Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Thiết kế trạm anten tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
lượt xem 6
download
Luận văn này có kết cấu nội dung gồm 3 chương: Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin vệ tinh; Chương 2 - Trạm mạt đất trong thông tin vệ tinh; Chương 3 - Xây dựng và tính toán cấu hình trạm anten tự động quay bám vệ tinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Thiết kế trạm anten tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
- HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------- LÊ THỊ HUYỀN TRANG THIẾT KẾ TRẠM ANTEN TỰ ĐỘNG QUAY BÁM TRONG THÔNG TIN VỆ TINH Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông Mã số: 8.52.02.08 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2020
- Luận văn đã hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN NGỌC MINH Phản biện 1: TS. Ngô Đức Thiện Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Triều Dương Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: 11h 05 phút ngày 20 tháng 6 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- 1 MỞ ĐẦU Thông tinh vệ tinh chỉ mới xuất hiệu trong hơn bốn thập kỹ qua nhưng đã phát triển rất nhanh chóng trên thế giới cũng như trong nước ta, mở ra cho một thời kỳ mới cho sự phát triển trong mọi lĩnh vực khoa học cũng như đời sống nói chung và đặc biệt ngành viễn thông nói riêng. Thông tin vệ tinh đã được ứng dụng vào nước ta bắt đầu từ những năm 80 mở ra một sự phát triển mới của viễn thông Việt Nam. Thông tin vệ tin có nhiều ưu điểm nổi bật là vùng phủ sóng rất rộng, triển khai lắp đặt nhanh và khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng cho người dụng. Nó là phương tiện hữu hiệu nhất để kết nối thông tin liên lạc với các vùng xa xôi, biên giới, hải đảo nơi mà mạng cố định không thể với tới được, đồng thời thông tin vệ tinh nhờ ưu điểm triển khai lắp đặt và thiết lập liên lạc nhanh sẽ là phương tiện liên lạc cơ động giúp ứng cứu kịp thời trong các tình huống khẩn cấp. Các nhà cung cấp thiết bị liên lạc vệ tinh trên thế giới đã đưa ra thị trường nhiều chủng loại thiết bị có tính năng hỗ trợ cho việc liên lạc vệ tinh vừa di chuyển vừa liên lạc, đó là tính năng tự bám khi di chuyển COTM (Communication On The Move). Nguyên tắc cơ bản của COTM là được trang bị anten vệ tinh có khả năng tự động quan bám, thiết lập đường thông tin mà không cần phải tạm dừng hoặc dừng lại khi đang di chuyển. Một trong những thiết bị chính để đáp ứng tính năng vừa liên lạc vừa di chuyển là hệ thống anten tự động quay bám vệ tinh. Đây là hệ thống anten có định hướng tự động bám vệ tinh khi đang di chuyển vẫn đảm bảo liên lạc. Chính vì thế em chọn đề tài “Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh” Nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương sau: Chƣơng 1: Tổng quan về hệ thống thông tin vệ tinh Chƣơng 2: Trạm mạt đất trong thông tin vệ tinh Chƣơng 3: Xây dựng và tính toán cấu hình trạm anten tự động quay bám vệ tinh
- 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN VỆ TINH 1.1. Cấu trúc tổng quát Vệ tinh Tuyến Tuyến lên Trạm mặt đất Trạm mặt đất Hình 1. 1: Mô hình truyền nhận thông tin của đƣờng truyền vệ tinh Muốn thiết lập một đường thông tin vệ tinh, trước hết phải phóng một vệ tinh lên qũy đạo và có khả năng thu sóng vô tuyến điện.Vệ tinh có thể là vệ tinh thụ động, chỉ phản xạ sóng vô tuyến một cách thụ động và không khuếch đại và biến đổi tần số. Vệ tinh sẽ thu tín hiệu từ trạm mặt đất biến đổi, khuếch đại và phát lại đến một hoặc nhiều trạm mặt đất khác. 1.2. Đặc điểm của thông tin vệ tinh Thông tin vệ tinh là một trong những hệ thống truyền dẫn vô tuyến, sử dụng vệ tinh để chuyển tiếp tín hiệu đến các trạm mặt đất. Vệ tinh có những ưu điểm: - Cấu hình lại hệ thống mạng mặt đất đơn giản, nhanh chóng và giảm giá thành so với các loại khác. - Giá thành tuyến thông tin không phụ thuộc vào cự ly giữa hai trạm. - Có khả năng thông tin quảng bá cũng như thông tin nối điểm - Có khả năng băng thông rộng. - Ít chịu ảnh hưởng bởi địa hình của mặt đất. - Dịch vụ thông tin vệ tinh có băng tần rộng và có thể truyền tới bất kỳ nơi nào trên thế giới 1.3. Băng tần thông tin vệ tinh Thông tin vệ tinh là hệ thống thông tin có phương thức truyền dẫn vô tuyến, bởi vậy việc lựa chọn và ấn định băng tần công tác cho các dịch vụ thông tin vệ tinh là rất quan trọng. Nó phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản: - Không gây can nhiễu lên các hệ thống thông tin vô tuyến khác cũng như dịch vụ thông tin vệ tinh trong mạng. - Tổn hao truyền sóng nhỏ để giảm nhỏ kích thước và giá thành thiết bị. 1.4. Phƣơng pháp đa truy nhập trong thông tin vệ tinh 1.4.1. Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) Mỗi trạm mặt đất được ấn định cho một khoảng băng tần nhất định trong băng tần quy định chung cho hệ thống. Mỗi khách hàng hay trạm mặt đất chỉ được thu hoặc phát lưu lượng thông tin của mình trong băng tần đã quy định với cường độ tín hiệu phải được cân bằng sao cho không gây can nhiễu lên nhau
- 3 Ưu điểm của FDMA là kỹ thuật đơn giản, độ tin cậy cao, giá thành hạ, giữa các trạm không cần sự đồng bộ. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm: - Thiếu tính mềm dẻo khi cần thay đổi dung lượng. - Khi số truy nhập tăng do xuất hiện các sản phẩm nhiễu điều chế nên phải giảm công suất phát của vệ tinh, nên không tận dụng được hết hiệu suất làm việc của bộ khuếch đại. - Phải điều khiển công suất phát của các trạm mặt đất công suất sóng mang tại đầu vào vệ tinh là như nhau, để tránh hiệu ứng “bắt” (capture effect). 1.4.2. Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) Phương pháp này mỗi trạm mặt đất được ấn định cho một “khe thời gian” nhất định và trạm mặt đất chỉ được thu hoặc phát lưu lượng của trạm mình trong “khe thời gian” quy định đó và được gọi là “cụm” (burst). Các “cụm” của một số trạm mặt đất được sắp xếp lại trong một khoảng thời gian dài hơn gọi là khung TDMA Đa truy nhập phân chia theo thời gian sử dụng hiệu quả hơn đối với độ rộng băng tần và tận dụng được công suất của bộ khuếch đại công suất cao do mỗi khung TDMA chỉ có một sóng mang . Hệ thống TDMA có tính mềm dẻo trong việc thay đổi lưu lượng giữa các trạm chỉ cần thay đổi độ rộng “cụm” của mỗi trạm mặt đất. Nhưng TDMA yêu cầu về trạm mặt đất phức tạp hơn FDMA, bởi vậy giá thành sẽ đắt hơn vì phải có sự đồng bộ chính xác giữa các trạm và với vệ tinh. 1.4.3. Đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA) Trong thông tin vệ tinh bằng việc phủ sóng các vùng khác nhau trên mặt đất và phương pháp sử dụng các phân cực sóng khác nhau thì với phổ tần giống nhau có thể sử dụng lại vài lần mà can nhiễu bị hạn chế giữa các người sử dụng. - Phân cực: có các loại phân cực thẳng đứng (VP) và phân cực nằm ngang (HP). Phân cực tròn có phân cực tròn bên trái (LHCP) và phân cực tròn bên phải (RHCP), có thể được phát đi cùng tần số từ vệ tinh nhưng với hai phân cực khác nhau mà các trạm mặt đất thu đúng tín hiệu của trạm mình mà không bị can nhiễu do sử dụng các anten thu có phân cực khác nhau. - Vùng phủ sóng: Có bốn dạng phủ sóng cơ bản đó là: phủ sóng toàn cầu; phủ sóng bán phủ sóng khu vực là vùng phủ sóng một khu vực khá lớn như bắc Mỹ, châu Âu hoặc Đông nam á và vùng phủ sóng “đốm”. 1.4.4. Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA ) Trong CDMA mỗi trạm phát sử dụng một mã giả ngẫu nhiên duy nhất để trải phổ tín hiệu phát. Phía thu mỗi trạm mặt đất thu trong mạng phải có mã tạp âm giả ngẫu nhiên (PN) giống hệt nhau để khôi phục lại và chọn ra thông tin. Những mạng khác có thể làm việc đồng thời trong cùng phổ tần nhưng với mã khác nhau thì sẽ không gây can nhiễu. Đa truy nhập phân chia theo mã có các ưu điểm: - Đơn giản vì không yêu cầu đồng bộ giữa các trạm - Bảo mật, ít can nhiễu, có khả năng làm việc với C/N rất thấp. - Sử dụng ít tần số, giá thành các trạm mặt đất thấp. 1.5. Phân hệ thông tin vệ tinh Chức năng của một vệ tinh thông tin là thu tín hiệu cao tần (RF) từ mặt đất khuếch đại chúng và sau đó phát trở lại mặt đất.
