Viêm màng bồ đào - gồm có 3 thành phần
lượt xem 15
download
Viêm màng bồ đào Màng bồ đào gồm có 3 thành phần từ trước ra sau gồm: Mống mắt, thể mi, và hắc mạc. Viêm màng bồ đào là bệnh mắt phổ biến, thường có những tổn thương nặng nề, nhiều biến chứng, hay tái phát, khó xác định nguyên nhân. Nhiều trường hợp dẵn đến mù loà. I. Phân loại của viêm màng bồ đào 1. Phân loại theo giải phẫu: - Viêm màng bồ đào trước: + Viêm mống mắt: Chủ yếu viêm phần mống mắt. + Viêm mống mắt – thể mi : Bao gồm mống mắt và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm màng bồ đào - gồm có 3 thành phần
- Viêm màng bồ đào Màng bồ đào gồm có 3 thành phần từ trước ra sau gồm: Mống mắt, thể mi, và hắc mạc. Viêm màng bồ đào là bệnh mắt phổ biến, thường có những tổn thương nặng nề, nhiều biến chứng, hay tái phát, khó xác định nguyên nhân. Nhiều trường hợp dẵn đến mù loà. I. Phân loại của viêm màng bồ đào 1. Phân loại theo giải phẫu: - Viêm màng bồ đào trước: + Viêm mống mắt: Chủ yếu viêm phần mống mắt. + Viêm mống mắt – thể mi : Bao gồm mống mắt và phần trước của thể mi. - Viêm màng bồ đào giữa: Chủ yếu ở phần sau của thể mi (vùng pars plana) và vùng võng mạc ngoại vi sát với pars planac. - Viêm màng bồ đào sau: Viêm hắc mạc, phía sau nền dịch kính. - Viêm màng bồ đào toàn bộ: viêm cả mống mắt, thể mi và hắc mạc. Viêm màng bồ đào trước là hay gặp nhất, tiếp theo là: viêm màng bồ đào giữa, viêm màng bồ đào sau, và viêm toàn nhãn. 2. Phân loại theo lâm sàng: Phân loại này dựa trên khởi phát và thời gian diễn biến viêm màng bồ đào.
- a. Viêm màng bồ đào cấp: Thường triệu chứng khởi phát đột ngột và tồn tại dưới 6 tuần, sau đó bệnh ổn định. b.Viêm màng bồ đào mạn: Tồn tại hàng tháng có khi hàng năm. Bệnh khởi phát thường âm ỉ và có thể không có triệu chứng, mặc dù có khi các triệu chứng cấp tính hoặc bán cấp. 3. Phân loại theo nguyên nhân: a. Viêm màng bồ đào ngoại sinh: Do chấn thương, vi khuẩn hoặc tác nhân khác từ ngoài vào. b.Viêm màng bồ đào nội sinh: Do vi khuẩn hoặc tác nhân khác trong cơ thể người bệnh. Gồm những dạng chính sau: + Phối hợp với các bệnh toàn thân: Như viêm cột sống cứng khớp. + Viêm nhiễm do: Vi khuẩn (bệnh lao). Nấm (Candidiasis). Virus (Herpes zoster). Ký sinh trùng (Toxoplasmosis) hoặc giun tròn (Toxocariasis). + Viêm màng bồ đào đặc hiệu tự phát: là nhóm bệnh không liên quan đến bệnh lý toàn thân, nhưng có tính chất đặc hiệu như: Viêm màng bồ đào Fuch. + Viêm màng bồ đào không đặc hiệu tự phát: Nhóm không nằm trong các loại trên, chiếm khoảng 25% II. Nguyên nhân của viêm màng bồ đào
- Tìm nguyên nhân gây viêm màng bồ đào là rất khó, nhiều trường hợp không rõ ràng. Các nguyên nhân gồm: 1. Vi khuẩn: có thể là tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn, xoắn khuẩn... Nhiễm khuẩn ngoại sinh trong các trường hợp chấn thương, phẫu thuât. - Nhiễm khuẩn nội sinh từ các ổ viêm lân cận như sâu răng, viêm lợi, - viêm xoang, viêm họng hoặc bệnh toàn thân như: giang mai, phong, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết ... 2. Virus: Herpes, Zona, cúm, thuỷ đậu, sởi, quai bị... 3. Nấm: nội sinh hoặc ngoại sinh, có thể là Candida, Aspergilus... 4. Ký sinh trùng: Toxoplasma, ấu trùng sán lợn, giun... 5. Yếu tố miễn dịch, yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA (Human Leucocyte Antigen). Hội chứng Behcet, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, hội chứng Reiter... 6. Dị ứng gây viêm màng bồ đào, do protein của thuỷ tinh thể. 7. Nhiễm độc: hoá chất, độc tố tác nhân nhiễm khuẩn, u ác trong nhãn cầu... III. Lâm sàng của viêm màng bồ đào 1. Viêm màng bồ đào trước a. Triệu chứng chủ quan: - Nhìn mờ: do đục các môi trường trong suốt, tủa giác mạc: protein, fibrin, tế bào viêm.
- - Đau: do mống mắt thể mi có mạng lưới thần kinh chi phối từ dây V. Đau do co thắt thể mi và tận cùng thần kinh bị kích thích bởi nồng độ độc tố cao. - Sợ ánh sáng và chảy nước mắt: do kích thích dây V. - Đỏ mắt: do cương tụ rìa. Trong viêm màng bồ đào trước mãn tính, mắt có thể không đỏ và các triệu chứng khác biểu hiện ít, mặc dù có viêm nhiễm nặng. b. Dấu hiệu khách quan: - Cương tụ rìa: do ứ đọng và giãn mạch máu sâu quanh rìa, càng xa vùng rìa cương tụ càng giảm dần, có khi mầu tím sẫm. - Tủa sau giác mạc: Tế bào lắng đọng ở nội mô giác mạc. Đặc điểm và phân bố có thể là dấu hiệu để xác định dạng viêm màng bồ đào. Tủa sau giác mạc thường phân bố ở giữa và trung tâm của giác mạc. Tuy nhiên, viêm màng bồ đào dạng Fuch thì tủa lại khắp trên bề mặt nội mô giác mạc. Nhiều tủa dạng chấm bụi trên nội mô xuất hiện trong viêm màng bồ đào cấp, cũng như là đợt bán cấp bùng phát của viêm mạn. + Tủa nhỏ: hay gặp trong viêm màng bồ đào do herpes, hoặc Fuch. + Tủa vừa: xảy ra ở hầu hết các dạng viêm màng bồ đào cấp và mạn. + Tủa lớn: dạng mỡ cừu, hay gặp trong viêm màng bồ đào dạng hạt. + Tủa mới: có mầu trắng và tròn. Nếu lâu ngày sẽ co nhỏ lại, nhạt mầu và có khi bám theo sắc tố. Tủa mỡ cừu theo thời gian thường chuyển sang mầu trắng dạng kính mờ. - Hạt trên mống mắt là đặc hiệu của viêm màng bồ đào hạt. + Hạt Koeppe: nhỏ và nằm trên bờ đồng tử.
- + Hạt Busacca: lớn hơn ít gặp. Nằm trên bề mặt mống mắt. - Tế bào trong tiền phòng: là dấu hiệu của viêm hoạt tính (Tyndall). Có thể dựa vào số lượng tế bào để chia độ bằng cách: Sinh hiển vi để cường độ sáng tối đa, đèn khe chiều dài 3 mm và 1 mm chiều rộng. Tế bào có thể đếm và chia từ độ 0 đến +4: + 0: không có tế bào,+ 1: dưới 10 tế bào,+ 2: 10 – 20 tế bào,+ 3: 20 – 50 tế bào,+ 4: trên 50 tế bào. - Xuất tiết: do tổn thương mạch máu mống mắt, dò rỉ protein ra ngoài thuỷ dịch. - Dính mống mắt vào mặt trước thuỷ tinh thể. Khi dính 360o, hình núm cà chua, hạn chế lưu thông thuỷ dịch từ hậu phòng ra tiền phòng, mống mắt vồng cao có thể dính góc tiền phòng, gây tăng nhãn áp. - Tế bào ở dịch kính trước: cần so sánh mật độ với thuỷ dịch. Viêm mống mắt, tế bào ở thuỷ dịch nhiều hơn phần dịch kính, trong khi đó viêm mống mắt thể mi thì số lượng tương đương. - Nhãn áp: giai đoạn đầu nhãn áp thường thấp thoáng qua do thể mi giảm tiết thuỷ dịch. Giai đoạn cuối nhãn áp thấp vĩnh viễn do thể mi bị huỷ hoại gây teo nhãn cầu. Trong đợt viêm cấp có thể tăng nhãn áp do nghẽn đồng tử hoặc góc tiền phòng. - Trong các triệu chứng của viêm mống mắt thể mi, Tyndall và tủa sau giác mạc là triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bệnh ở giai đoạn hoạt tính. Nếu Tyndall âm tính và tủa sau giác mạc tiêu hết hoặc tủa ngả mầu sắc tố nâu chứng tỏ viêm cũ. 2. Viêm màng bồ đào giữa (Viêm pars plana)
- a. Triệu chứng chủ quan: - Ruồi bay: do đục dịch kính. - Thị lực giảm: thường nguyên nhân do phù hoàng điểm dạng nang b. Dấu hiệu khách quan: - Dịch kính có tế bào, hoặc dạng bông tuyết. - Có thể có viêm thành mạch võng mạc chu biên, mạch máu có viền trắng. - Phù hoàng điểm dạng nang gây giảm thị lực, chụp mạch huỳnh quang fluorescein ngấm vào các hốc phù hoàng điểm tạo nên hình ảnh “hoa đồng tiền”. - Không thấy có ổ tổn thương ở võng mạc phía sau. 3. Viêm màng bồ sau a. Triệu chứng chủ quan: - Ruồi bay, mạng nhện do xuất tiết gây đục dịch kính. - Thị lực giảm, nhưng nếu tổn thương vùng hoàng điểm thị lực giảm nhiều, bệnh nhân không thấy hiện tượng ruồi bay. - Chớp sáng do kích thích tế bào que và nón. - Nhìn vật biến dạng, hình nhỏ đi hoặc to lên. b. Dấu hiệu khách quan:
- - Thay đổi dịch kính: tế bào, xuất tiết, đục dịch kính, bong dịch kính phía sau. Có thể thấy màng hyaloid sau nhiều tủa viêm bám vào. Dịch kính đục nhiều do màng Buch bị tổn thương, xuất tiết từ hắc mạc qua võng mạc vào dịch kính. - Viêm hắc mạc: ổ viêm có mầu trắng, hoặc vàng bờ tương đối rõ, võng mạc tương ứng phù trắng đục do xuất tiết đến từ hắc mạc qua màng Buch. Tổn thương không hoạt tính, có mầu trắng, bờ rõ do teo hắc võng mạc xung quang có viền sắc tố, ổ viêm hắc mạc thành sẹo. - Viêm võng mạc: Võng mạc có mầu trắng đục, ranh giới vùng tổn thương võng mạc không rõ ràng, có thể có xuất tiết. - Viêm thành mạch võng mạc chủ yếu tĩnh mạch, một số trường hợp viêm động mạch. Viêm thành tĩnh mạch hoạt tính có đặc tính xung quang thành mạch máu có màu trắng mờ đục, tổn thương nặng, có hình ảnh “ ngọn nến chảy nhỏ giọt”. 4.Viêm màng bồ đào toàn bộ Gồm các triệu chứng của viêm màng bồ đào trước và viêm màng bồ đào Viêm nội nhãn: là viêm trong nhãn cầu, chủ yếu ở tiền phòng và dịch kính. sau. Viêm nội nhãn gồm các triệu chứng của viêm màng bồ đào trước thường có mủ tiền phòng với viêm dịch kính nặng. Dịch kính đục nhiều, có mủ vàng. Mắt đau nhức, thường có phù mi và kết mạc. IV. Chẩn đoán phân biệt 1. Viêm màng bồ đào trước tăng nhãn áp và glôcôm góc đóng:
- - Viêm màng bồ đào tăng nhãn áp: + Tủa giác mạc là tủa viêm mầu trắng xám + Đồng tử luôn co nếu không dùng thuốc giãn - Glôcôm góc đóng: + Lắng đọng mặt sau giác mạc là sắc tố mống mắt + Đồng tử có thể dính, nhưng luôn tự giãn 2.Viêm hắc mạc trung tâm và bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch: - Viêm hắc mạc trung tâm: + Có thể bong thanh dịch võng mạc trung tâm, nhưng xuất tiết thành đốm, mảng + Có thể xuất huyết võng mạc, tăng sinh sắc tố + Chụp mạch huỳnh quang, ổ xuất tiết hoạc xuất huyết “che lấp” fluorescein của hắc mạc, thì muộn tăng huỳnh quang do phù tổ chức - Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch: + Bong thanh dịch trung tâm chấm xuất tiết rải rác, không thành đốm mảng + Không có xuất huyết võng mạc, tăng sinh sắc tố + Chụp mạch huỳnh quang, rò fluorecein dạng “dấu mực” hoặc “khói thuốc”.
- V. Biến chứng của viêm màng bồ đào 1. Glôcôm Tăng nhãn áp là biến chứng khá phổ biến của viêm màng bồ đào trước. - Do nghẽn đồng tử, góc tiền phòng bởi xuất tiết. Điều trị: giãn đồng tử, chống viêm. hạ nhãn áp. Nếu nhãn áp không điều chỉnh bằng thuốc, cần phẫu thuật mở lỗ dò cắt mống mắt rộng, kết hợp chống viêm mạnh. - Trong viêm màng bồ đào cũ, tăng nhãn áp do dính góc tiền phòng, bít đồng tử, mống mắt hình “núm cà chua”. Phẫu thuật mở lỗ dò, cắt mống mắt khu vực rộng. - Nếu do hậu quả của điều trị dùng thuốc corticoid, giảm liều thuốc corticoid, dùng thuốc hạ nhãn áp uống và tra mắt. Nếu nhãn áp không giảm, cần phẫu thuật. - Do glôcôm tân mạch. Điều trị bằng phẫu thuật, hoặc lạnh đông thể mi kếp hợp thuốc hạ nhãn áp. 2. Đục thể thuỷ tinh do viêm tái phát, mạn tính hoặc do dùng corticoid. Khi viêm màng bồ đào ổn định, có thể phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh ngoài bao hoặc phaco đặt thuỷ tinh thể nhân tạo. Nếu dịch kính đục nhiều có thể kết hợp cắt dịch kính qua pars plana. Sau phẫu thuật cần điều trị chống viêm tích cực. Sau mổ lấy thể thuỷ tinh, bao sau thường đục nhanh và dày hoặc có màng xuất tiết trên thể thuỷ tinh nhân tạo, cần điều trị bằng laser YAG. Những truờng hơp viêm màng bồ đào nặng, thể thuỷ tinh đục trương phồng, cần lấy thể thuỷ tinh sớm ngay cả khi viêm màng bồ đào chưa ổn định. 3. Phù hoàng điểm dạng nang Viêm màng bồ đào gây phù hoàng điểm dạng nang, làm giảm thị lực. Điều trị corticoid, thuốc chống viêm không đặc hiệu.
- 4. Teo nhãn cầu Viêm nặng, thể mi giảm tiết thuỷ dịch vĩnh viễn, dẫn đến teo nhãn cầu. 5. Tổ chức hoá dịch kính: Dịch kính đục nhiều, tổ chức hoá gây giảm thị lực. Nếu chức năng võng mạc còn tốt, phẫu thuật cắt dịch kính cải thiện thị lực và tránh biến chứng bong võng mạc do co kéo dịch kính. 6. Bong võng mạcViêm màng bồ đào sau có thể biến chứng bong võng mạc do co kéo dịch kính, có khi rách võng mạc. Phẫu thuật cắt dịch kính, kết hợp mổ bong võng mạc là phẫu thuật phức tạp, nhiều khi khó có kết qủa. Trong viêm màng bồ đào sau có bong võng mạc nội khoa, điều trị tích cực, bong võng mạc có thể rút dần. 7. Các biến chứng khác Làng trước võng mạc: có thể phẫu thuật bóc màng - Tân mạch dưới võng mạc, vùng gai thị - VI. Điều trị: Khó khăn vì phải dựa vào chẩn đoán nguyên nhân, mà nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân. 1. Dùng các thuốc đặc hiệu theo nguyên nhân: Thí dụ: thuốc chống virus, chống lao, chống nấm, kháng sinh chống vi khuẩn. Penicillin điều trị giang mai... 2. Thuốc giãn đồng tử và liệt thể mi Cần dùng ngay từ đầu với mục đích:
- - Chống dính sau, nếu đồng tử giãn có thế tách được chỗ dính - Giảm đau do thuốc làm liệt cơ thể mi Dùng dung dịch Artropin 1% - 4% tra ngày 2 -3 lần, nếu đồng tử giãn được cần duy trì ngày 1 lần. Nếu đồng tử không giãn với thuốc tra, cần tiêm dưới kết mạc quanh rìa dung dịch Adrenalin 1mg + Artropin 1/4 mg, vị trí tiêm 4 điểm: 3-9-6-12 giờ nếu đồng tử dính toàn bộ. Nếu khônh dính toàn bộ, tiêm dưới kết mạc tương ứng với chỗ dính đồng tử. 3. Thuốc chống viêm Corticoid là thuốc chủ lực trong viêm màng bồ đào, nhưng có chỉ định trong những trường hợp cụ thể. Có thể dùng dưới dạng tra tại chỗ dung dịch, mỡ, hoặc tiêm cạnh nhãn cầu, uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều lượng và thời gian dùng tuỳ theo tình trạng bệnh lý. Chú ý đến các tác dụng phụ khác, cần theo dõi sát khi sử dụng thuốc. Các thuốc chống viêm không steroid, được sử dụng trong những trường hợp chống chỉ định corticoid như: Indomethacin, Diclofenac... 4. Thuốc ức chế miễn dịch Thuốc gây độc tế bào: Cyclophosphamit, clorambuxil, azathioprin, methotrexat. Tác dụng diệt dòng lympho bào phân chia nhanh là yếu tố gây viêm. Có nhiều tác dụng phụ và biến chứng nặng. Khi dùng phải theo dõi rất chặt chẽ và xét nghiệm toàn thân, nếu có nhiễm độc cần ngừng thuốc. Chỉ dùng trong những trường hơp như: hội chứng Behcet, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, nhãn viêm giao cảm, viêm màng bồ đào không đáp ứng với corticoid.
- Cyclosporin: Thuốc ức chế hoạt hoá tế bào lympho T qua tác dụng ức chế chức năng interleukin-1 và interleukin-2. Có tác dụng đặc hiệu và ít gây độc hơn so với nhóm thuốc gây độc tế bào. Được dùng trong những trường hợp viêm màng bồ đào liên quan đến yếu tố miễn dịch, và không đáp ứng với corticoid. Liều bắt đầu 5 mg/kg/ngày. 5. Phẫu thuật Có thể giúp cho việc chẩn đoán như chích mủ tiền phòng, chọc hút dịch kính để tìm nguyên nhân. Phẫu thuật chủ yếu là điều trị biến chứng của viêm màng bồ đào: - Lấy thuỷ tinh thể, hoặc phaco và đặt thuỷ tinh thể nhân tạo - Phẫu thuật lỗ dò với cắt mống mắt rộng điều trị tăng nhãn áp - Cắt dịch kính, bóc màng xơ trước võng mạc - Phẫu thuật bong võng mạc Bs. Ths.Cung Hồng Sơn Tài liệu tham khảo: 1.Jack Kanski. Clinical ophthalmology. Butterworth-Heinemann. 2002. Uveitis. 271 – 3162.R Douglas Cullom. Benjamin Chang. Will Eye Hospital Manual. J.B. Lippincott Company. 2000. Uveitis. 351 - 2763.Kenneth W. Wright. Texbook of Ophthalmology. Williams & Wikins 1997. Ocular inflammation. 447
- – 555. 4.Phan Dẫn và cộng sự. Nhãn khoa giản yếu. Nhà xuất bản y học. 2004. Màng bồ đào. 337 - 429
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CẤP (Kỳ 2)
6 p | 150 | 19
-
VIÊM MỐNG MẮT THỂ MI
5 p | 192 | 19
-
Bài giảng Viêm màng bồ đào - BS. Nguyễn Phạm Trung Hiếu
24 p | 200 | 17
-
Bài giảng Giảm thị lực - BS. Dương Nguyễn Việt Hương
32 p | 130 | 16
-
CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 8)
5 p | 117 | 13
-
Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 4)
5 p | 113 | 12
-
Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 3)
6 p | 126 | 12
-
Cảnh giác với thuốc nhỏ mắt có corticoid
4 p | 149 | 12
-
Cortison dùng trong nhãn khoa - Lợi hay hại?
4 p | 115 | 11
-
Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 2)
5 p | 142 | 10
-
PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRẺ EM
20 p | 142 | 10
-
Điều trị bệnh viêm màng bồ
7 p | 146 | 9
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: THẦN KINH THỊ GIÁC VIÊM, TEO
8 p | 119 | 8
-
Bệnh glôcôm do steroid và thuốc điều trị
5 p | 81 | 8
-
Bài giảng Viêm màng bồ đào
8 p | 101 | 6
-
Bài giảng Viêm màng bồ đào - ThS. BS. Đoàn Kim Thành
38 p | 94 | 5
-
Bệnh viêm màng bồ đào
4 p | 124 | 3
-
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính
5 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn