Tiểu luận Tài nguyên năng lượng: GEOG1000103 – môi trường và phát triển bền vững
lượt xem 11
download
Tiểu luận Tài nguyên năng lượng "GEOG1000103 – môi trường và phát triển bền vững" với mục tiêu nhằm phân tích các dạng năng lượng hiện có trên môi trường sống của chúng ta, từ đó tìm ra các nguồn năng lượng thay thế phù hợp cho những nguồn năng lượng sẵn có, nhưng gây hại cho môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Tài nguyên năng lượng: GEOG1000103 – môi trường và phát triển bền vững
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG HỌC PHẦN: GEOG1000103 – MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG HỌC PHẦN: GEOG1000103 – MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Giảng viên: Th.S Đào Ngọc Bích Nhóm sinh viên Lê Quốc Huy – 46.01.607.030 Đặng Hồng Phúc – 46.01.607.082 Nguyễn Thị Thảo Trang – 46.01.607.115 Nguyễn Thị Liên Hoa – 46.01.607.024 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2022
- MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường mà chúng ta đang sinh sống hiện nay, không những cung cấp những yếu tố cần thiết như: đất, nước, không khí… nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của con người, mà còn cung cấp những tài nguyên năng lượng, giúp con người có những bước tiến rất xa. Thế nhưng, nguồn tài nguyên trên trái đất thì có hạn mà nhu cầu của con người thì ngày càng tăng, điều này dẫn đền tài nguyên năng lượng ngày dần cạn kiệt, và điều đáng nói ở đây chính là những nguồn tài nguyên như than, dầu.. là không thể tái tạo. Cùng với đó việc sử dụng các dạng năng lượng này ảnh hưởng vô cùng xấu đến môi trường, chính vì thế nhóm 4 đã chọn đề tài này nhằm nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm phân tích các dạng năng lượng hiện có trên môi trường sống của chúng ta, từ đó tìm ra các nguồn năng lượng thay thế phù hợp cho những nguồn năng lượng sẵn có, nhưng gây hại cho môi trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là về tài nguyên năng lượng, và phạm vi nghiên cứu sẽ là những nơi có tài nguyên năng lượng. 4. Phương pháp nghiên cứu Ở đây nhóm sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích và tổng hợp.
- NỘI DUNG I. Những vấn đề chung 1.1. Tài nguyên năng lượng Theo khoản 1, 2, 3 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: "Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo. - Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm: than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo. - Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo". Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: Bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông,...), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po… Nhìn chung, năng lượng gồm năng lượng tái tạo được và năng lượng không tái tạo được. Bao gồm những thứ xung quanh ta và bên trong lòng đất bao gồm như: than đá, dầu mỏ, quặng,... 1.2. Môi trường Môi trường theo nghĩ đơn giản nhất là bao gồm những thứ tự nhiên và nhân tạo bao quanh cuộc sống của con người. Và theo khoản 1 Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 của Việt Nam thì "Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên".
- Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất. Trong số đó những yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng hơn cả. Những yếu tố này được coi là những thành phần cơ bản của môi trường. Chúng hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết định của con người. Con người chỉ có thể tác động tới chúng trong chừng mực nhất định. Bên cạnh những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo. Những yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình, như: hệ thống đê điều, các công trình nghệ thuật, các công trình văn hoá kiến trúc mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác dựng nên. 1.3. Bảo vệ môi trường Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, pháp luật Việt Nam đề ra các nguyên tắc về bảo vệ môi trường như sau: Quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì các nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm : – Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. – Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. – Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. – Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản
- lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải. – Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. – Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. – Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. II. Những vấn đề chung về việc khai thác tài nguyên năng lượng 1. Việc sử dụng tài nguyên năng lượng 1.1. Thực trạng sử dụng tài nguyên năng lượng tái tạo Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời do có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền của đất nước. Tổng số giờ nắng trong năm tại các tỉnh miền Bắc bình quân từ 1.800 - 2.100 giờ, các vùng miền Trung và miền Nam khoảng 1.400 - 3.000 giờ; số ngày nắng trung bình trên các tỉnh miền Trung và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm. Bên cạnh đó, cường độ bức xạ mặt trời trung bình nhận được tại mặt đất dao động trong khoảng 3,54 - 5,15 kWh/m2/ngày và tăng dần từ Bắc vào Nam và tiềm năng lý thuyết được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm. Những con số cho thấy Việt Nam có một nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo hết sức là phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, việc khai thác năng lượng mặt trời này còn là một khó khăn, bởi nhiều lý do, nhưng có lý do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường đó là ô nhiễm. Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này hiện nay còn hạn chế, chỉ khoảng 1,2 - 3 MWp. Một con số rất nhỏ, một con số bao hàm rất nhiều ý nghĩa, ô nhiễm không khí, bụi mịn, đầu tư,... Tương tự, theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước có tiềm năng điện gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360 MW. Nhưng cũng như năng lượng mặt trời, sự khai thác của nó còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, khí hậu, biến đổi khí hậu,....
- Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn trong phát triển năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc khai thác và sử dụng NLTT còn hạn chế. Sự phát triển của NLTT mới rầm rộ trong khoảng 2 năm trở lại đây khi có những quyết định của Thủ tướng về cơ chế hỗ trợ giá FIT. Quy hoạch điện VII điều chỉnh ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (không kể nguồn thủy điện lớn và vừa, thủy điện tích năng) đạt khoảng 7% năm 2020 và trên 10% năm 2030. Nghị quyết 140 Chính phủ ban hành mới đây về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu tham vọng hơn là tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045. Một trong những thông tin đáng chú ý mới đây được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp là đã có 113 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng công suất trên 5.700MW đã cơ bản được giải tỏa hết công suất (bao gồm cả các dự án vận hành trước 30/6/2019 và các dự án mới được đưa vào vận hành trong năm 2020). Đây là con số kỷ lục về số nhà máy mới đóng điện trong một khoảng thời gian ngắn. Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000MW, trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200MW; điện gió khoảng 11.800MW. Đến nay, toàn quốc đã đưa