- 4 Hình 1. 2: Phân hệ thông tin của vệ tinh Các chức năng chính của phân hệ thông tin là: - Thu các tín hiệu vô tuyến ở băng tần và phân cực cho trước của các trạm mặt đất trong mạng có liên quan. Các trạm này phải nằm trong vùng phủ sóng của vệ tinh với một góc quy định, góc này phụ thuộc độ rộng búp sóng anten. - Loại bỏ can nhiễu - Khuếch đại các tần số thu được và hạn chế tạp âm - Biến đổi tần số sóng mang thu ở đường lên thành tần số phát trở lại mặt đất ở đường xuống. - Bảo đảm mức công suất phát xuống trong băng tần quy định từ anten phát trong khoảng vài chục đến vài trăm Wat. - Phát tín hiệu vô tuyến trong băng tần và loại phân cực đã cho xuống vùng phủ sóng yêu cầu trên mặt đất.
- 5 CHƢƠNG 2. TRẠM MẶT ĐẤT TRONG THÔNG TIN VỆ TINH 2.1. Tổng quan trạm mặt đất Một trạm mặt đất bao gồm: thiết bị thông tin, thiết bị truyền dẫn mặt đất, thiết bị cung cấp nguồn và hệ thống TT&C vệ tinh. Thiết bị thông tin trong trạm mặt đất như: anten, thiết bị thu và phát sóng siêu cao tần, các bộ biến đổi tần tuyến lên và tuyến xuống, hệ thống xử lý tín hiệu, hệ thống thiết bị băng tần cơ bản, hệ thống bám vệ tinh… Hình 2.1: Cấu hình trạm mặt đất 2.2. Anten trạm mặt đất 2.2.1. Các loại anten trạm mặt đất Có nhiều loại anten khác nhau có thể sử dụng ở trạm mặt đất. Tuỳ theo tiêu chuẩn từng loại trạm mà đường kính của anten thu - phát trạm mặt đất thông thường có đường kính từ 0.6 ÷ 30 m. 2.2.1.1 Anten Parabol có sơ cấp đặt tại tiêu điểm Hình 2. 2: Anten phản xạ parabol
- 6 Đây là loại anten có cấu trúc đơn giản nhất và giá thành thấp nhất, nó được dùng chủ yếu cho các trạm chỉ thu và các trạm nhỏ đặc biệt với dung lượng thấp. Tuy nhiên, các đặc tính của nó như hệ số tăng ích, búp sóng phụ không được tốt. Một nhược điểm nữa là cáp đấu nối từ loa thu đến máy phát và máy thu thường dài. Bởi vậy nó không được sử dụng ở các trạm mặt đất thông thường. 2.2.1.2. Anten Cassegrain Hình 2. 3: Cấu hình gƣơng Cassegrain Loại anten này có thêm một gương phản xạ phụ vào gương phản xạ chính, hệ số tăng ích của anten được nâng lên và đặc tính búp sóng phụ cũng được cải thiện chút ít. Anten Cassegrain được sử dụng cho các trạm bình thường vừa thu vừa phát có quy mô trung bình. 2.2.1.3. Anten lệch (bù) Anten lệch có bộ phận fiđơ, gương phản xạ phụ được đặt ở vị trí lệch một ít so với hướng trục chính của gương phản xạ chính để các bộ phận fiđơ và gương phản xạ phụ không che chắn các đường đi của sóng phản xạ từ gương chính. Anten lệch có 2 loại chính: - Loại anten parabol lệch một gương phản xạ. - Loại anten Gregorian có gương phản xạ phụ dạng elíp hoặc hypebol. Hình 2. 4: Anten lệch 2.2.2. Hệ thống bám vệ tinh Mặc dù vệ tinh được đặt trên quỹ đạo địa tĩnh, nhưng vị trí của chúng luôn thay đổi ±0.050 theo các hướng Đông, Tây, Bắc, Nam. Vì vậy, cần điều khiển anten trạm mặt đất bám theo vệ tinh. Hệ thống bám vệ tinh có các loại:
- 7 - Hệ thống xung đơn (hay còn gọi là hệ thống bám liên tục): Hệ thống này luôn luôn xác định tâm búp sóng anten có hướng đúng vào vệ tinh hay không để điều khiển hướng của anten. - Hệ thống bám từng nấc: hệ thống này dịch chuyển nhẹ vị trí anten ở các khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh hướng anten sao cho mức tín hiệu thu được là cực đại. - Hệ thống điều khiển theo chương trình: hệ thống này điều khiển anten dựa trên cơ sở dự đoán trước về quỹ đạo vệ tinh. 2.2.3. Hệ số tăng ích của anten Hệ số tăng ích của anten là một thông số quan trọng, quyết định không những chất lượng của anten mà cả chất lượng và quy mô của trạm mặt đất. Hệ số tăng ích của anten (G) được tính theo công thức: G = 4π.A.η/λ2 2.2.4. Góc độ rộng búp sóng Góc độ rộng búp sóng là góc hợp bởi hướng có một hệ số tăng ích đã cho với hướng hệ số tăng ích cực đại. Độ rộng búp sóng 3dB là góc θ3dB thường được sử dụng nhiều. Độ rộng búp sóng 3 dB là góc hợp bởi hai hướng mà ở đó hệ số tăng ích giảm đi một nửa so với hệ số tăng ích ở hướng cực đại. Với các luật chiếu xạ không đều thì dẫn đến suy hao tại rìa của bộ chiếu xạ làm cho độ rộng búp sóng 3 dB tăng và giá trị của hệ số phụ thuộc vào các tính chất riêng của luật chiếu xạ. Giá trị sử dụng hiện tại là 700, và độ rộng búp sóng sẽ được biểu thị: θ3dB = 70(λ/d) = 70(c/fd) (độ) Ở hướng α so với hướng trục (hướng cực đại) thì hệ số tăng ích của anten được tính theo công thức: G(α)dB = GdB – 12(α/θ3dB)2 (dB) 2.3. Bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA) Bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA có một vai trò rất quan trọng trong trạm mặt đất để vừa khuếch đại tín hiệu lên vừa không làm giảm chất lượng tín hiệu. Các yêu cầu kỹ thuật đối với bộ khuếch đại tạp âm thấp: - Bộ LNA có ảnh hưởng quan trọng đến hệ số phẩm chất G/T của trạm mặt đất vì bộ LNA đóng vai trò quyết định tạo nên nhiệt độ tạp âm hệ thống, bởi lẽ nó là tầng khuếch đại đầu tiên trong tuyến thu. - Mức đầu ra tín hiệu phải nhỏ hơn mức bão hoà của bộ khuếch đại tối thiểu là 20 dB nhằm giảm tối đa các thành phần nhiễu điều chế tương hỗ trong LNA. - Băng tần của LNA phải đủ rộng để bao phủ băng tần công tác của vệ tinh. - Vị trí lắp đặt LNA càng gần đầu thu càng có lợi về mức tín hiệu vì giảm tạp âm và suy hao do giảm được chiều dài ống dẫn sóng. Các loại khuếch đại tạp âm thấp LNA: - Khuếch đại GaAs - FET
- 8 - Khuếch đại thông số - Khuếch đại HEMT gần đây đã được đưa vào sử dụng trong thực tế. 2.4. Bộ đổi tần (FC) 2.4.1. Giới thiệu chung Các trạm mặt đất vệ tinh thông tin thực hiện nhiệm vụ thu tín hiệu cao tần RF từ vệ tinh và phát lại tín hiệu cao tần RF lên vệ tinh, nên chúng phải sử dụng các bộ đổi tần tuyến lên U/C và đổi tần tuyến xuống D/C. Khi thực hiện nhiệm vụ thu tín hiệu cao tần, sử dụng bộ đổi tần tuyến xuống D/C để biến đổi tín hiệu cao tần RF thu từ vệ tinh thành tín hiệu trung tần IF. Sử dụng bộ đổi tần lên khi thực hiện nhiệm vụ phát tín hiệu cao tần lên vệ tinh để biến đổi tín hiệu trung tần IF thành tín hiệu cao tần RF. Nguyên lý của bộ đổi tần là dùng thiết bị trộn (Mixer) để trộn tín hiệu vào với tín hiệu dao động nội. Yêu cầu đối với bộ đổi tần là: - Bộ dao động nội phải có tần số ổn định rất cao vì nó quyết định đặc tính biên độ và pha của tín hiệu ra. - Độ rộng băng tần của bộ đổi tần phụ thuộc vào tần số trung tần IF đến hoặc tự nó cung cấp. 2.4.2. Các bộ đổi tần kép Thành phần chính của bộ đổi tần tuyến lên U/C và bộ đổi tần tuyến xuống D/C gồm: Một bộ lọc RF; Hai bộ trộn tầng; Hai bộ dao động nội; Bộ khuếch đại IF; Bộ lọc IF; Bộ cân bằng trễ nhóm. 2.4. 