intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm phổi do mycoplasma pneumoniae

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

210
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm phổi do mycoplasma pneumoniae 1. Dịch tễ: M. pneumoniae gây viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, bệnh 2. ngoài phổi. Bệnh xuất hiện quanh năm, chủ yếu ở người trẻ tuổi (20 - 30 tuổi), lây qua đường hô hấp từ người bệnh cấp tính. Bệnh nhẹ, tự khỏi, ít khi tử vong.2. Giải phẫu bệnh và cơ chế bệnh sinh: 3. 4. 2.1. Giải phẫu bệnh: + Niêm mạc phế quản xung huyết. 5. + Phế nang nhiều dịch tiết chứa bạch cầu M; thâm nhiễm tương bào ở khoảng kẽ, tập trung nhiều M và đại thực bào ở lớp dưới niêm mạc phế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm phổi do mycoplasma pneumoniae

  1. Viêm phổi do mycoplasma pneumoniae 1. Dịch tễ: 2. M. pneumoniae gây viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, bệnh ngoài phổi. Bệnh xuất hiện quanh năm, chủ yếu ở người trẻ tuổi (20 - 30 tuổi), lây qua đường hô hấp từ người bệnh cấp tính. Bệnh nhẹ, tự khỏi, ít khi tử vong.2. Giải phẫu bệnh và cơ chế bệnh sinh: 3. 2.1. Giải phẫu bệnh: 4. + Niêm mạc phế quản xung huyết. 5. + Phế nang nhiều dịch tiết chứa bạch cầu M; thâm nhiễm tương bào ở khoảng kẽ, tập trung nhiều M và đại thực bào ở lớp dưới niêm mạc phế quản. 6. 2.2. Cơ chế bệnh sinh: 7. M. pneumoniae xâm nhập bằng cách gắn thụ thể axid neuramic vào tế bào biểu mô đường hô hấp gây tổn thương tại chỗ; sau đó
  2. do tác động của hydrogen peroxide, M. pneumoniae thâm nhập vào niêm mạc phế quản. Bạch cầu N được huy động đến sẽ gây viêm ở bề mặt niêm mạc. Sau đó thâm nhiễm đại thực bào, lympho ở lớp dưới niêm mạc. 8. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể không có tác dụng bảo vệ. Cơ chế bảo vệ tại chỗ thông qua IgA tiết có vai trò quan trọng, không cho M. pneumoniae gắn với biểu biểu mô đường hô hấp. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các phức hợp miễn dịch lưu hành gây tổn thương phổi và các cơ quan khác. Nồng độ IgG cao trong thời kỳ cấp tính, liên quan đến mức độ viêm phổi, yếu tố thấp ( TgF ) tăng cao ở giai đoạn hồi phục. Ngưng kết tố lạnh thường xuất hiện khi nhiễm M. Pneumoniae nặng. 9. 3. Lâm sàng: thời gian ủ bệnh 16 - 32 ngày, đa số bệnh nhân có triệu chứng viêm họng, phế quản. 10. 3.1. Triệu chứng toàn thân: Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, ăn kém ngon, đau đầu, ban ngoài da. 11. 3.2. Triệu chứng hô hấp: 12. - Viêm mũi họng, viêm xoang. 13. - Ho khan, đôi khi có đờm nhày trong, ít gặp đờm mủ. 14. - Ít khi có đau ngực, ho ra máu.
  3. 15. - Nghe phổi có ran nổ, ran rít, ran ẩm. 16. 3.3. Triệu chứng ngoài phổi 17. - Tan máu tự miễn, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch. 18. - Tiêu hóa: Viêm dạ dày - ruột , viêm gan không vàng da, viêm tụy. 19. - Cơ xương: Đau cơ khớp, viêm đa khớp. 20. - Da: Ban sẩn nốt, hội chứng Stevens - Johnson. 21. - Tim: Viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền... 22. - Thần kinh: Viêm màng não, viêm não, bệnh thần kinh ngoại vi ... 23. - Triệu chứng khác: Hạch to, lách to, viêm thận kẽ, viêm cầu thận. 24. 3.4. Xét nghiệm 25. - Bạch cầu tăng (25%), N tăng, L tăng, M tăng. Bạch cầu giảm: ít gặp.
  4. 26. - Xquang phổi: chủ yếu tổn thương một bên và ở thuỳ dưới với hình ảnh lưới hoặc lưới nốt. Tổn thương dạng nốt ở thùy dưới rất hay gặp. Triệu chứng xquang mất sau 4-6 tuần, ít khi kéo dài hơn. 27. 3.5.Tiến triển và biến chứng: 28. - Tiến triển chậm: sốt, đau đầu, mệt giảm hoặc hết sau 3-10 ngày, ho và ran hết chậm hơn, có khi kéo dài hàng tháng. 29. - Biến chứng: ít gặp, ví dụ: thâm nhiễm nhiều thùy, viêm màng phổi khô, tràn dịch màng phổi.; suy hô hấp; Bùng phát hen phế quản ở người lớn; dày dính màng phổi... 30. 4. Chẩn đoán 31. - Nhuộm Gram đờm có bạch cầu (N, M), không có vi khuẩn. 32. - Phân lập được M.pneumoniae từ dịch tiết đường hô hấp là xét nghiệm quyết định chẩn đoán. 33. - Chuẩn độ kháng thể (+), hiệu giá ≥ 1:64. 34. - IgM: dương tính sau 7-9 ngày, hiệu giá cao tối đa sau 4 tháng, mất sau 4-6 tháng. 35. - Ngưng kết tố lạnh: dương tính khi hiệu giá ≥ 1:64.
  5. 36. - Điện di miễn dịch phát hiện kháng nguyên M. pneumoniae. 37. - Phản ứng chuỗi polymeraza - PCR: nhạy và đặc hiệu. 38. - Kháng thể đơn clon. 39. 5. Điều trị: 40. 5.1. Kháng sinh: Tetraxyclin, Erythromycin, các triệu chứng hết nhanh. Mặc dù điều trị đúng, triệu chứng lâm sàng - xquang có thể tái phát sau 7-10 ngày 41. - Tetraxyclin, Erythromyxin: 2 gam/ngày trong 10 - 14 ngày. 42. - Chloramphenycol 43. - Clindamycin 44. - Aminoglycozid 45. - Penixilin, cephalosporin: kết quả rõ. 46. -KhángTetraxyclin,Tetraxyclin: Nhóm Marcrolid mới: 47. Roxy-Clary arithromycin.
  6. 48. 5.2. Corticoid: chỉ định đối với những trường hợp có tổn thương ngoài phổi, thường dùng prednisolon 20 mg/ngày, thời gian dùng 7 - 10 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2