intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Sửa chữa tủ lạnh

Chia sẻ: Nguyễn Trung Kiên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

305
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Sửa chữa tủ lạnh trình bày về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, cũng như các sự cố, nguyên nhân tủ lạnh bị hư, các biện pháp khắc phục và sửa chữa tủ lạnh. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Sửa chữa tủ lạnh

  1. TIỂU LUẬN  SỬA CHỮA TỦ LẠNH I.MỤC ĐÍCH  ­ Ý NGHĨA 1. Mục đích       ­ Nắm được cấu tạo ,nguyên lý làm việc làm việc của tủ lạnh      ­ Biết cách lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng.      ­ Tìm hiểu các hư hỏng cơ bản trong tủ lạnh từ đó biết cách khắc phục hư  hỏng                          của thiết bị, và bảo dưỡng thiết bị phù hợp… 2. Ý nghĩa      ­ Chọn được thiết bị phù hợp tránh lãng phí .      ­ Tăng tuổi thọ thiết bị , để có thể tận dụng thiết bị và giảm chi phí mua mới. II. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ TỦ LẠNH  1.Khái niệm      ­ Quy trình của tủ lạnh là quy trình khép kín.Toàn bộ các ống dẫn bên trong  đều được hàn kín , không có 1 khe hở nào làm cho khí Gas lọt ra được . 2. Các loại tủ lạnh  a. Tủ Coli ( tủ lạnh đóng tuyết )      ­ Cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor – Giàn nóng (bộ phận giải nhiệt  cho Gas khi bị nén ở áp lực cao) – Thermosta cảm ứng ngắt mạch cho  Compressor khi tủ đạt được độ lạnh cần thiết ( nút 1xoay tròn chỉnh temp trong  tủ ).   b, Tủ quạt ( tủ lạnh không đóng tuyết )      ­ Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên loại tủ này được thiết kế theo tiêu  chuẩn Automatic từ A­ Z. Bạn chỉ cần bỏ đồ ăn, thức uống vào rồi lấy ra mà ko  cần phải lo tủ bị đóng tuyết hay tủ có mùi hôi do không khí bên trong ko được  lưu thông.      ­ Vì được thiết kế có thêm FAN – nhằm mục đích tạo luồng không khí lạnh  đều trong tủ, không làm cho thức ăn/đồ uống bị ôi thiu. Giúp bảo quản đồ được  lâu hơn. Ngoài ra còn có thêm các sensor và bộ timer hẹn giờ – nhằm mục đích  xả đá thừa bám đọng lâu ngày ngay trên ngăn đá giúp cho tủ lấy độ lạnh nhanh  hơn và gọn gàng hơn ngay khi bạn không rãnh tay để xã đá như loại tủ không  đóng tuyết. 1
  2. 3. Cấu tạo của tủ lạnh ( có máy nén khí )  a, Máy nén  2
  3.      ­ Máy nén có nhiệm vụ hút hơi ga từ dàn bay hơi nén lên áp suất cao để đẩy  vào dàn ngưng tụ, đảm bảo áp suất bay hơi, ngưng tụ cũng như lưu lượng yêu  cầu.      ­ Máy nén trong hệ thống lạnh quan trọng và gần như quyết định sự làm việc  hiệu quả của hệ thống lạnh, phải đáp ứng được yêu cầu: làm việc ổn định, có  độ tin cậy cao, không ồn, không rung, làm việc lâu bền.      Máy nén lạnh được chia ra rất nhiều loại như pittong, trục vít, roto, xoắn ốc,  tuabin. Máy nén của tủ lạnh là loại máy nén pittong      Máy nén pittong gồm các bộ phận chính: pittong, xilanh, tay biên, trục khuỷu,  khoang hút, khoang đẩy, clape hút, đẩy pittong chuyển động tịnh tiến qua lại  được trong xilanh là nhờ cơ cấu tay quay thanh truyền hoặc trục khuỷu tay biên  biến chuyển động quay từ động cơ ra chuyển động tịnh tiến qua lại.      ­ Nguyên lý hoạt động máy nén pittong:  Máy nén khí 1 chiều 1 cấp:      + Piston chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ được nối với cơ cấu thanh truyền  – tay quay. Khi piston đi sang phải V tăng dần. P giảm, van nạp mở ra, không khí  ở bên ngoài đi vào trong xi lanh, thực hiện quá trình nạp khí.      + Khi piston đi sang trái, không khí trong xi lanh được nén lại, P tăng dần, van  nạp đóng, đến khi P tăng lớn hơn sức căng lò xo van xả tự động mở, khí nén sẽ  qua van xả theo đường ống đến bình chứa khí nén kết thúc một chu kỳ làm việc.      + Sau đó các quá trình được lặp lại, cứ như vậy máy nén khí hoạt động để  cung cấp khí nén. Máy nén khí 2 cấp 1 chiều:      + Khi piston đi xuống, thể tích phần không gian phía trên piston lớn dần, áp  suất P giảm xuống van nạp số 7 mở ra không khí được nạp vào phía trên piston  và đồng thời thể tích dưới piston giảm, P tăng van xả số 8 mở ra, khí theo đường  ống qua bình chứa.      + Khi piston đi lên không gian phía dưới piston lớn dần, P giảm van nạp số 7  mở ra, không khí được nạp vào xi lanh, đồng thời V phía trên piston nhỏ dần. P  tăng, van xả số 8 mở ra, khí nén phía trên piston được nén đẩy vào bình chứa.      + Cứ như vậy máy nén khí piston hoạt động để cung cấp khí nén. Phớt số 9  có tác dụng làm kín để không cho khí lọt ra ngoài.      ­ Block tủ lạnh là máy nén và động cơ được bố trí đồng thời trong một vỏ hàn  kín. 3
