intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền hóa chất tĩnh mạch trung tâm qua Catheter

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Truyền hóa chất tĩnh mạch trung tâm qua Catheter" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau truyền hóa chất tĩnh mạch trung tâm qua Catheter. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền hóa chất tĩnh mạch trung tâm qua Catheter

  1. TRUYỀN H A CHẤT TĨNH MẠCH TRUNG TÂM QUA CATHETER I. ĐỊNH NGHĨA Truyền hóa chất tĩnh mạch trung tâm là phương pháp điều trị đưa các thuốc gây độc tế bào vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch trung tâm. Catheter tĩnh mạch trung tâm có thể được sử dụng để đưa thuốc hoá chất được chỉ định theo đường tĩnh mạch vào cơ thể. II. CHỈ ĐỊNH Các trường hợp cần truyền hoá chất tĩnh mạch được khuyến cáo truyền tĩnh mạch trung tâm, đặc biệt những trường hợp: - Dễ bị thoát dịch ra ngoài tĩnh mạch ngoại vi trong khi truyền - Người bệnh cần vận động mà đường truyền tĩnh mạch ngoại vi làm hạn chế vận động hoặc dễ bị thoát mạch trong khi vận động - Một số loại thuốc hoá chất hoặc các hoá chất khi dùng liều cao dễ gây tổn thương tĩnh mạch khi qua tĩnh mạch nhỏ có lưu lượng thấp. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Người bệnh không có chỉ định truyền hóa chất. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Điều dưỡng viên đội mũ, mặc áo choàng, đeo kính, đeo khẩu trang bảo hộ và rửa tay. Buồng truyền catheter được bác sĩ đặt sẵn 2. Phƣơng tiện - Xe đẩy đựng dụng cụ. - Khay đựng dụng cụ vô khuẩn. - Các dụng cụ cần thiết cho tiêm truyền. - Thuốc hoá chất và các thuốc hỗ trợ. - Bộ chống sốc phản vệ. - Các túi, hộp đựng rác thải theo phân loại. 3. Ngƣời bệnh - Giải thích về thủ thuật, các công việc, các bước tiến hành và các biến chứng có thể xảy ra để người bệnh biết và chuẩn bị tâm lý. 769
  2. - Hướng dẫn người bệnh các việc cần thiết để phối hợp thực hiện. - Người bệnh nghỉ ngơi tại giường hoặc ghế truyền - Người bệnh nên uống đầy đủ, đi đại tiểu tiện trước khi truyền 4. Hồ sơ bệnh án Bệnh án cần được làm đầy đủ thủ tục hành chính, ghi nhận xét trong quá trình khám, điều trị và ghi y lệnh đầy đủ theo quy chế bệnh án. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Nơi tiến hành Tiến hành tại buồng bệnh sạch sẽ 2. Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra hồ sơ về chẩn đoán, chỉ định thuốc, liều dùng, đường dùng. Tuân thủ 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trong suốt thời gian thực hiện y lệnh. 3. Kiểm tra ngƣời bệnh - Hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng của người bệnh. - Đo mạch, nhiệt độ huyết áp - Ki ểm tra catheter và da xung quanh chân catheter - Phát hiện các bất thường và báo cho bác sỹ 4. Thực hiện tiêm truyền - Rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay theo đúng quy trình - Pha thuốc hoá chất trong buồng pha thuốc, tránh gây ô nhiễm môi trường. - Các thuốc thông thường có thể pha bên ngoài hoặc trong buồng pha thuốc. - Cần pha đúng lượng thuốc với đúng loại dịch và số lượng dịch ghi trong y lệnh. - Ghi và dán nhãn vào chai thuốc đã pha: trên nhẫn ghi: họ và tên người bệnh, tuổi, số bệnh án, số giường, buồng, tên thuốc, lượng dịch, số giọt (hoặc số mL) mỗi phút, giờ bắt đầu, giờ kết thúc, họ và tên bác sĩ cho thuốc, họ và tên điều dưỡng thực hiện. - Thấm dung dịch sát khuẩn vào tấm gạc nhỏ vô khuẩn, dùng tấm gạc có chất sát khuẩn sát khuẩn ngoài nắp đậy catheter. - Dùng tấm gạc vô khuẩn vặn mở nắp đậy catheter, cho vào khay vô khuẩn. - Lắp bơm tiêm 10 mL kiểm tra xem có bị tắc hoặc catheter ra ngoài tĩnh mạch hay không. Nếu bình thường, tháo bơm tiêm, lắp dây truyền dịch. Dùng băng dính cố 770
  3. định dây truyền và catheter. Điều chỉnh số giọt theo y lệnh hoặc điều chỉnh tốc độ truyền trên máy. Cho người bệnh nằm thoải mái. - Không chạm tay trực tiếp vào vị trí bơm thuốc của catheter. - Tiêm các thuốc hỗ trợ (chống nôn, kháng histamine, corticoid) theo y lệnh. - Chuyển từ chai dịch sang các chai có hoá chất đã pha theo y lệnh. Thay chai lần lượt theo thứ tự ghi trong y lệnh. Tuân thủ 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. - Thông thường, sau truyền hoá chất cần truyền dịch đẳng trương để tráng ven. Số lượng cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định. 5. Kết thúc truyền Tháo dây truyền khỏi catheter và lắp nút đậy. Một số catheter cần bơm thuốc chống đông vào trong trước khi đậy nút để tránh đông máu gây tắc. Lượng thuốc chống đông sẽ do bác sĩ chỉ định trong y lệnh. Lau dịch, máu bị chảy trong khi tháo dây 6. Dọn dẹp, bảo quản dụng cụ - Dọn các chai, dây truyền, kim tiêm, băng, gạc.v.v. vào đúng nơi qui định. - Rửa sạch các dụng cụ, lau khô, tiệt khuẩn. - Ghi hồ sơ: ngày, giờ tiêm truyền: giờ bắt đầu và giờ kết thúc. Các phản ứng của người bệnh, các biến chứng (nếu có). Tên điều dưỡng thực hiện. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Theo dõi - Điều dưỡng cần đến quan sát người bệnh và đường truyền 15 phút một lần để đề phòng các tai biến có thể xảy ra. - Giám sát nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân. - Tuân thủ quy định về thời gian lưu catheter 2. Xử trí tai biến - Nếu người bệnh bị phản ứng với bất kỳ thuốc nào, phải ngừng tiêm, truyền ngay và báo cáo với bác sĩ - Đối với choáng phản vệ: xử trí như choáng phản vệ với các thuốc khác. - Nếu có hiện tượng thoát mạch, cần khoá đường truyền, báo cáo bác sĩ. - Theo dõi người bệnh, nếu nôn nhiều cần báo ngay cho bác sỹ để bổ sung thuốc chống nôn kịp thời. 771
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2