- vào vận hành 102 dự án điện mặt trời với tổng công suất 6.314MWp (tương đương 5.245MWac). Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối. Và sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp...), phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ…), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm. Nhiên liệu sinh khối có thể ở dạng rắn, lỏng, khí… được đốt để phóng thích năng lượng. Sinh khối, đặc biệt là gỗ, than gỗ - cung cấp phần năng lượng đáng kể trên thế giới. Ít nhất một nửa dân số thế giới dựa trên nguồn năng lượng chính từ sinh khối. Con người đã sử dụng chúng để sưởi ấm và nấu ăn cách đây hàng ngàn năm. Chính hoạt động sinh hoạt tưởng chừng là vô hại này lại ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều, con người thông qua hoạt động này gián tiếp thải ra số lượng CO2 hằng năm rất lớn vào môi trường không khí, ảnh hưởng đến những môi trường khác của tự nhiên: nước, đất,... Tiềm năng sinh khối từ gỗ củi vào khoảng 10,6 triệu tấn dầu quy đổi (năm 2010), 14,6 triệu tấn (năm 2030) và 14 triệu tấn (năm 2050); phế thải từ nông nghiệp vào khoảng 16,8 triệu tấn (năm 2010); 20,6 triệu tấn (năm 2030) và 26,3
- triệu tấn (năm 2050); từ rác thải đô thị vào khoảng 0,64 triệu tấn (năm 2010), 1,5 triệu tấn (năm 2030) và 2,5 triệu tấn (năm 2050). Đến hết năm 2016, năng lượng sinh khối mới chỉ khai thác được khoảng 592 MW. Việc dự trữ nhiều và sử dụng ít như vậy đã mất cân bằng, khi lượng sinh khối sinh ra ngoài không khí 1 lượng khí rất độc hại, nhưng với số lượng ít như: amoniac, metan, SO2,... ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Nhưng xét chung với tài nguyên không tái tạo được thì nó ít ảnh hưởng hơn và được ưa chuộng khi sử dụng trong hoạt động của con người. 1.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên không tái tạo Ngày nay, nguồn năng lượng không tái tạo đang được sử dụng rất nhiều trong đời sống và dần cạn kiệt vì bị khai thác quá mức, nguồn năng lượng này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến đời sống con người làm bầu khí quyển ngày càng ô nhiễm. Việc sử dụng năng lượng không tái tạo giải phóng các chất khí rất độc ra môi trường như nitơ oxit, carbon dioxide, hydrocarbon, lưu huỳnh, …là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mưa axit làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Vào mỗi năm, có đến khoảng 21,3 tỉ tấn CO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, trong đó có đến 10,65 tỉ tấn (chiếm 50%) khí thải sẽ thải ra không khí gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu và môi trường xung quanh. Các chất như NO2 và SO2 là nguyên nhân chính gây nên mưa axit gây nên phá hoại mùa màng và các công trình đang xây dựng. Trong tất cả các nguồn nguyên liệu hóa thạch thì than đá là nguồn thải ra lượng CO2 lớn nhất, nó lớn gấp đôi so với khí tự nhiên và nhiều hơn lên đến 30% so với xăng. Đối với Việt Nam, năng lượng là ngành phát lượng khí thải nhiều nhất, đến nông nghiệp xếp thứ 2. Bởi lẽ, là ngành khai thác, thăm dò khoáng sản bao gồm: than đá, dầu khí, quặng,.... Lượng khí thải đo đạt được là vào khoảng 171.62 triệu tấn năm 2014 và tính đến năm 2019 là vào khoảng hơn 300 triệu tấn CO2. Nông nghiệp là ngành tuy xanh nhưng cũng thải ra không khí 1 lượng CO2 rất lớn thông qua hoạt động kỹ thuật thu hoạnh, gieo trồng, xử lý. Lượng Carbon dioxide trong không khí chủ yếu là dùng năng lượng không tái tạo, gây nên hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, băng ở 2 cực tan ra và nhiều loài động vật quý hiếm dần tuyệt chủng, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
- Việc biến đổi khí hậu đang diễn ra nặng nề gây nên nhiều thiên tai, thiệt hại khó lường hàng loạt người và của trên thế giới, đe dọa đến tính mạng con người và nhiều loài động vật trong tự nhiên bởi sử dụng quá mức năng lượng không tái tạo. 2. Nguyên nhân suy thoái của tài nguyên 2.1. Vấn đề khai thác và sử dụng quá mức cho phép Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên kết quả là suy thoái nguồn tài nguyên tái tạo được. Như cuộc cách mạng công nghiệp năm 1760 chứng kiến việc khai thác khoáng sản và dầu mỏ trên quy mô lớn và hoạt động khai thác dầu mỏ đang dần phát triển, dẫn đến sự cạn kiệt dầu mỏ và khoáng sản tự nhiên ngày càng nhiều. Và cùng với những tiến bộ trong công nghệ, phát triển và nghiên cứu trong thời đại đương đại; khai thác khoáng sản đã trở nên dễ dàng hơn và con người đang đào sâu hơn để tiếp cận các loại quặng khác nhau. Việc tăng cường khai thác các loại khoáng sản khác nhau đã dẫn đến một số trong số chúng đi vào sản xuất suy giảm. Như dầu mỏ tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về than đá chỉ khoảng 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 30 năm trên thế giới. Còn đối với 1 đất nước Việt Nam trữ lượng chỉ còn vài chục năm nữa. Đây là một thách thức đối với ngành năng lượng và là sự đe doạ đối với môi trường.
- 2.2. Sự phát triển của công nghiệp hiện đại Với một xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, dẫn đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Khoa học kỹ thuật hiện đại và đã trải qua 3 cuộc cách mạng lớn và đang trải qua một cuộc cách mạng nữa. Đây là điều kiện thúc đẩy sự khai thác không hợp lý và quá mức của con người, dẫn đến những hậu quả đáng nghiêm trọng, nguồn tài nguyên không tái tạo được dần cạn kiệt, sự khai thác tài nguyên tái tạo được thì lại chưa hiệu quả, đây cũng vừa là thách thức vừa là mối đe doạ đối với con người. Đối với một đất nước Việt Nam nhỏ bé, công nghiệp là lĩnh vực có đóng góp quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu của nền kinh tế. Giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30% GDP của cả nước, liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân 8,2%/năm. Trong công nghiệp khai thác, ngoại lệ những khoáng sản trữ lượng lớn, phù hợp với khai thác quy mô công nghiệp như dầu khí, than, bôxít, titan, apatit, đất hiếm,..., phần lớn các loại khoáng sản còn lại có quy mô trữ lượng thuộc loại vừa và nhỏ, phân tán, điều kiện khai thác phức tạp, không phù hợp với đầu tư quy mô lớn, hiện đại, việc khai thác còn nhiều bất cập đã làm lãng phí tài nguyên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Với các nhà máy nhiệt điện, mỗi loại hình công nghệ sẽ phát sinh các loại chất thải khác nhau. Lượng phát sinh chất thải phụ thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng và công nghệ sản xuất. Trong đó, nhiệt điện than phát thải một lượng lớn bụi và khí SO2, NOx; nhiệt điện dầu FO phát thải chủ yếu khí SO2, NO2; nhiệt điện khí – tuabin khí hỗn hợp phát thải chủ yếu khí NOx và còn nhiều chất thải khác. Điều này làm mất cân bằng, ô nhiễm sang các môi trường khác nhau. 2.3. Hậu quả Với việc khai thác và sử dụng quá mức của con người về nguồn tài nguyên năng lượng đã dẫn đến sự suy thoái của nó. Theo sự ước tính của các tổ chức thể giới về năng lượng: tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về than đá chỉ khoảng 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 30 năm. Đây là những con số bé nhỏ với một thế giới hơn 7 tỷ người. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến bầu không khí, vì nhu cầu sử dụng năng lượng của toàn bộ con người trái đất vượt qua chỉ tiêu
- cho phép trung bình sử dụng năng lượng. Về chỉ số cường độ năng lượng, theo dữ liệu công bố của Ngân hàng Thế giới, chỉ số cường độ năng lượng sơ cấp tính theo MJ/USD theo giá cơ sở 2015 cho năm 2019 của Việt Nam vào khoảng 5,94 thấp hơn so với Trung Quốc (6,69) nhưng cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN (Malaysia: 4,68; Indonesia: 3,53; Philippines: 3,12) và Ấn Độ (4,73), cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế hiện đại. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng ngày một quá mức của Việt Nam cũng như toàn thế giới, làm thải ra 1 lượng khí Cacbonit ra bên ngoài với con số không hề nhỏ, lượng CO2 đó làm cho ô nhiễm không khí trầm trọng, thiếu O2 cho con người sử dụng vào tương lai. Tiếp đến là thủng tầng ozon khi con người thải ra khí đặc thù này. Điều này đe doạ đến sức khoẻ cá nhân của mỗi con người. Tiếp theo là hoạt động gián tiếp làm nên sự ô nhiễm nước, phá hoại rừng tự nhiên, mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Điều này được chứng minh thông qua hoạt động khai thác quặng sắt, than đá, loang dầu,... khi thai thác dầu đưa vào công nghiệp năng lượng sử dụng. Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Những hoạt động đó còn làm mất điêu hệ sinh thái tự nhiên ở môi trường nước, trong lòng đất, làm cho một số loài như cá, tôm,... chuột,.. mất đi nhà của chúng, từ đây gián tiếp ảnh hưởng đến ngôi nhà chung của con người. Tiếp theo, tình trạng nóng lên của trái đất mang tính báo động. Theo tổ chức Khí tượng thế giới, nhiệt độ trung bình của trái đất trong giai đoạn 2020 – 2024 sẽ tăng trên 1,5 độ C so với trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, bởi lượng CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng gia tăng. Báo động tốc độ băng tan, nhiệt độ tăng cao cũng khiến cho băng tan nhanh hơn. Theo các nhà nghiên cứu, do biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nên lượng băng tan trải từ khối lượng khổng lồ tại Greenland đang ở mức cao nhất trong hơn 10.000 năm qua. Theo dự báo, nếu lượng khí thải nhà kính không được kiểm soát, khối băng lớn thứ hai thế giới và dài hàng km ở Bắc Cực này sẽ tiếp tục mất đi hàng ngàn tỷ tấn, khiến mực nước biển toàn cầu dâng lên 10 cm.
- 2.4. Biện pháp Vì những hậu quả đáng báo động của sự suy thoái tài nguyên năng lượng, con người cần có những biện pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, cần điều chỉnh lại việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng. Điều này góp phần cho việc giảm thiểu được lượng CO2, SO2,.... trong không khí. Thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo lại của Trái đất. Thứ hai, tổ chức các hoạt động xanh, trồng rừng, hạn chế lượng CO2 trong bầu khí quyển. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, đẩy nhanh quá trình tái tạo O2, giảm thiểu CO2, bảo vệ Trái đất khỏi các tác nhân gây hại. Thứ ba, đưa ra chính sách khai thác, sử dụng, nhu cầu con người về tài nguyên năng lượng. Đây là yếu tố chủ quan quan trọng để bảo vệ môi trường, chú trọng đúng vào nhu cầu của con người, của xã hội, đi vào cốt lõi vấn đề để giải quyết vấn đề. III. Ý thức của bản thân Đối với một sinh viên trường, chúng ta cần ra sức học tập, rèn luyện sức khỏe. Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống và học tập. Trồng nhiều cây xanh vì đây là nguồn cung cấp oxy cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm sói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra, giữ gìn và lên án những hành động phá rừng, đốt rừng bừa bãi. Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng, đây là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao và bền lâu. Nên lắp đặt các thiết bị sử
- dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến mức cạn kiệt như hiện này.
- KẾT LUẬN 1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo: Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm: than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo. 2. Việt Nam là một nước có nguồn năng lượng tái tạo được rất phong phú và đa dạng. Nguồn năng lượng này bao gồm: sức nước – thủy điện, sức gió – điện gió, nhiên liệu sinh học – sinh khối. Với nguồn phong phú nhưng lại khai thác chưa hiệu quả, trữ năng còn thấp, bên cạnh đó còn bất cập vấn đề gay hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường: đất nước, không khí,.... Làm ảnh hưởng đến đời sống trong tương lai. Hay một nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo được cũng phong phú đa dạng không kém. Chúng bao gồm: than đá, dầu mỏ, quặng,.... Tuy nhiều nhưng trữ lượng không ít, việc này ảnh hưởng rất lớn đến khai. Hay trong quá trình khai thác còn nhiều vấn đề cần giải quyết: lượng khí thải thải ra môi trường rất nhiều, triệu tấn trên một năm, một con số đáng quan ngại trong tương lai. 3. Những thực trạng như vậy điều có những nguyên nhân như sau: Vấn đề khai thác và sử dụng quá mức cho phép. Sự phát triển của công nghiệp hiện đại. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm nên sự suy thoái của nguồn tài nguyên này. 4. Song song với những nguyên nhân sẽ là những biện pháp khắc phục cụ thể: Thứ nhất, cần điều chỉnh lại việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng. Thứ hai, tổ chức các hoạt động xanh, trồng rừng, hạn chế lượng CO2 trong bầu khí quyển.
- Thứ ba, đưa ra chính sách khai thác, sử dụng, nhu cầu con người về tài nguyên năng lượng. 5. Đối với một sinh viên trường, chúng ta cần ra sức học tập, rèn luyện sức khỏe. Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống và học tập. Trồng nhiều cây xanh vì đây là nguồn cung cấp oxy cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm sói mòn đất và hệ sinh thái.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Tuyên Quang. (17/11/2021). Môi trường Việt Nam gặp những sức ép gì?. Truy cập như sau: http://tnmttuyenquang.gov.vn/tin- tuc/moi-truong/moi-truong-viet-nam-gap-nhung-suc-ep-gi-19878. [2] Th.s Lê Minh Hương. (6/10/2017). Năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển. Truy cập như sau: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM115185 [3] PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam. (30/9/2022). Phát thải CO2 từ ngành năng lượng: Vấn đề của Việt Nam và thế giới. Cơ quan của Hiệp hội năng lượng Việt Nam. Truy xuất như sau: https://nangluongvietnam.vn/phat-thai-co2-tu-nganh-nang- luong-van-de-cua-viet-nam-va-the-gioi-25308.html [4] Năng lượng hoá thạch và than đá ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Truy xuất như sau: https://phuongnamsolar.vn/nang-luong-hoa-thach-va-than-da-anh- huong-nhu-the-nao-den-moi-truong-n76390.html [5] Phạm Thị Thu Hà. (2021). Đánh giá phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam từ góc độ bền vững. Tạp chí Công Thương số 15 tháng 6/2021. [6] Nhà đầu tư tạp chí điện tử của hiệp hội doanh nghiệp ĐTNN. (21/10/2020). Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Truy cập như sau: https://nhadautu.vn/thuc-trang-phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam- d44031.html [7] Luật sư Nguyễn Văn Dương (17/7/2022). Bảo vệ môi trường là gì? Nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường. Truy cập như sau: https://luatduonggia.vn/bao- ve-moi-truong-la-gi-noi-dung-va-bien-phap-bao-ve-moi-truong/ [8] Tài nguyên năng lượng là gì? Truy cập như sau: https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
82 p | 1099 | 263
-
Tiểu luận: Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
14 p | 769 | 215
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng lao động trong các doanhnghiệp ở nước ta hiện nay
32 p | 504 | 169
-
Tiểu luận:VĂN PHÒNG VÀ VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
28 p | 299 | 73
-
TIỂU LUẬN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
12 p | 324 | 71
-
Báo cáo tiểu luận: Ứng dụng phương pháp huỳnh quang trong khoa học và kỹ thuật
27 p | 237 | 58
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
16 p | 129 | 34
-
TIỂU LUẬN: Mặt trái của chuyển giao công nghệ và giải pháp
11 p | 97 | 27
-
Luận văn: Thực trạng sử dụng năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng của máy chế biến chè tại công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình
79 p | 165 | 24
-
Đề tài: Giới thiệu về năng lượng hạt nhân sử dụng cho mục đích hòa bình
15 p | 87 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Áp dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hệ thống điều khiển thông minh tại tòa nhà trung tâm hành chính thành phồ Đà Nẵng
26 p | 97 | 11
-
Luận văn Bác sĩ nội trú: Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi với nguồn năng lượng Laser Holmium tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
100 p | 100 | 10
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
121 p | 76 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Xác định giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến cho trâu bằng phương pháp invitro gas production và nhu cầu năng lượng trao đổi cho trâu nuôi thịt tại Thái Nguyên
83 p | 43 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu Protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
76 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với Việt Nam
125 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụng năng lượng Laser Holmium với xung hơi tại Thái Nguyên
83 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn