intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triệu chứng tâm thần học - BS Phạm Thị Minh Châu

Chia sẻ: Phạm Lý Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

270
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu chứng tâm thần học do BS Phạm Thị Minh Châu biên soạn với mục tiêu giúp người học hiểu được các đặc điểm của triệu chứng, nắm được và định danh được các triệu chứng tâm thần, phân biệt được ảo giác và ảo tưởng, phân biệt được định kiến và hoang tưởng, xác định được triệu chứng âm tính và dương tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triệu chứng tâm thần học - BS Phạm Thị Minh Châu

TRIỆU CHỨNG HỌC TÂM THẦN<br /> BS. PHẠM THỊ MINH CHÂU MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Hiểu đƣợc các đặc điểm của triệu chứng 2. Nắm đƣợc và định danh đƣợc các triệu chứng tâm thần 3. Phân biệt đƣợc ảo giác và ảo tƣởng 4. Phân biệt đƣợc định kiến và hoang tƣởng 5. Xác định đƣợc triệu chứng âm tính và dƣơng tính ĐẶC ĐIỂM CHUNG Hoạt động của trí não là một hoạt động tâm thần thống nhất, có liên quan chặt chẽ với nhau và luôn luôn biến đổi theo từng thời gian hoặc theo các kích thích tiếp nhận. Hoạt động này trong bệnh lý tâm thần cũng thay đổi và có đặc điểm tính chất riêng tùy theo loại bệnh và tùy theo giai đoạn của bệnh lý. Điểm đặc biệt của bệnh lý tâm thần là triệu chứng bệnh hay thay đổi, theo thời gian, hoàn cảnh và trạng thái bệnh nhân lúc tiếp xúc, theo đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ, lứa tuổi, tầng lớp xã hội, và trình độ học vấn, và theo tính cách của bệnh nhân. Một đặc điểm khác đáng chú ý là quan điểm về bệnh tâm thần của cộng đồng và xã hội cũng có ảnh hƣởng nhất định đến cách bệnh nhân và thân nhân mô tả/ trình bày về triệu chứng bệnh lý. Do vậy, việc phát hiện triệu chứng bệnh và đánh giá mức độ bệnh phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của thầy thuốc, và phải đƣợc kết hợp từ nhiều nguồn thông tin: từ phỏng vấn bệnh nhân, thăm khám, cận lâm sàng, và thông tin từ ngƣời nhà và những ngƣời chung quanh có liên quan nếu cần thiết. BỆNH HỌC TÂM THẦN Mô tả khách quan các trạng thái bất thƣờng có ý thức và hành vi về tâm thần có thẩ nhận thấy đƣợc của bệnh nhân, nhằm là sáng tỏ tính chất cơ bản của các trải nghiệm tâm thần bệnh lý. Bệnh học tâm thần bắt đầu bằng sự mô tả của bệnh nhân về các trải nghiệm tâm thần của cá nhân bệnh nhân và các quan sát của bác sĩ về hành vi của bệnh nhân. Các rối loạn tâm thần thƣờng đƣợc chẩn đoán khi có sự hiện diện của một nhóm các triệu chứng đƣợc xác định rõ. RỐI LOẠN Ý THỨC: - Ý thức u ám: trong khoảng bắt đầu có biểu hiện giảm ý thức đến ngủ gà rõ rệt. Bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ các kích thích, giảm khả năng tập trung chú ý và trí nhớ, rối loạn định hƣớng lực, tƣ duy lộn xộn. - Sững sờ: trong tâm thần học, triệu chứng này đƣợc xác định là bất động, không nói, và không đáp ứng, nhƣng vẫn còn nhận biết qua đôi mắt mở và theo dõi các sự vật xung quanh. Các phản xạ bình thƣờng, duy trì đƣợc tƣ thế nghỉ.<br /> <br /> - Lú lẫn: bệnh nhân có các phản ứng không phù hợp với các kích thích bên ngoài: có rối loạn định hƣớng lực về thời gian, không gian và xung quanh. Thuật ngữ lú lẫn còn đƣợc sử dụng trong rối loạn tƣ duy để chỉ sự mất khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt. - Sảng: Trạng thái lú lẫn cấp, khởi đầu đột ngột. Có thể có các biểu hiện: rối loạn tập trung và chú ý, ảo giác và hoang tƣởng, rối loạn giấc ngủ và rối loạn thần kinh tự chủ. Kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Các triệu chứng vận động (bứt rứt, run giật cơ) và các rối loạn thần kinh thực dao động và trầm trọng hơn vào ban đêm. - Trạng thái hoàng hôn: ý thức bị thu hẹp, ảo giác xuất hiện trong một thời gian ngắn và kết thúc đột ngột. Trong trạng thái này bệnh nhân có thể có các hành vi nguy hiểm cho bệnh nhân và ngƣời xung quanh; sau khi ra khỏi trạng thái này bệnh nhân không nhớ. - Hôn mê. RỐI LOẠN TẬP TRUNG VÀ CHÚ Ý: Chú ý: là khả năng hƣớng vào một vấn đề cần giải quyết. Tập trung: là khả năng duy trì tâm điểm chú ý. Rối loạn tập trung chú ý có thể bị rối loạn trong rối loạn khí sắc (lo âu, trầm cảm), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), và các rối loạn thực thể, sảng và sa sút tâm thần. RỐI LOẠN VỀ CẢM GIÁC (sensation): 1. ĐỊNH NGHĨA: Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật khách quan/ kích thích tác động trực tiếp lên cơ quan thụ cảm tƣơng ứng. Phản ánh những trạng thái bên trong cơ thể (nóng ruột, cồn cào, khó thở..) 2. PHÂN LOẠI: a. Tăng cảm giác: tăng tính thụ cảm đối với các kích thích bên ngoài, ngƣời bệnh tiếp thu kích thích một cách sâu sắc, mãnh liệt. Vd: ánh sáng thông thƣờng làm ngƣời bệnh rất chói mắt, các màu sắc trở nên rực rỡ, mùi trở nên nồng đậm b. Giảm cảm giác: giảm tính thụ cảm với các kích thích bên ngoài, ngƣời bệnh tiếp thu sự vật một cách lờ mờ, không rõ rệt. c. Loạn cảm giác bản thể: cảm giác đa dạng, khó chịu và nặng nề, khu trú không rõ ràng trong cơ quan nội tạng. RỐI LOẠN VỀ TRI GIÁC (perception) 1. ĐỊNH NGHĨA: Quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh sự vật hiện tƣợng một cách toàn vẹn (do trong quá trình tri giác ta thƣờng sử dụng nhiều giác quan cùng một lúc) 2. PHÂN LOẠI: a. Ảo tưởng:<br /> <br /> - Định nghĩa: tri giác sai lầm về sự vật hiện tƣợng có thật trong thực tế khách quan. - Ví dụ: nhìn cái áo trong góc phòng tƣởng là có ngƣời đứng, cầm trúng sợi dây lại tƣởng là con rắn. - Gặp trong các trƣờng hợp: khi mức độ kích thích giác quan bị giảm (ánh sáng lờ mờ, ngái ngủ), khi không tập trung chú ý vào giác quan liên quan, khi bị giảm mức độ ý thức (bệnh nhân trong tình trạng sảng) hoặc khi đang trong trạng thái cảm xúc mạnh. b. Ảo giác: - Định nghĩa: tri giác nhƣ có thật về một sự vật hiện tƣợng không hề có trong thực tế khác quan, ngƣời bệnh cho là đúng, không thể phê phán. - Ví dụ: bệnh nhân nhìn thấy Phật, Chúa hiện ra, bệnh nhân nghe đƣợc giọng nói của Lee Min Ho cầu hôn với bệnh nhân - Phân loại:  Theo hình thức:  Thô sơ: chƣa hình thành kết cấu, hình thái, không rõ rệt (vd: thấy một tia sáng xẹt qua, nghe đƣợc một âm thanh gì đó)  Phức tạp: hình tƣợng rõ ràng, sinh động, có vị trí nhất định trong không gian.  Theo nhận thức, thái độ ngƣời bệnh:  Ảo giác thật: có nguồn gốc từ bên ngoài, không phân biệt đƣợc sự vật với ảo giác.  Ảo giác giả: có nguồn gốc bên trong, ngƣời bệnh tiếp nhận thông qua ý nghĩ.  Theo giác quan:  Ảo thanh: gặp ở bệnh nhân loạn thần, thƣờng ảnh hƣởng đến cảm xúc, hành vi. (vd: bệnh nhân nghe tiếng ngƣời nói bảo bệnh nhân phải đi đánh ngƣời và bệnh nhân làm theo) Các ảo thanh thƣờng gặp: ảo thanh mệnh lệnh, ảo thanh bình phẩm, ảo thanh đe dọa..  Ảo thị: triệu chứng thƣờng gặp thứ hai sau ảo thanh (vd: bệnh nhân thấy Phật/Chúa hiện ra). Thƣờng gặp trong bệnh lý thực thể, tâm thần phân liệt.  Ảo xúc: (vd: bệnh nhân cảm giác có con gì bò trên da), thƣờng gặp trong tình trạng bị nhiễm độc.  Ảo khứu, ảo vị: thƣờng kết hợp với nhau (vd: ngửi thấy mùi hôi thối, có vị khó chịu), thƣờng hay gặp trong bệnh não thực thể (động kinh cục bộ phức tạp). Ảo khứu cũng gặp trong Trầm cảm có triệu chứng loạn thần.  Ảo giác nội tạng : cảm giác có dị vật, sinh vật trong cơ thể.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Cảm giác biến hình (metamorphopsia): cảm giác sai lầm về độ lớn, hình dạng các vật, khoảng cách trong không gian. Ví dụ: ngƣời bệnh thấy những vật xung quanh nhƣ thu nhỏ lại, hoặc phóng to ra, đôi khi có kích thƣớc khổng lồ. Rối loạn sơ đồ thân thể: là tri giác sai lầm về hình dạng và kích thƣớc của thân thể bệnh nhân. Ví dụ: ngƣời bệnh có cảm giác thân thể mình lớn lên và dài ra hoặc là ngƣợc lại, bé đi và ngắn lại.<br /> <br /> RỐI LOẠN VỀ CẢM XÚC: 1. Khái niệm: Đây là một quá trình hoạt động tâm thần biểu hiện thái độ của cá nhân con ngƣời đối với các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, hoặc thái độ của con ngƣời đối với những diễn tiến thực tế xảy ra trong môi trƣờng sống. 2. Phân biệt: a. Khí sắc: là để miêu tả trạng thái nội tâm, có tính chất kéo dài, lan tỏa b. Cảm xúc: miêu tả biểu hiện bên ngoài của trạng thái nội tâm, có thể quan sát đƣợc. Biến đổi theo từng lúc, đáp ứng với sự thay đổi đa dạng của tình huống hoặc quá trình tƣ duy. 3. Phân loại: a. Các loại khí sắc: - Trầm cảm: là một đáp ứng bình thƣờng với sự mất mát hoặc bất hạnh. Trở nên bất thƣờng khi đáp ứng nặng nề hơn so với sự mất mát hoặc bất hạnh, hoặc kéo dài quá mức mong đợi. Gặp trong rối loạn trầm cảm, rối loạn lƣỡng cực, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, loạn thần ngắn, các rối loạn ăn uống.. - Hƣng phấn: là cảm giác vui sƣớng, hết sức tự mãn hoặc lạc quan - Hƣng cảm: khí sắc hƣng phấn, có kèm triệu chứng tăng nhịp độ tƣ duy và ngôn ngữ, hoạt động, kích động, tăng tình dục. - Hƣng cảm nhẹ: giống nhƣ hƣng cảm nhƣng ở mức độ nhẹ hơn. b. Các rối loạn cảm xúc: - Cảm xúc thiếu hòa hợp: là sự không phù hợp giữa cảm xúc và tƣ duy. - Cảm xúc không ổn định: là sự biến đổi nhanh chóng và đột ngột của cảm xúc. - Cảm xúc hai chiều: biểu hiện cùng lúc các loại cảm xúc trái ngƣợc nhau (vd: yêu - ghét, thích - không thích) đối với cùng một đối tƣợng / sự việc. thƣờng gặp trong bệnh Tâm thần phân liệt - Cảm xúc trái ngƣợc: biểu hiện trạng thái cảm xúc trái ngƣợc với thông thƣờng đối với một sự việc (vd: gặp việc đáng buồn thì lại tỏ thái độ cƣời vui). Thƣờng gặp trong tâm thần phân liệt.<br /> <br /> -<br /> <br /> Cảm xúc cùn mòn: giảm sút rõ rệt cƣờng độ cảm xúc, gặp trong tâm thần phân liệt. Cảm xúc thu hẹp: tƣơng tự giảm cƣờng độ cảm xúc, nhƣng ít hơn. Cảm xúc phẳng lặng: mất hoàn toàn hoặc gần nhƣ hoàn toàn mọi biểu hiện cảm xúc; giọng nói đơn điệu, vẻ mặt bất động. Cảm xúc bàng quan: giảm biểu lộ cảm xúc, ít biểu hiện ra nét mặt. Vô cảm: không có biểu lộ cảm xúc. Bệnh nhân mô tả hoặc quan sát đƣợc ở bệnh nhân sự thờ ơ, hờ hững với hoàn cảnh, sự việc chung quanh, nhƣ không có gì gây đƣợc thích thú hay phản ứng cảm xúc.<br /> <br /> Lo âu: cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu nhƣng mơ hồ, kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ, tiêu hóa, bứt rứt không thể ở yên một chỗ; là một đáp ứng phù hợp trƣớc một nguy hiểm, có tính nhất thời, đối phó. Triệu chứng lo âu gặp trong các rối loạn lo âu, trầm cảm, nhiều bệnh nội khoa (nội tiết, tự miễn), các rối loạn liên quan đến rƣợu và chất. Các tình trạng lo âu không phải bệnh lý: Lo âu trạng thái: gắn liền với các tình thế chuyên biệt và không còn tồn tại khi tình thế đó giảm hay mất đi. Lo âu tính cách: lo âu kéo dài suốt đời nhƣ một đặc điểm về nhân cách, là những ngƣời thƣờng sôi nổi, tăng nhạy cảm với các kích thích, và dễ phản ứng về tâm sinh lý hơn những ngƣời khác. - Sợ: là lo âu gây ra bởi một nguy hiểm có thực và đƣợc nhận biết một cách có ý thức. Sợ bất thƣờng đƣợc định danh là ám ảnh sợ. - Hoảng loạn: là cơn lo âu dữ dội, kéo dài nhiều phút, khiếp sợ hoàn toàn, sợ mình sẽ chết, sẽ mất trí, hoặc mất kiểm soát, kèm theo các triệu chứng cơ thể của lo âu. c. Các hội chứng trong rối loạn cảm xúc: o Hội chứng trầm cảm o Hội chứng hƣng cảm RỐI LOẠN VỀ TƯ DUY: 1. KHÁI NIỆM: Tƣ duy là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức có mục đich, thông qua các hoạt động tiếp nhận, phân tích, tổng hợp, so sánh, kháo quát hóa và trừu tƣợng hóa, phán đoán, suy luận để đƣa đến kết luận. Quá trình tƣ duy là quá trình phản ánh thực tại khách quan một cách gián tiếp, khái quát, từ đó giúp ta có thể nắm đƣợc bản chất và quy luật phát triển của sự vật hiện tƣợng. 2. PHÂN LOẠI: a. Rối loạn hình thức tư duy:  Nhịp độ ngôn ngữ:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2