3. Bộ dao động nội (LO) Các bộ dao động nội phải có đặc tính là tần số tạp âm thấp tại các tần số tín hiệu dải tần cơ sở để tuân theo các yêu cầu chung trong thiết bị tạp âm trạm mặt đất. 2.5. Bộ khuếch đại công suất cao (HPA) Chức năng cơ bản của một bộ khuếch đại công suất cao HPA trong một trạm mặt đất là khuếch đại các sóng mang cao tần RF ở mức thấp được cung cấp bởi các thiết bị truyền thông mặt đất phát thành mức công suất đủ cao để đưa ra anten phát lên vệ tinh. Phân loại các bộ khuếch đại công suất cao: - Các đèn sóng chạy (TWT), Klystron (KLY), transistor hiệu ứng trường (FET) hiện có trên thị trường có thể dùng trong bộ khuếch đại công suất cao tuỳ theo công suất ra của máy phát và băng tần. Có hai loại khuếch đại công suất cao: - Một máy phát khuếch đại đồng thời nhiều sóng mang - Mỗi sóng mang được khuếch đại riêng bằng một bộ khuếch đại công suất cao.
- 9 Hình 2. 5: Cấu hình của bộ khuếch đại công suất cao 2.6. Kỹ thuật điều chế và giải điều chế tín hiệu Điều chế tín hiệu là biến đổi tin tức cần truyền sang một dạng năng lượng mới có quy luật biến đổi theo tin tức và thích hợp với môi trường truyền dẫn. Có hai loại điều chế: - Điều chế tương tự: thường dùng kiểu điều chế điều tần FM - Điều chế số: Kỹ thuật điều chế số được sử dụng trong thông tin vệ tinh thường là điều chế dịch mức pha PSK và điều chế dịch mức pha vi sai DE-PSK. Ưu điểm của kỹ thuật điều chế số là nó khai thác được các mặt mạnh của tín hiệu số so với tín hiệu tương tự, ít bị can nhiễu của môi trường và dễ kết hợp với các quá trình xử lý như: mã hoá, bảo mật, chống lỗi, sửa lỗi. 2.7. Kỹ thuật đa truy nhập Thông tin vệ tinh là một hệ thống thông tin vô tuyến điểm đến đa điểm, nghĩa là một vệ tinh có thể thông tin với nhiều trạm mặt đất, vì vậy phải sử dụng phương pháp đa truy nhập để tiết kiện tài nguyên. Kỹ thuật đa truy nhập là kỹ thuật các trạm mặt đất truy nhập bộ phát đáp vệ tinh, với yêu cẩu sóng vô tuyến điện từ các trạm mặt đất riêng lẻ không can nhiễu với nhau. 2.7.1. Các vấn đề về lưu lượng 2.7.1.1. Định tuyến lưu lượng Vấn đề đặt ra ở đây là ta cần đưa ra yêu cầu về lưu lượng của một mạng N trạm, làm thế nào để định tuyến lưu lượng trong mạng. Để thực hiện điều này ta cần phải thiết lập một dung lượng chuyển tải thông tin thích hợp giữa hai trạm. Ví dụ, đối với một mạng chứa 3 trạm (X=A, B, C; Y=A, B, C): Bảng 2.1: Ví dụ bảng dữ liệu định tuyến Có thể có hai giải pháp:
- 10 - Thiết lập mỗi sóng mang một tuyến (Hình 2.7a) - Thiết lập mỗi sóng mang một trạm phát (Hình 2.7b) Hình 2. 6: Định tuyến lƣu lƣợng a) Mỗi sóng mang một tuyến b) Mỗi sóng mang một trạm phát Trong phương pháp định tuyến “một sóng mang trên một tuyến” dẫn đến nhiều sóng mang hơn so với phương pháp “mỗi sóng mang trên một trạm phát” và mỗi sóng mang có dung lượng nhỏ hơn. Phương pháp “mỗi sóng mang trên một trạm phát” thường được sử dụng nhiều. 2.7.2. Kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất. Trong hệ thống này mỗi trạm mặt đất có dùng riêng một tần số phát không trùng với các trạm khác sao cho khoảng cách tần số giữa các trạm không bị chồng lấn lên nhau. - FDM/FM/FDMA - TDM/PSK/FDMA - SCPC/FDMA
- 11 Hình 2.7: Kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) Tóm lại phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) được đặc trưng bởi sự truy nhập liên tục tới vệ tinh trong một băng tần cho trước. Kỹ thuật này có lợi thế là tính đơn giản và dựa vào các thiết bị đã được kiểm nghiệm. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm: - Thiếu linh hoạt trong trường hợp tái cấu hình. - Tổn thất dung lượng khi số lượng truy nhập tăng lên - Cần phải điều khiển công suất phát của các trạm mặt đất theo một cách sao cho các công suất sóng mang tại đầu vào vệ tinh là như nhau. 2.7.3. Kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) Các trạm mặt đất phát một cách gián đoạn trong khoảng thời gian TB. Truyền dẫn này gọi là truyền dẫn từng khối (burst). Một khối truyền được chèn vào trong cấu trúc giới hạn thời gian TF gọi là chu kỳ một khung và điều này tương ứng với cấu trúc thời gian tuần hoàn trong tất cả các trạm phát. Hình 2. 8: Hoạt động của một mạng theo nguyên lý TDMA - Tạo khối bit -. Cấu trúc khung - Hiệu suất của TDMA 2.7.3.4. Kết luận Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) được đặc trưng bằng việc truy nhập kênh trong một khe thời gian. Điều này có những ưu: - Tại mỗi thời điểm kênh chỉ khuếch đại một sóng mang duy nhất. - Hiệu suất truyền dẫn vẫn cao dù số lượng truy nhập là rất lớn. - Không cần phải khống chế công suất phát của các trạm. Tuy nhiên, TDMA cũng có những nhược điểm nhất định: - Cần phải đồng bộ hoá để đảm bảo hoạt động của toàn mạng. - Cần mở rộng kích thước của trạm để phát tại hiệu suất cao. 2.7.4. Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)
- 12 Với phương pháp CDMA, sóng mang của trạm vệ tinh đầu cuối được nhân với một bộ mã và trải phổ ra trên toàn bộ băng tần sử dụng chung với các trạm đầu cuối khác. Mỗi trạm được cấp một mã trải phổ khác nhau mà không bị khôi phục lại ở các trạm đầu cuối khác. Có hai kỹ thuật được sử dụng trong CDMA: - Trải phổ trực tiếp (DS). Hình 2.9: Trải phổ trực tiếp (DS-CDMA) - Trải phổ nhảy tần Hình 2.10: Trải phổ nhảy tần (FH-CDMA) Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA có các ưu điểm sau đây: - Hoạt động đơn giản, không cần sự đồng bộ truyền dẫn nào giữa các trạm. Đồng bộ duy nhất là đồng bộ của máy thu với chuỗi của sóng mang thu được. - Cung cấp các thuộc tính hữu ích để chống lại can nhiễu từ các hệ thống khác và can nhiễu do hiện tượng đa đường truyền. Nhược điểm chính là hiệu suất thấp; một dải thông rộng của đoạn không gian được sử dụng cho một tổng dung lượng mạng thấp so với dung lượng của một sóng mang đơn không được giãn phổ. 2.8. Các thiết bị truyền dẫn số của trạm mặt đất Truyền dẫn số liên quan đến các tuyến thông tin vô tuyến mà các đầu cuối khách hàng của chúng tạo ra các tín hiệu số.
- 13 Hình 2.11: Các thành phần của một chuỗi truyền dẫn số qua vệ tinh 2.8.1. Số hoá tín hiệu tương tự Số hoá tín hiệu tương tự bao gồm 3 giai đoạn: Lấy mẫu; Lượng tử hóa; Mã hóa nguồn. 2.8.2. Thiết bị ghép kênh phân chia theo thời gian TDM Ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM) bao gồm việc đặt xen đúng nhịp các bit liên quan đến các tín hiệu khác nhau. Đối với ghép kênh điện thoại số, hai kênh mà CCITT G.732 và G.733 khuyến nghị được sử dụng rộng rãi nhất - tiêu chuẩn Châu Âu của CEPT và tiêu chuẩn “sóng mang T” được sử dụng ở Nhật Bản và Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada). 2.8.3. Thiết bị bảo mật (Encryption) Thiết bị bảo mật được sử dụng khi muốn ngăn chặn việc khai thác, hoặc can thiệp vào các tin tức được phát của những người dùng không được phép Hình 2. 12: Nguyên lý truyền dẫn bảo mật Hai kỹ thuật được sử dụng trong thiết bị bảo mật là: - Bảo mật trực tuyến (mật mã luồng) - Bảo mật theo khối (mật mã hoá khối) 2.8.4. Bộ mã hoá kênh (Channel Encoder) Mã hoá kênh có mục đích cộng thêm các bit dư thừa vào các bit thông tin. Các bit dư thừa này sẽ được dùng tại máy thu để phát hiện và sửa sai.
- 14 Hình 2.13:Kỹ thuật mã hóa kênh 2.8.5. Bộ tiêu tán năng lượng Sử dụng các kỹ thuật tiêu tán năng lượng nhằm hạn chế can nhiễu giữa các hệ thống thông tin vô tuyến dùng chung các băng tần như nhau. Nguyên tắc tiêu tán năng lượng là tạo ra một luồng nhị phân điều chế có các thuộc tính ngẫu nhiên, bất chấp cấu trúc của luồng nhị phân chứa thông tin này. Hoạt động này được thực hiện tại máy phát trước khi điều chế, gọi là sự xáo trộn . Khi thu, hoạt động ngược lại, được thực hiện sau khi giải điều chế, gọi là bỏ xáo trộn. Hình dưới trình bày một ví dụ của việc thực hiện xáo trộn và bỏ xáo trộn. Hình 2. 14: a) Bộ xáo trộn b) Bộ bỏ xáo trộn (phục hồi xáo trộn)
- 15 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ TÍNH TOÁN CẤU HÌNH TRẠM ANTEN VỆ TINH TỰ ĐỘNG QUAY BÁM TRONG THÔNG TIN VỆ TINH 3.1. Giới thiệu chung Về cơ bản trạm anten tự động qay bám trong thông tin vệ tinh bao gồm một anten có tính năng tự động quay bám, một bộ khuếch đại công suất cao, một bộ khuếch đại tập âm thấp và chuyển đổi tần xuống, modem vệ tinh và nguồn. Để kết nối làm việc được các thiết bị phải làm việc trên cùng băng tần, modem phải tương thích đồng bộ với nhà mạng cung cấp dịch vụ. Trong chương này sẽ đi sâu trình bày một số loại anten, modem hiện nay, bộ khuếch đại công suất, bộ khuếch đại tạp âm thấp … hiện nay trên thị trường đang sử dụng. 3.2. Lựa chọn Antena Để giao tiếp với vệ tinh, ăng ten cần hỗ trợ tần số băng C, Ku và K. Có phân cực hoạt động linh hoạt như phân cực chéo hay cùng phân cực. Khả năng điều chỉnh của ăng-ten cần linh hoạt, cả góc phương vị, góc ngẩng ăng ten, hỗ trợ nhiều tùy chọn búp sóng. Vật liệu chế tạo ăng ten cần bền bỉ với môi trường khắc nhiệt như gió bão, nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, băng tuyết, không khí ô nhiễm, độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Để hỗ trợ việc dễ lắp đặt và di chuyển, ăng ten phải chống chịu va đập tốt, có kích thước không cồng kềnh và khối lượng nhẹ. * Anten Skyware Global
- 16 Đây là dòng ăng-ten có kích thước tương đối nhỏ gọn với đường kính 1.2 m. Băng tần hỗ trợ của ăng-ten này là băng Ku với băng tần số phát 13.75 - 14.5 GHz và băng tần số thu 10.70 - 12.75. Đầu vào tín hiệu cho ăng-ten hỗ trợ cả cùng phân cực hoặc ngược phân cực. Phạm vi điều chỉnh góc phương vị là 360 ° liên tục; điều chỉnh tốt 20 °. Phạm vi điều chỉnh góc ngẩng ăng-ten 7°- 84°. * Anten ACS - COTM 300 Anten ACS - COTM300 là hệ thống anten có định hướng tự động bám vệ tinh khi di chuyển lên đến 160 km/h vẫn đảm bảo liên lạc, khả năng chiu đựng sức gió 195km/h. Loại anten COTM sử dụng băng tần Ku với kích thước và trọng lượng nhỏ, gọn, anten dễ dàng tích hợp lên xe ô tô, đường kính anten 0,92m, băng tần làm việc Ku (14-11 GHz), phân cực tuyến tính, tự động điều khiển phân cực; Góc ngẩng từ 20 dến 70 độ; Góc phương vị 60 độ 3.3. Bộ chuyển đổi đƣờng lên và khuyếch đại công suất (HPA) Trong phần này, em xin trình bày một mô-đun cho thiết kế bộ khuếch đại công suất 4-W class-F nhỏ gọn. Phần tử tích cực được chọn là thiết bị chip TGF2023-01 GaN HEMT từ TriQuint với chiều dài và chiều rộng cổng lần lượt là 0,25 μm và 1,25 mm; . Điện áp cung cấp cho Drain được chọn là 28V. TriQuint cung cấp mô hình tín hiệu lớn của TGF2023-01, Hình 3.1.
- 17 Hình 3. 1: Mô hình IC Sau khi tính toán đối chiếu, sử dụng mô hình mô hình EEHEMT mô phỏng các tham số S, Mạch shunt RC được kết nối với cổng gate để đảm bảo sự ổn định của thiết bị hoạt động, sử dụng mạch hòa hợp trở kháng Class-F và mạch tương đương tại tần tần số cơ bản, ta tính toán độ lợi công suất tối đa và sự ổn định của bộ khuếch đại công suất tần tần số thiết kế 13.75 - 14.5 GHz, hệ số bức xạ S21 tương ứng với độ lợi công suất của bộ khuếch đại đạt cỡ 20 dB, hệ số phản xạ S11 dưới - 10 dB. Trên toàn dải tần, bộ khuếch đại công suất được thiết kế đạt độ ổn định lớn hơn 1 theo yêu cầu. Kết quả mô phỏng công suất đầu ra và PAE bộ khuếch đại công suất Hình 3.10: Kết quả mô phỏng S11, S21 và độ ổn định của bộ khuếch đại công suất
- 18 Hình 3.11: Kết quả mô phỏng công suất đầu ra và PAE bộ khuếch đại công suất 3.3. Bộ chuyển đổi đƣờng xuống và khuyếch tạp âm thấp (LNB) Bộ khuếch đại tạp âm thấp thường được đặt ở đầu trước của máy thu và đóng vai trò khuếch đại tín hiệu thu được yếu. - Xác định hệ số phản xạ đầu vào và đầu ra - Độ khuếch đại công suất - Độ lợi công suất bộ chuyển đổi - Độ khếch đại công suất khả dụng - Độ lợi một phía 3.4. Modem vệ tinh Có rất nhiều loại modem vệ tinh có hỗ trợ giao tiếp Ethernet, đồng thời cũng hỗ trợ dải tần phù hợp cho trạm BTS chuyên dụng. Tiêu biểu là thiết bị như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn