Tiểu luận: Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại
lượt xem 120
download
Tiểu luận với đề tài "Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại" trình bày các nội dung sau: bối cảnh lịch sử thế giới vào thời gian hậu kỳ trung đại, nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát kiến địa lý ở Châu Âu thời Trung đại, tiến trình phát kiến địa lý,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Lịch Sử Đềtài: Những cuộc phát kiến địa lý châu Âu thời trung đại GVHG: TS. TrịnhTiếnThuận SVTH: Trần Bích Dịu- sp Sử 2B MSSV: K37.602.022 1
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU 2
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU LỜI MỞ ĐẦU Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. (Theo “Văn minh”-Bách khoa toàn thư mở) Như vậy, Lịch sử văn minh thế giới là lịch sử phát triển của loài người qua nhiều thế kỷ, từ khi con người xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất cho đ ến nay. Bắt đầu từ những hoạt động sơ khai như săn bắt, hái lượm bằng các công cụ thô s ơ, thì con người, nhờ vào trí tuệ và sức sáng tạo của mình, đã tìm tòi và tạo ra nhiều thứ cần thiết cho cuộc sống của họ.Vì vậy, cũng có thể nói rằng, lịch sử những nền văn minh thế giới chính là lịch sử của trí tuệ và sức sáng tạo của loài người vậy. Chúng ta đã biết đến về lịch sử văn minh thế giới qua các bài giảng c ủa giáo viên. Trong mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Riêng thời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê gồm: nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã,nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Đ ộ, nền văn minh trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes , Tuy nhiên,nói đến lịch sử văn minh thế giới,chúng ta cũng phải nhắc đến sự đóng góp quan trọng củ những cuộc phát kiến địa lý châu Âu thời trung đại. Qua những cuộc phát kiến địa lý, con người đã bắt đầu mở rộng vã vẽ thêm vào bản đồ th ế gi ới những vùng đất mới, những miền đất hứa. Và cũng từ đó,con người đã bắt đầu chinh phục thế giới tới những miền đất xa xôi, và kết quả xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản. Như vậy, những cuộc phát kiến này là một trong những tiền đề cho sự ra đ ời của chủ nghĩa tư bản.Vậy, những tiền đề của các Phát kiến lớn về địa lý, quá trình phát kiến địa lý, và hậu quả của nó ra sao? Thông qua bài tiểu luận “Những cuộc phát kiến địa lý châu Âu thời trung đại”, tôi sẽ giới thiệu và làm rõ hơn về vấn đề này. Trang 3
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU PHẦN NỘI DUNG 1. Bối cảnh lịch sử thế giới vào thời gian hậu kỳ trung đại Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong và quan hệ tư bản nảy sinh.Giai đoạn này được mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn về địa lý. Bởi vì phát kiến địa lý mở đường cho sự ra đời của CNTB và mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận đại. Ðây cũng là thời kỳ chính quyền quân chủ chuyên chế được xây dựng ở một số nước ( Anh , Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha,....) Lúc này là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy thóai và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại, và khi mà giữa hai bên đối địch nhau chưa bên nào thắng bên nào, lúc ấy qúi tộc phong kiến bắt tay vời tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ và phong trào nông dân đang lên mạnh. Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa sâu sắc ( đấu tranh giữa hai ý thức hệ tôn giáo phản động và ý thức hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào cải cách tôn giáo, văn hóa phục hưng. Trong giai đoạn này, do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội và tư tưởng mới, pnong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh mẽ, biến thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn mới là thủ tiêu chế độ phong kiến và vương quyền. Tất cả những điều đó đã làm cho giai đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở thành một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, khác về chất với giai đoạn phong kiến phát triển trước đó (thế kỷ XI-XV), cũng như với các thế kỷ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công nghiệp ( thế kỷ XVIII - XIX ). Qui luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến. 1. Phát kiến Phát kiến là tìm ra những gì còn xa lạ chưa biết tới để phục vụ cho nhu cầu khám phá khoa học,lợi ích kinh tê, tìm hiểu văn hóa, tôn giáo , hoạt động chính trị. 3. Phát kiến địa lý Phát kiến địa lý là tìm ra những vùng đất mới,chưa từng có con người đặt chân đến hay xa lạ chưa được biết tới, để phục vụ cho nhu cầu khám phá thế giới, mở Trang 4
