intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tương tác giữa thuốc và thức ăn

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

155
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự tương tác giữa thuốc và thực phẩm có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Sự tương tác giữa thuốc và thức ăn được định nghĩa là sự thay đổi đặc tính dược động học của một loại thuốc hoặc thành phần dinh dưỡng hoặc tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do hậu quả của việc sử dụng một loại thuốc cùng với thức ăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tương tác giữa thuốc và thức ăn

  1. Tương tác giữa thuốc và thức ăn Sự tương tác giữa thuốc và thực phẩm có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Sự tương tác giữa thuốc và thức ăn được định nghĩa là sự thay đổi đặc tính dược động học của một loại thuốc hoặc thành phần dinh dưỡng hoặc tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do hậu quả của việc sử dụng một loại thuốc cùng với thức ăn.
  2. Ảnh hưởng của thức ăn với thuốc Sự tương tác giữa thuốc và thức ăn nếu không được phát hiện và xử trí thích hợp có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm như giảm sự hấp thu của nhiều loại thuốc, dẫn đến thất bại điều trị hoặc tăng sự hấp thu của thuốc, dẫn đến nguy cơ tăng tác dụng phụ, thậm chí gây độc, thông qua sự hoạt hoá hoặc ức chế hệ thống các men ở ruột bởi các thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra, việc dùng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá, dẫn đến mất nước và điện giải của cơ thể. Người cao tuổi, những người mắc các bệnh ác tính, bệnh lý đường tiêu hoá, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng là những đối tượng có nguy cơ cao nhất chịu sự tương tác này do đây là những nhóm đối tượng phải sử dụng nhiềuloại thuốc. Hầu hết các đặc điểm dược động học của thuốc đều có những thay đổi ở người già như sự hấp thu (do thay đổi độ pH trong dạ dày và luồng máu đến ruột), phân phối (do giảm lượng nước, lượng mỡ dự trữ, nồng độ albumin và các protein gắn thuốc trong cơ thể), chuyển hoá (do thay đổi hoạt tính của hệ thống men cytochrome P450) và đào thải thuốc (do giảm chức năng thận). Vì lý do này, cả tính sinh khả dụng và thời gian bán thải của thuốc đều có sự thay đổi ở người già, ví dụ như các thuốc tan trong nước sẽ có nồng độ trong máu cao hơn, còn các thuốc tan trong mỡ sẽ thải chậm hơn so với ở người trẻ tuổi. Các dạng tương tác
  3. Trên cơ sở nguồn gốc và cơ chế, có nhiều dạng tương tác khác nhau giữa thuốc và thức ăn. Dạng thứ nhất là dạng bất hoạt sinh học, gây ra do sự tương tác giữa thuốc và các yếu tố dinh dưỡng thông qua các phản ứng sinh hóa và vật lý như thủy phân, ôxy hóa, kết tủa hoặc trung hòa, dạng này thường xảy ra khi thuốc và các chất dinh dưỡng được chỉ định qua đường truyền tĩnh mạch hoặc ống xông dạ dày. Để giảm thiểu dạng tương tác này, thuốc không nên được trộn trực tiếp với các dung dịch dinh dưỡng. Ống xông dạ dày nên được tráng nước sau khi bơm thuốc qua. Các thuốc bơm qua xông cũng nên lựa chọn dạng dung dịch hoặc hỗn dịch thay vì nghiền dạng thuốc viên. Những thuốc với dải an toàn thấp như theophyllin, nên theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc trong máu. Dạng thứ 2 gây ảnh hưởng đến sự hấp thu của một loại thuốc khi dùng cùng thức ăn, dẫn đến sự tăng hoặc giảm tính sinh khả dụng của thuốc. Cả tốc độ và cường độ hấp thu đều có thể bị giảm sút. Thức ăn gây kích thích bài tiết dịch dạ dày và ruột, giúp tăng cường hấp thu thuốc. Những thức ăn với hàm lượng chất béo cao kích thích bài tiết muối mật giúp tăng hấp thu các thuốc tan được trong mỡ. Ngoài ra, những thức ăn giàu chất béo cũng kích thích giải phóng cholecystokinin, chất có tác dụng giảm nhu động dạ dày và làm tăng thời gian tiếp xúc giữa thuốc với niêm mạc đường tiêu hoá, dẫn đến tăng khả năng hấp thu thuốc. Một số loại thuốc như cefuroxime, erythromycin, ethylsuccinate, lovastatin và lithium cần được dùng cùng thức ăn để có thể được hấp thu tối đa. Trong khi
  4. đó, một số thuốc khác như ampicillin, ciprofloxacin, doxycycline, tetracycline, captopril và indinavir lại không nên được dùng cùng thức ăn để có thể được hấp thu tốt nhất. Dạng tương tác thứ 3 gây ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của thuốc. Sự chuyển hoá của thuốc trước khi được đưa vào máu ảnh hưởng rõ rệt đến cả cường độ tác dụng và hiệu quả của thuốc. Hệ thống men ở cả ruột và gan đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa này ở người. Một số thành phần trong thức ăn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt tính của các hệ thống men này. Ví dụ, nước quả bưởi chùm là một chất ức chế men CYP3A4 ở ruột, do đó, một số loại thuốc như diazepam, midazolam, nifedipine, felodipine, verapamil, erythromycin, atorvastatin, cyclosporine và sertralin có thể tăng hấp thu tới 5 lần khi dùng cùng với loại nước quả này, dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ. Một số thuốc cũng có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa như clozapine, olanzapine, risperidone gây rối loạn dung nạp đường glucose, các hoá trị liệu chống ung thư gây nôn và sợ ăn... Bên cạnh những tương tác trên, một số thành phần thức ăn còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phân bố của thuốc ở các mô, tế bào hoặc quá trình xâm nhập của thuốc vào các tạng đặc biệt. Ngoài ra, sự tương tác thuốc và thức ăn còn có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải của thuốc và các yếu tố dinh dưỡng, gây ra do sự cản trở hoạt động của gan và thận.
  5. Để giảm thiểu sự tương tác giữa thuốc và thức ăn, những biện pháp cần thiết nhất là chỉ sử dụng những thuốc thực sự cần thiết, trong thời gian ngắn nhất có thể và theo dõi điều trị chặt chẽ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2