Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TRỰC KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT TIẾT -LACTAMASE PHỔ RỘNG (ESBL)<br />
GÂY NHIỄM KHUẨN VÀ CHIẾM CƯ ĐƯỜNG RUỘT<br />
PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Võ Thị Chi Mai*, Ngô Thị Quỳnh Hoa**, Huỳnh Công Lý**, Lê Kim Ngọc Giao*,<br />
Hoàng Thị Phương Dung***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Các vi khuẩn tiết ESBL là tác nhân chính của các nhiễm khuẩn khó điều trị, đặc biệt là những<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện. Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định (1) tỷ lệ kiểu hình đề kháng của các trực khuẩn<br />
đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm khuẩn và (2) tỷ lệ trực khuẩn đường ruột cư trú ở<br />
đường tiêu hoá tiết ESBL, nhằm tiến tới xác định kiểu gen của chúng.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt ngang, thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 6 tháng cuối<br />
năm 2008. Vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn được phân lập từ các loại bệnh phẩm đồng thời thực hiện kháng<br />
sinh đồ theo phương pháp thường quy. Sử dụng môi trường ChromeID-ESBL để phân lập sàng lọc vi khuẩn tiết<br />
ESBL trong phân bệnh nhân không có hội chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám vì lý do khác. Xác định ESBL<br />
với phương pháp đĩa đôi gồm ceftazidime, cefepime, cefotaxime và amoxicillin+clavulanate.<br />
Kết quả: Trong 123 chủng tiết ESBL gây nhiễm khuẩn phân lập được, tỷ lệ vi khuẩn E coli và Klebsiella<br />
spp. cao nhất. Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn bệnh viện và cộng đồng tương đương nhau. Trong<br />
nhiễm khuẩn cộng đồng, E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (70,5%). Các vi khuẩn sinh ESBL kháng với các kháng sinh<br />
thuộc họ β-lactam, trừ carbapenem, và có hiện tượng kháng chéo với các kháng sinh fluoroquinolone và<br />
gentamicin. Trong phân bệnh nhân không mắc hội chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám vì lý do khác có 76,4%<br />
mang vi khuẩn tiết ESBL, chủ yếu là E.coli (65,8%).<br />
Kết luận: Vi khuẩn tiết ESBL đang lan rộng trong cộng đồng; cần có biện pháp cụ thể, cấp bách để ngăn<br />
chặn sự lan truyền này và cập nhật phác đồ điều trị nhiễm khuẩn cộng đồng.<br />
Từ khóa: Vi khuẩn tiết ESBL, nhiễm khuẩn, chiếm cư đường ruột, ChromID-ESBL, phương pháp đĩa đôi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INFECTIONS AND COLONIZATION CAUSED BY EXTENDED SPECTRUM BETA-LACTAMASE<br />
(ESBL) PRODUCING ENTEROBACTERIA AT CHO RAY HOSPITAL<br />
Vo Thi Chi Mai, Ngo Thi Quynh Hoa, Huynh Cong Ly, Le Kim Ngoc Giao, Hoang Thi Phuong Dung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 221 - 225<br />
Background: Extended-spectrum beta-lactamase producing organisms are actually tenacious pathogens<br />
causing severe infections, especially health care-associated infections. Ojectives: (1) to define phenotypically<br />
resistant patterns of ESBL-producing enterobacteria causing infections in hospitalized patients, and (2) to study<br />
prevalence of fecal carriage of the ESBL-producing enterobacteria in outpatients.<br />
Methods: Descriptive, prospective, cross-sectional study was carried out during last 6 months in 2008 at<br />
<br />
* Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM ** Khoa Vi sinh, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
*** Bộ môn Vi sinh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: PGS. Võ Thị Chi Mai<br />
ĐT: 0903954320,<br />
Email: votchimai@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
221<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Cho Ray Hospital. ESBL-producing pathogens isolated from specimens collected from hospitalized patients were<br />
identified and tested for antibiotic susceptibility with conventional procedures. Stool samples of ambulatory<br />
patients without digestive infections were screened with ChromID-ESBL® agar to detect ESBL-producing<br />
enterobacteria. ESBL was then confirmed with double-disk technique using ceftazidime, cefepime, cefotaxime and<br />
amoxicillin+clavulanate impregnated disks.<br />
Results: Of the 123 ESBL-producing isolates causing infections, E coli and Klebsiella spp. were dominant.<br />
The isolates causing health care-associated infections and community-acquired infections were of equal<br />
prevalence. E coli prevailed in the latter (70.5%). The ESBL-producing organisms are resistant against β-lactams<br />
but carbapenems, and against fluoroquinolones as well as gentamicin. There were ESBL-producing enterobacteria<br />
present in 76.4% stool samples. Among them E coli were of high prevalence (65.8%).<br />
Conclusion: ESBL-producing enterobacteria are spreading out to community. Practical procedures<br />
including update of therapy for community-acquired infections are urgently needed.<br />
Key words: ESBL-producing bacteria, infections, fecal carriage, ChromID-ESBL agar, double-disk test.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Toàn thế giới đang đối mặt với sự xuất hiện<br />
và lan truyền nhanh chóng những dòng vi<br />
khuẩn đột biến kháng thuốc trên toàn cầu. Do<br />
vậy, đề kháng kháng sinh đang là vấn đề được<br />
quan tâm nghiên cứu sâu rộng hiện nay.<br />
Các vi khuẩn tiết ESBL là thủ phạm chính<br />
gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt ở những<br />
bệnh nhân nằm viện lâu, với các yếu tố nguy cơ<br />
như thiếu máu, dùng thủ thuật can thiệp, dùng<br />
kháng sinh trước đó nhất là các cephalosporin<br />
phổ rộng. Các khoa Săn sóc đặc biệt (ICU)<br />
thường là nơi tàng trữ vi khuẩn đa kháng. Tỷ lệ<br />
nhiễm khuẩn niệu do vi khuẩn tiết ESBL tại đơn<br />
vị ICU rất cao: 22% do E. coli và 40,5% do<br />
Klebsiella pneumonia (Mendelssohn G et al, 2005).<br />
Bên cạnh đó, do lạm dụng kháng sinh vi khuẩn<br />
tiết ESBL có thể chiếm cư đường tiêu hóa của<br />
bệnh nhân và khoảng 50% chiếm cư<br />
(colonization) sẽ tiến triển thành nhiễm khuẩn<br />
(infection)(5).<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa<br />
khoa lớn ở Việt Nam, thường xuyên có 15001600 bệnh nhân nội trú. Bệnh nhân chủ yếu ở Tp<br />
HCM (50%), các tỉnh phía Nam, miền Trung và<br />
một số bệnh nhân nước ngoài. Đa số bệnh nhân<br />
nhập viện (87,9%) phải điều trị kháng sinh và<br />
kháng sinh đầu tay thường là cephalosporin thế<br />
hệ 2, 3 phối hợp với aminoglycoside (86%).<br />
<br />
222<br />
<br />
Năm 1999, Nguyễn Việt Lan và cộng sự<br />
nghiên cứu 1228 trực khuẩn đường ruột phân<br />
lập tại bệnh viện Chợ Rẫy đã tìm thấy 4,3% E.<br />
coli tiết ESBL và 4,7% Klebsiella pneumoniae tiết<br />
ESBL(7). Đến năm 2007, nghiên cứu SMART thực<br />
hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy tìm thấy tỷ lệ vi<br />
khuẩn đường ruột gây nhiễm khuẩn cộng đồng<br />
tiết ESBL là 30%(9).<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm<br />
xác định:<br />
1. Kiểu hình đề kháng của trực khuẩn đường<br />
ruột tiết β-lactamase phổ rộng gây nhiễm khuẩn<br />
cho bệnh nhân nằm viện.<br />
2. Tỷ lệ trực khuẩn đường ruột tiết ESBL<br />
chiếm cư đường tiêu hóa.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là một nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt<br />
ngang.<br />
<br />
Thu thập bệnh phẩm<br />
123 chủng trực khuẩn đường ruột tiết ESBL<br />
phân lập trong 6 tháng cuối năm 2008 từ bệnh<br />
nhân có hội chứng nhiễm khuẩn nằm bệnh viện<br />
Chợ Rẫy. Mỗi bệnh nhân chỉ lấy kết quả phân<br />
lập đầu tiên. Ngoài ra, 174 mẫu phân của bệnh<br />
nhân không mắc hội chứng nhiễm khuẩn tiêu<br />
hóa đến khám tại bệnh viện Chợ Rẫy cũng được<br />
thu thập trong cùng thời gian.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
89,4 93,9 92,4 24,2<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
Klebsiella 88,6 84,1 45,5 25%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
spp.<br />
Citrobacter 2/3 2/3 1/3 0/5<br />
spp.<br />
Providencia 3/4 0/4 1/4 1/4<br />
spp.<br />
K ozenae 3/3 2/3 1/3 (-)<br />
2/2 2/2 2/2 (-)<br />
K<br />
pneumoniae<br />
½ 2/2 2/2 (-)<br />
P mirabilis<br />
E coli<br />
<br />
2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của 123<br />
chủng gây nhiễm khuẩn được liệt kê chi tiết<br />
trong các bảng 2a và 2b.<br />
Bảng 2a: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tiết<br />
ESBL từ bệnh phẩm<br />
Vi khuẩn<br />
<br />
CAZ CRO FEP CPO TZP TIC AMK GEN<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
4/4<br />
<br />
2/3<br />
1/2<br />
<br />
2/3<br />
2/2<br />
<br />
1/3<br />
1/2<br />
<br />
3/3<br />
2/2<br />
<br />
0/2<br />
<br />
0/2<br />
<br />
1/2<br />
<br />
1/2<br />
<br />
TMP- MER ERT<br />
STX<br />
89,4% 87,9 21,2 86,4% 0% 0%<br />
E coli<br />
%<br />
%<br />
Klebsiella spp. 86,4% 72,7 59,1 77,3% 0% 0%<br />
%<br />
%<br />
3/3 2/3 2/3<br />
3/3<br />
0/5 0/5<br />
Citrobacter<br />
spp.<br />
4/4<br />
0/4 0/4<br />
Providencia 3/4 3/4 4/4<br />
spp.<br />
3/3 3/3 1/3<br />
3/3<br />
0/3 0/3<br />
K ozenae<br />
2/2<br />
2/2<br />
1/2<br />
2/2<br />
0/2 0/2<br />
K pneumoniae<br />
2/2 2/2 1/2<br />
2/2<br />
2/2 0/2<br />
P mirabilis<br />
<br />
IMP<br />
0%<br />
0%<br />
0/5<br />
0/4<br />
0/3<br />
0/2<br />
0/2<br />
<br />
3. So sánh tỷ lệ đề kháng kháng sinh giữa<br />
các vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn bệnh<br />
viện và nhiễm khuẩn cộng đồng (Hình 1).<br />
100<br />
80<br />
60<br />
<br />
NKBV<br />
<br />
40<br />
<br />
NKCĐ<br />
<br />
20<br />
P<br />
IM<br />
<br />
ER<br />
M<br />
<br />
T*<br />
<br />
0<br />
C<br />
<br />
Trong số này, tác nhân gây nhiễm khuẩn<br />
bệnh viện (NKBV) chiếm 50,4%, còn lại 49,6%<br />
gây nhiễm khuẩn cộng đồng (NKCĐ). Đối với<br />
NKBV, chủ yếu là Klebsiella spp (46,8%). Trong<br />
khi đó với NKCĐ, vi khuẩn chủ yếu là E.coli<br />
(70,5%) (p= 0,001).<br />
<br />
2/4<br />
<br />
LVX NET<br />
<br />
NE<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
53,7<br />
35,8<br />
2,4<br />
3,2<br />
2,4<br />
1,6<br />
0,8<br />
100<br />
<br />
CIP<br />
<br />
*<br />
<br />
Tần số<br />
66<br />
44<br />
3<br />
4<br />
3<br />
2<br />
1<br />
123<br />
<br />
Vi khuẩn<br />
<br />
K<br />
<br />
Bảng 1: Kết quả vi khuẩn tiết ESBL phân lập từ các<br />
loại bệnh phẩm<br />
<br />
0/4<br />
<br />
Bảng 2b: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tiết<br />
ESBL từ bệnh phẩm (tiếp)<br />
<br />
C<br />
IP<br />
<br />
1. Tổng số trực khuẩn đường ruột tiết βlactamase phổ rộng gây nhiễm khuẩn thu thập<br />
được trong 6 tháng cuối năm 2008 từ các loại<br />
bệnh phẩm là 123 chủng phân lập tại khoa Vi<br />
sinh bệnh viện Chợ Rẫy. Vi khuẩn E. coli và<br />
Klebsiella spp. tiết ESBL chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(Bảng 1).<br />
<br />
0/4<br />
<br />
CAZ=ceftazidime, CRO=ceftriaxone, FEP=cefepime,<br />
CPO=cefpodoxime,<br />
TZP=piperacillin+tazobactam,<br />
TIC=ticarcillin+clavulanate,<br />
AMK=amikacin,<br />
GEN=gentamicin, CIP=ciprofloxacin, LVX=levofloxacin,<br />
NET=netilmicin,<br />
TMP-STX=cotrim, MER=meropenem,<br />
ERT=ertapenem, IMP=imipenem.<br />
<br />
AM<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
3,0% 19,7 19,7 72,7<br />
%<br />
%<br />
%<br />
36,4 38,6 54,5 75,0<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
0/5 0/5 1/3 3/3<br />
<br />
(-): không thực hiện.<br />
<br />
TZ<br />
P*<br />
<br />
Kiểm tra chất lượng được thực hiện với E.<br />
coli ATCC 25922, K. pneumoniae ATCC 700603<br />
theo khuyến cáo của CLSI 2008.<br />
<br />
AZ<br />
*<br />
<br />
Vi khuẩn từ bệnh phẩm được nuôi cấy, định<br />
danh bằng các thử nghiệm sinh hóa và thử tính<br />
nhạy cảm kháng sinh theo Kirby-Bauer. Thử<br />
nghiệm sàng lọc ESBL trong phân dùng môi<br />
trường ChromID-ESBL; sau đó xác định ESBL<br />
bằng phương pháp đĩa đôi với các đĩa (BioRad)<br />
ceftazidime, cefotaxime, cefepime đặt xung<br />
quanh<br />
tâm,<br />
cách<br />
tâm<br />
đĩa<br />
amoxicillin+clavulanate 22 mm.<br />
<br />
FE<br />
P<br />
<br />
Phương pháp<br />
<br />
Vi khuẩn<br />
E coli<br />
Klebsiella spp.<br />
Citrobacter spp.<br />
Providencia spp.<br />
K ozenae<br />
K pneumoniae<br />
P mirabilis<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 1: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn<br />
sinh ESBL gây NKBV và NKCĐ * p< 0,05.<br />
Ngoại trừ ceftriaxone và cefepime, các vi<br />
khuẩn tiết ESBL gây NKBV đề kháng kháng sinh<br />
cao hơn các vi khuẩn tiết ESBL gây NKCĐ.<br />
<br />
223<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Từ 174 mẫu phân của bệnh nhân không<br />
nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám tại các phòng<br />
khám Tiết niệu, Bệnh nhiệt đới và phòng khám<br />
xuất cảnh, 133 mẫu (76,4%) có vi khuẩn sinh<br />
ESBL và đến 22 mẫu (16,5%) phân lập được ≥ 2<br />
vi khuẩn sinh ESBL. Trực khuẩn E.coli chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất trong số các vi khuẩn tiết ESBL phân<br />
lập được.<br />
Bảng 3: Kết quả phân lập vi khuẩn tiết ESBL từ mẫu<br />
phân<br />
Vi khuẩn<br />
E coli<br />
Klebsiella spp.<br />
Citrobacter spp.<br />
K ozenae<br />
K pneumoniae<br />
P mirabilis<br />
M morganii<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần số<br />
102<br />
29<br />
4<br />
4<br />
6<br />
3<br />
7<br />
155<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
65,8<br />
18,7<br />
2,6<br />
2,6<br />
3,9<br />
1,9<br />
4,5<br />
100<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong 123 chủng tiết ESBL gây bệnh phân<br />
lập được, chiếm đa số là vi khuẩn E.coli và<br />
Klebsiella spp. với tỷ lệ lần lượt là 53,7% và<br />
35,8%. Kết quả thu được tương đương các<br />
nghiên cứu khác trong nước(6). Các tác giả đều<br />
nhận xét E coli và Klebsiella spp. là hai loại vi<br />
khuẩn thường phân lập được nhất trong<br />
nhóm các vi khuẩn sinh ESBL.<br />
Trong các chủng vi khuẩn sinh ESBL, có 25%<br />
trường hợp được phân lập từ những bệnh nhân<br />
nhiễm khuẩn vết thương. Điều này xác nhận<br />
nghiên cứu của Bradford và cộng sự(1) vì đây là<br />
những trường hợp bệnh nhân nằm lâu trong<br />
bệnh viện và ít nhiều đã có sử dụng kháng sinh<br />
trước đó. Đối với NKBV, chủ yếu là Klebsiella spp<br />
(46,8%); trong khi đó với NKCĐ, vi khuẩn chủ<br />
yếu là E coli (70,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
thống kê (p= 0,001). Các nghiên cứu trên thế giới<br />
cho thấy rằng E coli là tác nhân chính của sự lan<br />
truyền nhiễm khuẩn cộng đồng do vi khuẩn tiết<br />
ESBL, đặc biệt là những chủng thuộc týp gen<br />
CTX-M(5). Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL gây NKCĐ là<br />
49,6%, cao hơn so với nghiên cứu của Mai Văn<br />
Tuấn ở bệnh viện Trung ương Huế (35,4%)(6) và<br />
cao hơn nghiên cứu ở Ả rập-Saudi (40%)(3).<br />
<br />
224<br />
<br />
Các vi khuẩn sinh ESBL kháng với các<br />
kháng sinh thuộc họ β-lactam và đề kháng chéo<br />
với các kháng sinh fluoroquinolone và<br />
aminoglycoside. Nhận định này được chứng<br />
minh rõ trong nhóm E coli và Klebsiella spp. Tỷ lệ<br />
đề kháng với hầu hết kháng sinh thuộc nhóm<br />
cephalosporin cao trên 85%. Với gentamicin,<br />
ciprofloxacin và levofloxacin, tỷ lệ đề kháng của<br />
hai loại vi khuẩn này cũng rất cao, tương tự kết<br />
quả của tác giả Hoàng Thị Phương Dung nghiên<br />
cứu các chủng gây bệnh ở bệnh viện Đại học Y<br />
Dược cùng thời gian (2009, Luận văn Thạc sĩ y<br />
học, Đại học Y Dược Tp HCM). Các vi khuẩn<br />
tiết ESBL gây NKBV có tỉ lệ kháng kháng sinh<br />
cao hơn các vi khuẩn tiết ESBL gây NKCĐ, phù<br />
hợp với nghiên cứu của Husam S Khanfar và<br />
cộng sự thực hiện tại Ả rập-Saudi(3). 100% các<br />
chủng còn nhạy cảm với carbapenem cho thấy<br />
đây vẫn là thuốc hiệu quả để điều trị các nhiễm<br />
khuẩn do vi khuẩn tiết ESBL. Tuy nhiên E coli<br />
tiết ESBL týp gen CTX-M giảm nhạy với<br />
imipenem đã được báo cáo(4), nên cần phải giám<br />
sát sự đề kháng của các vi khuẩn tiết ESBL với<br />
carbapenem để thông tin kịp thời cho lâm sàng.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 76,4%<br />
mẫu phân của người không mắc nhiễm khuẩn<br />
tiêu hóa chứa vi khuẩn tiết ESBL, cao hơn rất<br />
nhiều so với nghiên cứu ở Tây Ban Nha (5,5%)(8)<br />
và nghiên cứu ở Ả rập-Saudi chỉ 15,4%(2). Trong<br />
đó E coli chiếm tỉ lệ cao nhất 65,8%, tương tự ở Ả<br />
rập-Saudi (trên 80%). Kết quả này phản ánh tình<br />
trạng vi khuẩn E coil tiết ESBL chiếm cư đang<br />
lây lan rộng trong cộng đồng và là nguyên nhân<br />
trực tiếp của các nhiễm khuẩn cộng đồng. Như<br />
vậy, đây là nghiên cứu đầu tiên ở nước ta chỉ ra<br />
vi khuẩn tiết ESBL không còn gói gọn trong môi<br />
trường bệnh viện. Các vi khuẩn tiết ESBL chiếm<br />
cư đường tiêu hóa theo phân ra ngoài, ở điều<br />
kiện nhiệt đới của nước ta, rất dễ tồn tại và sinh<br />
sôi phát triển ngoài môi trường, càng làm tăng<br />
nguy cơ nhiễm ESBL cho cộng đồng, làm tăng<br />
tỷ lệ các gen kháng thuốc trong quần thể vi<br />
khuẩn và tạo thuận cho các vi khuẩn nhạy cảm<br />
dễ dàng tiếp nhận gen kháng thuốc hơn. Đây là<br />
vấn đề đáng báo động không chỉ cho ngành y tế<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
mà còn cho các cơ quan chức năng, nhằm đề ra<br />
các biện pháp cụ thể ngăn chặn sự lan truyền<br />
này.<br />
Trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu<br />
này, chúng tôi sẽ giải trình tự gen để tìm hiểu<br />
mối liên hệ giữa các chủng gây bệnh và các<br />
chủng chiếm cư đường tiêu hóa nhằm biết rõ<br />
hơn đường lan truyền của các vi khuẩn tiết<br />
ESBL trong cộng đồng.<br />
Cảm ơn: Chân thành cảm ơn anh Nguyễn<br />
Minh Khoa và chị Lê Thị Ngọc Thanh (khoa Vi<br />
sinh), anh Nguyễn Phúc Tiến (khoa Kiểm sóat<br />
nhiễm khuẩn), cùng các khoa Khám xuất cảnh,<br />
khoa Ngoại niệu, khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy) đã hỗ trợ thu thập bệnh phẩm và<br />
dữ liệu lâm sàng.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bradford, PA (2001). Extended-spectrum beta-lactamases in the<br />
21st century: characterization, epidemiology, and detection of<br />
this important resistance threat. Clin Microbiol Rev, 14:933-951.<br />
Kader AA, Kumar A, and Kamath KA (2007). Fecal carriage of<br />
extended-spectrum beta-lactamase producing Escherichia coli and<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
9.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Klebsiella pneumoniae in patients and asymtomatic heathy<br />
individuals. Infect Control Hosp Epidemiol, 28: 1114-1116.<br />
Khanfar, HS, KM Bindayna, AC Senok and GA Botta (2009).<br />
Extended-spectrum beta-lactamases (ESBL) in Escherichia coil<br />
and Klebsiella pneumoniae: trends in the hospital and community<br />
settings, J Infect Dev Ctries, 3(4): 295-299.<br />
Lartigue MF, Poirel L, Poyart C, et al (2007). Ertapenem<br />
resistance of Escherichia coli. Emerg Infect Dis, p 132.<br />
Livermore DM, Canton R, Gniadkowski M, et al (2007). CTX-M:<br />
changing the face of ESBLs in Europe. J Antimicrob Chemother,<br />
59:165-174.<br />
Mai Văn Tuấn (2007). Khảo sát trực khuẩn Gram âm sinh men<br />
beta-lactamase phổ rộng phân lập tại bệnh viện Trung ương<br />
Huế từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 12 năm 2006. Luận văn<br />
thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp HCM.<br />
Nguyễn Việt Lan, Trần Thị Thanh Nga và Võ Thị Chi Mai<br />
(2000). Khảo sát vi khuẩn đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng<br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Tp HCM, Chuyên đề Nội<br />
khoa, Tập 4, Phụ bản của Số 1:93-96.<br />
Valverde, A, TM Coque, M Paz Sanchez-Moreno, et al (2004).<br />
Dramatic increase in prevalence of fecal carriage of extendedspectrum beta-lactamase producing Enterobacteriaceae during<br />
nonoutbreak situations in Spain. J Clin Microbiol, 42(10):47694775.<br />
Võ Thị Chi Mai, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Minh Hải và Lê<br />
Kim Ngọc Giao (2009). Nồng độ ức chế tối thiểu của 9 loại<br />
kháng sinh trên trực khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng ổ bụng<br />
(SMART 2006-2007). Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 13, Chuyên<br />
đề Ngoại khoa, Phụ bản của Số 1: 320-323.<br />
.<br />
<br />
225<br />
<br />