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU rộng thị trường, giao lưu quốc tế, trao đổi văn hóa giữa những nền văn minh phương Đông và phương Tây. Và từ đó,người ta cũng bổ sung ,hoàn chỉnh vào bản đồ đ ịa lý thế giới. II. Nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát ki ến đ ịa lý ở Châu Âu th ời Trung đại. Trong thời kì cổ đại và sơ kì trung đại, người châu Âu vẫn chưa giám vượt qua các đại dương. Những nơi mà thương nhân, và các nhà hàng hải châu Âu quen thuộc chỉ là những bờ biển quen thuộc quanh châu Âu và Địa Trung Hải. Nhưng từ nửa sau thế kỉ XV trở đi, người châu Âu đã tổ chức nhiều cuộc thám hiểm vượt đại dương với mục đích tìm ra con đường biển sang phương Đông. Trong số những cuộc thám hiểm này có 3 cuộc thám hiểm địa lớn nhất vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI dẫn đến ba phát kiến địa lí lừng danh “ Cuộc hám hiểm tìm ra châu Mĩ (1942) Crixtốp Côlômbô, cuộc thám hiểm vòng qua châu Phi tới Ấn Độ (1497-1498) của Vaxcô đơ Gama và cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới (1519-1522) của Magianlăng. Những phát kiến địa lí trên đã làm đảo lộn quan điểm về trái đất thời dó. Không đầy 50 năm sau loài người đã biết đến hầu hết các biển các miền đất lạ Hoàn cảnh xã hội : Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát tri ển không đáng kể. Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà t ư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến l ỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có l ợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ . Bước vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, xã h ội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế, xã hội. Một mặt, do sự phát tri ển của sản xu ất nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng.Các n ước Tây Âu đòi h ỏi ph ải m ở r ộng thị trường để trao đổi mua bán với các vùng trên thế giới.Thời gian này thị trường c ủa giai Trang 5
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU cấp tư sản Tây Âu chỉ trong phạm vi Châu Âu và thông qua vùng ph ụ c ận v ới Ph ương Đông. Việc buôn bán với phương Đông mà người Châu Âu mới tiến hành còn rất hạn chế. Các tầng lớp vua chúa, quý tộc tầng lớp giàu có lúc bấy giờ cũng mong có nhiều tiền, vàng để ăn chơi hoang phí, và nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm (dâu tằm tơ), ngà voi... tăng vọt hẳn lên. Phương Đông trong trí tưởng tượng của họ được tô vẽ thành một thế giới thần tiên giàu có trong các cuốn truyện Ngàn lẻ một đêm, Cuốn sách những chuyện kì lạ.Vàng và gia vị là đông cơ chủ yếu của việc tìm đuờng sang Phương Đông, khám phá những vùng đất mới. Mặc khác, các thượng lộ sang phương Đông gặp những trở ngại khó khăn không tài nào khắc phục được . Một trong những con đường buôn bán chủ yếu c ủa châu Âu v ới phương Đông là con đường qua Địa Trung Hải , sau cu ộc Th ập t ự chinh n ằm trong tay người Italia. Một số thành thị Italia đã đạt được cơ dở phồn thịnh trên thượng lộ này, Tuy nhiên họ vẫn phỉa nhờ vào sự mô giới của người A Rập, vì người A Rập đã kiểm soát toàn bộ con đường buôn bán sang Ấn Độ hoặc là đi qua Ai Cập và Hồng H ải , ho ặc là theo con đường sông Tigơrơ và Ơphơrát đến vịnh Ga Tư . Người A Rập l ập nên hàng rào b ất kh ả xâm phạm giữa Ấn Độ va châu Âu , khiến cho không một tàu buôn châu Âu nào được phép bỏ neo trên Hồng Hải, Cũng như không một thương nhân châu Âu nào đ ược qua đó . Người a Rập trở thành người lũng đoạn hàng hóa Ấn Độ, người châu Âu ph ải mua hàng hóa đó với giá đắt từ 8-10 lần Một con đường buôn bán xuyên qua lục địa châu Á đến trung Qu ốc cũng đã mát h ết tác dụng do dân du mục của các nước Ápganistan thay nhau chiếm gi ữ, Tuy nhiên trong việc buôn bán với phương Đông , nguy cơ bế tắc chủ yếu vẫn là do người Th ổ Nhĩ Kì chiếm mất con đường qua hắc Hải , vịnh Ba Tư. Năm 1453 , khi đ ế qu ốc Badantium chiếm Côngxtăngtinôp rồi chiếm luôn Tiểu Á và bán đảo Bancăng .Năm 1475 h ọ chi ếm Crimê. Hắc hải trở thành biển của họ .Từ đó về sau hắc hải và những vùng đất người Thổ Nhĩ Kì chiếm toàn trở nên khốc liệt do chính sách kinh tế tàn bạo của người Th ổ. Họ cướp đoạt hàng hóa của thương nhân mộ cách vô lí, khiến cho con đường buôn bán c ủa ngươi châu Âu trở nên tuyệt vọng .Việc tìm ra con đường biển sang Phương Đông là m ột nhu cầu cấp bách của người Châu Âu. Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt Trang 6
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thuỷ thủ dũng cảm. Vào thời gian ấy, khoa học –kỹ thuật có những tiến bộ đáng kể. Các nhà hàng hải bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, b ước đầu hi ểu bi ết đ ịa lí c ủa các đ ại dương. Sự tiến bộ về kiến thức địa lý, thiên văn, và kỹ thuật hàng h ải đã t ạo ra nh ững điều kiện đảm bảo cho những chuyến đi dài ngày trên biển.Người ta đã xác đ ịnh đ ược hướng con tàu không chỉ bằng cách quan sát chiều gió, hải lưu, màu n ước ho ặc chim bi ển mà còn bằng biện pháp xác định vị trí của tàu không cần v ật chuẩn. La bàn cùng v ới máy đo góc thiên văn được sử dụng trong việc định hướng giữa các đại dương bao la. Tr ước kia người ta chỉ đóng thuyền nhỏ,thành thấp đáy bằng để đi sông và ven bi ển, nay cũng đã vẽ được những bản đồ và hải đồ có ghi các bến c ảng. Kỹ thu ật đóng tàu có nh ững b ước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, có sàn và boong đ ể có th ể đ ặt đ ại bác. Những kiểu tàu mới đã xuất hiện. Ca-ra-ven trở thành loại tàu vượt đại dương đ ầu tiên trong lịch sử thế giới. Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài li ệu ghi chép của một số người đi trước (như Mác-cô Pô-lô, người I-ta-li-a) cũng giúp cho các cu ộc phát kiến địa lí ở các thế kỉ XV – XVI có điều kiện dễ dàng hơn. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều ở cực tây nam Châu Âu tiếp giáp với Đại Tây Dương, và bờ biển có nhiều thủy thủ gan dạ và một tầng lớp quý tộc th ượng võ, hi ếu chiến đã được rèn luyện.Hơn nữa trong khi các nước Tây âu còn đang bận r ộn trong cu ộc nội chiến, khôi phục chiến tranh thì Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã hoàn thành công cu ộc khôi phục và có kì vọng phát triển thành một cường quốc.Giai c ấp th ống tr ị các n ước này ủng hộ những chuyến đi tìm đất mới mong chiếm đựợc nhiều c ủa c ải để trở thành giàu có, họ còn đưa ra lời hứa hẹn sẽ phong vương và ban thưởng cho nh ững ai có nhi ều công trạng trong các chuyến vượt biển. II. Tiến trình phát kiến địa lý Cho đến trước thế kỷ XV, người châu Âu chỉ biết có 3 đại lục : Âu, Á, Phi nối liền nhau, chung quanh là biển. Nhưng đến thế kỷ XV những hiểu biết của người châu Âu được bổ sung bằng thuyết qủa đất hình tròn, nhờ vậy mà họ biết rằng muốn sang Ấn độ thì có thể đi bằng hai cách : Vòng châu Phi hoặc vượt đại dương đi về phía Tây. Trang 7
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU Lịch sử phát kiến địa lí là lịch sử của hàng loạt hoạt động thám hiểm dũng cảm đưa lại những thành tựu to lớn. Nhười Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha nằm trong s ố những người đầu tiên và tích cực nhất tham giai vào các hoạt động thám hiểm , Vì Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có vị trí thuận lợi . Trong thời kì diễn ra nh ững hoạt động thám hiểm , nền kinh tế hàng hóa của 2 nước này khá phát triển nhất là các thành thị ven biển . Bồ dào Nha, Tây Ban Nha có những hạm đội lớn nhất lúc bấy giời , với những thủ thủy gan dạ . Hai nước này tiến hành cuộc đ ấu tranh mấy trăm năm với nhười A Rập , đồng thời phải đấu tranh chống sự lũng đoạn buôn bán c ủa người Italia . Cuộc đấu tranh đó đã sinh ra các tầng lớp quý tộc thượng võ, hiếu chiến. Tầng lớp này tham gia vào những hoạt động thám hiểm nhằm bổ cứu cho s ự nghiệp kinh tế đã lubg lay của họ rong cuộc chiến tranh lâu dài gây nên. Những cuộc phát kiến địa lí lớn nhất do người Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha lập nên , dĩ nhiên họ kế thừa những thành quả của nhiều cuộc thám hiểm trước đó . Nhung chỉ những phát kiến đại lí của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha mới dẫn đến hậu quả kinh tế lớn nhất . 1. Các chuyến đi của hoàng tử HENRI 1.1. Tiểu sử Henri – Nhà hàng hải(1393-1460) Trong khoảng các năm từ 1385 tới năm 1435, nước Bồ Đào Nha có Vua John I cai trị. Hoàng tử Henri d'Aviz thấy mình đứng thứ ba trong thứ tự kế vị nên đã từ bỏ Trang 8
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU Chính Trị mà quay sang lãnh vực Khoa Học và Thám Hiểm. Henri đã đặt cơ sở khảo cứu trên mỏm cực nam của xứ Bồ Đào Nha và mỏm đất này như thể một bao l ơn nhìn ra ngoài đại dương bát ngát Năm 1415 Henri thành lập trường hàng hải tại Sagres, miền Nam Portugal. Ông đã tụ tập chung quanh mình một số học giả và những người đi biển.Những người này đã giúp ông chuẩn bị những cuộc thám hiểm bằng cách thành lập các toán chuyên về hàng hải, thiên văn và họa đồ địa lý. Ông đã cho vẽ ra những bản đồ mới. Henri còn cho xây cất một đài thiên văn để giúp các nhà thủy thủ lái tàu bằng cách xác định vị trí nhờ các vì sao. Ông còn cho mời nhiều nhà bác học A Rập,và Do Thái tới làm việc Từ 1416, mỗi năm ông đều cho đoàn thám hiểm tìm hiểu đại dương, phát xuất từ Sagres đi về hướng Nam. Các con tầu của Hoàng Tử từ phương đông trở về đã chất đầy vải lụa, hương liệu, còn nếu từ châu Phi, mang theo vàng, ngà voi và các nô lệ da đen. Nhưng mặc dù rất đắt tiền, các hàng hóa kể trên đều không được Hoàng Tử ưa thích bằng các bài tường trình về những miền đất chưa quen biết và về các vùng biển chưa từng có thuyền bè nào lui tới. Hoàng Tử Henri còn tặng nhiều tiền thưởng cho những tin tức liên quan tới bờ biển phía tây của châu Phi, tới hướng gió và các luồng nước chảy trên Đại Tây Dương. Ông chính là người đã mở đầu những chuyến đi của người Bồ Đào Nha. "Henri, nhà Hàng Hải" mặc dù có biệt hiệu của ông như vậy nhưng ông chưa từng đi tàu mặc dù ông có tinh thần của một nhà hàng hải. 2. Cuộc hành trình các con tàu của Hoàng tử Henri Trang 9
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU Cuộc hành trình các con tàu của Hoàng tử Henri • Người Bồ Đào Nha khám phá Châu Phi • Người Bồ Đào Nha xuôi thuyền hướng về Châu Á • Người Bồ Đào Nha đến sinh sống tại Brésil, Nam Mỹ Năm 1415, người Bồ đã chiếm được pháo đài Ceuta trên bờ biến châu Phi, từ đó hầu như năm nào họ cũng tổ chức những đoàn thám hiểm đi về phía Nam dọc theo bờ biển châu Phi. Khi tìm đường đi sang Ấn Độ, các thủy thủ Bồ đã khám phá ra các nhóm đ ảo Canaries, Madeira, Azores. Một thuyền trưởng của Hoàng Tử Henri đã tới hòn đảo lớn Canaries rồi trở về Bồ Đào Nha và mô tả lại những dòng nước chảy mạnh chung quanh đảo. Sự việc này khiến cho Hoàng Tử Henri cử Goncalo Velho, một hiệp sĩ quý phái, đi "tìm nguyên nhân của dòng nước". Như vậy "Henri, nhà Hàng Hải" là người đầu tiên tìm hiểu các giới hạn của đại dương. Năm 1419, họ chiếm được hòn đảo Porto Xanto do người Ý tìm ra trước kia và biến đảo này thành thuộc địa.1432 phát hiện ra quần đảo Axo,1434 họ đi qua Pôatooc. Nhưng Henri không được chứng kiến một phát hiện lớn lao nào đã từng làm cho đất nước l6ng - Bồ Đào Nha- trở thành bất tử . Năm 1460 ông mất người Bồ Đào Nha chưa đạt được những phát hiện lớn lao nào trên lĩnh vực địa lí. Sau Henri người Bồ Đào Nha còn tiến hành nhiều cuoc5 thám hiểm nữa. Trang 10
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU Năm 1445, họ đến được Cap Vert (mũi Xanh). Năm 1472, họ đến Vịnh Guinée,nơi tận cùng của vùng đất châu Phi nhô ra biển và bắt đầu khai thác những lớp đất có vàng, sau đó họ biến nơi nầy thành nơi buôn bán ngà voi, vàng , nô lệ và một phần gia vị. Họ đem áo dài vải gai, hạt cườm vũ khí và rượu bán cho người da đen ở đây. Khi đến vịnh Guinée, họ tưởng đây là mõm cực nam của châu Phi, nên năm 1482 họ cho xây dựng ở đây đồn Mina để cướp bóc. Đến 1884 họ đến được cửa sông CôngGô Henri đã dùng những điều hiểu biết do các thủy thủ đem về để vẽ bản đồ, với mục đích sử dụng trong các cuộc thám hiểm sau. Đồng thời với những kiến thức ngày một nhiều, cách đóng tầu thuyền cũng tiến bộ. Một thứ tầu biển mới được chế tạo có tên là Caravelle, đã cho phép các thủy thủ Bồ Đào Nha có thể đi xa hơn trước. Tàu Caravelle Từ năm 1416, mỗi năm đều có một đoàn thám hiểm ra đi nhưng mỗi đoàn chỉ đi được một quãng ngắn rồi quay trở về.Năm sau, trên cơ sở kết quả đã thu được, đoàn khác lại đi xa hơn một ít.Những tiến bộ đó thật chậm chạp, Người Bồ Đào Nha Trang 11
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU phải mất tới 82 năm mới đến được Ấn Độ (1416-1498).Trong các chuy ến đi đó có hai cuộc thám hiểm lớn là của B.Dias (1450-1500) và Vasco da Gama(1469-1524). 2. Các chuyến đi của Bartolomeu Dias(1450 - 1500) a. Giới thiệu Bartolomeu Dias (1450 - 1500), nhà hàng hải Bồ Đào Nha. Năm 1457, Bartolomeu Dias được sinh ra ở Bồ Đào Nha.Bartolomeu Dias đến từ một gia đình quý tộc Bồ Đào Nha và cha của ông tham dự tòa án Bồ Đào Nha.Người ta tin rằng Dias đến từ một gia đình của các thủy thủ và nhà thám hiểm bao gồm Joao Dias người đi thuyền quanh Cape Bojador năm 1434 và Diniz Dias người phát hiện ra các quần đảo Cape Verde. Bartolomeu Dias đã được giáo dục tốt nhất và với trình độ của mình Ông đã có thể được dạy một số ngôn ngữ, vật lý, hình học, toán học và thiên văn học Ông là thành viên của tòa án Bồ Đào Nha hoàng gia và tổ chức tiêu đ ề của Sailing Master của con người của cuộc chiến Sao Cristovao Bồ Đào Nha (San Christovao). b. Cuộc hành trình của Bartolomeu Dias Ngày10 tháng 10 Năm 1486: Vua John II của Bồ Đào Nha bổ nhiệm Bartolomeu Dias vao một đoàn thám hiểm để lãnh đạo để đi thuyền vòng quanh mũi phía nam ̀ của châu Phi với hy vọng tìm ra một tuyến đường thương mại sang Ấn Độ. Bartholomeu Dias, người đã từng trông coi các kho của hoàng gia ở Lisbon và đã đi một chuyến tàu caravel xuống bờ biển châu Phi. Sau mười tháng chuẩn bị lâu ngày, tổ chức kỹ lưỡng, với vốn đầu tư lớn vào tháng bảy hoặc đầu tháng Tám, 1487, với hai caravels vũ trang, mỗi caravels năm mươi tấn và một tàu cung cấp Dias chuẩn bị rời Lisbon.Dias mang theo sáu người châu Phi đã từng có mặt trong các chuy ến thám hiểm Bồ Đào Nha trước đây. Dias cho họ ăn uống tử tế, cho mặc đồ theo kiểu người Âu, rồi rải họ ở một số nơi dọc bờ biển, cùng với những mẫu hàng hóa như vàng, bạc, gia vị và các sản phẩm châu Phi khác, để họ dùng kiểu "buôn bán câm" chỉ cho những người bản xứ biết người Bồ Đào Nha cần những loại hàng hóa nào. Sau khi đã rải hết những sứ giả châu Phi này, các con tàu của Dias gặp phải một c ơn bão Trang 12
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU chuyển thành một cuồng phong dữ dội. Những con tàu phải hạ buồm chạy trước cơn gió bắc trên biển sóng lớn trong 13 ngày và bị gió đưa đi xa ra ngoài khơi r ồi xuống phía nam của biển cả. Đoàn thủy thủ vừa mới bị sức nóng thiêu đ ốt c ủa xích đ ạo, giờ đây trở thành hoảng loạn. "Và vì các tàu khá nhỏ và biển thì càng lúc càng l ạnh hơn và không giống như lúc họ còn ở Guinea,... họ chỉ nằm trên tàu chờ chết". Nhưng cơn bão đã qua đi và Dias căng tất cả các cánh buồm và quay về phía đông, nhưng sau nhiều ngày vẫn không thấy đất đâu cả. Quay lên phía bắc 150 hải lý, ông bất ngờ thấy những dãy núi cao. Ngày 3 tháng 2, 1488, ông bỏ neo ở vịnh Mossel, nằm vào khoảng 30 dặm phía đông chỗ ngày nay gọi là Mũi Town. Có vẻ do ý tr ời, cơn bão đã thực hiện được điều mà không một kế hoạch nào có thể thực hiện, vì nó đã đưa Dias vòng qua mũi cực nam của châu Phi. Khi đoàn người thám hiểm lên b ờ, họ bị dân bản xứ ném đá đuổi đi, Dias dùng cung bắn chết một người bản xứ khiến họ phải bỏ đi. Ông đi theo bờ biển, đi thêm ba trăm dặm nữa đến cửa của Great Fish River và vào vịnh Algoa. Dias muốn đi tiếp vào Ấn Độ Dương, để hoàn thành niềm mong đợi của nhiều thế kỷ, nhưng đoàn thủy thủ không muốn. "Mệt mỏi và kinh hoàng vì biển cả dữ dội mà họ đã đi qua, tất cả đều cùng nhau bắt đầu lẩm bẩm kêu ca và yêu c ầu không được đi xa thêm nữa". Lương thực còn rất ít và chỉ có cách quay nhanh tr ở về tàu lương thực còn ở xa tít phía sau. Sau khi hội ý với các thuyền trưởng và mọi người đều ký vào quyết định quay trở về, Dias đã đồng ý. Trên đường về, họ trở lại chiếc tàu lương thực mà họ đã để lại cách đây chín tháng với 9 người trên tàu. Chỉ còn ba người sống sót và một trong ba người này "quá vui khi gặp lại các bạn nên đã chết một cách đột ngột, vì đã quá đuối s ức vì b ệnh tật". Người ta dỡ hàng từ chiếc tàu lương thực rồi đốt bỏ nó, chỉ còn hai con tàu caravel quay về Bồ Đào Nha vào tháng 12 năm 1488, sau mười sáu tháng và mười bảy ngày lênh đênh trên biển.Khi hai chiếc tàu caravel tan nát vì thời tiết về tới cảng Lisbon, Christopher Colômbô đã có mặt ở đó để đợi đoàn thám hiểm. Dạo ấy Christopher Colômbô chưa có tiếng tăm gì. Ông rất quan tâm đến kết quả chuyến đi của Dias. Tháng12 năm 1488, Dias trở về Lisbon.Sau khi vắng mặt,Ông đã thể hiện được cách để Vasco da Gamma ông năm 1497 mà đi kèm, nhưng ở một vị trí cấp Trang 13
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU dưới, như xa như là Cape Verde Islands, Việc phát hiện ra các đoạn xung quanh châu Phi là quan trọng bởi vì, lần đầu tiên, người châu Âu có thể thương mại trực tiếp với Ấn Độ và các phần khác của châu Á, bỏ qua các tuyến đường bộ qua Trung Đông. Dias ban đầu được đặt tên là Mũi Hảo Vọng là "Mũi bão" (Cabo das Tormentas). Sau đó nó được đổi tên thành bởi vua John II của Bồ Đào Nha đến Cape of Good Hope (Cabo da Boa Esperança) bởi vì nó đại diện cho việc mở một tuyến đường phía đông.và với các thông tin vô giá cho chuyến đi thăm dò tương lai của Bồ Đào Nha. Những cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha đã được lãnh đạo bởi Christopher Columbus , Vasco da Gama và Pedro Alvares Cabral tất cả những người sử dụng các bảng xếp hạng do Bartolomeu Dias.Sử dụng kinh nghiệm của mình với du lịch thám hiêm, Dias đã giúp trong việc xây dựng các Gabriel São và tàu anh em của ̉ mình, Rafael Sao đã được sử dụng bởi Vasco da Gama đi vòng quanh Cape và tiếp tục con đường đến Ấn Độ. Dias chỉ tham gia vào chân đầu tiên của chuyến đi da Gama, cho đến quần đảo Cape Verde . Sau đó ông bị một trong các thuyền trưởng của chuyến thám hiểm Ấn Độ thứ hai, đứng đầu là Pedro Alvares Cabral . Đội tàu này đạt tới trước bờ biển của Brazil , có tính sở hữu của nó trong 1500, và sau đó tiếp tục hướng về phía đông tới Ấn Độ. Dias thiệt mạng gần Cape of Good Hope rằng ông presciently có tên là Cape của bão. Bốn tàu gặp phải một cơn bão lớn đi mũi và bị mất, bao gồm cả Dias, ngày ngày 29 tháng 5 năm 1500. Dias không bao giờ được vua thưởng công xứng đáng và ông trở thành con người của Kỷ Nguyên Khám Phá của Bồ Đào Nha bị quên lãng. Ông có trông coi việc đóng những tàu cho Vasco da Gama, nhưng không dự phần trong chuyến hành trình cao điểm của Gama tới Ấn Độ. Người ta đã trông chờ công trình thám hiểm của Dias được tiếp nối mau chóng, nhưng nó đã bị trì hoãn do những vấn đề nội bộ ở Bồ Đào Nha, do việc kế vị ngôi vua bị gián đoạn và nhất là do cuộc tranh giành xảy ra khiến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang đứng bên bờ của một cuộc chiến. 3. Vasco da Gama (1460-1524) Trang 14
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU (http://nhantai.vn/nhantai/158/TalentId/191/Nhan_tai_Vasco_da_Gama.aspx) Vasco da Gama là bá tước thứ nhất của Vidigueira , là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, một trong những nhà hàng hải châu Âu thành công nhất của Kỷ nguyên khám phá và là thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi thẳng từ châu Âu đến Ấn Độ. 3.1. Tiểu sử Vasco da Gama sinh khoảng năm 1460[1] hoặc 1469[2] tại Sines ở bờ biển phía Tây Nam của Bồ Đào Nha, có lẽ là trong một ngôi nhà gần nhà thờ Nossa Senhora das Salas. Cha của Vasco da Gama là Estêvão da Gama, một kỵ sĩ trong đội gia binh của Công tước xứ Viseu, Dom Fernando vào khoảng những năm 1460. Dom Fernando cử ông làm Alcaide-Mór (thủ hiến) xứ Sines và cho phép ông giữ lại một phần thuế thu từ việc làm xà phòng ở Estremoz. Estêvão da Gama kết hôn với Quý cô Isabel Sodré, con gái của João Sodré. Người ta biết rất ít cuộc đời Vasco da Gama khi còn nhỏ, có giả thiết cho rằng ông học trong một thị trấn trên đất liền ở Évora, ở đó có l ẽ ông đã học Toán học và nghề hàng hải, người ta cũng biết rằng da Gama hiểu biết sâu về Thiên văn học là nhờ được học từ nhà thiên văn nổi tiếng Abraham Zacuto. Năm 1492 vua João II của Bồ Đào Nha phái ông tới cảng Setúbal, phía Nam Lisbon, và tới Algarve, tỉnh cực Nam của Bồ Đào Nha để chiếm lấy những con tàu Pháp nhằm trả đũa việc cướp bóc tàu thuyền Bồ Đào Nha trong thời bình, Vasco da Gama đã hoàn thành rất nhanh chóng và hiệu quả công việc được giao. 3.2. Bối cảnh Trang 15
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU Năm 1460, Hoàng Tử Henri qua đời. Sự kiện này đã làm tiêu tan động lực thúc đẩy các nhà thám hiểm Bồ. Nhưng việc tìm hiểu các miền đất mới đã không ngừng lại. Đường Xích Đạo được Lopo Goncalves băng qua vào năm 1473 mà không một thủy thủ nào bị cháy thành than! Các thám hiểm vẫn tiếp tục nhưng số lượng vàng bạc mang về xứ không được nhiều như trước, người thời đó đành hy vọng ở các hương liệu. Câu hỏi đặt ra cho họ là làm sao tới được Ấn Độ và muốn vậy, châu Phi phải là một lục địa tròn trong khi bờ biển của lục địa này vẫn tiếp tục trải dài hướng về phía nam. Sau Bồ Đào Nha, nước Tây Ban Nha bắt đầu chiếm được một số hải cảng trên các miền bờ biển châu Phi. Đã xảy ra một số tranh chấp giữa hai nước lân bang này. Để dành riêng châu Phi cho mình và giải quyết mọi tranh chấp, nước Bồ đã trông cậy vào vị Giáo Hoàng. Trong nhiều thế kỷ, giáo hội Thiên Chúa đã từng là trọng tài của các quốc gia theo Thiên Chúa giáo, nhưng ảnh hưởng của Giáo Hoàng đã bị kém dần. Tuy thế, từ năm 1455, nước Bồ Đào Nha đã nhận được một loạt các công bố c ủa Giáo Hoàng cho họ tất cả các hải đảo và miền đất phía nam Cape Bojador. Năm 1478, Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella của các vương quốc Aragon và Castile, đã xin Giáo Hoàng đặc quyền buôn bán với xứ Guinea và đã bị từ chối trong khi tàu buôn Tây Ban Nha vẫn tiếp tục đáp vào vịnh Guinea để tìm bắt nô lệ. Tại bến cảng Seville, các con tầu mang về dân nô lệ da đen là những hình ảnh quen thuộc, chứng tỏ các hoạt động thám hiểm của người Tây Ban Nha tới các miền đất của châu Phi. Sau đó, nước Anh cũng xin phép Giáo Hoàng được quyền tới châu Phi và buôn bán. Trước những cạnh tranh của các quốc gia khác nhau, Vua Bồ Đào Nha John II bèn ra lệnh cho Diego Cao thực hiện một loạt các thám hiểm để tìm đường đi tới Ấn Độ. Các tầu viễn du của Diego Cao được cung cấp các cột mốc bằng đá, có ghi rõ bằng tiếng La Tinh, tiếng Bồ và tiếng Ả Rập để đánh dấu những nơi tìm ra và nhận chủ quyền về cho nước Bồ Đào Nha. Diego Cao đã đóng một cột đá tại cửa sông Congo vào năm 1483 và một cột khác tại Cape Cross, 22 độ phía nam của Xích Đạo. Nhà thám hiểm Cao đã đi dọc bờ biển được 1,500 dặm, từ Cape St. Catherine tới Cape Cross nhưng lục địa châu Phi vẫn tiếp tục trải dài vô tận về phía nam. Năm 1487, Vua John lại phái Bartolomeu Dias với ba t àu biển, chủ đích đi vòng lục địa châu Phi và nếu có thể thì bắt liên lạc với Vua Giáo Sĩ Prester John. Kết quả Trang 16
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU của các lần đi thám hiểm của Dias vẫn được giữ kín như trước kia và sau này, người ta được biết rằng Bartolomeu Dias đã tới được địa điểm mà ngày nay là Luderitz, 520 dặm về phía tây bắc của Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope). Một trận bão đã thổi con tầu của Dias vòng qua Mũi Hảo Vọng và khi cơn gió dịu đi, Dias đã tìm nơi trú ẩn trong vịnh Mossel rồi sau đó, dương buồm tới địa điểm có tên hiện nay là Port Alfred. Trên đường về, nhà thám hiểm đã gọi mũi đất nhô ra biển nhiều nhất c ủa phần phía nam của châu Phi là Mũi Phong Ba (Cape of Storms) và về sau, Vua John đã đổi tên là Mũi Hảo Vọng, với hy vọng ở tương lại tốt đẹp. Tới lúc này, Xích Đạo đã được các tầu biển Bồ Đào Nha vượt qua nhiều lần và không một thủy thủ nào bị đốt cháy thành than. Các truyền thuyết cổ về những hiểm nguy đã bị bác bỏ và đã có tầu biển vòng qua được mỏm cực nam của châu Phi. Người Tây phương khi bước lên bờ, thám hiểm các miền đất mới, đã gặp các loại thổ dân khác nhau. Hỏa lực, gươm giáo và áo giáp của họ đã cho phép họ chiếm đoạt bất kể món hàng nào mà họ muốn có, ngay cả khi thổ dân thù nghịch, chống cự. Cũng vào năm 1487 khi sai Dias đi thám hiểm miền biển cực nam của châu Phi, Vua John của Bồ Đào Nha còn gửi đi hai phái đoàn cùng tới Aden theo đường bộ, một đoàn với chủ đích tìm ra con đường dẫn đến các nơi giàu có của phương đông, đoàn kia tìm cách bắt liên lạc với Vua Giáo Sĩ Prester John. Peroda Covilha được lệnh đi qua Arabia để tới Ấn Độ. Ông này đã tìm thầy con đường biển mà các con tầu Hồi giáo thường chuyên chở hương liệu vượt qua Ấn Độ Dương để tới châu Phi. Nhà thám hiểm thứ hai cũng thông thạo tiếng Ả Rập như Covilha, là Afonso de Paiva. Đoàn thám hiểm này đi sâu vào lục địa châu Phi từ phía đông bắc, lục tìm tại xứ Ethopia ngày nay. Cũng giống như các điều tìm thấy của Bartolomeu Dias, khám phá của hai đoàn thám hiểm kể trên được giữ kín. Covilha đã tới Calicut, là một thành phố ở phía tây của xứ Ấn Độ (Calcuta ở phía đông). Tại nơi này, các con thuyền gỗ của Trung Hoa và của miền đông Ấn Độ chuyên chở tới nào hương liệu, vàng bạc, nào tơ lụa và đồ sứ... Các mặt hàng quý giá này sau đó được chuyển tới vịnh Ba Tư và tới miền đông của châu Phi. Covilha thực ra không phải là người châu Âu đầu tiên tới được xứ Ấn Độ. Trước đó đã có các thương nhân từ Cairo đi theo biển Hồng Hải, rồi còn có những lái buôn khác từ các thành phố Venice, Genoa..., từ các xứ Pháp và Hòa Lan. Covilha sau Trang 17
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU đó đã đi ngược về vịnh Ba Tư và tới Sofala, phía nam của Beira thuộc châu Phi. Tại nơi này, ông ta đã nghiên cứu thấy rằng Ấn Độ Dương tiếp nối với Đại Tây Dương và như vậy, từ châu Âu có thể dùng đường biển để đi vòng phía dưới châu Phi tới Ấn Độ. Khi tới Cairo vào năm 1490, Covilha mới biết tin nhà thám hiểm Paiva đã chết. Lệnh của Vua John II bắt ông phải đảm nhiệm sứ mạng của Paiva bỏ dở. Covilha tìm đường tới được triều đình của vua xứ Ethopia và đã thấy rõ không có vị Vua Giáo Sĩ nào là Prester John cả. Năm 1520 có một phái đoàn khác của triều đình Bồ Đào Nha tới được xứ Ethopia và đã gặp lại ông Covilha già nua tại triều đình của xứ này vì Vua Ethopia đã không cho phép ông ta ra đi, nhưng chắc chắn là các báo cáo c ủa Covilha cũng đã tới được tay của Vua John II của Bồ Đào Nha. Sau khi vị vua này chết năm 1495, vua kế tiếp là Manuel vẫn tiếp tục chính sách mở đường tới Ấn Độ. Khi de Gama được 10 tuổi, kế hoạch trên bắt đầu cho những kết quả cụ thể. Bartolomeu Dias đã quay trở lại sau khi đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope), ông cũng thám hiểm sông Rio do Infante (nay là sông Fish ở Nam Phi) và xác định rằng đường bờ biển chưa được biết tới chạy thẳng về hướng Đông Bắc. Những cuộc thám hiểm trên bộ trong thời kì trị vì của vua João II của Bồ Đào Nha cũng củng cố thêm lý thuyết cho rằng có thể đi tới Ấn Đ ộ bằng đ ường biển t ừ Đại Tây Dương. Pero da Covilhã và Afonso de Paiva đã đi theo tuy ến đ ường từ Barcelona, qua Naples, Rhodes đến Alexandria, và từ đó đến Aden, Hormuz và Ấn Độ tin vào lý thuyết này. Việc còn lại cho các nhà thám hiểm là phải xác nhận được mối liên hệ giữa những phát hiện của Dias và những chứng cớ của da Covilhã và de Paiva, và kết nối được những đoạn rời rạc của con đường thương mại đầy tiềm năng với Ấn Độ Dương. Nhiệm vụ này đầu tiên được giao cho cha của Vasco da Gama, sau đó đã được vua Manuel I của Bồ Đào Nha giao cho da Gama nhờ những thành tích của ông trong việc bảo vệ những trạm giao dịch dọc bờ biển châu Phi khỏi sự cướp phá của người Pháp. 3.3 Chuyến du hành đầu tiên Hải trình chuyến du hành đầu tiên của Vasco da Gama (1497 - 1499) Trang 18
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU Ngày 8 tháng 7 năm 1497 hạm đội 4 khoảng 160 thủ thủy đạt dưới sự chỉ huy của Gama, lúc ấy mới 28 tuổi. Tàu của Vasco da Gama rời cảng Lisbon đi vào mũi hảo vọng . 4 tàu bao gồm: 1. Chiếc São Gabriel: do đích thân Vasco da Gama làm thuyền trưởng, một chiếc carrack nặng 178 tấn, dài 27 mét, rộng 8,5 mét, buồm rộng 372 mét vuông, 150 thủy thủ 2. Chiếc São Rafael: do Paulo da Gama anh trai của Vasco da Gama làm thuyền trưởng; kích thước tương tự chiếc São Gabriel. 3. Chiếc caravel Berrio: nhỏ hơn một chút so với hai chiếc đầu, do Nicolau Coelho làm thuyền trưởng. 4. Một chiếc tàu dự trữ không rõ tên: do Gonçalo Nunes làm thuyền trưởng, sau đó mất tích gần vịnh São Brás, dọc bờ biển phía Đông châu Phi. Có lẽ do lời khuyên của Dias, hải trình kỳ này đã không theo sát bờ biển c ủa miền tây châu Phi mà vòng ra xa để tránh các giòng nước không thuận tiện và các bãi đất ngầm. Da Gama đã lợi dụng được luồng gió mùa và sau ba tháng, vượt hơn 4,000 dặm, đoàn tầu đã tới được bờ biển châu Phi tại vịnh St. Helena, phía bắc của Cape Town. Sau đó đoàn thám hiểm tiếp tục đi qua Cape Agulhas, tới vịnh Mossel. Tại vịnh này, Da Gama cho đóng một cột ghi dấu rồi lại tiếp tục dương buồm về h ướng đông. Trên đường đi, Da Gama đã đặt tên cho các địa điểm như Natal với ý nghĩa là Ngày Sinh của Chúa, hay giòng sông "Các Điềm Lành" (the River of Good Omens). Khi tới hải cảng Mozambique, Da Gama đã gặp các thương nhân có hình dáng kỳ dị, các người Ả Rập và thổ dân buôn bán trên bến cảng. Sau đó, đoàn thám hiểm tới Mombasa, một hải cảng Ả Rập sầm uất rồi tới Malindi, nơi đã có một cộng đồng người Ấn Độ cư ngụ. Một số người theo Thiên Chúa giáo tại nơi này đã khiến cho Da Gama tin rằng Vua Giáo Sĩ Prester John ở không xa đó, sâu vào trong đất liền. 3.3.1 Vòng qua mũi Hảo Vọng Ngày 16 tháng 12 năm 1497, hạm đội vượt qua sông White (Nam Phi) nơi Dias đã quay trở lại, họ tiếp tục đi vào một vùng nước người châu Âu chưa hề biết tới. Vì gần đến Lễ Giáng sinh, họ đặt tên cho bờ biển này cái tên Natal. Những vùng đất do người Người Ả rập kiểm soát nằm trên bờ biển phía Đông châu Phi là một phần của con đường thương mại trên Ấn Độ Dương. Lo sợ những Trang 19
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRẦN BÍCH DỊU người địa phương có thể sẽ căm ghét người theo đạo Thiên chúa giáo, da Gama đã giả làm một người Hồi giáo để tiếp kiến Sultan của Mozambique. Chỉ mang theo những hàng hóa tầm thường, Vasco da Gama đã không thể chuẩn bị được cống vật cần thiết và người dân địa phương bắt đầu nhận ra trò lừa bịp của da Gama. Bị buộc phải rời khỏi Mozambique, da Gama rời khỏi cảng và bắn đại bác vào thành phố đ ể trả đũa. 3.3.2 Mombasa Khi tới gần địa phận nước Kenya ngày nay, đoàn thám hiểm phải dùng tới biện pháp cướp bóc những tàu buôn Ả rập vốn ít khi được trang bị đại bác. Họ trở thành những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến cảng Mombasa nhưng lại gặp phải sự căm ghét của dân địa phương và phải nhanh chóng rời bến. 3.3.3 Malindi Tháng 2 năm 1498, Vasco da Gama tiếp tục đi theo hướng Bắc, hạm đội của ông ghé vào cảng Malindi, người dân ở đây có vẻ thân thiện hơn vì họ đang có xung đột với Mombasa và ở đây lần đầu tiên đoàn thám hiểm ghi nhận đ ược sự có mặt của những nhà buôn Ấn Độ. Họ thuê một nhà hàng hải và vẽ bản đồ người Ả rập hiểu biết về gió mùa, người này đã giúp hạm đội đi nốt phần đường còn lại đ ến Calicut (nay là Kozhikode) ở bờ biển phía Tây Nam Ấn Độ. Vasco da Gama đặt chân đến Calicut ngày 20 tháng 5 năm 1498 3.3.4 Calicut, India Đoàn thám hiểm đến Calicut ngày 20 tháng 5 năm 1498. Đôi khi họ phải đụng độ dữ dội với những nhà buôn người Ả rập để có thể thương lượng với nhà cầm quyền địa phương. Cuối cùng thì da Gama cũng có thể kiếm được một lá thư nhượng quyền trao đổi hàng hóa, nhưng ngay sau đó ông cùng hạm đội phải rời bến vì nhà cầm quyền cho rằng hàng hóa trên tàu của da Gama là đồ phạm pháp. Vasco da Gama giữ được hàng hóa của mình nhưng phải để lại vài người Bồ Đào Nha với mục đích mở một điểm giao dịch. 3.3.5 Trở về Ngày 30 tháng 9 năm 1498, Vasco da Gama quyết định cho đoàn tầu rời Calicut , và bắt đầu nă đạn và đại bác váo thành phố này.. Dọc đường trở về người Bồ Đào Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tiểu luận: Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩ xã hội ở Việt Nam
23 p | 794 | 173
-
Tiểu luận: “Qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, phân tích nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
12 p | 752 | 145
-
Đề tài: "Những cuộc phát kiến địa lý châu Âu thời trung đại"
32 p | 1204 | 142
-
Bài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Việt Nam
9 p | 1349 | 136
-
Tiểu luận: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về họat động chống khủng bố quốc tế trong giai đoạn hiện nay
11 p | 461 | 135
-
Tiểu luận Triết học: Triết học Mác – Lênin
17 p | 1300 | 119
-
Tiểu luận: Giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy
14 p | 375 | 100
-
Tiểu luận: "Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế"
19 p | 975 | 100
-
Tiểu luận: Sự xâm lược châu Á của thực dân phương Tây và phong trào chống xâm lược của các nước châu Á
36 p | 413 | 80
-
Tiểu luận: Triết học cổ điển Đức
18 p | 552 | 75
-
Tiểu luận: Phân tích và thẩm định dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ Internet
40 p | 310 | 55
-
Tiểu luận " VIỆT NAM “XỬ SỰ” VỚI ASEAN NHƯ THẾ NÀO SAU NGÀY GIẢI PHÓNG? (GIAI ĐOẠN 1975-1985) "
27 p | 204 | 52
-
Xây dựng CNXH đặc sắc ở Trung Quốc và bài học thực tiễn trong phát triển - 1
20 p | 312 | 49
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
19 p | 98 | 32
-
Tiểu luận:LỊCH SỬ MÁY TÍNH HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI SÁNG TẠO KHOA HỌC
18 p | 356 | 24
-
Tiểu luận Văn học Việt Nam trung đại II: Triết lý triết thân trong văn học trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX)
41 p | 130 | 19
-
Tiểu luận Vật lý lazer: Hãy trình bày nguyên lý hoạt động của laser, sự khuếch đại bức xạ và điều kiện ngưỡng, các cơ chế mở rộng vạch ? Trình bày về sự nghịch đảo độ tích luỹ laser?
42 p | 67 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn