Vấn đề đạo đức học môi trường ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 4
download
Bài viết Vấn đề đạo đức học môi trường ở Việt Nam hiện nay của Phạm Văn Hiển trình bày những ưu điểm cũng như những tác hại của sự phát triển khoa học - công nghệ đối với môi trường, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề đạo đức học môi trường ở Việt Nam hiện nay
VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC HỌC MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Phạm Văn Hiển. Khoa Lý luận Chính trị Với những thành tựu của khoa học- công nghệ ngày nay đã tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Bên cạnh những ưu điểm mà nó đem lại, cũng có những tác động tác hại không nhỏ đối với vấn đề môi trường. Yêu cầu của tăng trưởng kinh tế đã làm gia tăng nhu cầu và khả năng khai thác tự nhiên của con người. Đồng thời với việc khai thác tự nhiên một cách thái quá như hiện nay của con người đã làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và sự suy thoái môi trường nghiêm trọng. Tự nhiên đã mất đi khả năng tự điều chỉnh của mình. Trong sự phát triển, hầu hết các các quốc gia đã áp dụng các thành tựu khoa học- công nghệ để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường. Vì thế đã làm gia tăng nhu cầu khai thác tự nhiên của con người. Với quá trình công nghiệp hoáhiện đại hoá đã làm cho khả năng tự phục hồi của tự nhiên không cân bằng được với mức độ khai thác của con người. Tình trạng suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường không những tác động đối với sự biến đổi khí hậu, tác động xấu tới sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của con người, thậm chí là ảnh hưởng tới sự tồn vong của loài người. Để khắc phục tình trạng đó, hiện nay các nước trên thế giới đã có những cố gắng nhằm bảo vệ môi trường cả về đường hướng phát triển xã hội cũng như lối sống đạo đức. Chính vì thế việc bảo vệ môi trường tự nhiên không chỉ là vấn đề kinh tế, vấn đề công nghệ mà còn cả về vấn đề đạo đức. C. Mác đã từng viết: việc phát triển công nghiệp mà không chú ý tới bảo vệ môi trường sẽ để lại sau nó những sa mạc. Trước những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm cho môi trường bị suy thái nghiêm trọng. Ngay từ những năm giữa thế kỷ XX đã xuất hiện những quan điểm hướng tới việc giải quyết vấn đề môi trường. Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song nhìn chung họ đều có sự thống nhất coi việc khai thác và bảo vệ môi trường không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn hàm chứa cả vấn đề đạo đức. Họ đòi hỏi việc khai thác tự nhiên của thế hệ này phải đảm bảo là không ảnh hưởng đến nguồn sống của thế hệ sau. Từ đó họ đề xuất một lý thuyết đạo đức mới gọi là đạo đức học môi trường Có thể nói: Đạo đức môi trường là một hình thái ý thức xã hội nhằm xây dựng và lý giải giải những quy phạm, những chuẩn mực nhằm hướng con người thiết lập một quan hệ đạo đức mới với tự nhiên để từ đó điều chỉnh sự khai thác tự nhiên không chỉ vì mục đích lợi ích của con người mà còn phải hài hòa với sự phát triển của tự nhiên. Thực tế cho thấy, vấn đề bảo vệ môi trường nảy sinh là do sự phát triển của kinh tế, của công nghệ. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì việc bảo vệ môi trường không phải là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển xã hội. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá vừa có nhu cầu và vừa tạo ra khả năng khai thác tự nhiên của con người. Sự tàn phá môi trường tự nhiên đã tác hại đến lợi ích của con người dưới nhiều góc độ như: Tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, thiệt hại kinh tế do sự cạn kiệt tài nguyên, sa mạc hoá đất đai canh tác, lụt lội, hạn hán, ô nhiễm nguồn nước tác động xấu đến việc nuôi trồng thuỷ sản… Làm mất cân đối về mặt tự nhiên giữa con người và môi trường sống, tác động xấu tới sức khoẻ của con người như: ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp, sự sử dụng bừa bãi hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, sự biến đổi khí hậu… Sự ô nhiễm môi trường sẽ tạo ra sự phát triển không bền vững, làm ảnh hưởng tới lợi ích của các thế hệ sau. Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia hiện nay đã dẫn đến việc khai thác tự nhiên và phát triển kinh tế ở các quốc gia phát triển làm thiệt hại lợi ích đối với các quốc gia chậm phát triển… Thực chất quá trình khai thác tự nhiên bất hợp lý đã ảnh hưởng tới lợi ích của nhân loại nói chung. Việc bảo vệ môi trường đã là vấn đề của sự phát triển mang tính toàn cầu. Để bảo vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững, con người phải có những điều chỉnh nhất định trong việc khai thác tự nhiên. Thực chất của vấn đề trên chính là việc điều chỉnh về mặt lợi ích. Dưới góc độ của đạo đức, sự phản ánh những yêu cầu của phát triển bền vững, của việc bảo vệ môi trường vào ý thức đạo đức con người, sự thể hiện ý thức đó trong thực tiễn phát triển xã hội trong việc bảo vệ môi trường chính là ý thức và thực tiễn đạo đức môi trường. Đạo đức môi trường là một phương diện của đạo đức nói chung, là sự thể hiện và thực hiện đạo đức xã hội trong lĩnh vực quan hệ giữa con người với tự nhiên. Cần phải xây dựng đạo đức môi trường vì đằng sau quan hệ đạo đức giữa con người và môi trường là quan hệ đạo đức giữa con người và con người.Thực tế cho thấy đạo đức có vai trò to lớn và không thể thiếu trong việc điều chỉnh mọi hành vi, mọi quan hệ người. Những hành vi làm ảnh hưởng tới môi trường không chỉ đòi hỏi pháp luật trừng trị thích đáng mà đòi hỏi dư luận xã hội phải kịch liệt phê phán. Sự điều chỉnh bằng đạo đức không chỉ tự giác mà còn phải tự nguyện đối với các thành viên trong xã hội. Đối với Việt Nam, trong điều kiện của nền sản xuất nông nghiệp thuần túy trước kia, mức độ khai thác tự nhiên của con người chưa vượt quá khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên. Do đó việc bảo vệ môi trường chưa trở thành vấn đề lý luận và thực tiễn. Từ khi đổi mới đất nước, Việt Nam thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, phấn đấu “đến năm 2020 Việt nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Thực chất của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá là sự vận dụng những thành tựu của khoa học- công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam. Đảng ta đã khẳng định khoa học và công nghệ phải là nền tảng, là động lực cho công ngiệp hoá- hiện đại hoá đất nước; khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay đã tác động lớn đối với môi trường. Khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên trước sự tác động của con người ngày một yếu đi. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở thành phổ biến cả ở đô thị và nông thôn. Đảng ta thừa nhận thực trạng trên có nguyên nhân từ “hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp vừa thiếu, vừa kém chất lượng, chưa ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng”(1). Sự suy thoái về môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang tác động không nhỏ đối với cuộc sống của con người hiện nay. Trong đường lối phát triển đất nước, Đảng ta luôn khẳng định là lấy nhân tố con người làm cơ sở cho sự phát triển nhanh- bền vững. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề môi trường “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”(2). Đồng thời “phải phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường trong từng bước phát triển”(3). Như vậy, việc phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn sự đa dạng sinh học. …………………………. (1). Đảng cộng sản Việt nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.168. (2). Đảng cộng sản Việt nam (1998): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.7. (3). Đảng cộng sản Việt nam (2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.178-179.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC - PGS. TS. PHẠM HỒNG QUANG
196 p | 493 | 112
-
Lý luận dạy học vật lý - Phần 1
10 p | 356 | 94
-
Dự án bộ gen người và tác động
37 p | 154 | 29
-
Cơ sở lý thuyết của luật môi trường
41 p | 130 | 27
-
Giới thiệu sách Đạo đức môi trường
3 p | 96 | 12
-
Nghiên cứu thiết kế bài giảng E-learning nhằm hỗ trợ lớp học đảo ngược thông qua “chương 5: Nhóm halogen”để phát triển năng lực cho học sinh lớp 10
7 p | 65 | 8
-
Thiết kế một số chủ đề dạy học sinh học ở trung học cơ sở theo hướng vận dụng giáo dục STEM
9 p | 101 | 7
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Hóa học: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
47 p | 24 | 7
-
Định hướng tiếp cận giáo dục STEM trong giảng dạy vật lí ở trường sư phạm
6 p | 48 | 5
-
Có nên gộp năng lực giải quyết vấn đề với năng lực sáng tạo thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới
6 p | 56 | 4
-
Sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông Phan Việt Thống (tỉnh Tiền Giang)
4 p | 73 | 4
-
Tổ chức thực hành rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo định hướng phát triển năng lực và nghề nghiệp ứng dụng
10 p | 25 | 3
-
Thực trạng và giải pháp về vấn đề xả rác của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
8 p | 59 | 3
-
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực nhận thức cho học sinh trong dạy học chương virus và bệnh truyền nhiễm, Sinh học 10
9 p | 31 | 3
-
Khảo sát ý kiến giáo viên THCS về ngành Sư phạm khoa học tự nhiên
8 p | 22 | 2
-
Cẩm nang về khoa học môi trường - Tìm hiểu môi trường: Phần 1
271 p | 7 | 2
-
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non thông qua dạy học Học phần Cơ sở toán mầm non
3 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn