intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văcxin chưa hẳn vô can trong các vụ tai biến

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá các ca tai biến sau tiêm văcxin “5 trong 1”, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế nhận định không có bằng chứng về sự liên quan giữa phản ứng sau tiêm và chất lượng văcxin, cũng chưa đủ cơ sở để loại trừ nguyên nhân này. Đầu tiên là Bình Định, tại cùng một xã có 3 trẻ bị phản ứng sau tiêm chủng, đều ra viện sau một ngày. Tiền sử bệnh tật và tiêm chủng của cả 3 không có gì đặc biệt. Tiếp theo đó là một bé 2 tháng tuổi ở Kiên Giang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văcxin chưa hẳn vô can trong các vụ tai biến

  1. Văcxin chưa hẳn vô can trong các vụ tai biến Đánh giá các ca tai biến sau tiêm văcxin “5 trong 1”, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế nhận định không có bằng chứng về sự liên quan giữa phản ứng sau tiêm và chất lượng văcxin, cũng chưa đủ cơ sở để loại trừ nguyên nhân này. Đầu tiên là Bình Định, tại cùng một xã có 3 trẻ bị phản ứng sau tiêm chủng, đều ra viện sau một ngày. Tiền sử bệnh tật và tiêm chủng của cả 3 không có gì đặc biệt. Tiếp theo đó là một bé 2 tháng tuổi ở Kiên Giang tử vong sau 5 ngày được tiêm. Đến ngày thứ 3 sau tiêm bé mới bắt đầu sốt nhẹ và khóc. Mới nhất tại Hà Nội, một bé trai 3 tháng tuổi cũng đã tử vong sau 20 giờ được tiêm chủng. Các lô văcxin liên quan đến phản ứng tại Bình Định, Kiên Giang và Hà Nội đã tạm dừng sử dụng trên địa bàn. Trước đó, hội đồng Bộ cũng đã họp và đánh giá lại sự cố 3 trẻ tử vong sau tiêm văcxin này tại Nghệ An. Tuy nhiên cũng chưa có bằng chứng về sự liên quan của văcxin và dịch vụ tiêm chủng đến các trường hợp tử vong này. Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thì trong thời gian từ cuối năm 2012, đầu năm 2013 các trường hợp phản ứng sau tiêm văcxin Quinvaxem có tần số xuất hiện cao hơn. Bộ Y tế đang phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và các đơn vị liên quan tiếp tục tiến hành các biện pháp kiểm tra chất lượng văcxin, nghiên cứu đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm.
  2. Khi sử dụng văcxin có thể xảy ra phản ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xuất hiện các trường hợp tai biến trong thời gian gần đây là đáng quan tâm. Tuy nhiên việc tiêm chủng cho trẻ là cần thiết để bảo vệ trẻ, chủ động phòng bệnh. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chỉ đạo dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tăng cường tập huấn cho cán bộ về tiêm chủng an toàn, giám sát xử lý phản ứng sau tiêm, tạm dừng sử dụng trên toàn quốc lô văcxin có xảy ra phản ứng nặng khi nghi ngờ liên quan. Đồng thời khuyến cáo các bà mẹ theo dõi chặt trẻ sau tiêm chủng để kịp thời phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm và đưa trẻ đến cơ sở y tế để tránh những trường hợp đáng tiếc. Tại Hà Nội, chiều 8/1, Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá phản ứng sau tiêm văcxin của Sở Y tế đã họp và cũng đưa ra kết luận không có bằng chứng liên quan giữa văcxin và quy trình tiêm chủng với sự cố tử vong của bé trai 3 tháng tuổi. Văcxin “5 trong 1″ hiện có 2 loại. Một loại có tên Quinvaxem của Hàn Quốc, ngừa cùng lúc 5 loại bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi. Đây là văcxin được dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (miễn phí). Ngoài ra còn có văcxin dịch vụ “5 trong 1″ của Pháp và Bỉ, phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib. rẻ có thể lúc đầu sốt nhẹ, ngay sau đó sốt cao (khoảng 38,5oC). Có thể nghi trẻ bị nhiễm một loại vi khuẩn nào đó. Cần dùng thuốc sốt sớm, nếu dùng muộn, trên đường đến viện bé có thể sốt cao hơn rồi co giật. Thầy thuốc sẽ dựa vào lâm sàng và xét nghiệm, xác định nhiễm khuẩn gì, cho dùng kháng sinh thích hợp. Bà mẹ không nên tự ý chọn kháng sinh cho trẻ. Trẻ có thể bị sốt rất cao (trên 38,5-39oC) rất đột ngột kèm theo đau họng. Trường hợp này nghi ngờ có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A (S. hemoliticque group A). Phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, nếu đúng thì phải dùng kháng sinh đặc
  3. hiệu (tiêm penicilin, liều cao). Theo phác đồ điều trị, từ khi nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết đến khi dùng kháng sinh diều trị ở phải trong vòng 10 ngày. Trẻ chỉ hâm hấp nóng về buổi chiều, kém ăn, suy yếu, dùng thuốc sốt không đáp ứng, không dứt, nên khám xem có bị sơ nhiễm lao không? Trẻ ho là chính, lúc đầu có sốt rất nhẹ không đáng kể song cứ ho dai dẳng hàng tháng. Nên khám xem có phải bị ho gà không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2