intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm tấy bàn tay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào vấn đề viêm tấy bàn tay, mô tả các triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán và phân biệt với các bệnh lý khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguyên nhân gây viêm tấy bàn tay và các phương pháp điều trị tại tuyến y tế cơ sở. Bài học sẽ cung cấp kiến thức cần thiết để xử trí kịp thời và hiệu quả tình trạng viêm tấy bàn tay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm tấy bàn tay

  1. Bài 49 VIÊM TẤY BÀN TAY MỤC TIÊU 1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của viêm tấy bàn tay. 2. Trình bày được các bước xử trí viêm tấy bàn tay ở tuyến y tế cơ sở NỘI DUNG Nhiễm khuẩn bàn tay gây ra nhiều biến chứng nặng nề như: Nhiễm khuẩn toàn thân làm hỏng chức năng bàn tay. Những trường hợp viêm nông (ở trên cân nông) như: Viêm tấy đỏ ửng, viêm có nốt phỏng, viêm chỗ chai cứng bàn tay, là những thể nhẹ, điều trị mau khỏi. Những trường hợp viêm sâu ( ở dưới lớp cân) điều trị khó khăn và để lại di chứng. Có 2 loại viêm sâu: Viêm tấy khoang tế bào, viêm tấy bao hoạt dịch. Hình 49.1. Viêm tấy đỏ ửng Hình 49.2. Viêm tấy có nốt phỏng 1. Triệu chứng 1.1. Viêm tấy khoang tế bào 1.1.1. Viêm tấy kẽ ngón - Kẽ ngón sưng to, nóng, đỏ, đau. - Hai ngón tay dạng ra như càng cua. - Khi tạo mủ có dấu hiệu 3 động. 1.1.2. Viêm giữa gan tay Hình 49.3. Viêm chỗ chai cứng bàn tay Hình 49.4. Viêm tấy gan bàn tay - Vùng giữa gan tay sưng nề, lan lên tới cổ tay. - Ô mô út, ô mô cái, kẽ ngón bình thường. - Khi viêm tấy lan rộng, toàn bộ gan tay sưng nề, lan sang mu tay, lan lên phần dưới cẳng tay. - Triệu chứng điển hình là: Đốt 1 duỗi, đốt 2 và đốt 3 co vào (Do cơ liên đốt bị liệt). - Có thể để lại di chứng khó gấp ngón tay và rối loạn dinh dưỡng. 1.1.3. Viêm tấy các mô ở gan bàn tay và mu tay - Các ô mô của bàn tay sưng, nóng, đỏ, đau. 175
  2. - Chích tháo mủ thường đơn giản hơn và chóng khỏi. 1.2. Viêm tấy bao hoạt dịch Hình 49.5. Bao hoạt dịch Hình 49.6. Bao gân gấp: 1. Khoang mô cái 2. Khoang gan tay giữa 1. Bao gân 3. Bao gân gấp ngón cái 2. Gân gấp 4. Bao gân gấp ngón út Bao hoạt dịch của gân gấp các ngón tay là mô xơ. Bao này bọc gân gấp từ nếp gan tay trở xuống. Ngoài bao có một màng mỏng phủ lên trên. Riêng ngón cái và ngón út thì các màng này chạy dài lên tới phần dưới cẳng tay (Gọi là bao hoạt dịch quay và trụ). Ở đây hai bao hoạt dịch có thể thông với nhau. Vì thế nên điều trị không tốt thì các gân bị dính và các ngón tay bị co cứng. Hoặc viêm tấy lan toả từ bao quay sang bao trụ. Triệu chứng: - Các ngón tay sưng nề. - Các ngón ở tư thế nửa gấp. - Kéo duỗi các ngón tay sẽ đau. - ấn vào bao hoạt dịch đau chói. - Toàn thân: Sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ, hốc hác. 2. Xử trí Ở tuyến y tế cơ sở cần khám và chẩn đoán sớm. Hình 49.7. Ấn vào bao hoạt dịch đau chói 2.1. Khi viêm tấy giai đoạn đầu chưa có mủ - Dùng kháng sinh liều cao. - Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau . - Bất động bàn tay. - Cao tiêu độc đông y. 176
  3. - Các loại Vitamin. 2.2. Khi viêm tấy giai đoạn sau (Đã thành mủ): Cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm để điều trị bằng kháng sinh hoặc chích rạch tháo mủ – thay băng hàng ngày sau chích rạch - ăn uống tốt LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Triệu chứng lâm sàng viêm tấy kẽ ngón: A- Kẽ ngón tay sưng to, nóng, đỏ, đau. Hai ngón tay không co lại được. Giai đoạn sau chọc hút có mủ. B- Kẽ ngón tay sưng to, nóng, đỏ, đau. Hai ngón tay không co lại được. Khi tạo mủ có dấu hiệu 3 động. C- Kẽ ngón tay sưng to, nóng, đỏ, đau. Hai ngón tay dạng ra như càng cua. Khi tạo mủ có dấu hiệu 3 động. D- Kẽ ngón tay sưng to, nóng, đỏ, đau. Hai ngón tay dạng ra như càng cua. Giai đoạn sau chọc hút có mủ. Câu 2: Triệu chứng điển hình viêm giữa gan bàn tay lan rộng: A- Các ngón tay không co lại được. B- Toàn bộ gan bàn tay sưng nề, lan lên mu tay, lan lên phía dưới cẳng tay. C- Hai ngón tay dạng ra như càng cua. D- Đốt I duỗi, đốt II và đốt III co vào. Câu 3: Xử trí viêm tấy bàn tay khi chưa có mủ ở y tế cơ sở: A- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Băng kín bàn tay. Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin. B- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Bất động bàn tay. Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin. C- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Chích rạch sớm. Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin. D- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Chích rạch sớm. Băng kín bàn tay. Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin. Câu 4: Xử trí viêm tấy bàn tay khi đã có mủ ở y tế cơ sở: A- Điều trị kháng sinh liều cao ngay và điều trị phối hợp. Chích rạch, tháo mủ rồi băng lại. B- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Bất động bàn tay. Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin. C- Cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm để điều trị bằng kháng sinh và chích rạch tháo mủ, thay băng hàng ngày sau chích rạch, ăn uống tốt. D- Ngay từ đầu phải ngâm tay vào nước ấm có pha ít muối, sát khuẩn bằng các loại thuốc sát khuẩn rồi băng lại. Câu 5: Di chứng có thể gặp sau viêm tấy giữa gan bàn tay: A- Nhiễm khuẩn toàn thân làm hỏng chức năng bàn tay. B- Khó gấp ngón tay và rối loạn dinh dưỡng. C- Có thể gây viêm tấy bao hoạt dịch. D- Có thể gây viêm xương. 177
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2