giới thiệu về phương pháp thảo luận nhóm.................................................3 1. Khái niệm Thảo luận nhóm....................................................................3 2. Những ứng dụng của thảo luận nhóm...................................................4 II. Các hình thức thảo luận nhóm......................................................................5 1. Nhóm thực thụ (full group)......................................................................5 2. Nhóm nhỏ (mini group)...........................................................................5 3. Nhóm qua điện thoại (telephone group).................................................6 III. Các bước thực hiện thảo luận nhóm...........................................................7 1. Bước chuẩn bị..........................................................................................7 2. Tiến hành phỏng vấn..............................................................................8 IV. Ưu điểm và khuyết điểm của thảo luận nhóm..........................................12 1. Ưu điểm...................................................................................................12 2. Khuyết điểm............................................................................................12 V. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc thảo luận nhóm..................................13 1. Địa điểm...................................................................................................13 2. Thời gian..................................................................................................13 3. Thành phần..............................................................................................13 4. Sắp xếp chỗ ngồi....................................................................................14 VI. Những trường hợp nên và không nên sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm. 14 KẾT LUẬN........................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19 Trang 2
- LỜI MỞ ĐẦU Với mức độ toàn cầu hóa hiện nay, áp lực canh trạnh không chỉ đơn thuần là cuộc so tài giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà là cuộc đọ sức mang tính chất quốc tế. “Những gã khổng lồ quốc tế so tài với các doanh nghiệp trong nước”. Chiến thắng sẽ thuộc về tay doanh nghiệp nào có thể thấu hiểu hết những yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Để làm được điều đó tất yếu họ phải bắt tay vào việc nghiên cứu thị trường. Đặc biệt là để khám phá thái độ, thói quen người tiêu dùng, thử nghiệm thói quen sản phẩm mới, thử thông tin khái niệm…thì phương pháp nghiên cứu định tính tỏ ra rất hiệu quả. Trong phương pháp nghiên cứu định tính các kỹ thuật thu thập dữ liệu cơ bản như: Thảo luận tay đôi, Thảo luận nhóm, Quan sát… Do thời hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng thực hiện. Bài viết chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về kỹ thuật thu thập dữ liệu thảo luận nhóm. Để làm rõ hơn bài viết dứơi sẽ đề cập đến các vấn đề cơ bản của “Kỹ thuật Thảo luận nhóm”. Nội dung của bài tiểu luận bao gồm các phần: I/ Giới thiệu về phương pháp thảo luận nhóm. II/ Các hình thức thảo luận nhóm. III/ Các bước thực hiện thảo luận nhóm. IV/ Ưu điểm và khuyết điểm. V/ Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc thảo luận nhóm. VI/ Những trường hợp nên và không nên sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm. Trang 3
- NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM 1. Khái niệm Thảo luận nhóm Theo TS.Nguyễn Đình Thọ, (giáo trình Nghiên Cứu Thị Trường, 2011, trang 78): “Thảo luận nhóm là một kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự dẫn hướng của nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu trong trường hợp này được gọi là người điều khiển chương trình.” Theo từ điển Wikipedia bản Tiếng Anh thì Thảo luận nhóm được định nghĩa như sau: “A focus group is a form of qualitative research in which a group of people are asked about their perceptions, opinions, beliefs and attitudes towards a product, service, concept, advertisement, idea, or packaging.” Vậy ta có thể hiểu một cách ngắn gọn: Thảo luận nhóm là quá trình thảo luận giữa các thành viên về một vấn đề cụ thể do nhà nghiên cứu đề ra, nhằm thu thập ý kiến của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình thảo luận nhà nghiên cứu luôn tìm cách đào sâu bằng cách hỏi gợi ý tiếp cho các thảo luận sâu hơn. Những câu hỏi kích thích thảo Trang 4
- luận, đào sâu giúp thu thập dữ liệu bên trong của đối tượng nghiên cứu chẳng hạn như: Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao? Còn gì nữa không? Còn bạn thì sao? Có những ý kiến nào khác không? … Người điều khiển chương trình đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một nhóm thảo luận. Dữ liệu cần thu thập trong các cuộc thảo luận nhóm có thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu hay không tùy thuộc rất nhiều vào khả năng ứng xử của người điều khiển chương trình. Như đã đề cập trước đây, người điều khiển chương trình cũng chính là nhà nghiên cứu. Họ thực hiện công việc thiết kế nghiên cứu và trực tiếp tham gia thu thập dữ liệu đồng thời diễn giải ý nghĩa của thông tin. Nghệ thuật kích thích người trả lời tham gia thảo luận đúng mục tiêu nghiên cứu là điều kiện cần có của người điều khiển chương trình. 2. Những ứng dụng của thảo luận nhóm Khám phá thái độ thói quen tiêu dung: Để chiến thắng trong cạnh tranh điểm mấu chốt là phải thấu hiểu khách hàng. Dựa vào đó doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chiến lược phù hợp. Ví dụ như sự khác biệt giữa hai miền: “Người Sài Gòn “kết” từ ấn tượng đầu bên, Hà Nội đắn đo năm lần bảy lượt. Miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực. Người miền Nam mua sắm tùy hứng, người miền Bắc lên lịch rõ ràng.” (Trích Tạp Chí marketing Việt Nam) Phát triển giả thuyết để kiểm nghiệm định lượng tiếp theo. Phát triển dữ liệu cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Thử khái niệm sản phẩm mới (product concept test): Do thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, do công nghệ biến đổi nhanh, do cạnh tranh nên doanhnghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc phát triển sản phẩm mới nếu muốn tồn tại. Để sản xuất ra sản phẩm mới, Trang 5
- doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, có thể mua bằng sáng chế, giấy phép hoặc mua công ty khác có sản xuất sản phẩm mới.Sản phẩm mới có thể gồm các dạng sau đây: Hoàn toàn mới về nguyên tắc chưa nơi nào có Sản phẩm cải tiến từ sản phẩm cũ Sản phẩm mới ở các nước khác, chưa được triển khai ở nước ta. Thử khái niệm thông tin (communication concept test): Kỹ thuật này được dùng để tạo ra sự lan truyền thông tin về sản phẩm hiện có để thay đổi cái nhìn của người tiêu dùng về sản phẩm hiện tại. Thử bao bì, tên logo, USP của thương hiệu. II. CÁC HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM Thảo luận nhóm có thể chia thành nhiều dạng khác nhau. Chúng ta có thể chia thành ba dạng chính sau: 1. Nhóm thực thụ (full group) Bao gồm khoảng từ tám đến mười thành viên tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến. Ưu điểm: + Có thể đưa ra nhiều ý tưởng dựa trên cơ sở đóng góp để cùng nhau phát triển. Những nhóm này thường có những thời gian họp cụ thể và đề tài rõ ràng. + Có thể chọn được thông tin tốt dựa trên cơ sở đóng góp và bác bỏ. + Tạo tính công khai và thu hút mọi người tham gia vào bàn bạc. Nhược điểm: + Thông tin mang tính cá nhân và của nhóm nhiều. + Chưa tạo tính khách quan về kết quả. + Có thể gây mất đoàn kết nếu người trưởng nhóm không có khả năng điều khiển xung đột chức năng. Trang 6
- 2. Nhóm nhỏ (minigroup) Bao gồm khoảng bốn thành viên tham gia thảo luận nhóm. Ưu điểm: Nhóm nhỏ được sử dụng khi khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên trong lớp học. + Trong nhóm nhỏ mọi người có cơ hội tham gia nhiều hơn. + Các thành viên cũng tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong nhóm nhỏ hơn là nhóm lớn, khắc phục được tâm lý e ngại. + Nhóm nhỏ được sử dụng khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu và kỹ lưỡng, hoặc khi bàn về vấn đề có tính nhạy cảm, tế nhị, dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm để đánh giá hay ý tưởng sáng tạo mới. Nhược điểm: + Mang tính cá nhân trong vấn đề. + Chưa tạo tính cụ thể hóa một vấn đề cần nghiên cứu, thông tin có thể chưa được cập nhật toàn diện. + Các vấn đề chưa được nghiên cứu xâu và bác bỏ hay đóng góp trên mọi mặt. 3. Nhóm qua điện thoại (telephone group) Các thành viên tham gia thảo luận về chủ đề nghiên cứu thông qua điện thoại hội nghị (telephone conference call). Ưu điểm: + Đáp ứng kiệp thời một vấn đề cần ra quyết định nhanh chóng. + Các vấn đề được đưa ra trên nhiều mặt mà không sợ bị bát bỏ, có tính luân phiên của người nói. Trang 7
- + Ý kiến được tôn trọng và được lưu lại trong cuộc gọi. Nhược điểm: + Không mang tính chính xác cao vì nhiều nguyên nhân nhiễu. Lỗi về mặt kỹ thuật nếu đường truyền kém. + Lời nói không rõ ràng. + Thời gian có thể trên lệch nếu cuộc họp diễn ra trên cấp đa quốc gia. Ngoài ra chúng ta còn thấy ngày nay internet đang phổ biến quà thông dụng thì cuộc họp nhóm qua internet ngày càng thông dụng và được nhiều người lựa chọn Ưu điểm: + Tiếp kiệm chi phí và đáp ứng nhanh nhu cầu cấp bách. + Có thể quan sát được biểu hiện các thanh viên trong xuốt quá trình thảo luận nhóm. + Tạo tính sôi nỏi và đóng góp tích cực. Khuyết điểm: + Thời gian hạn hẹp và có thể gian lận. III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THẢO LUẬN NHÓM 1. Bước chuẩn bị Xác định mục tiêu của vấn đề nghiên cứu: Việc xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu giúp mọi người nhận thấy được cái đích đến của hoạt động, công trình nghiên cứu cũng như sản phẩm cần phải có sau khi cuộc nghiên cứu hoàn thành. Qua có đưa ra những giải pháp giúp thực hiện quá trình nghiên cứu một cách nhanh chóng, liên tục và chuẩn xác. Ví dụ: Để biết được nhân viên y tế có phải là nhóm có nguy cơ cao nhiễm HBV so với dân chúng hay không, cần phải nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HBV ở nhânviên y tế là bao nhiêu so với dân chúng. Xác định các đối tượng tham gia thảo luận: Việc hình thành nhóm thảo luận phải dựa trên việc các thành viên nhóm có cùng một mục tiêu chung Trang 8
- hay cùng chia sẻ sự quan tâm đối với một vấn đề nào đó. Số lượng thành viên nhóm trong thực tế thường dao động từ 3 đến 13 thành viên, tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học một nhóm thảo luận lý tưởng là 5 thành viên. Kinh nghiệm cho thấy một nhóm quá nhiều thành viên thì thường các thành viên ít có cơ hội phát biểu trao đổi hay tham gia vào các quyết định của nhóm. Phòng thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm được thực hiện trong phòng thảo luận có diện tích vừa đủ, không quá rộng hay quá chật hẹp; có trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như kính một chiều, hệ thống thu phát hình ảnh, âm thanh; có cá châm với bên ngoài nhằm nâng cao tập trung trong quá trình thào luận. Phát triển đề cương của người điều khiển. Câu hỏi thảo luận: Các câu hỏi thảo luận nên được chuẩn bị trước để hướng buổi thảo luận đến một mục tiêu rõ ràng, nhờ đó các thành viên tham gia sẽ nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, nâng cao hiệu quả làm việc. Các câu hỏi đặt ra nên là dạng: Mở. Dễ hiểu: khi đọc lên chỉ hiểu theo một nghĩa. Câu hỏi chỉ bao hàm từ 1 đến 2 ý mà thôi. Phù hợp: với sự hiểu biết của các thành viên và mục tiêu thảo luận. Đúng văn phạm. Câu hỏi thảo luận thường là những câu có dạng: Hãy nêu … Hãy cho biết … Hãy trình bày … Làm thế nào … Liệt kê … Theo nhóm bạn … Nếu …. thì … Trang 9
- Theo bạn … Lưu ý: Bạn cần biết rõ mục đích khi đặt câu hỏi thảo luận. Đặt câu hỏi để: Cung cấp kiến thức. Đào sâu hay làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Tìm hướng hỗ trợ. Củng cố kiến thức. Người hướng dẫn cũng cần chuẩn bị hình thức trình bày phần thảo luận nhóm để chuẩn bị văn phòng phẩm cho phù hợp. 2. Tiến hành phỏng vấn nhóm Bước 1: Sắp xếp vị trí ngồi phù hợp cho các thành viên (nhìn thấy nhau). Bước 2: Phân nhóm: những thành viên trong nhóm phải được triệu tập, sắp xếp theo cùng vị thế. Nguyên tắc tuyển chọn thành viên: tính đồng nhất giữa các thành viên cao; thành viên chưa từng tham gia các cuộc thảo luận tương tự hoặc trong khoảng 6 tháng đến 1 năm gần đây; thành viên chưa quen biết nhau. Bước 3: Mỗi nhóm có phân công trách nhiệm: người điều hành, thư ký ghi chép trên giấy lớn/nhỏ, người báo cáo lại… THV đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt… (kết luận). Bước 4: Người điều khiển đưa ra nội dung, đề tài cần bàn bạc, góp ý kiến, phân tích … hoặc những việc cần làm. Bước 5: Xác định lại xem các thành viên trong nhóm đã hiểu rõ đề tài thảo luận (giải thích chung nếu có nhiều người chưa hiểu, có thể giải thích chung hoặc nên giải thích riêng nếu chỉ vài cá nhân chưa hiểu). Bước 6: Người điều khiển làm rõ từng ý kiến được đưa ra (không lồng ghép quan điểm cá nhân hoặc nhận xét) để mọi người cùng hiểu. Sau đó sắp xếp và phân loại các ý kiến, tổng hợp và chỉnh sửa (nếu cần thiết). Trang 10
- Thời gian thực hiện buổi thảo luận nhóm thường kéo dài từ 1 đến 3 giờ. Một số nguyên tắc trong thảo luận nhóm: Không tăng số lượng nhóm vì sẽ làm tăng chi phí mà không giúp ích được nhiều. Không lượng hóa kết quả nghiên cứu vì bản chất của nghiên cứu là nghiên cứu định tính. Người tham gia thảo luận thường quan tâm các việc sau đây: Những người phát biểu trước đã được lắng nghe hay chưa và ý kiến của họ có đượchiểu đúng hay không? Những ý kiến đã phát biểu có được xem xét một cách nghiêm túc hay không? Nếu tham gia thảo luận thì tôi thu được lợi ích gì? Liệu chúng ta có đưa ra những nhận định đúng đắn hay không? Tôi sẽ phải làm gì khi ý kiến của bản than không được chấp nhận? Nên người điều khiển cần chú ý: Không nên đặt câu hỏi và tự trả lời, đưa ra quá nhiều câu hỏi cùng một lúc, tập trung hỏi một vài người trong nhóm, đưa ra câu hỏi mang tính phức tạp ngay từ lúc đầu, bình luận khen chê ý kiến vừa được nêu ra. Nên thu hút, khuyến khích các cá nhân đóng góp ý kiến; tôn trọng tất cả mọi ý kiến dù nó có kì quái đến mức nào; hài hước, đồng cảm, khích lệ người tham gia; kiên nhẫn chờ đợi mọi người đưa ra ý kiến; tranh luận (nếu cần thiết); kiểm soát, phân bổ thời gian cho từng câu hỏi một cách hiệu quả; đảm bảo mọi người đều có cơ hội phát biểu như nhau; điều hòa không khí buổi thảo luận; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn tránh dẫn đến tranh cãi căng thẳng; giải đáp kịp thời mọi băn khoăn. Phân tích dữ liệu Bao gồm 3 quá trình: Trang 11
- Mô tả hiện tượng Mô tả hiện tượng là việc làm ít tạo sự chú ý trong nghiên cứu thị trường vì nhiều người cho rằng nó là mức thấp nhất của sản phẩm nghiên cứu. Tuy nhiên, mô tả hiện tượng nghiên cứu 1 cách đầy đủ và hệ thống là việc làm cần thiết trong phân tích dữ liệu định tính. Điều kiện cần cho 1 nghiên cứu đạt chất lượng cao là nhà nghiên cứu vừa là người trực tiếp thu thập và phân tích dữ liệu. Lý do là ý nghĩa dữ liệu định tính phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và không phải luôn luôn được diễn tả bẳng lời. Nhà nghiên cứu cần phải theo dõi để hiểu và mô tả lại được những ý nghĩa những phát biểu của đối tượng nghiên cứu. Phân loại hiện tượng Sắp xếp, phân loại các hiện tượng thành từng nhóm có cùng những đặc tính chung để có thể liên kết và so sánh chúng với nhau. Vì vậy, nếu dữ liệu không được sắp xếp một cách có hệ thống, chúng ta sẽ không biết chúng ta đang phân tích cái gì. Mô tả và sắp xếp dữ liệu luôn luôn có mục đích cụ thể. Ví dụ: Trong nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm, về thị trường dầu gội tại TP.HCM. Môt trong các mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố của bao bì dầu gội mà khách hàng cho là quan trọng và thái độ của họ đối với từng yếu tố này. Sau khi thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu mô tả và sắp xếp dữ liệu như sau: Một cách tổng quá, người tiêu dung chia bao bì dầu gội thành 3 nhóm chính: Nhóm cao cấp: Đặc trưng của nhóm này là bao bì đẹp, hài hòa giữa màu sắc và chữ viết và kiểu dáng. Kích thước phù hợp và có nút bật hoặc bấm, thuận tiện trong sử dụng, phù hợp cho người đi làm mang theo. Bao bì của Trang 12
- nhóm tạo 1 cảm giác chất lượng cao cho người tiêu dùng. Phù hợp với giới thượng lưu. Nhóm trung bình: Đặc trung của nhóm này là kiểu dáng, màu sắc và chữ viết bao bì chấp nhận được, nhưng không sắc sảo. Không tạo được cảm giác cao cấp cho người tiêu dùng. Nắp đậy bằng cách vặn, làm dễ đổ. Nhóm bình dân: Đặc trưng của nhóm này là bao bì thô. Nhựa bao bì trông không đẹp, màu sắc và chữ viết không nét, tạo cho người tiêu dùng có cảm giác chất lượng kém. Nắp đậy khó sử dụng, phù hợp cho giới bình dân. Kết nối dữ liệu Nhà phân tích cần liên kết các khái niêm nghiên cứu lại với nhau. Ví dụ: về nghiên cứu dầu gội cho chúng ta thấy mối liên kết giữa các thuộc tính của bao bì (màu sắc, kiểu dáng, tiên dụng) với chất lượng cảm nhận của khách hàng và khúc thị trường. Trong quá trình phân tích dữ liệu cần chú ý: Phải luôn ghi nhớ mục đích của nghiên cứu mà khách hàng cần biết. Phải đọc kỹ bàn ghi chép, xem, nghe lại băng ghi âm và ghi hình để liệt kê được những kết quả chính và những đoạn có thể trích dẫn để minh họa cho kết quả. Kết quả phải trực tiếp trả lời các vấn đề khách hàng cần biết và phải được thể hiện càng gọn gàng, càng đơn giản càng tốt. Trang 13
- Nên tránh dùng các khái niệm kỹ thuật. IV. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA KỸ THUẬT THẢO LUẬN NHÓM 1. Ưu điểm Thu thập dữ liệu đa dạng vì có thể tập trung điều khiển để kích thích họ trả lời, tạo tâm lý an toàn và tự nhiên cho những người tham gia thảo luận, các dữ liệu có thể thu thập một cách khách quan và mang tính khoa học. Đem lại cơ hội khám phá quan điểm của đáp viên trong quá trình tương tác trực tiếp. Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân nên tiết kiệm được chi phí và thời gian. Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của một nhóm người hay cộng đồng. 2. Khuyết điểm Ứng dụng sai: thảo luận nhóm có thể ứng dụng sai hay bị lạm dụng bằng việc xem xét kết quả như là một kết luận hơn là một sự thăm dò (vì kết quả của thảo luận nhóm không thể đại diện cho tổng thể chung mà chỉ cho một mẫu được phỏng vấn). Đánh giá sai: kết quả thảo luận có thể bị đánh giá sai so với kỹ thuật phỏng vấn khác vì thành kiến của khách hàng cũng như người nghiên cứu (các nhà phân tích có thể dễ dàng bóp méo hoặc hiểu không đúng dữ liệu thu thập được...). Điều khiển: rất khó điều khiển do việc chọn ra những người điều khiển có tất cả kỹ năng mong muốn rất khó. Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân (như: có thể gặp khó khăn để có được câu trả lời thẳng thắn về một số câu hỏi). Lộn xộn: bản chất của các câu trả lời hoàn toàn không theo một cấu trúc chính thức, do đó việc mã hóa, phân tích và tổng hợp dữ liệu rất khó Trang 14
- khăn, xu hướng dữ liệu lộn xộn (ví dụ: việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó và phải sử dụng các thiết bị điện tử như máy thu âm…). V. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC THẢO LUẬN NHÓM Địa điểm, thời gian, đối tượng tham dự và hình thức sắp xếp chỗ ngồi là những nhân tốt quyết định đến cuộc thảo luận nhóm. 1. Địa điểm Cần tiến hành nơi kín đáo, ít bị làm phiền, tránh ồn ào để nhóm viên có thể dễ dàng tham dự phát biểu ý kiến. Nơi thảo luận nhóm cần an toàn, tiện nghi về cơ sở vật chất cũng như khung cảnh và không gian: Phòng thảo luận phải có diện tích vừa đủ, không quá rộng hay quá chật hẹp và phải cách âm với bên ngoài để giúp cho việc tập trung trong thảo luận; Phòng thảo luận phải trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như kính một chiều, hệ thống thu phát hình, âm thanh, v.v... 2. Thời gian Tùy theo mục đích, nội dung và số lượng người tham dự nhưng sẽ tốt hơn nếu số lượng ít (từ 8 10 người). Không kéo dài quá 2 tiếng. 3. Thành phần Nên cùng tầng lớp xã hội, cùng trình độ chuyên môn và cùng lứa tuổi. Nếu có sự khác biệt về văn hóa trong thảo luận nhóm có thể tác động đến thái độ và cách ứng xử với chủ đề thảo luận nhóm. Bảo đảm sự hòa hợp về giới tính và cá tính. 4. Sắp xếp chỗ ngồi Thảo luận nhóm nên sắp xếp chỗ ngồi bàn tròn là tốt nhất làm cho người tham gia thảo luận nhóm cảm thấy tự nhiên và khuyến khích các thành viên hăng hái phát biểu ý kiến. Tránh bố trí chỗ ngồi theo địa vị, vị trí người Trang 15
- điều khiển có thể giao tiếp, quan sát với tất cả những người tham gia thảo luận, kiểm soát toàn bộ cuộc thảo luận nhằm ngăn chặn ảnh hưởng nổi trôi một số người và khuyến khích những người rụt rè tham gia. Khoảng cách chỗ ngồi của các thành viên tới vị trí điều khiển nên gần bằng nhau, khoảng cách không quá xa nhằm khuyến khích ảnh hưởng của tác động qua lại. Hoạt động tập thể trong nhóm góp phần làm giảm các cuộc nói chuyện riêng của người ngồi cạnh. VI. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÊN VÀ KHÔNG NÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM Bảng so sánh phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp nghiên cứu định tính khác: Phương Phân loại Ưu điểm Khuyết điểm pháp Phỏng Phỏng vấn Cho phép nghiên cứu Không có mẫu sẵn vấn sâu không cấu trúc. viên linh hoạt theo ngữ rất khó hệ thống (Thảo cảnh và đối tượng hóa các thông tin và luận tay nghiên cứu. phân tích số liệu. đôi) Được sử dụng trong nghiên cứu các chủ đề nhạy cảm (HIV/AIDS, ma túy,…). Phỏng vấn bán Sử dụng bản hướng Cần phải có thời cấu trúc dẫn phỏng vấn tiết gian thăm dò trước để kiệm thời gian phỏng xác định chủ đề vấn. nghiên cứu và thiết Danh mục câu hỏi kế câu hỏi phù hợp. Trang 16
- giúp xác định rõ vấn đề cần thu thấp thông tin, nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết trong phỏng vấn. Dễ dàng hệ thống hóa và phân tích thông tin thu được. Phỏng vấn có Tương tự Phỏng vấn bán cấu trúc cấu trúc (Phỏng vấn hệ thống) Thảo Thảo luận Cung cấp một khối Nghiên cứu viên khó luận nhóm tập trung lượng thông tin đáng kể kiểm soát động thái Phỏng vấn nhóm một cách nhanh chóng của quá trình thảo nhóm không và rẻ hơn so với phỏng luận so với phỏng chính thức. vấn cá nhân. vấn cá nhân. Rất có giá trị trong Thảo luận nhóm tập việc tìm hiểu quan trung không thể đưa niệm, thái độ và hành ra tần suất phân bố vi của cộng đồng. của các quan niệm và Hỗ trợ việc xác định hành vi trong cộng những câu hỏi phù hợp đồng. cho phỏng vấn cá nhân. Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân. Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với Trang 17
- PV cá nhân. Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm. Thu được chính xác Kết quả quan sát hình ảnh về hành vi được không có tính người tiêu dùng vì họ đại diện cho số đông. không hề biết rằng Không thu thập được mình đang bị quan sát. những vấn đề đứng Quan sát Thu được thông tin sau hành vi được quan chính xác về hành vi sát như động cơ, thái người tiêu dùng trong độ. khi họ không thể nào nhớ nỗi hành vi của họ một cách chính xác. Dựa vào bản so sánh trên ta có thể nhận thấy ở mỗi kỹ thuật thu thập dữ liệu định tính đều có ưu khuyết điểm riêng. Việc lựa chọn kỹ thuật nào để áp dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhìn chung với các ưu điểm như trên thì thảo luận nhóm là “ kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính”. Thảo luận nhóm được dùng ở hầu hết các nghiên cứu định tính nhưng cũng có một số trường hợp Thảo luận nhóm tỏ ra không phù hợp và không nên sử dụng như: Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao hoặc nhạy cảm không phù hợp cho việc thảo luận trong môi trường tập thể. Như mức thu nhập cá nhân, đồ lót… Trang 18
- Đối tượng nghiên cứu có vị trí cao trong xã hội hay do môi trường làm việc linh động nên rất khó mời họ tham gia nhóm. Như giám đốc điều hành, quản lý, nhân viên marketing… Vì tính chất cạnh tranh trên thị trường nên đối tượng nghiên cứu không thể tham gia thảo luận nhóm do không muốn đối thủ cạnh tranh tìm hiểu được thái độ và hành vi của công ty mình. Đặc biệt là trên lĩnh vực công nghệ hay thời trang, đòi hỏi sự bảo mật rất cao. Do tính chất chuyên môn của sản phẩm mà phỏng vấn tay đôi mới có thể làm rõ và đào sâu được dữ liệu như dược phẩm. Trang 19
- KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và đặc biệt đang khủng hoảng như hiện nay, chỉ doanh nghiệp có thể cập nhật được nhu cầu, tâm lí khách hàng mới có thể tồn tại; Một doanh nghiệp trước khi xây dựng chiến lược thương hiệu mới cần phải biết mình đang ở đâu? Đích doanh nghiệp muốn nhắm tới? Làm cách nào để đạt được? Và cái gì có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp? Một chiến lược hoàn hảo phải được xây dựng trên một hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Đây là những thông tin được đo lường thông qua các hoạt động điều tra, nghiên cứu. Có 4 hướng để thiết lập kế hoạch nghiên cứu này (Nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, nghiên cứu bên ngoài, nghiên cứu bên trong eBrandium.com) và đặc biệt nghiên cứu để thu thập các dữ liệu định tính, đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu định tính là một phương pháp mà bạn có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc thảo luận nhóm giữa các đáp ứng viên. Phương pháp này cho phép họ có thể tự do bày tỏ ý kiến và bạn có thể biết được những động cơ thúc đẩy hành động của họ. Quan trọng hơn là bạn có thể biết được họ nghĩ thế nào về thương hiệu của bạn. Bạn còn có thể biết rõ hơn Bạn là ai? Bạn sẽ phải như thế nào?.... Có rất nhiều phương pháp thu thập dữ liệu định tính như Thảo luận tay đôi, Thảo luận nhóm... trong đó phương pháp Thảo luận nhóm lại được sử dụng phổ biến hơn cả bởi những những ứng dụng rộng rãi của nó trong việc Khám phá thái độ thói quen tiêu dùng, Thử nghiệm sản phẩm mới, Thử khái niệm thông tin… Kỹ thuật thảo luận nhóm trong phương pháp thu thập dữ liệu định tính giúp ta tìm hiểu sâu vấn đề nghiên cứu. Thu thập dữ liệu đa dạng, có thể tập trung diều khiển để kích thích họ trả lời, tạo tâm lý an toàn và tự nhiên Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án: Mở xưởng sản xuất và kinh doanh bánh mì dài kiểu Pháp
54 p | 2167 | 755
-
Tiểu luận nhóm môn Quản trị chiến lược
31 p | 574 | 126
-
Tiểu luận: Kỹ năng phương pháp thảo luận nhóm
22 p | 440 | 63
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Diện mạo mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay
191 p | 54 | 8
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm ái tính kháng nguyên giới hạn (LAg-Avidity) để ước tính tỷ lệ mới nhiễm HIV trên các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV ở Việt Nam
27 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn