intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

54
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay các làng nghề mây tre đan xuất khẩu đang phát triển rộng ở các địa phương, Trên thị trường, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu các sản phẩm cao cấp từ mây, tre đan tăng mạnh. Do vậy hàng năm các làng nghề này tiêu thụ một sản lượng lớn mây nguyên liệu phục vụ cho sản xuất mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy trồng cây mây dưới tán cây lâm nghiệp là một giải pháp mới nhằm cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề, tạo việc làm cho người lao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp

  1. Trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp Hiện nay các làng nghề mây tre đan xuất khẩu đang phát triển rộng ở các địa phương, Trên thị trường, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu các sản phẩm cao cấp từ mây, tre đan tăng mạnh. Do vậy hàng năm các làng nghề này tiêu thụ một sản lượng lớn mây nguyên liệu phục vụ cho sản xuất mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy trồng cây mây dưới tán cây lâm nghiệp là một giải pháp mới nhằm cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề, tạo việc làm cho người lao động. Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu thực hiện đề tài "Thử nghiệm trồng cây mây dưới tán cây lâm nghiệp". Kết quả cho thấy, trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp đã tận dụng được diện tích đất không ảnh hưởng đến cây lâm nghiệp. Khi trồng, ngay năm thứ nhất cây mây đã phát triển tốt vì không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trực xạ của mặt trời. Tuy nhiên đây lại là một hạn chế cho những năm tiếp theo khi cây mây cần ánh sáng để phát triển. Đồng thời, trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp giúp giảm lượng cỏ dại, tăng được độ ẩm cho đất, giảm đáng kể vấn đề xói mòn đất, tăng lượng dinh dưỡng cho cây lâm nghiệp. Năm 2010, tiếp tục thực hiện mô hình thực nghiệm, Hội đã tiến hành trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp 4ha với 13.332 cây, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm
  2. sóc, thu hoạch mây cho 50 lao động. Qua 2 năm triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả khả quan như: Trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp đã tận dụng được diện tích đất không ảnh hưởng đến cây lâm nghiệp, tăng khả năng thâm canh, tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra hiệu quả cộng hưởng làm cho cây mây và cây lâm nghiệp cùng phát triển tốt; Giảm chi phí làm trụ cho mây leo và lưới che phủ; khi trồng ngay năm thứ nhất cây mây đã phát triển được ngay vì không bị ảnh hưởng do khô cháy lá; Cây mây phù hợp phát triển mạnh trên đất lâm nghiệp dưới tán rừng có độ che phủ từ 40 - 60%; Tăng độ che phủ của rừng tự nhiên, giữ độ ẩm cho đất luôn từ 50 - 70% và không tạo ra lũ xô sau mỗi trận mưa to, lớp đất mặt không bị rửa trôi, giữ được dinh dưỡng cho đất, tạo ra lá phổi xanh cho môi trường thiên nhiên và hạn chế cỏ dại, tạo điều kiện cho cây lâm nghiệp phát triển mạnh. Đề tài cũng đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp. Theo đó, cây mây sau khi trồng 4 năm thì được thu hoạch, mỗi ha, người trồng phải chi phí khoảng 19,6 triệu đồng bao gồm cây giống trồng mới, cây trồng dặm, phân bón, vật tư và công lao động. Về doanh thu, năm thứ 4 khoảng 4,6 triệu đồng, năm thứ 6 tăng lên 25,6 triệu đồng. Song song với các lợi ích kinh tế, đề tài cũng đã nâng cao nhận thức về KHKT cho nông dân bằng việc trồng và khai thác các sản phẩm từ đất đồi rừng, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế đồi rừng. Đồng thời đã tạo việc, tăng thu
  3. nhập cho người lao động, tạo ra vùng nguyên liệu rồi rào phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Có thể thấy rằng, phát triển trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp là một hướng đi mới góp phần phát triển kinh tế đồi rừng, nâng cao thu nhập cho người nông dân từ nghề rừng, tạo điều kiện cho người nông dân gắn bó với rừng. Tuy nhiên để mô hình trên đến được với hầu hết các xã có quỹ đất đồi rừng, các xã miền núi và trung du có điều kiện sinh thái phù hợp với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mây, vừa góp phần tăng thu nhập trên diện tích đất lâm nghiệp, vừa cung cấp nguyên liệu tại chỗ, tăng độ che phủ của rừng tỉnh ta cần có những ưu đãi hơn nữa nhằm thực hiện có hiệu quả mô hình trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2