  4.         Máy nén bố trí ở phái trên còn động cơ ở phía dưới. Trục khuỷu máy nén  cũng đồng thời là trục quay của động cơ. Toàn bộ khối máy nén động cơ được  treo tự do lên 4 lò xo. Khoang hút là khoang vỏ máy nén. Hơi hút từ khoang trong  vỏ máy nén qua hộp tiêu âm đường hút vào xilanh khi pittong đi lên. Khi pittong  xuống đến điểm chết dưới, quá trình hút kết thúc, khi pittong đi lên, quá trình  nén bắt đầu. Khi áp suất trong xilanh lớn hơn áp suất ở khoang đẩy hay áp suất  ngưng tụ, , clape đẩy tự động mở ra để pittong đẩy hơi nén vào khoang đẩy, qua  hộp tiêu âm đường đẩy, vào ống xung động để ra khỏi vỏ vào dàn ngưng.     Các bề mặt ma sát được bôi trơn: Trên bề mặt trục khuỷu người ta bố trí các  rãnh xoắn từ dưới lên trên, sao cho khi trục xoay đúng chiều, đầu được hút lên  qua lỗ, đi theo rãnh xoắn lên bôi trơn các ổ đỡ, bạc biên, bạc ắc sau đó ctranf vào  rãnh pittong và xi lanh, rồi chảy trở lại đáy dầu phía động cơ. Trong các block tủ  lạnh, do đường kính pittong nhỏ nên người ta không làm secmang mà chỉ khía các  rãnh dầu quanh đầu pittong. b, Dàn ngưng tụ      ­ Dàn nưng là một thiết bị trao đổi nhiệt, có nhiệm vụ cho hơi ga áp suất cao  nhiệt độ cao ngưng tụ bên trong và thải nhiệt ngưng tụ ra ngoài môi trường. Dàn  ngưng tủ lạnh là loại làm mát bằng không khí tự nhiên hoặc cưỡng bức.      ­ Dàn ngưng tụ của tụ lạnh phải đảm bảo yêu cầu:  + Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ. 4
  5. + Sự tiếp xúc giữa cánh tản nhiệt và ống dẫn ga phải tốt. + Chịu được áp suất cao, không bị ăn mòn. + Tỏa nhiệt tốt vào không khí.  + Công nghệ chế tạo dễ dàng, bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, giá thành rẻ.      ­ Vị trí lắp đặt: Dàn ngưng tủ lạnh, đầu được lắp vào đầu máy nén, đầu dưới  lắp với phin sấy lọc trước khi nối với ống mao.      ­ Cấu tạo: thường được làm bằng ống thép ( Φ5 ) với cánh tản nhiệt bằng  dây thép Φ1,2÷2mm hàn dính lên ống thép.    Dàn ngưng được bố trí làm 2 phần riêng biệt mắc nối tiếp với nhau: dàn  ngưng sơ bộ và dàn ngưng chính. Cánh tản nhiệt bây giờ chính là vỏ bao che  phía sau và hai bên sườn tủ.      ­ Nguyên lý làm việc: Hơi môi chất đi vào ống góp hơi ở phía trên vào dàn  ống trao đổi nhiệt và ngưng tụ rồi chảy về bình chứa cao áp ở phía dưới. Thiết  bị được làm mát nhờ hệ thống nước phun từ các vòi phun được phân bố đều ở  ngay phía trên cụm ống trao đổi nhiệt. Nước sau khi trao đổi nhiệt với môi chất  lạnh, nóng lên và được giải nhiệt nhờ không khí chuyển động ngược lại từ dưới  lên, do vậy nhiệt độ của nước hầu như không đổi. Toàn bộ nhiệt Qk của môi  chất đã được không khí mang thải ra ngoài. Không khí chuyển động cưỡng bức  nhờ các quạt đặt phía trên hoặc phía dưới. Đặt quạt phía dưới (quạt thổi), thì  trong quá trình làm việc không sợ quạt bị nước làm ướt, trong khi đặt phía trên  (quạt hút) dễ bị nước cuốn theo làm ướt và giảm tuổi thọ. Tuy nhiên đặt phía  trên gọn và dễ chế tạo hơn nên thường được sử dụng. Trong quá trình trao đổi  nhiệt một lượng khá lớn nước bốc hơi và bị cuốn theo không khí, do vậy phải  thường xuyên cấp nước bổ sung cho bể. Phương pháp cấp nước là hoàn toàn tự  động nhờ van phao. Bộ chắn nước có tác dụng chắn các giọt nước bị cuốn theo  không khí ra ngoài, nhờ vậy tiết kiệm nước và tránh làm ướt quạt. Bộ chắn  nước được làm bằng tôn mỏng và được gập theo đường dích dắc, không khí khi  qua bộ chắn va đập vào các tấm chắn và đồng thời rẽ dòng liên tục nên các hạt  nước mất quán tính và rơi xuống lại phía dưới.Sau khi tuần hoàn khoảng 2/3 dàn  ống trao đổi nhiệt, một phần lớn gas đã được hoá lỏng, để nâng cao hiệu quả  trao đổi nhiệt cần tách lượng lỏng này trước, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt  phía sau cho lượng hơi chưa ngưng còn lại. Vì vậy ở vị trí này người ta bố trí  ống góp lỏng trung gian, để gom dịch lỏng cho chảy thẳng về ống góp lỏng phía  dưới và trực tiếp ra bình chứa, phần hơi còn lại tiếp tục luân chuyển theo 1/3  cụm ống còn lại.  5
  6. c, Dàn bay hơi      ­ Dàn bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là ga lạnh sôi ở áp suất  và nhiệt độ thấp, một bên là môi trường cần làm lạnh như không khí trong tủ  lạnh như không khí trong tủ hoặc thực phẩm bảo quản lạnh.      ­ Nhiệm vụ: thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi trường chất lạnh sôi  ở nhiệt độ thấp.      ­ Phân loại: Được phân loại chủ yếu theo môi trường cần làm lạnh. Khi môi  trường cần làm lạnh không khí, người ta gọi là dàn bay hơi làm lạnh không khí.  Nếu là nước người ta gọi là thiết bị bay hơi làm lạnh nước hoặc làm lạnh chát  tải lạnh lỏng. Loại làm mát bằng không khí cũng chia ra làm hai loại là đối lưu  không khí tự nhiên và đối lưu không khí cưỡng bức.      ­ Yêu cầu: + Dàn bay hơi phải đảm bảo khả năng trao đổi nhiệt độ phù hợp  với block và dàn ngưng.                   + Tuần hoàn không khí tốt.                   + Chịu áp suất tốt, không bị ăn mòn bởi thực phẩm bảo quản.                   + Công nghệ chế tạo dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa.      ­ Vị trí lắp đặt: Dàn bay hơi được lắp sau ống mao ( hoặc van tiết lưu ) theo  chiều chuyển động ga lạnh và trước máy nén. Trong tủ lạnh dàn bay hơi được  lắp phía trên tủ và thường sử dụng như một ngăn bảo quản đông lạnh thực  phẩm để làm nước đá. Trong các tủ lạnh dùng quạt gió lạnh, dàn bay hơi được  lắp phía sau tủ.      ­ Cấu tạo: Trong tủ lạnh không quạt gió lạnh, dàn bay hơi là kiểu tấm có các  rãnh được bố trí các rãnh cho ga lạnh tuần hoàn bên trong. Không khí đối lưu tự  nhiên bên ngoài. Vật liệu là nhôm hoặc thép không gỉ. Nếu là nhôm, dàn thường  được phủ một lớp bảo vệ không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bảo  quản.  6
  7.       Nhưng dàn đối lưu tự nhiên cũng rất đa dạng, có thể là ống xoắn có cánh,  ống xoắn vào tấm kim loại hoặc đơ giản ống xoắn gắn ngay vào thành tủ lạnh.       ­ Nguyên lý hoạt động: Ngay sau khi rời ống mao, ga lỏng bị giảm áp suất đột  ngột, và bay ở đầu dàn bay hơi, ga đã bị hơi hóa một phần, hòa trộn với lỏng  thành hỗn hợp hơi lỏng, có nhiệt độ thấp tương ứng với áp suất thấp, đi vào dàn  bay hơi theo các kênh đã bố trí sẵn. Cuối cùng, hơi ga đi vào bầu tích lỏng, bầu  tích lỏng chỉ cho phép hơi đi vào máy nén, Lỏng được tích lại ở đây đề phòng va  đập thủ lực cho máy nén. d, Ống mao      ­ Ống mao còn gọi là ống capile, ống mao dẫn, cáp phun…là thiết bị tiết lưu  (thiết bị tiết lưu lượng) hay thiết bị dãn nở được sử dụng rất nhiều trong tủ  lạnh và máy lạnh dân dụng      ­ Nhiệm vụ ống mao: cung cấp đầy đủ lượng ga lỏng cho dàn bay hơi và duy  trì áp suất bay hơi hợp lý, phù hợp với nhiệt độ bay hơi yêu cầu trong dàn lạnh.      ­ Vị trí lắp đặt ống mao: ống mao được nối giữa phin sấy lọc (sau dàn ngưng  tụ) và lối vào dàn bay hơi theo chiều chuyển động của ga lạnh. 7
  8.      ­ Cấu tạo ống mao: ống mao đơn giản chỉ là một đoạn ống có đường đính rất  nhỏ từ 0.6 đến 2mm với chiều dài từ 0.5 đến 5m, so với van tiết lưu nó có ưu  nhược điểm sau:  + Ưu điểm ống mao: rất đơn giản, không có chi tiết chuyển động nên không  cần bình chứa. Sau khi máy nén ngừng làm việc vài phút, áp suất hai bên ống  mao cân bằng nên máy nén khởi động lại rất dễ dàng.  + Nhược điểm ống mao: dễ tắc bẩn, tắc ẩm, khó xác định độ dài ống, không tự  điều chỉnh được lưu lượng theo các chế độ làm việc khác nhau nên sử dụng cho  các hệ thống lạnh công suất nhỏ và rất nhỏ.      ­ Các kích thước chủ yếu của ống mao sử dụng ở Việt Nam theo tiêu chuẩn  của Nga ΓOCT 2624 – 67, bằng đồng thau hoặc Γ196 hoặc đồng M2 và M3 có  đường kính trong: 0.8; 0.82 và 0.85mm, đường kính ngoài 2.1 ± 0.1mm, độ ovan ±  0.1mm. e, Phin sấy lọc      ­ Nhiệm vụ: Phin sấy và phin lọc có nhiệm vụ loại trừ các cặn bẩn cơ học và  các tạp chất hóa học đặt biệt là nước và các axít ra khỏi vòng tuần hoàn môi  chất lạnh. Cặn bẩn cơ học có thể là cát, gỉ sắt, vẩy hàn, mạt kim loại. các cặn  bẩn này đặt biệt nguy hiểm cho máy nén khi chúng lọt vào xilanh và các chi tiết  chuyển động khác. Các cặn bẩn này gây tắc bẩn ở van tiết lưu và ống mao. Các  tạp chất hóa học đặt biệt là nước (ẩm) vá các axít tạo thành trong vòng tuần  hoàn có thể làm hoen rỉ, ăn mòn các chi tiết của hệ thống. nước có thể đông đá  làm bịt kín van tiết lưu gây ra tắc ẩm.      ­ Vị trí lắp đặt: Silicagel chỉ làm việc hiệu quả ở nhiệt độ dưới 33 °C nên đặt  phin ở phía hạ áp. Nếu đặt ở phía cao áp thì phải đảm bảo xa đầu máy nén và  giàn ngưng càng xa càng tốt. Khi bố trí phin ở phần hạ áp thì nhất thiết phải bố  trí thêm phin lọc bẩn (chỉ có lưới và thêm lớp nỉ, lớp dạ) ở trước van tiết lưu và  ống mao để tránh tắc bẩn.Tư thế lắp đặt phin sấy cũng có tầm quan trọng đặt  biệt là với tủ lạnh. Nên đặt phin theo chiều đứng hoặc nghiêng sao cho chiều  gas lỏng đi từ trên xuống dưới. như vậy đảm bảo ga phun vào giàn là gas lỏng.  ống mao hoặc van tiết lưu làm việc ổn định.                            8
  9.      ­ Cấu tạo: Phin lọc thường có vỏ bằng đồng với nhiều kích cỡ khác nhau,  hình dáng khác nhau phù hợp với hệ thống tủ lạnh.                  Phin sấy lọc tủ lạnh thường là ống trụ bằng đồng được tóp hai đầu  để lọc cặn bẩn và đề phòng các hạt hút ẩm bị mài mòn hoặc bị rã, trên đầu ra  của phin có bố trí các lớp lưới lọc phù hợp.      ­ Nguyên lý hoạt động:  Môi chất khi vào phin lọc thì các lớp lưới sắt và vải  lọc sẽ giữ lại những cặn bẩn chỉ cho môi chất xuyên qua (phin lọc). Đối với  phin sấy thì môi chất đi vào phin se tiếp xúc với các hại zeolit hoặc silica gel  những hạt này sẽ lấy đi lượng nước (ẩm) lẫn trong môi chất. Phin sấy lọc là sự  kết hợp của hai chức năng trên. g, Bầu gom lỏng      ­ Bầu gom lỏng là một ống hình trụ hoặc đơn giản là một mạng ống hút nối  liền với nhau để nếu có lỏng tích tụ trong dàn bay hơi thì nó chỉ cho phép hơi hút  tràn về máy nén, tránh va dập thủy lực.      ­ Thường dàn bay hơi bị tràn lỏng trong trường hợp xả băng bằng hơi nóng  hoặc khi chất quá nhiều thực phẩm nóng vào tủ lạnh. 4. Nguyên lý làm việc của tủ lạnh 9
  10.                                                                     Sơ đồ nguyên lý của tủ lạnh      ­ Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh cực kỳ đơn giản: nó sử dụng hơi nước  khô để hấp thụ nhiệt. Nghe chừng đơn giản nhưng cơ chế làm việc của tủ lạnh  tương đối phức tạp, với những cấu thành khác nhau và giữ vai trò quan trọng  trong chu trình làm lạnh. Máy nén nén khí làm lạnh, làm tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh. Dàn  ngưng bên ngoài tủ lạnh cho phép chất làm lạnh có thể giảm bớt nhiệt do áp  suất gây ra. Các chất lạnh nguội đi, sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và  chảy qua các van tiết lưu. Khi chảy qua các van tiết lưu, các chất lỏng làm lạnh chuyển từ khu vực có áp  suất cao sang khu vực có áp suất thấp. Sau đó, nó ở ra và bay hơi (màu xanh  nhạt). Trong khi bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và bắt đầu làm lạnh. Dàn bay hơi cho  phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt, làm lạnh bênh trong tủ lạnh. Các chu kỳ  được lặp đi lặp lại như vậy. Đó cũng là nguyên nhân khoảng 15 phút bạn lại  10
  11. nghe máy kêu ro ro một lần. Và bạn có thể yên tâm là không có vấn đề trục trặc  gì xảy ra với tủ lạnh nhà mình. Nắm bắt được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ giúp bạn  sử dụng tủ lạnh hiệu quả, an toàn. III. ĐỘNG CƠ, THIẾT BỊ VÀ TỰ ĐỘNG CỦA TỦ LẠNH 1. Hệ thông lạnh      ­ Hệ thống lạnh là một hệ thống khép kín tuần hoàn bao gồm máy nén  (block), dàn ngưng tụ, dàn bay hơi, cáp tiết lưu, phin sấy lọc, bầu tách lỏng và  các đường ống nối. Đây là hệ thống làm nhiệm vụ hấp thụ nhiệt trong dàn lạnh,  tạo hiệu ứng lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài thông qua dàn ngưng.                        11
  12.         Mô tả nguyên lý hoạt động và trạng thái gas bên trong hệ thống lạnh *Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh:       + Khi Block được cấp điện ( Block Pittong ) sẻ hút hơi gas ( hoàn toàn ở  trạng thái hơi ) ở dàn bay hơi thông qua bầu tách lỏng C về đường hút số 8 nén  lên áp suất cao ( ở trạng thái hơi ) đi vào dàn ngương tụ theo chiều từ 1 đến 2  đến 3, Ở đây Gas hoàn toàn ở trạng thái hơi áp suất cao nhiệt độ cao.       + Tiếp tục ở dàn ngưng tụ đoạn từ 3 đến 4, ở giai đoạn này gas bắt đầu  giảm nhiệt độ ( do được giải nhiệt bởi môi trường ) sẻ bắt đầu hóa lỏng dần  dần ( ở đây gas ở trạng thái vừa hơi bắt đầu hóa lỏng ). Tiếp theo từ đoạn 4 đến  5 gas phải hóa lỏng hoàn toàn 100% nhờ vào sự giải nhiệt của môi trường đi qua  phin sấy lọc sẻ loại bỏ nhửng cạn bả hay tạo chất không mong muốn do máy  nén ( block) hoạt động lâu sinh ra cặn ở dầu, ( vì dầu hào trộn với gas).      + Tiếp theo quá trình gas lỏng sẻ đi qua cáp tiếp lưu từ 5 đến 6. Ở cáp tiết  lưu này dùng ống đồng có kích thước nhỏ nhằm tạo tự chênh lệch áp suất giữa  dàn ngưng tụ và dàn bay hơi. Khi gas hóa lỏng hoàn toàn ở cuối dàn ngưng tụ ở  áp suất cao nhiệt độ cao sẻ được máy nén đẩy qua cáp tiết lưu đi từ 5 đến 6 đi  vào dàn bay hơi, Vì gas được tiết lưu nên lượng gas vào dàn bay hơi với áp suất  cao sẻ bay hơi ngay tại vị trí tiết lưu ở dàn bay hơi và thu nhiệt ( cuối cáp tiết  lưu) sẻ chuyển sang áp suất thấp, nhiệt độ thấp, ở đây sẻ xảy ra quá trình trao  đổi nhiệt với môi trường bên ngoài làm tủ lạnh được mát và đông đá. Tiếp theo  Gas lạnh ở trạng thái hơi sẻ được máy nén hút về để trở lại chu kì tiếp  theo......và lặp đi lặp lại như vậy trở thành 1 chu kì khép kín. 2. Hệ thống điện tự động 12
  13. *Chức năng và hoạt động:       + Themostart: có chức năng đóng mở hệ thống phù hợp với nhiệt độ đặt và  thường đặt ở vị trí ngăn mát bên trong tủ lạnh. Ví dụ khi nhiệt độ mong muốn  do mình đặt ở ngăn mát là 10 độ ( lúc này ngăn đông đá tầm ­5 độ ), nếu nhiệt độ  ngăn mát >10 độ thì tiếp điểm themostart sẻ đống như hình vẻ cấp điện cho toàn  bộ hệ thống phía sau nó như bock....nếu nhiệt độ 
  14.      + Cầu chì + 70 độ: có chức năng bảo vệ hệ thống bên trong dàn bay hơi khỏi  bị cháy khi sò lạnh bị chập tiếp điểm, nếu sò lạnh bị chập tiếp điểm thì trở xã  đá sẻ nóng mãi, khi nóng làm cho nhiệt độ ở dàn bay hơi > 70 độ thì cầu chì sẻ  đứt để bảo vệ dàn bay hơi củng như tủ nhà bạn.      + Rơ le bảo vệ: được áp ở vỏ block có tác dụng bảo vệ cho bock không bị  cháy do nóng quá nhiệt độ mong muốn, quá tải khi mô tơ bị ăn dòng.      + Công tắc cửa: có tác dụng khi mở cửa thì đèn bên trong tủ sáng lên và quạt  gió không chạy, khi đóng tủ lại thì đèn tắt và quạt gió chạy nhằm tiết kiềm điện  năng không mong muốn. * Nguyên lý hoạt động của mạch điện:       ­ Giả sử khi tủ lạnh mới mua về cắm điện vào thì themostart sẻ dò nhiệt độ  với nhiệt độ đặt, nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ đặt thì sẻ đóng điện cấp cho  phía sau nó. Nếu lúc này rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3­4 thì block sẻ được  cấp điện sẻ thực hiện quá trình tác động bên hệ thống gas của tủ lạnh làm mát  cho tủ lạnh.      ­ Khi hệ thống lạnh đẳ mát, lúc này themostart và rơ le thời gian, cảm biến  âm và rơ le bảo vệ đang hoạt động như giải thít ở trên.      + Themosstart và cảm biến âm thì luôn kiểm tra nhiệt độ trong hệ thống lạnh  xem đẳ đạt được nhiệt độ mong muốn chưa.      + Rơ le thời gian thì chạy 10 giờ sẻ nhảy sang tiếp điểm 3­2 một lần tầm 15  phút. Nếu khi rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3­2 mà nhiệt độ trong ngăn đá  xuống ­4 hoặc ­5 độ ( tùy vào cảm biến âm ) làm cho cảm biến ấm đóng lại ( lúc  này mô tơ trong rơ le thời gian không quay) cấp điện cho điện trở xã đá hoạt  động làm cho đá tan ra. Khi đá tan ra hết, nhiệt độ tăng lên làm cho cảm biến âm  nhả tiếp điểm, lúc này mô tơ bên tỏng rơ le thời gianser quay 15 phút rồi nhảy  sang tiếp điểm 3­4 cấp điện cho block hoạt động làm mát hệ thống lạnh.      ­ Cứ như thế luân phiên nhau theo một chu kì. IV. MỘT SỐ SỰ CỐ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC   Dấu hiệu tủ lạnh hoạt động bình thường:       ­ Đường ống nén phải nóng dần và mức độ nóng giảm dần cho tới phin lọc  chỉ còng hơi ấm.       ­ Tủ chạy âm chỉ nghe tiếng nhẹ của hộp rơle sau khi cắm điện từ 0,5 – 1s.       ­ Để rơle nhiệt độ ở vị trí trị số nhỏ sau một thời gian tủ phải dừng, khi  nhiệt độ tủ tăng tủ hoạt động trở lại.       ­ Mở cửa tủ nghe rõ tiếng gas phun vào dàn lạnh.       ­ Khi tủ lạnh hoạt động dàn nóng nóng đều, dàn lạnh bám tuyết đều và trên  đương hút có đọng sương.­ Khi mới dừng tủ và hoạt động lại ngay thì rơle bảo  vệ ngắt nếu máy nén không hoạt động được. 14
  15.  1 . Các hiện tượng hư hỏng thường gặp trong tủ lạnh khi hỏng ở phần  điện như sau:      + Nếu themostart bị hỏng ngắt điện cho mạch sớm hơn mong muốn sẻ làm  cho tủ lạnh lâu đông đá hoặc lâu mát.      + Nếu rơ le bảo vệ bị mỏi ngắt điện cho block sớm hơn mong muốn sẻ làm  cho tủ lạnh không đông đá.      + Nếu cảm biến âm chết làm cho tiếp điểm không đóng lại hoặc rơ le thời  gian bị chập ở tiếp điểm 3­4 hoặc điển trở xã đá hoặc cầu chì + 70 độ bị đứt thì  lâu dần đá sẻ bám đầy dàn bay hơi mát mất không gian trao đổi nhiệt với bên  ngoài làm cho tủ chạy nhưng ngăn đá không đông đá mà chỉ mát và mở tủ ra thì  quạt gió vẩn chạy bình thường.      + Rơ le thời gian bị chập ở tiếp điểm 3­2 ( hoặc do môt tơ bên trong rơ le thời  gian bị chết ngay khi rơ le đang ở tiếp điểm 3­2) thì tủ sẻ không mát ( do block  không được cấp điện ) nhưng ở tủ ra thì quạt gió vẩn chạy bình thường.      + Hỏng block thì hệ thống lạnh sẻ không chạy mà tủ sẻ không mát. 2. Những hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh và cách khắc phục 2.1 Những hư hỏng khi máy nén (block) vẫn hoạt động a, Băng tuyết đóng dày trên dàn lạnh    Khi dàn lạnh bị bám tuyết nhiều sẽ cản trở sự trao đổi nhiệt giữa dàn lạnh và  không khí qua dàn lạnh làm cho tủ bị kém lạnh. ­ Biểu hiện:     +   Gió lạnh do quạt thổi ra không lạnh lắm                         +   Máy nén làm việc liên tục không ngắt                         +   Đo dòng làm việc thì thấy nhỏ hơn dòng định mức                         +   Có thể trên đương ống về máy nén bị bám tuyết                         +   Nếu để lâu đá có thể bám ra phía ngoài vỏ nhựa của ngăn đá. ­ Nguyên nhân: +  chủ yếu do đệm cửa không kín hoặc hệ thống xả tự động  không làm việc                           +  Hỏng rơle âm hoặc dương                           +  Hỏng Timer, đứt dây điện trở.                           +  Đầu cảm biến của thermostat lệch ra khái vị trí hoặc  thermostat hỏng không ngắt được máy nén ­ Cách khắc phục:  + Thay tấm đệm mới                                + Ngắt tủ ra khái nguồn điện 15
  16.                                + Kiểm tra các thiết bị điện rơle âm, rơle dương, timer, điện  trở nếu thấy hỏng thiết bị nào thì thay thế thiết bị đó.                                + Nếu các thiết bị điện này không hỏng, cần kiểm tra  thermostat. b, Tủ lạnh thiếu gas ­ Biểu hiện:      + Thời gian làm lạnh kéo dài (máy nén làm việc liên tục không nghỉ)      + Dàn nóng chỉ hơi nóng      + Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có tuyết bám.      + Đương ống hút về máy nén không có đọng sương hoặc không mát.      + Nếu đo dòng làm việc của tủ thì thấy nhỏ hơn dòng định mức  Có thể dùng que diêm để nhận biết thiếu gas bằng cách đốt que diêm.  Đốt que diêm và hơ vào cuối dàn nóng (lúc hệ thống đang hoạt động) nếu đoạn  ống được hơ nóng không thể sê tay vào được thì kết luận tủ thiếu gas (không  dùng bật lửa). Nếu tủ đủ gas khi hơ nóng môi chất sẽ bay hơi và làm mất đoạn  bị đốt nóng vì vậy có thể sê vào được đoạn hơ nóng. * Nguyên nhân: Do hệ thống bị rò rỉ gas ở trên dàn nóng hoặc dàn lạnh, trên đương ống. * Khắc phục:     Khi tủ lạnh thiếu gas chắc chắn tủ bị rò rỉ tại một vị trí nào đó trên hệ thống  lạnh. Vì vậy muốn khắc phục cần tìm và khắc phục chỗ rò rỉ. + Cách 1: Dùng bọt xà phòng Cho block hoạt động sau đó bôi xà phòng lên đương ống, dàn nóng và dàn lạnh ở  đều có bọt xà phòng nổi lên ở đó bị thủng. (thương ở dàn lạnh) + Cách 2: Tìm vết dầu loang Lau sạch hệ thống cho block hoạt động và quan sát trên đương ống và các dàn  trao đổi nhiệt. ở đâu có vết dầu ở đó có lỗ thủng. Với những lỗ thủng ở trên đương ống và dàn nóng thí khắc phục bằng phương  pháp hàn. Với những lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm thì khắc phục bằng phương  pháp hàn nhôm hoặc dùng keo êpụxi dán kín lỗ thủng. c, Tủ lạnh bị tắc ẩm * Biểu hiện: Tủ lạnh kém lạnh + Ban đầu có gió lạnh thổi ra sau vài phút gió lạnh có nhiệt độ tăng dần. + Dàn nóng nóng dữ dội + Máy nén làm việc sau một thời gian thermic tác động ngắt máy nén. Máy nén  ngõng hoạt động lớp đá trong ống mao lại tan ra và thermic lại đồng điện trở lại  cho block. 16
  17. *Nguyên nhân: Do trong hệ thống lạnh còn chứa hơi nước, do quá trình hút chân không không  tốt nên trong hệ thống còn không khí. Khi hệ thống hoạt động lượng hơi nước  này đi qua ống mao (tại đây có nhiệt độ thấp) nên hơi nước sẽ ngưng lại và  đồng băng làm tắc ống mao. Có hiện tượng đọng sương bên ngoài tại ống mao nơi bị tắc. *Khắc phục:  Khi hệ thống lạnh có chứa hơi nước bên trong cần xả hết gas trong hệ thống ra  ngoài, thay phin lọc mới và thực hiện nạp lại gas (quá trình nạp gas mục ). d,Tắc bẩn một phần tại phin lọc. * Biểu hiện: Tại phin lọc có đọng sương Tủ kém lạnh, máy nén chạy liên tục không ngắt. *  Nguyên nhân: Do trong hệ thống lạnh có chứa các bôi bẩn hoặc do quá trình gia công ống  không làm sạch ống hoặc cưa ống. * Khắc phục: Khi hệ thống lạnh bị tắc bẩn cần xả hết gas, thay thế phin lọc mới. e,Thermostat hoạt động không chính xác. * Biểu hiện: Tủ làm việc không theo quy luật Khi đặt nhiệt độ tủ ở chế độ thấp nhất nhưng sau một khoảng thời gian ngắn  máy nén vẫn bị thermostat ngắt điện. * Nguyên nhân: Do tiếp điểm tiếp xúc không tốt hoặc do hộp xếp bị dãn , lò xo yếu… * Khắc phục: Kiểm tra thermostat bằng cách: Cho tủ lạnh hoạt động, vặn thermostat về chế  độ nhiệt độ thấp nhất. Nếu sau một khoảng 15 phút) máy nén ngõng làm việc  trong khi tủ lạnhvẫn chưa thời gian ngắn (10 đủ lạnh thì khẳng định thermostat  bị hỏng. Đối với trương hợp này tốt nhất là thay thế một thermostat mới (không  nên chỉnh sửa thermostat bởi vì khi đó nó không hoạt động chính xác nữa). f,Hỏng bên trong block *  Biểu hiện: Block làm việc nóng hơn bình thương Có tiếng gõ nhẹ bên trong block Dòng làm việc nhỏ hơn dòng định mức * Nguyên nhân: Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém Block bị tụt hơi do gãy hoặc kênh lá van hút và nén, do hở xéc măng … 17
  18. * Khắc phục: Tùy theo tình trạng block có thể phải thay thế block mới hoặc phải cưa block để  sửa chữa.  g,Hỏng thermic * Biểu hiện: Block chạy và dừng không theo quy luật * Nguyên nhân: Do thanh lưỡmg kim bị hỏng hoặc tiếp xúc không tốt nên với dòng định mức  còng có thể đốt nóng thanh lưỡng kim làm thanh lưỡng kim cong lớn và mở tiếp  điểm. * Khắc phục: Nên thay thế một thermic mới phù hợp công suất block. h, vỏ tủ không kín hoặc cửa tủ bị kênh * Biểu hiện Dàn lạnh bám tuyết nhiều Sê vỏ tủ thấy lạnh, trên vỏ tủ có hiện tượng đọng sương Tại vị trí cửa vênh có đọng nước. *  Nguyên nhân: Zoăng cửa bị lúo hoỏ Bản lề cửa bị lệch Bị hở các lỗ luồn dây điện, đương ống *  Khắc phục: Thay zoăng cửa, điều chỉnh lại bản lề. 2.2 Những hư hỏng khi máy nén không hoạt động    2.2.1 Khi có nguồn điện đến hộp rơle                                18
  19.      Khi thực hiện đo điện áp nguồn vào hộp rơle vẫn thấy có điện áp 220V * Nguyên nhân: Hỏng thermic, hỏng rơle khởi động, hỏng block, hỏng thermic, bị  gãy thanh lưỡng kim, đứt dây điện trở, mất tiếp xúc ở tiếp điểm. * Khắc phục: thay mới a, Hỏng rơle khởi động * Nguyên nhân: Mất tiếp xúc, đứt cuộn dây điện từ (đo 2 đầu dây của rơle), kẹt  lõi sắt. * Khắc phục :Tùy theo nguyên nhân, nếu khó khắc phục nên thay mới. b, Hỏng block ­ Cháy động cơ, cháy cuộn khởi động trong trương hợp sau khi khởi động xong  rơle khởi động không nhẻ tiếp điểm thì cuộn khởi động và làm việc đều có điện  nên dòng điện chung tăng cao dẫn đến cháy cuộn khởi động trước (vì cuộn khởi  động có đương kín dây nhỏ hơn nên dễ cháy hơn) ­ Cháy cuộn làm việc CR : Trong trương hợp rơle khởi động không đồng tiếp  điểm hoặc động cơ không khởi động được, khi đó dòng điện chạy qua cuộn CR  lớn, rơle bảo vệ đồng ngắt liên tục dẫn đến cháy cuộn CR. c, Kẹt máy nén Trong trương hợp máy nén bị kẹt thì phải thay mới Do hỏng các chân rơle với block Hỏng tụ Cs (tùy theo từng block) 2.2.2 Khi không có điện đến hộp rơle * Nguyên nhân: Đứt dây nguồn, hỏng thermostat, đứt dây nguồn, hỏng ổ cắm  nguồn Cắm điện cho tủ, mở cửa tủ không thấy đèn sáng chứng tỏ chưa có nguồn điện  vào tủ. Cần đo điện áp kiểm tra nguồn vào tủ tùy theo nguyên nhân mà khắc  phục. ­ Hỏng thermostat:  Cắm điện cấp nguồn cho tủ, mở cửa tủ thấy đèn sáng, quạt dàn lạnh vẫn quay  nhưng đo điện áp vào block thì không có. Nên thay thế thermostat khác. ­ Hỏng rơle xả đá (Timer): timer hoạt động không chính xác thì tủ lạnh sẽ không  lạnh bình thường.Nếu timer hỏng, nó sẽ không định trước thời gian xả tuyết  dẫn đến tủ lạnh không lạnh hoặc dàn lạnh bị đông đá. Nên thay thế timer khác. V. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VỆ SINH TỦ LẠNH ­ Khi tủ lạnh không làm việc trong thời gian dài qua 48 giờ nên để thermostat ở  vị trí mở (số 0) để tủ được nghỉ ngơi. 19
  20. ­ Khi để tủ lâu không làm việc không để thực phẩm, các dung dịch, chất lỏng dễ  bay hơi, lên men, dễ cháy, nổ, ăn mòn…trong tủ. Chỉ để tủ không, không nhất  thiết phải đóng kín cửa, có thể dùng dây buộc, miếng đệm cho cánh tủ hé mở để  thông thoáng trong những ngày trời khô ráo. ­ Khi bắt đầu để tủ ngừng làm việc một thời gian cũng cần vệ sinh trong, ngoài  tủ như vệ sinh định kỳ lúc tủ làm việc. ­ Ngắt điện tủ lạnh, nếu còn tuyết bám trong ngăn kết đông phải làm tan giá,  không cho bất cứ vật cứng nào vào cậy đá hoặc tẩy vết bẩn trong ngăn kết  đông. ­ Lấy hết các thứ trong tủ ra. Lau sạch dàn lạnh các khay, ngăn và thành trong tủ  bằng giẻ tẩm nước xà phòng loãng, ấm. Sau đó lau lại bằng giẻ khô, mềm. ­ Vỏ ngoài của tủ lau bằng giẻ tẩm nước ấm rồi lau khô, mở cửa tủ cho khô. ­ Lau sạch dàn nóng, lốc máy bằng giẻ mềm, không lau bằng giẻ quá ẩm đề  phòng không lau khô ngay dàn nóng sẽ gỉ và nước chẩy vào hộp đấu dây ở lốc. ­ Khi tủ không làm việc áp lực (cân bằng) ở dàn lạnh cao hơn bình thường. Dàn  lạnh lại thường chế tạo bằng nhôm nên dễ bị ăn mòn, khi đó nếu có chỗ bị ăn  mòn, dàn sẽ nhanh bị thủng, gây rò rỉ, mất gas. ­ Khi vận chuyển tủ lạnh: Tháo ngăn hứng nước, giá đỡ thực phẩm,… bao gói  và bảo quản riêng. Nên cho vào hòm gỗ và hòm cactong để cố định tủ và chống  va đập, cong vênh, bẹp, móp và tróc sơn tủ. Bắt bu lông hoặc buộc để néo giữ  chặt lốc vào thân tủ để khỏi rung lắc, gây gãy ống; Đặc biệt chú ý tránh va đạp,  gãy ống, nhất là ống mao ở điểm nối với phin lọc; không quang dây chằng qua  dàn nóng và các ống. * Yêu cầu kỹ thuật an toàn – Khi sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh phải chú ý phòng, chống bị điện  giật, độc hại hoặc gây cháy nổ. – Đề phòng bị điện giật: – Thường xuyên kiểm tra kỹ nguồn điện vào tủ không để dây bị chuột gặm,  bong xước mất cách điện. – Khi cắm phích điện, trước khi quay núm thermostat cho tủ chạy phải dùng bút  thử điện kiểm tra đảm bảo tủ không bị rò điện ra vỏ mới cho tủ làm việc; Cũng  kiểm tra như vậy khi đã cho tủ chạy: tủ cũng không bị rò điện. – Không để chai lọ, bát đĩa,…chứa nước và chất lỏng lên nóc tủ, để phòng đổ  vỡ, nước chẩy làm ngắn mạch cho hộp đấu nối dây, các chỗ nối điện ở rơ le, tụ  ổ cắm… – Khi sửa chữa nên có từ 2 người trở lên, chú ý tránh điện giật. – Ngắt điện tủ khi bảo dưỡng và thay thế chi tiết. – Không đặt tủ chỗ quá ẩm ướt . – Đề phòng độc hại chống cháy nổ: – Khi xả gas phải đảm bảo phòng được thông thoáng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2