intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổn thương phổi do thuốc

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tổn thương phổi do thuốc được nhận biết ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Năm 1972, các nghiên cứu chỉ phát hiện 19 loại thuốc có khả năng gây ra các tổn thương ở phổi, nhưng đến nay, danh sách này đã lên tới hơn 150 loại và đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Có 7 dạng tổn thương phổi do thuốc đã được ghi nhận, bao gồm các phản ứng quá mẫn ở phổi, phù phổi cấp thực tổn, viêm phổi kẽ hoặc xơ phổi, tổn thương màng phổi hoặc trung thất, tổn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổn thương phổi do thuốc

  1. Tổn thương phổi do thuốc Các tổn thương phổi do thuốc được nhận biết ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Năm 1972, các nghiên cứu chỉ phát hiện 19 loại thuốc có khả năng gây ra các tổn thương ở phổi, nhưng đến nay, danh sách này đã lên tới hơn 150 loại và đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Có 7 dạng tổn thương phổi do thuốc đã được ghi nhận, bao gồm các phản ứng quá mẫn ở phổi, phù phổi cấp thực tổn, viêm phổi kẽ hoặc xơ phổi, tổn thương màng phổi hoặc trung thất, tổn thương các mạch máu của phổi, lupus do thuốc và co thắt phế quản do thuốc. Các nhóm thuốc chủ yếu có thể gây ra các tổn thương ở phổi là nhóm thuốc tim mạch (như amiodaron, thuốc ức chế men chuyển...), thuốc chống viêm giảm đau (như aspirin,
  2. indomethacin...), hóa chất chống ung thư và thuốc ức chế miễn dịch (như bleomycin, methotrexat, mitomycin–C, busulfan, cyclophosphamid...) và kháng sinh (nitrofurantoin, sulfasalazin, tetracyclin, penicillin.... Các phản ứng quá mẫn ở phổi do thuốc: hầu hết các thuốc có tác dụng phụ trên phổi đều có thể gây ra các dạng phản ứng quá mẫn. Biểu hiện thường gặp nhất của loại phản ứng này là khó thở, ho và sốt. Bệnh nhân có thể có tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, chụp Xquang phổi chỉ ra các thâm nhiễm phế nang khu trú hoặc lan tỏa. Phản ứng quá mẫn ở phổi thường gây ra do zafirlukast, montelukast và các loại kháng sinh như nitrofurantoin, sulfasalazin, tetracyclin, penicillin... Phù phổi cấp thực tổn: biểu hiện chủ yếu là khó thở, suy hô hấp xuất hiện sau dùng thuốc một vài giờ. Trong hầu hết các trường hợp, chứng này gây ra do tổn thương các tế bào nội mô mạch máu phổi, gây tăng tính thấm thành mạch dẫn đến phù phổi. Trên phim chụp phổi, kích thước tim bình thường và có mờ lan tỏa ở vùng cạnh tim, ranh giới không rõ. Nồng độ ôxy trong máu thường giảm rõ rệt và nghe phổi có nhiều ran nổ. Các thuốc thường gặp nhất gây phù phổi cấp thực tổn là mitomycin – C, amiodaron. Viêm phổi kẽ hoặc xơ phổi: viêm phổi kẽ mạn tính (giai đoạn muộn tiến triển thành xơ phổi) thường có biểu hiện ho, khó thở, gầy sút cân và
  3. ngón tay dùi trống ngày càng tăng. Trên phim chụp phổi thường có hình mờ dạng lưới, lúc đầu khu trú ở đáy phổi sau lan ra toàn bộ 2 phổi. Dạng tổn thương này thường có tiên lượng rất xấu, không đáp ứng với điều trị. Rất nhiều loại thuốc có thể gây ra loại tai biến này, thường gặp nhất là methotrexat, bleomycin, amiodaron, melphalan, nitrosourea, ergotamin, bromocriptin. Tổn thương màng phổi hoặc trung thất: tràn dịch màng phổi có thể gặp trong lupus do thuốc hoặc là một biểu hiện của phản ứng quá mẫn phổi do thuốc, biểu hiện này thường tự khỏi sau khi ngừng sử dụng thuốc. Ngoài ra, có thể gặp tràn khí màng phổi trong quá trình điều trị hóa chất chống ung thư hoặc tràn máu màng phổi hoặc trung thất sau dùng các thuốc chống đông máu. Một số bệnh nhân sử dụng dilantin, cyclosporin và methotrexat có biểu hiện phì đại hạch trung thất. U mỡ trung thất có thể là một biến chứng hiếm gặp của quá trình điều trị glucocorticoid. Tổn thương mạch máu phổi: tăng áp động mạch phổi do tổn thương gây bít tắc các tiểu tĩnh mạch của phổi là biểu hiện thường gặp trong quá trình điều trị các hóa chất chống ung thư, chẩn đoán tổn thương này thường đòi hỏi phải sinh thiết phổi. Các thuốc gây nghiện có thể gây viêm tắc mạch và tăng áp lực động mạch phổi. Các thuốc kích thích alpha giao cảm xịt mũi
  4. nếu dùng kéo dài có thể gây xơ phổi và bít tắc mạch phổi. Một số loại thuốc chứa estrogen với mục đích giảm ăn cũng được ghi nhận có thể gây tăng áp động mạch phổi. Lupus do thuốc: các thuốc có thể làm nặng bệnh lupus có từ trước hoặc gây ra các biểu hiện tương tự bệnh lupus (gọi là lupus do thuốc). Các triệu chứng thường gặp của lupus do thuốc là sốt, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ và tràn dịch màng tim, màng phổi, xét nghiệm có kháng thể kháng histone trong máu. Các triệu chứng ở phổi và màng phổi gặp trong 50-75% các trường hợp lupus do thuốc, biểu hiện thường gặp là viêm, tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi kẽ. Hơn 90% các trường hợp lupus do thuốc gây ra do diphenylhydantoin, hydralazin, isoniazid và procainamid. Co thắt phế quản do thuốc: các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng các thuốc chẹn bêta giao cảm như propranolol có thể gây tăng sức cản đường thở ở những người không có bệnh hen từ trước. Do đó, nên tránh sử dụng các thuốc này ở những người mắc các bệnh có co thắt phế quản như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau như mofen, indomethacin có thể gây co thắt phế quản ở 4 - 20% số người bệnh hen, tỷ lệ này đặc biệt cao ở những người có polyp mũi.
  5. Một số thuốc giãn phế quản khí dung cũng có thể gây co thắt phế quản, nguyên nhân có thể do các tá dược có trong thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2