intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Những vấn đề chung về PCA

Chia sẻ: Tran Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội nghị hoà bình thế giới lần thứ nhất tổ chức tại Hague năm 1899 đã thông qua công ước “giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, thiết lập nên một cơ quan giải quyết tranh chấp toàn cầu: Trọng tài quốc tế (PCA).PCA là tiền thân của các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay bao gồm cả ICJ.Công ước 1899 được sửa đổi tại hội nghị hoà bình thế giới lần thứ 2 (còn gọi là công ước 1907) vào năm 1907 bằng việc thông qua công ước giải quyết hoà bình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Những vấn đề chung về PCA

  1. 1 TIỂU LUẬN Những vấn đề chung về PCA
  2. 2 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lịch sử - Hội nghị hoà bình thế giới lần thứ nhất tổ chức tại Hague năm 1899 đã thông qua công ước “giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, thiết lập nên một cơ quan giải quyết tranh chấp toàn cầu: Trọng tài quốc tế (PCA).PCA là tiền thân của các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay bao gồm cả ICJ.Công ước 1899 được sửa đổi tại hội nghị hoà bình thế giới lần thứ 2 (còn gọi là công ước 1907) vào năm 1907 bằng việc thông qua công ước giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế thứ 2.Mặc dù đa số các quốc gia đều theo Công ước năm 1907,nhưng cả hai công ước này đều đang có hiệu lực.Hiện tại có 97 quốc gia thành viên. 2. Non - State Parties (các chủ thể phi quốc gia) - Được hình thành ban đầu như một công cụ để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia,PCA đã được ủy quyền, vào những năm 1930,sử dụng các khả năng để hòa giải, và làm trọng tài giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể độc lập, do đó nó có quyền giải quyết các tranh chấp về thương mại và đầu tư.Vào năm 1962,PCA đã soạn thảo bộ luật “Những nguyên tắc của Trọng tài và Hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế giữa 2 bên,trong đó chỉ có một bên là quốc gia”, sau đó dẫn tới việc thông qua Hiệp định năm 1965 thành lập nên Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư tại ngân hàng thế giới.
  3. 3 (- Tuy nhiên,trong những năm sau đó, sau 2 cuộc chiển tranh thế giới và sự thành lập ICJ và tổ chức tiền nhiệm - tổ chức PCIJ, PCA đã bị cộng đồng quốc tế sử dụng không đúng mức.) 3. Ủy ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL Link) - “The first stirrings of revitalization” của PCA bắt đầu vào những năm 1980.Vào năm 1976,Ủy ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), đã thông qua một bộ luật trọng tài phi nguyên tắc để sử dụng “trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong các mối quan hệ thương mại quốc tế,đặc biệt là các hợp đồng thương mại”.Luật này còn quy định việc chỉ định trọng tài và quyết định phản đối trọng tài. “Thẩm quyền chỉ định” được thiết lập bởi sự thoả thuận của các bên.Trong những trường hợp mà các bên không thể thống nhất về việc lựa chọn thẩm quyền chỉ định,thì cần thiết phải có một tổ chức quốc tế đáng tin cậy.Bởi vậy theo điều 6 khoản 2 và điều 7 khoản 2b của uỷ ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL rules): “ Nếu các bên không thống nhất được thẩm quyền chỉ định, hoặc nếu thống nhất được nhưng người có thẩm quyền chỉ định từ chối; hoặc không thể chỉ định trọng tài… thì một trong các bên có thể yêu cầu Tổng thư ký của PCA chỉ định. 4. Iran-United States Claims – Tribunal ( toà thành lập theo yêu cầu của Iran và Mỹ) (ví dụ )
  4. 4 - Vào năm 1981 Tổng thư ký lần đầu tiên được yêu cầu bổ nhiệm một thẩm quyền chỉ định, không phải cho một trọng tài thương mại,mà cho Iran- Hoa Kỳ Claims Tribunal.Sự cung cấp điều kiện vật chất và sự giúp đỡ … đối với cơ quan đó trong quá trình hình thành cũng truyền sức sống mới cho PCA.Kể từ năm 1981, gần 200 yêu cầu cho sự bổ nhiệm một thẩm quyền chỉ định đã được đệ trình lên Tổng thư ký,phần lớn trong số đó là từ giữa những năm 1990.Sự tăng lên này,cũng như sự gia tăng của các trường hợp phức tạp,đã trực tiếp đưa PCA đến lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế.Tổng thư ký ngày càng được yêu cầu giải quyết trực tiếp như thẩm quyền chỉ định,hơn là chỉ đơn thuần bổ nhiệm tổ chức hoặc cá nhân khác. 5. Revitalization_(tái hoạt động) - Sự tái hoạt động của PCA bắt đầu vào đầu những năm 1990.Vào năm 1991,PCA đã triệu tập một nhóm những chuyên gia làm việc với mục đích đưa ra những khuyến cáo để cải thiện chức năng của nó .Kể từ đó, PCA đã mở rộng và quốc tế hóa bộ phận nhân viên của nó,làm tăng thêm sự nhận thức toàn cầu về khả năng và vai trò của nó, và thúc đẩy và hiện đại hóa chức năng của hệ thống giải quyết tranh chấp căn bản bằng việc thông qua những nguyên tắc về thủ tục mà hầu như dựa trên các quy tắc của UNCITRAL.PCA nhận thấy rằng,mặc dù… nhưng những nguyên tắc của UNCITRAL đã phản ánh thực tiễn và nguyên tắc hoạt động được thừa nhận trong văn hoá trọng tài trên toàn thế giới và sẽ “ quy
  5. 5 định những thủ tục có hiệu quả và công bằng trong việc hoà bình giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia về việc giải thích, áp dụng, thực hiện điều ước và những thoả thuận khác mặc dù những thủ tục này được dùng trong trọng tài thương mại.” - Kể từ năm 1990,nhân viên của PCA đã tăng lên gấp 5 và đại diện cho hơn 10 quốc gia. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC (ORGANIZATIONAL ASPECTS) 1.Trụ sở PCA có trụ sở tại Hague.Các quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành dưới sự bảo trợ của nó có thể diễn ra tại bất kỳ nơi nào khác mà được các bên và toà chấp thuận trong một trường hợp nào đó. 2. International Bureau_Ban quốc tế - Cơ cấu tổ chức cơ bản của PCA được thiết lập trong Công ước nămm 1899 và 1907. PCA không phải là một toà thực sự với các thẩm phán thường trực.Thay vào đó,một ban thư ký thường trực, ban quốc tế và đứng đầu là tổng thư ký,giúp đỡ các bên,trong mỗi vụ việc,thiết lập và quản lý một toà adhoc. Ban quốc tế là ban thư ký đang hoạt động của PCA.Nó duy trì danh sách thường trực những trọng tài tiềm năng,nhận những thông báo trực tiếp từ PCA (bao gồm những yêu cầu về quyền trọng tài), và quy định những
  6. 6 sự phục vụ hành chính đang diễn ra đối với các tòa trọng tài,bao gồm sự cung cấp các cơ sở cho việc xây dựng PCA. 3.Ủy ban (hội đồng) hành chính - Administrative Council - Chức năng giám sát của PCA được giao cho hội đồng hành chính,cơ quan bao gồm các đại diện ngoại giao của các bên được cử tới Hà Lan dự hội nghị 1899 và 1907.Hội đồng đưa ra sự chỉ đạo chung cho công việc của PCA, và giám sát sự quản lý, ngân sách và chi tiêu của nó(PCA).(Ngân sách của PCA là sự đóng góp của các quốc gia thành viên, số lượng mà dựa trên hệ thống các đơn vị được duy trì bởi Hiệp hội bưu chính toàn cầu ( một trong số ít các tổ chức liên chính phủ tồn tại từ 1899).Do đó,năm 2003,sự đóng góp cao nhất của quốc gia đơn lẻ là 24,450 euros ( 50 đơn vị ) và thấp nhất là 244.50 euros (0.5 đv).)Tổng thư ký báo cáo thường niên với hội đồng hành chính về hoạt động của PCA,chức năng hành chính và chi tiêu của nó.(PCA). (- Vì thời kỳ tái hoạt động của PCA xảy ra đồng thời với một chính sách của chính phủ tuyên bố về sự phát triển không đáng kể trong các tổ chức quốc tế,phần lớn những sự phát triển và mở rộng mới đây của nó được tài trợ từ nguồn ngân sách dự trữ, bao gồm các khoản phí thu từ các tòa trọng tài.) 4.Thành viên của toà - Các nhà dự thảo công ước 1899 và 1907 đã dự tính việc các bên lựa chọn trọng tài của mình thông qua một danh sách đóng.Bởi vậy,2 công ước đó quy định rằng mỗi quốc gia ký kết Công ước có
  7. 7 thể chỉ định lên tới 4 thành viên của tòa: những người có đủ chuyên môn trong lĩnh vực luật quốc tế,có đạo đức tốt và tự nguyện chấp nhận các nghĩa vụ của một trọng tài (Đ44 CƯ 1907).Mặc dù công ước quy định rằng các trọng tài phải được lựa chọn từ danh sách thành viên (Đ45 CƯ1907), nhưng rõ ràng rằng,trong lịch sử của PCA,các bên muốn có sự tự do để chỉ định trọng tài ngoài cái danh sách đó. (- Ngoài việc thành lập một hội đồng trọng tài có khả năng, các thành viên của PCA từ mỗi nước ký kết chỉ định một nhóm quốc gia, mà các nhóm này có quyền cử các ứng viên tuyển vào ICJ.) 5.Các văn kiện pháp lý cơ bản - Công ước năm 1899 và 1907 tạo thành những văn kiện cơ bản của PCA.Trong khi các công ước cũng quy định một khung thủ tục cho các cách giải quyết tranh chấp dưới sự bảo trợ của PCA,thì một loạt các nguyên tắc thủ tục mới đã được ấn định vào những năm gần đây.Những văn kiện đó phần lớn dựa trên các văn kiện pháp lý của UNCITRAL, để phản ánh sự nhất trí trong các thủ tục giải quyết tranh chấp trên toàn thế giới.Các bộ luật dưới đây đều đang có hiệu lực: • Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài giữa 2 quốc gia.(1992)
  8. 8 • Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng ttài giữa 2 bên mà chỉ có một bên là quốc gia (1993). • Các nguyên tắc không bắt buộc cho Trọng tài liên quan đến các tổ chức quốc tế và các quốc gia (1996) • Những nguyên tắc không bắt buộc cho trọng tài giữa các tổ chức quốc tế và các bên tư nhân.(1996) • Các nguyên tắc hòa giải không bắt buộc (1996) • Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc tìm hiểu tình hình thực tế của ủy ban điều tra (1997) • Các nguyên tắc của quy trình giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. • Các nguyên tắc không bắt buộc cho sự hòa giải tranh chấp liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. According to the introduction to the 1992 Optional Rules for Arbitrating Disputes between Two States: “Experience in arbitrations since 1981 suggests that the UNCITRAL Arbitration Rules provide fair and effective procedures for peaceful resolution of disputes between States concerning the interpretation, application and performance of treaties and other agreements, although they were originally designed for commercial arbitration.”
  9. 9 - Ngoài việc áp dụng các nguyên tắc dựa trên UNCITRAL,PCA thường thực hiện việc xét xử theo các nguyên tắc xét xử của UNCITRAL,hoặc theo các nguyên tắc adhoc được các bên đưa ra cho việc xét xử liên quan. - Vì vậy,đối với thủ tục của PCA,dường như không có một bộ luật thủ tục riêng nào áp dụng cho tất cả các trường hợp.Bởi vì ưu thế của việc xét xử là một phương pháp giải quyết tranh chấp quốc tế nằm trong hệ thống của PCA, những tranh cãi về vấn đề thủ tục trong bộ luật này giới hạn tính xét xử của trọng tài.Hơn nữa,bởi vì các bên hiếm khi dựa vào các nguyên tắc không hợp thời và không chi tiết, các nguyên tắc thủ tục đầu tiên trong công ước 1899 và 1907 nhấn mạnh vào các điều khoản trong các bộ luật hiện đại của PCA. 6.Tòa - Vì vậy, không có một tòa thực sự nào.Một tòa án hoặc một bộ phận giải quyết tranh chấp khác được thiết lập theo từng vụ việc được đệ trình, và phương pháp thành lập của nó sẽ dựa trên luật áp dụng. 7. Registry Services - Ban thư ký của PCA _ International Bureau_ có một nhóm nhân viên hành chính và pháp luật thông thạo nhiều thứ tiếng và có kinh nghiệm.Nó có thể cung cấp dịch vụ đăng ký và hỗ trợ pháp lý cho
  10. 10 các tòa và các ủy ban,ví dụ, cung cấp các nguồn thông tin chính thức và đảm bảo sự an toàn của các tài liệu…Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong PCA là tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng các vụ kiện có thể tiến hành bằng bất kỳ một ngôn ngữ nào được các bên đồng ý. III. THẨM QUYỀN 1. Jurisdiction of the Institution - PCA vốn được thiết lập để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, nhưng Các công ước La Hay lại cho phép sự linh hoạt trong việc thiết lập một “hội đồng trọng tài đặc biệt”(special Board of Arbitration). - Theo các quy định không bắt buộc, nói chung, những bên sau, có thể chấp thuận đưa vụ việc lên PCA: + Giữa hai quốc gia trở lên + Giữa Quốc gia và tổ chức quốc tế + Giữa hai tổ chức quốc tế trở lên + Giữa một quốc gia và một bên tư nhân + Giữa một tổ chức quốc tế và một bên tư nhân - (Các nguyên tắc của PCA trong việc giải quyết các tranh chấp và các quy định hoà giải không bắt buộc liên quan đến tài nguyên
  11. 11 thiên nhiên và môi trường không hề có yêu cầu một trong các bên phải là quốc gia hoặc tổ chức quốc tế.) 2.Thẩm quyền của toà Cơ sở cho việc xác định thẩm quyền của toà trọng tài do các bên thoả thuận.Các thoả thuận này có thể nằm trong các điều ước cụ thể liên quan đến tranh chấp đang diễn ra hoặc các điều ước ký kết,văn kiện pháp lý liên quan đến các tranh chấp trong tương. (Toà trọng tài được trao quyền quyết định đối với bất cứ phản đối nào không chấp nhận thẩm quyền của toà và quy định rằng để quyết định thẩm quyền của toà, một thoả thuận về việc xét xử bằng trọng tài có thể xem là tách biệt đối với các văn kiện chứa đựng nó.) 3.Thẩm quyền tư vấn/thẩm quyền tranh chấp. - Thực tiễn của PCA,không giống như ICJ, không có sự phân biệt giữa thẩm quyền tranh chấp và thẩm quyền tư vấn.Toà trọng tài luôn luôn có quyền xét xử và cần được phân biệt với các hình thức giải quyết tranh chấp không qua xét xử khác bằng những phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc. (.Vì thế những phương pháp giải quyết tranh chấp không mang tính ràng buộc bao gồm sự dàn xếp,hòa giải,và điều tra, có thể phù hợp hơn với các bên trong việc tìm kiếm một tuyên bố có tính tư
  12. 12 vấn hoặc không ràng buộc đối với quyền và nghĩa vụ chung của các bên.) 4. Subject Matter_Những vấn đề trọng tâm - Thẩm quyền xét xử của tòa PCA là không giới hạn.Tuy nhiên trong từng vụ việc,phạm vi của thẩm quyền xét xử bị hạn chế bởi cách diễn đạt trong thỏa thuận về việc xét xử bằng trọng tài.Những nguyên tắc thủ tục của PCA về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường quy định rõ ràng rằng “Sự mô tả tính chất của tranh chấp liên quan tới môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên là không cần thiết cho thẩm quyền xét xử,tất cả các bên đều đồng ý đặt một tranh chấp đặc biệt dưới sự điều chỉnh của các điều luật này”. 5.Thời hạn Các nguyên tắc khác nhau về thủ tục không đặt ra một quy định về thời hạn cho việc đưa tranh chấp lên tòa PCA.Những sự hạn chế đó có thể thấy trong thỏa thuận về xét xử bằng phương pháp trọng tài. IV – NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 1. Luật áp dụng
  13. 13 1.1 – Nguyên tắc thủ tục - Ban đầu, Luật áp dụng trong quá trình xét xử sẽ do các bên lựa chọn bằng việc chấp thuận áp dụng những nguyên tắc thủ tục cụ thể. - Các nguyên tắc thủ tục hiện nay, cũng như các nguyên tắc của PCA (xuất phát từ các nguyên tắc của UNCITRAL) tạo ra sự linh hoạt trong vấn đề thủ tục cho toà trọng tài và các bên. Có rất ít các điều khoản bắt buộc, nghĩa là, các bên có thể thông qua thoả thuận để thay đổi những quy định thủ tục. Tất cả các nguyên tắc của PCA đều quy định, toà có thể điều hành việc xét xử theo cách mà toà cho rằng là thích hợp, miễn là thoả mãn yêu cầu được quy định tại điều 15 khoản 1 Uncitral : “the parties are treated with equality and that, at any stage of the proceedings, each party is given a full opportunity of presenting its case” . Trong các vụ thương mại tư nhân, và cũng có thể hình dung trong các vụ khác, toà trọng tài có thể áp dụng hoặc tham khảo luật trọng tài của nơi diễn ra xét xử để bổ sung vào phần “luật áp dụng”. Trong việc xét xử giữa các quốc gia, thoả thuận xét xử hoặc các nguyên tắc adhoc sẽ được các bên thảo ra, trình lên trọng tài để bổ sung vào các nguyên tắc chính mà không tham khảo đến luật của địa phương. 1.2 – Substantive - Một lần nữa, các bên lại có thể có sự linh hoạt trong việc quy định luật áp dụng giải quyết tranh chấp của họ. - Theo luật của PCA, toà án trọng tài sẽ áp dụng luật do các bên thoả thuận, nếu không có sự thoả thuận nào, toà sẽ áp dụng: hoặc là các nguyên tắc áp dụng của luật quốc tế thông thường, hoặc là bất cứ phần luật nào được quy định theo nguyên tắc chọn luật.
  14. 14 - Trong trường hợp, vụ việc liên quan đến tổ chức quốc tế, toà sẽ áp dụng trực tiếp các quy định thích hợp của tổ chức có liên quan và luật của các tổ chức quốc tế; trong trường hợp các bên trong vụ việc là tư nhân, toà sẽ chú ý trực tiếp vào các thuật ngữ trong ký kết, thoả thuận được nhắc đến… 2. CÁC VẤN ĐỀ THỦ TỤC 2.1- Lập thủ tục Theo nguyên tắc của PCA, phía nguyên đơn – bên đề xướng tranh chấp - phải có thông báo về việc tranh chấp cho phía bên kia - bên bị đơn. Thông báo phải bao gồm những thông tin sau: - Yêu cầu tranh chấp phải được giao cho trọng tài xét xử. - Tên và địa chỉ của các bên. - Liên hệ đến một điều khoản hay thoả thuận về tranh chấp. - Liên hệ tới điều ước, thoả thuận, ký kết hoặc các văn kiện pháp lý khác có liên quan đến tranh chấp phát sinh. - Bản chất chung của vụ việc và chỉ ra mức độ liên quan - Tìm kiếm sự hỗ trợ và biện pháp khắc phục. - Đề nghị số lượng trọng tài. Những quy định trên gần như được dẫn nguyên văn các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của UNCITRAL, bởi các quy định này được thực hiện trong tranh chấp thương mại, hướng tới
  15. 15 thừa nhận giải quyết tranh chấp dựa trên điều khoản tranh chấp trong tương lai có trong hợp đồng thương mại. Trong trường hợp tranh chấp được đưa ra theo thoả thuận, đặc biệt liên quan đến các quốc gia, không bên nào được chỉ định là nguyên đơn hay bị đơn. 2.2 – Thành lập trọng tài - Các bên có thể thoả thuận đưa ra quy định thành lập toà án trọng tài. Theo như Công ước 1899 và 1907, các bên chỉ có thể lựa chọn trọng tài theo danh sách mà PCA đưa ra. Tuy nhiên, quy định này đã không còn từ rất lâu. - Cách thành lập một toà án trọng tài cơ bản được phản ánh trong Công ước 1899 và 1907 và nhiều nguyên tắc của PCA liên quan đến sự sắp xếp của mỗi bên. Trong số các trọng tài mà các bên chỉ định sẽ lựa chọn ra một trọng tài chủ trì. Các bên có thể thoả thuận số lượng trọng tài (trọng tài duy nhất, ba trọng tài). Thường chỉ trong trường hợp tranh chấp giữa các quốc gia thì toà sẽ có 5 trọng tài. - Nếu các bên không thể lựa chọn, toà sẽ có 3 trọng tài. Nếu thiếu sự đồng tình của trọng tài thứ 3 hoặc do một trong hai bên không thể chỉ định trọng tài, các bên sẽ cùng xác định thẩm quyền lựa chọn trọng tài hoặc theo như quy định của UNCITRIAL, thư ký thường trực của PCA sẽ thực hiện vấn đề này. - Nếu các bên đồng ý giải quyết tranh chấp của họ trước trọng tài duy nhất, họ có thể lựa chọn dựa trên thoả thuận chung, nếu thoả thuận thất bại, họ sẽ uỷ thác cho người có thẩm quyền. Theo các nguyên tắc của UNCITRIAL, thẩm quyền trong việc sắp xếp trọng
  16. 16 tài là việc sử dụng một “list procedure”, qua đó, các bên nhận được một danh sách chính có ít nhất tên của 3 người, và nhiệm vụ của họ là phải phản đối hoặc chấp nhận những ai trong danh sách đó. - Tuy nhiên, các bên có thể đưa ra một giải pháp khác trong việc lựa chọn các trọng tài. Các bên có thể quy định bất kỳ các trọng tài có chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực đang xảy ra tranh chấp và giới hạn quốc tịch của họ. Vấn đề quốc tịch đặc biệt quan trọng trong các trường hợp nhạy cảm về mặt chính trị, vì vậy, UNCITRIAL quy định, việc lựa chọn trọng tài phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cho sự độc lập, công bằng của trọng tài. Ví dụ, các quy định không bắt buộc trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường năm 2001 quy định thành lập hội đồng trọng tài có kinh nghiệm và chuyên môn về luật môi trường hoặc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên do các quốc gia hoặc Tổng thư ký bổ nhiệm, nhưng cũng không yêu cầu nhất thiết phải lựa chọn trọng tài từ hội đồng này. 2.3 – Phản đối trọng tài Theo quy định của PCA, một bên có thể phản đối một trọng tài nếu họ có nghi ngờ chính đáng về tính công bằng hay độc lập của trọng tài đó. Nếu bên kia cũng đồng tình với sự phản đối này, hoặc bản thân trọng tài đó tự rút khỏi vụ việc thì một trọng tài mới sẽ được chỉ định theo cách mà trọng tài trước đó đã được chỉ định. Mặt khác, phản đối sẽ được quyết định một lần nữa bởi người có
  17. 17 thẩm quyền trong hội đồng trọng tài, cũng như sự chấp thuận lẫn nhau giữa các bên hoặc sự chấp nhận của Tồng thư ký PCA. 2.4 – Các biện pháp tạm thời Theo quy định của PCA, Toà có thể yêu cầu một bên áp dụng những biện pháp tạm thời cần thiết cho việc bảo đảm quyền lợi riêng của từng bên hoặc những vấn đề chính trong tranh chấp thông qua việc đưa ra các tuyên bố tạm thời. Hầu hết, các nguyên tắc của PCA đều quy định rằng, các bên đều có thể hạn chế quyền này của toà bằng những thoả thuận chung. Trong các tranh chấp thương mại, các biện pháp tạm thời có thể bao gồm việc gửi hàng hoá nhờ một bên thứ 3 hoặc bán các loại hàng hoá có thể bị hư hại. Ví dụ, trong các quy phạm về Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có quy định toà được phép đưa ra bất cứ yêu cầu nào về việc áp dụng “các biện pháp tạm thời để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên và ngăn ngừa sự nguy hại nghiêm trọng đến môi trường nằm trong các vấn đề chính của vụ tranh chấp.” Trong mọi trường hợp, toà có thể yêu cầu các bên phải đảm bảo đầy đủ chi phí liên quan tới việc thực hiện các biện pháp tạm thời đó. Bởi toà án trọng tài thường gặp nhiều khó khăn trong việc ép buộc áp dụng các biện pháp tạm thời, tất cả các quy tắc giải quyết tranh chấp của PCA đều dựa vào các quy tắc giải quyết của UNCITRIAL: việc yêu cầu biện pháp tạm thời của bất cứ bên nào
  18. 18 tới người có thẩm quyền xét xử sẽ không được xem là không hợp với thoả thuận xét xử hoặc sự từ bỏ thoả thuận đó. 2.5 – Preliminary Objections Các quy tắc của PCA có quy định thủ tục ban đầu về việc xác lập thẩm quyền xét xử. Những viện lẽ cho việc thiếu thẩm quyền xét xử của toà phải được đưa ra trước khi quá trình biện hộ hoặc được đề cập trong sự phản hồi đối với tuyên bố phản đối. 2.6 – Nơi tiến hành xét xử Việc xét sử sẽ diễn ra tại Hague, Hà Lan nếu các bên không có thoả thuận khác. Tuy nhiên, vẫn có sự linh hoạt đáng kể cho các bên và toà trọng tài trong việc quyết định cụ thể nơi xét xử cho các phiên điều trần, phiên gặp gỡ, tranh cãi. Như đã được nhắc tới ở trên, trong các vụ việc cụ thể, nơi xét xử có thể ảnh hưởng tới luật thủ tục áp dụng. 2.7 – Tranh tụng viết (written pleadings) Nguyên đơn sẽ phải trình đơn kiện và sau đó thì bị đơn đưa ra ý kiến phản bác. Đơn kiện phải bao gồm những thông tin sau: a. Tên và địa chỉ của các bên b. Trình bày sự việc
  19. 19 c. Các vấn đề đang tranh cãi d. Hỗ trợ và biện pháp khắc phục Kèm theo đơn kiện là những văn kiện có liên quan, bao gồm cả việc chấp thuận thẩm quyền xét xử của toà. Ý kiến phản bác của bị đơn phải bao gồm các mục b, c, d như trong đơn kiện của nguyên đơn, kèm theo các văn kiện, chứng cớ có liên quan mà bị đơn có ý định đưa ra. Đơn phản bác cũng có thể có một “counter – claim” phát sinh từ một điều ước, thoả thuận, ký kết hoặc các văn kiện pháp lý tương tự hoặc một tuyên bố phản kiện. Cả hai đều phải thoả mãn những yêu cầu thủ tục của một tuyên bố phản bác bình thường. Các bên có thể sửa đổi, bổ sung văn bản đệ trình bất cứ lúc nào trừ khi toà thấy việc sửa đổi, bổ sung là không thích đáng và làm chậm trễ sự trình bày của các bên, gây thiệt hại cho các bên. Không có trường hợp việc sửa đổi, bổ sung vượt quá thẩm quyền xét xử của toà. Toà có thẩm quyền quyết định có nên bổ sung thêm một văn bản đệ trình nào không. Mặc dù PCA có quy định thời hạn của việc trình lên các văn bản tranh tụng, nhưng trong vấn đề này, toà thường họp các bên lại, tham khảo ý kiến để đưa ra quyết định. Điều này không được quy định trong luật nhưng trong thực tế vẫn thường được áp dụng. Nếu tranh tụng viết có quá nhiều phần, các bên thường hỏi ý kiến toà và xin đăng ký quyết định có đưa trực tiếp các pleadings cho nhau và các thành viên của toà hay không. 2.8 - Thẩm vấn trước toà (phiên điều trần)
  20. 20 Các bên được phép yêu cầu một phiên thẩm vấn trước toà. Trong trường hợp không có yêu cầu nào, toà sẽ quyết định có tổ chức thẩm vấn hay không hay là chỉ xét xử đơn độc hoặc hướng dẫn thủ tục dựa trên các văn bản đệ trình, các tài liệu và văn kiện liên quan. Tuy nhiên, trên thực tiễn, hiếm khi nào các bên hoặc toà bỏ qua phần “hearings”. Những chi tiết cụ thể về thủ tục trong phiên điều trần thường được các bên, toà án trọng tài đưa ra tỉ mỉ trong cuộc họp trước phiên điều trần. Toà có thể linh hoạt điều khiển các thủ tục đó. Điều 15: “provided that the parties are treated with equality and that at any stage of the proceedings each party is given a full opportunity of presenting its case.” Luật cũng quy định về việc trình bày của các nhân chứng và các chuyên gia. Nếu một bên có nhân chứng, thì họ phải báo cho toà và bên kia ít nhất là sớm trước 30 ngày về tên tuổi và địa chỉ của nhân chứng cũng như vấn đề mà họ làm chứng. 2.9 – Language of the Proceedings Có thể được các bên thoả thuận. Nếu không có thoả thuận nào, toà sẽ tự quyết định. 2.10. Sự can thiệp của bên thứ ba
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2