intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 2 chương. Chương 1. Những tiền đề cho sự hình thành tư tưởng nhân văn ở thơ Hồ Xuân Hương. Chương 2. Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương và ý nghĩa của nó đối với hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ----------o0o----------<br /> <br /> ĐỖ THỊ HẠNH<br /> <br /> TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN TRONG THƠ<br /> HỒ XUÂN HƢƠNG<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2008<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> <br /> Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung và các trích dẫn trong luận<br /> văn là hoàn toàn trung thực và có xuất xứ rõ ràng.<br /> Tác giả luận văn:<br /> <br /> ĐỖ THỊ HẠNH<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> Mở đầu………………………………………………………………………..3<br /> Nội dung<br /> Chƣơng 1. Những tiền đề cho sự hình thành<br /> tƣ tƣởng nhân văn ở thơ Hồ Xuân Hƣơng……………………………….16<br /> 1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội<br /> Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX……………………...16<br /> 1.2. Tiền đề văn hoá – tư tưởng…………………………………...23<br /> Chƣơng 2. Tƣ tƣởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hƣơng<br /> và ý nghĩa của nó đối với hiện nay………………………………………...36<br /> 2.1. Một số vấn đề về khái niệm “chủ nghĩa”,<br /> “chủ nghĩa nhân văn”, “tư tưởng nhân văn”…………………………………36<br /> 2.2. Tư tưởng nhân văn trong thơ<br /> Hồ Xuân Hương và ý nghĩa của nó đối với hiện nay………………………..43<br /> 2.2.1. Những nội dung độc đáo, đặc sắc của<br /> tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương……………………………....43<br /> 2.2.2. Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn trong thơ<br /> Hồ Xuân Hương đối với hiện nay…………………………………………....68<br /> Kết luận……………………………………………………………………..73<br /> Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………..75<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Tinh thần nhân văn đã trở thành nét truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Ngay từ xưa,<br /> trong ca dao dân ca của người Việt đã có những câu thể hiện rõ nét tinh thần nhân văn ấy như: “Bầu ơi<br /> thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Thương người như thể thương<br /> thân”… Dòng chảy tinh thần nhân văn ấy tiềm tàng nhưng mãnh liệt xuyên suốt tiến trình phát triển của<br /> lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nó mới thực sự phát<br /> triển mạnh và trở thành một trào lưu tư tưởng mang tính bộc phát.<br /> Chúng ta đều biết, cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự mục ruỗng và suy<br /> tàn của chế độ phong kiến Việt Nam. Song trong chính bối cảnh xã hội rối ren, con người bị đè nén đến<br /> cùng cực như vậy thì những tiếng nói phản kháng chống lại sự hà khắc của chế độ phong kiến, đòi hỏi<br /> quyền sống, bảo vệ những giá trị của con người càng được đề cao. Những nguyên tắc, lễ nghi phong kiến<br /> xơ cứng không còn đủ sức để trói buộc con người, mà ngược lại người ta luôn mong ước được giải phóng<br /> ra khỏi những nghi lễ ràng buộc ấy, ước mơ được tự do, được hưởng những hạnh phúc trần tục đời<br /> thường mà vì những lý do khuôn mẫu giáo điều người ta vẫn khinh rẻ và chối bỏ chúng. Các nhà Nho tiêu<br /> biểu như Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá<br /> Quát… chính là các nhà tư tưởng tiêu biểu của thời đại đã nói lên tiếng nói chung, khát vọng chung của<br /> quảng đại quần chúng. Đặc biệt, trong dòng chảy tư tưởng nhân văn chung của thời kỳ này, sẽ thực sự là<br /> một thiếu sót rất lớn nếu chúng ta không nhắc đến sự xuất hiện của “hiện tượng Hồ Xuân Hương” như là<br /> một nguồn năng lượng tiếp sức làm phong phú cho lịch sử tư tưởng Việt Nam.<br /> Sự xuất hiện của hiện tượng Hồ Xuân Hương đánh dấu một bước ngoặt trong sự thể hiện tư<br /> tưởng nhân văn Việt Nam là một sự đột phá trong quan niệm về con người trong bối cảnh thời đại đó.<br /> Dẫu rằng, Hồ Xuân Hương là một nhà tư tưởng mà cho đến nay vẫn còn rất nhiều những tồn nghi xung<br /> quanh tiểu sử cũng như văn bản nên việc nghiên cứu về Hồ Xuân Hương gặp phải rất nhiều những trở<br /> khó khăn. Nhưng điều đó không thể ngăn cản giới nghiên cứu đam mê tìm hiểu, mà ngược lại việc nghiên<br /> cứu hiện tượng Hồ Xuân Hương thực sự là một đề tài hấp dẫn, thu hút sụ chú ý của giới nghiên cứu nhất<br /> <br /> là từ góc độ tiếp cận văn học, sử học, văn hoá học, văn bản học…ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên,<br /> mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu như vậy nhưng cho đến nay các công trình nghiên cứu ấy mới chỉ<br /> dừng lại việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương trên từng mặt, từng phương diện nào từ các lĩnh vực văn học,<br /> lịch sử, văn hoá học chứ chưa có một công trình nghiên cứu từ phương diện lịch sử tư tưởng mang tính<br /> tổng thể để có được sự đánh giá toàn diện về vị trí của Hồ Xuân Hương trong lịch sử tư tưởng Việt, vẫn<br /> còn rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân<br /> Hương” làm đề tài thạc sĩ triết học để nghiên cứu với mong muốn khái quát hệ thống hoá và khẳng định<br /> những nội dung và giá trị của tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương trong dòng chảy tư tưởng<br /> Việt Nam, góp phần làm sâu sắc và đầy đủ hơn nội dung lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này.<br /> 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.<br /> Như trên đã nói, cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là một thời đại khởi phát của tư tưởng nhân<br /> văn ở Việt Nam với hàng loạt các nhà tư tưỏng tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Gia<br /> Thiều, Cao Bá Quát…và đặc biệt là Hồ Xuân Hương.<br /> Nhiều công trình nghiên cứu xác lập nhiều cứ liệu chân thực đã khẳng định Hồ Xuân Hương<br /> là một nhân vật lịch sử và là một nhà thơ lớn có những tư tưởng vô cùng đặc sắc, cho nên về con người,<br /> thơ văn và tư tưởng của bà đã được rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khác<br /> nhau, điều này đã thể hiện tập trung, thống nhất qua thư mục hơn một trăm công trình nghiên cứu mà<br /> chúng tôi sắp xếp trong thư mục tài liệu tham khảo.<br /> Trước hết là về vấn đề lịch sử nghiên cứu tiểu sử, tác phẩm Hồ Xuân Hương: như đã khẳng<br /> định ở trên, sự xuất hiện của Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo văn chương, văn hoá và nhất là<br /> trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, vì vậy nghiên cứu về Hồ Xuân Hương là một đề tài thu hút sụ chú ý của<br /> rất nhiều các nhà nghiên cứu từ trước cho đến nay. Theo thời gian, có thể chia lịch sử nghiên cứu Hồ<br /> Xuân Hương làm hai giai đoạn lớn là trước và sau năm 1975.<br /> * Trước 1975: Việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương đã phát triển khá rầm rộ và đã thu được<br /> những kết quả nhất định. Trong số các công trình sớm nhất trước cách mạng nghiên cứu về Hồ Xuân<br /> Hương phải kể đến Quốc văn trích diễm (Dương Quảng Hàm, 1925), Nam thi hợp tuyển (Nguyễn Văn<br /> Ngọc, 1927), Nữ lưu văn học sử ( Lê Dư, 1927)... Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi tiếp nhận<br /> được rằng phần lớn các tác giả đã phác hoạ những nét khái quát nhất về tiểu sử và văn bản, nội dung các<br /> tác phẩm chính yếu của Hồ Xuân Hương. Tiếp sau đó là các nhà nghiên cứu đã chú ý hơn tới con người<br /> và đặc điểm thơ Hồ Xuân Hương, Tản Đà nhận xét về Hồ Xuân Hương và thơ của bà là: “Trong thơ có<br /> ma. Song mà nhận ra thời tục”, hay Nguyễn Văn Hanh trong tác phẩm “Hồ Xuân Hương – thân thế - tác<br /> phẩm – văn tài” in năm 1936 cho rằng Hồ Xuân Hương bị chi phối bởi: “khát vọng tiềm thức”…Như vậy,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2