Dương Thị Tú Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
86(10): 133 - 137<br />
<br />
XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI HÀM LƯỢNG VẾT Cd II, PbII VÀ CuII TRONG TRẦM TÍCH<br />
LƯU VỰC SÔNG CẦU - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Dương Thị Tú Anh1, Cao Văn Hoàng2, Trần Thị Khánh Hòa1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm- ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Quy Nhơn<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cadimi, chì và đồng là những chất gây ô nhiễm toàn cầu thường có trong các đối tượng nước tự<br />
nhiên, sinh vật học….Chúng sẽ trở nên độc hại khi hàm lượng của chúng trong hệ sinh thái vượt<br />
quá mức cho phép. Chúng có thể gây những ảnh hưởng và nguy hại đối với sức khỏe của loài<br />
người. Các dạng vô cơ của chúng có thể là các tác nhân gây ung thư.<br />
Phương pháp Von-ampe hòa tan anot xung vi phân sử dụng điện cực giọt thủy ngân treo đã được<br />
áp dụng để xác định đồng thời Cadimi, chì và đồng trong nhiều đối tượng phân tích khác nhau.<br />
Phương pháp Von-ampe hòa tan anot xung vi phân có độ chính xác cao và giới hạn phát hiện thấp,<br />
với những điều kiện thích hợp giới hạn phát hiện lần lượt là 0,275 ppb đối với Cadmi; 0,254 ppb<br />
đối với chì và 0,340 ppb đối với đồng. Phương pháp này đã được áp dụng thành công trong việc<br />
xác định đồng thời cadmi, chì và đồng trong một số mẫu trầm tích lưu vực sông Cầu khu vực<br />
thành phố Thái Nguyên cho kết quả có độ lặp lại tốt và sai số nhỏ nằm trong phạm vi cho phép.<br />
Trong các mẫu đã phân tích được cho thấy hàm lượng của chì đều lớn hơn.<br />
Từ khóa: Stripping volammetry, simultaneous, sidement, metal, DPASV<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Chì (Pb) có trong tự nhiên dưới dạng khoáng<br />
sunfua galen, khoáng cacbonate-cerussite và<br />
sunfat anglessite. Nó có trong đất một lượng<br />
nhỏ, sự hòa tan của chì trong đất tăng lên do<br />
quá trình axít hóa trong đất chua. Chì được<br />
tích tụ trong cây trồng và do đó đối với cây<br />
lương thực, thực phẩm có thể dẫn đến sự<br />
độc hại do chì.<br />
Ngày nay hiểm họa môi trường do sản phẩm<br />
sinh ra từ các động cơ đốt “ xăng chì” và<br />
nguồn nước thải công nghiệp đòi hỏi phải<br />
kiểm tra hàm lượng chì trong không khí,<br />
trong đất và trong nước.<br />
Cadmi (Cd) là một trong rất ít nguyên tố<br />
không có ích lợi gì cho cơ thể con người.<br />
Nguyên tố này và các dung dịch, các hợp<br />
chất của nó là những chất cực độc thậm chí<br />
chỉ với nồng độ thấp, và chúng sẽ tích lũy<br />
sinh học trong cơ thể cũng như trong các hệ<br />
sinh thái. Một trong những lý do có khả năng<br />
nhất cho độc tính của chúng là chúng can<br />
thiệp vào các phản ứng của các enzime chứa<br />
kẽm. Cadimi cũng có thể can thiệp vào các<br />
quá trình sinh học có chứa magiê và canxi<br />
theo cách thức tương tự.<br />
<br />
<br />
Đồng (Cu) được xem là một nguyên tố dinh<br />
dưỡng đối với cây trồng, nó tham gia một số<br />
men polyphenol oxidaza, có ý nghĩa trong quá<br />
trình quang hợp và các quá trình đồng hóa của<br />
thực vật. Nhu cầu đồng của cây trồng rất rõ<br />
rệt, đa số cây trồng đều thiếu đồng ( bình<br />
quân trong thực vật khô chỉ có 10ppm Cu).<br />
Nhiều nước tiên tiến đã bón một lượng<br />
CuSO4 rất lớn, nhưng chưa thấy có hiện<br />
tượng độc hại cho cây. Nhiều tác giả [4,]; [7]<br />
cho rằng sự độc hại của đồng liên quan đến<br />
hàm lượng nhôm hòa tan. Đồng cũng là<br />
nguyên tố cần thiết cho sinh vật nhưng chỉ ở<br />
một mức độ nhất định, nếu ít hơn hoặc nhiều<br />
hơn lại có tác dụng ngược lại.<br />
Chính vì vậy việc xác định Cd, Pb và Cu<br />
trong các đối tượng phân tích nói chung và<br />
trong trầm tích nói riêng là rất cần thiết.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày các<br />
kết quả nghiên cứu, áp dụng phương pháp<br />
von ampe hoà tan anốt xung vi phân<br />
(DPASV) dùng điện cực giọt thuỷ ngân treo (<br />
HDME) để xác định đồng thời hàm lượng vết<br />
CdII, PbII và CuII trong một số mẫu trầm tích<br />
lưu vực Sông cầu- khu vực Thành phố Thái<br />
Nguyên. Phương pháp von ampe hoà tan anốt<br />
xung vi phân là một trong những phương<br />
pháp có độ chính xác, độ chọn lọc và độ nhạy<br />
<br />
Tel: 0988 760319, Email: haianhsptn@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
133<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Thị Tú Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cao cho phép xác định đồng thời hàm lượng<br />
vết CdII, PbII và CuII trong nhiều đối tượng<br />
khác nhau [1-10].<br />
THỰC NGHIỆM<br />
Thiết bị và hoá chất<br />
Các phép đo được thực hiện trên hệ thiết bị<br />
phân tích cực phổ VA 797 do hãng Metrohm<br />
(Switzerland) sản xuất, có hệ thống sục khí tự<br />
động với hệ 3 điện cực: Điện cực làm việc là<br />
điện cực giọt thuỷ ngân; điện cực so sánh:<br />
Ag/AgCl, KCl (3M) và điện cực phụ trợ: điện<br />
cực Platin. Các giá trị pH của các dung dịch<br />
được kiểm tra trên máy đo pH Metter Teledo<br />
MP220, Anh.<br />
Tất cả các hoá chất được sử dụng trong quá<br />
trình nghiên cứu đều là hoá chất tinh khiết<br />
phân tích (PA) của Merck. Các dung dịch<br />
chuẩn CdII, PbII và CuII được pha chế hàng<br />
ngày từ các dung dịch chuẩn gốc nồng độ<br />
1000mg/L của Merck bằng nước cất siêu<br />
sạch. Trước khi tiến hành phân tích điện cực<br />
và bình chứa mẫu được làm sạch bằng dung<br />
dịch HNO3 10% và tráng rửa nhiều lần bằng<br />
nước cất siêu sạch.<br />
Các dụng cụ thuỷ tinh như: bình định mức,<br />
pipét... các chai thuỷ tinh, chai nhựa PE, chai lọ<br />
đựng hoá chất đều được ngâm, rửa sạch và sau<br />
đó tráng bằng nước cất siêu sạch trước khi dùng.<br />
Lấy mẫu và bảo quản mẫu<br />
Mẫu trầm tích được lấy tại hiện trường từ bề<br />
mặt đến độ sâu 20 cm. Lấy khoảng 1kg mẫu<br />
chuyển vào túi polyetylen và được bảo quản<br />
cẩn thận trong khi vận chuyển. Sau đó mẫu<br />
được tiền xử lý bằng cách phơi khô rồi nghiền<br />
nhỏ và sàng qua rây có đường kính lỗ 2mm<br />
để loại bỏ đá, sạn, rễ cây…, mẫu được rải đều<br />
thành lớp mỏng hình tròn trên tấm polyetylen<br />
sạch và chia nhỏ theo phương pháp ¼ hình<br />
nón đến khối lượng cần thiết để thu được mẫu<br />
đại diện cho phân tích.<br />
Quy trình phân hủy mẫu trầm tích<br />
Cân chính xác 1 gam mẫu cho vào bình<br />
Kjeldahl và lần lượt cho vào bình 3ml axit<br />
nitric đậm đặc và 9ml axit clohydric đậm đặc<br />
rồi đun trên bếp điện cho đến khi mẫu bị phân<br />
hủy hết. Thêm nước cất siêu sạch để cô đuổi<br />
lượng axit còn dư. Mẫu sau khi được phân<br />
hủy hết để nguội và định mức bằng nước cất<br />
siêu sạch đến 100ml rồi tiến hành định lượng<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
86(10): 133 - 137<br />
<br />
theo phương pháp Von-Ampe hòa tan anot<br />
xung vi phân.<br />
Quy trình phân tích CdII, PbII và CuII<br />
Quy trình này đã được chúng tôi nghiên cứu,<br />
xây dựng và đã được nêu ở bài báo [3]. Trong<br />
bài báo này chúng tôi áp dụng quy trình đã<br />
xây dựng được để xác định đồng thời hàm<br />
lượng vết CdII, PbII, và CuII trong một số mẫu<br />
trầm tích lưu vực Sông Cầu khu vực Thành<br />
phố Thái Nguyên.<br />
Các mẫu trầm tích sau khi xử lý được định<br />
mức bằng nước cất siêu sạch tới thể tích nhất<br />
định. Sau đó lấy chính xác một thể tích dung<br />
dịch nghiên cứu và một thể tích nhất định<br />
dung dịch đệm axetat sao cho pH dung dịch<br />
bằng 4,7; nhúng hệ điện cực vào dung dịch<br />
cần đo. Sục khí với thời gian 90s rồi điện<br />
phân làm giàu ở -0,9V trong thời gian 60s, tốc<br />
độ quay cực là 2000 vòng /min. Sau khi kết<br />
thúc giai đoạn điện phân làm giàu, ngừng<br />
quay cực, để dung dịch yên tĩnh 15s, sau đó<br />
quét thế theo chiều dương từ -0,9V đến 0V<br />
bằng kỹ thuật xung vi phân để hoà tan các<br />
kim loại với biên độ xung bằng 50mV; bề<br />
rộng xung 40ms; thời gian bước nhảy thế<br />
bằng 0,2s; bước nhảy thế bằng 5mV; tốc độ<br />
quét thế bằng 25mV/s đồng thời ghi đường<br />
von -ampe hòa tan anot. Để xác định hàm<br />
lượng CdII, PbII, và CuII chúng tôi lựa chọn<br />
phương pháp thêm chuẩn.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Ảnh hưởng của thành phần và nồng độ axít<br />
đến quá trình xử lý mẫu<br />
Quá trình phân hủy mẫu sinh học và môi<br />
trường theo phương pháp vô cơ hóa ướt đòi<br />
hỏi sử dụng các axít mạnh làm tác nhân phân<br />
hủy và oxi hóa mẫu. Do vậy phải lựa chọn<br />
thành phần và tỷ lệ các loại axít sao cho quá<br />
trình phân hủy mẫu triệt để nhưng không làm<br />
mất lượng ion kim loại cần phân tích có trong<br />
mẫu nghiên cứu.<br />
Axít nitric đặc có tính oxi hóa mạnh nhưng có<br />
nhiệt độ sôi thấp 1210C nên nếu chỉ sử dụng<br />
axít này để vô cơ hóa mẫu thì mẫu sẽ không<br />
bị phân hủy triệt để. Khi axít nitric kết hợp<br />
với axít clohydric, nó tạo thành nước cường<br />
toan, do vậy người ta thường sử dụng hỗn hợp<br />
này để phân hủy mẫu [7]. Quá trình và kết<br />
quả khảo sát ảnh hưởng của thành phần và<br />
<br />
134<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Thị Tú Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nồng độ axít đến quá trình xử lý mẫu đã được<br />
chúng tôi trình bày trong tài liệu [1].<br />
Các kết quả khảo sát cho thấy khi sử dụng<br />
hỗn hợp hai axít HNO3 và HCl đậm đặc với<br />
tỷ lệ HNO3 : HCl là 3:9 thì hiệu suất thu hồi<br />
tốt nhất, đạt 98,2; 97,6 và 97% đối với Cd;Pb<br />
và Cu với thời gian phân hủy chỉ cần 2h.<br />
Chính vì vậy chúng tôi sử dụng hỗn hợp hai<br />
axít với tỷ lệ và thành phần HNO3 : HCl là 3:9<br />
để phân hủy mẫu trong quá trình nghiên cứu.<br />
<br />
86(10): 133 - 137<br />
<br />
Kết quả phân tích một số mẫu trầm tích<br />
Trên cơ sở các điều kiện tối ưu cũng như quy<br />
trình phân tích chung cho phép xác định đồng<br />
thời CdII, PbII, và CuII đối với các đối tượng<br />
phân tích khác nhau đã được chúng tôi nghiên<br />
cứu, chọn lựa và đã nêu trong bài báo<br />
[1,3].Trong bài báo này chúng tôi tiến hành áp<br />
dụng phân tích với một số mẫu trầm tích lưu<br />
vực sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên.<br />
<br />
Bảng 1. Vị trí lấy mẫu và thời gian lấy mẫu<br />
Đợt<br />
lấy mẫu<br />
<br />
TT<br />
<br />
Kí hiệu mẫu<br />
<br />
Vị trí lấy mẫu<br />
<br />
1<br />
<br />
TTSC-1<br />
<br />
Phía trên cổng xả nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
2<br />
<br />
TTSC-2<br />
<br />
Phía dưới cổng xả nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
3<br />
<br />
TTSC-3<br />
<br />
Khu Bến Tượng<br />
<br />
1<br />
<br />
TTSC-1<br />
<br />
Phía trên cổng xả nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
2<br />
<br />
TTSC-2<br />
<br />
Phía dưới cổng xả nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
Thời gian lấy mẫu<br />
29/10/2010<br />
29/10/2010<br />
<br />
1<br />
<br />
29/10/2010<br />
28/11/2010<br />
28/11/2010<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
TTSC-3<br />
<br />
Khu Bến Tượng<br />
<br />
1<br />
<br />
TTSC-1<br />
<br />
Phía trên cổng xả nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
31/12/2010<br />
<br />
2<br />
<br />
TTSC-2<br />
<br />
Phía dưới cổng xả nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
31/12/2010<br />
<br />
3<br />
<br />
TTSC-3<br />
<br />
Khu Bến Tượng<br />
<br />
1<br />
<br />
TTSC-1<br />
<br />
Phía trên cổng xả nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
2<br />
<br />
TTSC-2<br />
<br />
Phía dưới cổng xả nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
3<br />
<br />
TTSC-3<br />
<br />
28/11/2010<br />
<br />
3<br />
<br />
31/12/2010<br />
04/03/2011<br />
04/03/2011<br />
<br />
4<br />
<br />
Khu Bến Tượng<br />
<br />
04/03/2011<br />
<br />
Bảng 2. Hàm lượng CdII, PbII và CuII trong một số mẫu trầm tích lưu vực sông Cầu<br />
Mẫu<br />
<br />
TTSC-1<br />
<br />
TTSC-2<br />
<br />
TTSC-3<br />
<br />
Hàm lượng trung bình (µg/g)<br />
<br />
Đợt<br />
Cd<br />
<br />
RSD (%)<br />
<br />
Pb<br />
<br />
RSD (%)<br />
<br />
Cu<br />
<br />
RSD (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
1,861± 0,03<br />
<br />
1,61<br />
<br />
68,087±1,514<br />
<br />
2,22<br />
<br />
10,039±0,26<br />
<br />
2,57<br />
<br />
2<br />
<br />
1,885±0,03<br />
<br />
1,59<br />
<br />
65,344±0,377<br />
<br />
0,58<br />
<br />
13,464±0,29<br />
<br />
2,12<br />
<br />
3<br />
<br />
1,784±0,31<br />
<br />
7,29<br />
<br />
66,437±1,197<br />
<br />
1,80<br />
<br />
9,112±0,71<br />
<br />
7,79<br />
<br />
4<br />
<br />
1,750±0,12<br />
<br />
6,86<br />
<br />
60,821±1,064<br />
<br />
1,75<br />
<br />
8,690±0,50<br />
<br />
5,80<br />
<br />
1<br />
<br />
2,285± 0,10<br />
<br />
4,38<br />
<br />
102,800±1,160<br />
<br />
1,13<br />
<br />
14,100±0,22<br />
<br />
1,59<br />
<br />
2<br />
<br />
2,495±0,13<br />
<br />
5,21<br />
<br />
91,976±2,786<br />
<br />
3,03<br />
<br />
15,082±0,28<br />
<br />
1,87<br />
<br />
3<br />
<br />
2,467±0,12<br />
<br />
4,86<br />
<br />
96,803±2,543<br />
<br />
2,63<br />
<br />
10,651±0,94<br />
<br />
8,86<br />
<br />
4<br />
<br />
1,963±0,15<br />
<br />
7,64<br />
<br />
90,563±1,886<br />
<br />
2,08<br />
<br />
8,599±0,49<br />
<br />
5,70<br />
<br />
1<br />
<br />
3,141±0,24<br />
<br />
7,64<br />
<br />
87,544±1,279<br />
<br />
1,46<br />
<br />
11,607±0,30<br />
<br />
2,62<br />
<br />
2<br />
<br />
2,937±0,07<br />
<br />
2,38<br />
<br />
87,159±1,321<br />
<br />
1,51<br />
<br />
12,147±1,65<br />
<br />
3,69<br />
<br />
3<br />
<br />
3,845±0,29<br />
<br />
7,54<br />
<br />
102,903±0,839<br />
<br />
8,15<br />
<br />
13,756±1,85<br />
<br />
4,75<br />
<br />
4<br />
<br />
2,423±0,34<br />
<br />
5,77<br />
<br />
87,482±0,719<br />
<br />
8,21<br />
<br />
11,159±0,87<br />
<br />
7,81<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
135<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Thị Tú Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
86(10): 133 - 137<br />
<br />
Hình 1. Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cd II, PbII và CuII tại các vị trí lấy mẫu:<br />
A) TTSC-1; B) TTSC-2; C) TTSC-3<br />
<br />
Các mẫu phân tích được lấy trên 3 địa điểm<br />
và trong 4 đợt khác nhau. Mẫu, vị trí và thời<br />
gian lấy mẫu được thể hiện ở bảng. Số lần lặp<br />
lại là 3 đến 5 lần đối với mỗi mẫu phân tích.<br />
Sau khi xử lý thống kê các số liệu thực<br />
nghiệm, kết quả phân tích được chỉ ra trên<br />
bảng 2 và hình 1. Qua các kết quả phân tích<br />
được, chúng tôi nhận thấy:<br />
Nhìn chung, trong các mẫu phân tích PbII đều<br />
chiếm tỉ lệ lớn nhất, nằm trong khoảng từ 8693% so với tổng hàm lượng của 3 ion kim<br />
loại trong mẫu. Trong khi đó kim loại CdII lại<br />
chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ khoảng 0,3-0,5%, còn<br />
hàm lượng CuII chiếm khoảng 6,3-13%.<br />
Ở cùng vị trí lấy mẫu, trong những khoảng<br />
thời gian khác nhau thì hàm lượng của CdII,<br />
PbII và CuII dao động không nhiều. Trong cả 3<br />
vị trí tại TTSC-2 và TTSC-3 hàm lượng các<br />
kim loại có sự dao động nhiều hơn so với<br />
TTSC-1. Trong khi hàm lượng PbII trong<br />
TTSC-2 ở lần lấy mẫu thứ nhất là lớn nhất thì<br />
trong TTSC-3 hàm lượng PbII ở lần lấy mẫu<br />
thứ ba lại là lớn nhất. Như vậy, trong những<br />
khoảng thời gian khác nhau, hàm lượng các<br />
kim loại khác nhau không đáng kể, có thể do<br />
khoảng cách thời gian giữa các lần lấy mẫu<br />
cách nhau không nhiều, nên sự sa lắng, vận<br />
động địa hóa của các tầng nước và trầm tích<br />
mặt cũng chưa có sự thay đổi lớn.<br />
Ở những vị trí lấy mẫu khác nhau thì sự khác<br />
nhau về hàm lượng kim loại khá rõ rệt, điều<br />
này có thể là do: Tại vị trí TTSC-1, đây là khu<br />
vực phía trên cổng xả của nhà máy giấy<br />
Hoàng Văn Thụ, do đó nguồn nước thải tại vị<br />
trí này chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên hàm<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
lượng các kim loại nhỏ hơn so với vị trí sau<br />
cửa xả. Tại vị trí TTSC-2 vị trí này ở phía<br />
dưới cổng xả của nhà máy giấy Hoàng Văn<br />
Thụ, nơi này tiếp nhận trực tiếp nguồn nước<br />
thải công nghiệp của nhà máy giấy có chứa<br />
nhiều chất ô nhiễm vô cơ nên hàm lượng kim<br />
loại nặng là rất lớn. Còn với vị trí TTSC-3 nơi<br />
này nhận nguồn nước thải sinh hoạt của khu<br />
dân cư đô thị khu Bến Tượng, những nơi này<br />
dân cư đông đúc, lại có sự phát triển của các<br />
hoạt động dịch vụ từ đó lượng nước thải ra<br />
môi trường lớn vì vậy hàm lượng kim loại là<br />
khá lớn.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Áp dụng các điều kiện tối ưu cho phép xác<br />
định đồng thời hàm lượng vết CdII, PbII, và<br />
CuII đã khảo sát và đã được nêu ra ở tài liệu<br />
[1,3], áp dụng quy trình phân tích đã xây<br />
dựng được vào việc phân tích một số mẫu<br />
trầm tích lưu vực sông Cầu, khu vực thành<br />
phố Thái Nguyên cho kết quả có độ lặp lại tốt<br />
và sai số nhỏ nằm trong phạm vi cho phép.<br />
- Đã áp dụng quy trình phân tích xây dựng<br />
được vào việc xác định đồng thời hàm lượng<br />
của CdII, PbII, và CuII vào phân tích một số<br />
mẫu trầm tích lưu vực sông Cầu thành phố<br />
Thái Nguyên ở các vị trí khác nhau và ở<br />
những thời điểm khác nhau. Kết quả phân tích<br />
được bước đầu góp phần giải thích sự có mặt<br />
của các kim loại nặng trong trầm tích, đồng<br />
thời cũng liên quan tới sự có mặt của chúng<br />
trong nguồn nước sông Cầu, từ đó có thể có<br />
những biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn<br />
nước một cách hợp lí và có hiệu quả.<br />
136<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Thị Tú Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Dương Thị Tú Anh, Mai Xuân Trường, (2010),<br />
“Xác định đồng thời hàm lượng vết Cd (II), Pb (II) và<br />
Cu (II) trong một số mẫu đất khu vực thành phố thái<br />
nguyên bằng phương pháp von -ampe hòa tan anốt”<br />
Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái<br />
nguyên - Tập 65, số 3, năm 2010, trang 105 - 109.<br />
[2]. Lê Huy Bá( 2009), “Nghiên cứu, xây dựng một số<br />
chỉ tiêu độc chất kim loại nặng (Pb, Cd, As, Hg) trong<br />
môi trường đất đối với cây trồng nông nghiệp”, Tuyển<br />
tập các công trình nghiên cứu Khoa học – Trường Đại<br />
học Công nghiệp TP. HCM.<br />
[3]- Trịnh Xuân Giản, Dương Thị Tú Anh (2009),<br />
“Nghiên cứu, xác định đồng thời hàm lượng vết Cd<br />
(II), Pb (II) và Cu (II) trong một số mẫu nước khu<br />
vực Thành phố Thái Nguyên bằng phương pháp von ampe hòa tan anốt”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái nguyên, số1(49)- trang: 42-46.<br />
[4]. Viện Thổ nhưỡng nông hóa (1998), Sổ tay phân<br />
tích Đất – Nước phân bón và cây trồng, Nhà xuất bản<br />
nông nghiệp.<br />
[5]. Paulo J. S, Melson R. S(1997), Simultaneous<br />
determination of trace amounts of zinc, lead and<br />
copper in rum by anodic stripping volammetry,<br />
Talanta, 44, pp: 185-188.<br />
<br />
86(10): 133 - 137<br />
<br />
[6]. Eric P. Achterberg, Chalotter Braungardt (1999), “<br />
Stripping voltammetry for the determination of trace metal<br />
distribution in marine water”, Analytical Chimica Acta,vol<br />
400, pp:381-397.<br />
[7]. Rafael Pardo, Enrique Barrado, Lourdes Perez and<br />
Marisol Vega (1990), “Determination and speciation of<br />
heavy metals in sediments of the pisuerga river”, Water<br />
Research, 24(3), pp. 373-379.<br />
[8]. G. Rauret, R. rubio, J. F. Lopez -Sanchez and E.<br />
Casassas (1988), “Determination<br />
and speciation of copper and lead in sediments of a<br />
mediterranean river (river tenes, catalonia, spain),<br />
War Res, 22(4), pp. 449-455.<br />
[9]. Van Staden J. F., Matoetoe M. C, (2000),<br />
“Simultaneous determination of coppre, lead, cadmium<br />
and zinc using differential pulse anodic stripping<br />
volammetry in a flow system”, Analytical Chimica<br />
Acta,vol.411, No 1-2, pp: 201-207.<br />
[10]. Zhifeng Yang, YingWang, Zhenyao Shen,<br />
Junfeng Niu, Zhenwu Tang(2009), Distribution and<br />
speciation of heavy metals in sediments from the<br />
mainstream, tributaries, and lakes of the Yangtze River<br />
catchment ofWuhan, China, Journal of Hazardous<br />
Materials, 166, pp. 1186–1194.<br />
<br />
SUMMARY<br />
SIMULTANEOUS DETERMINATION OF TRACE AMOUNTS<br />
OF CADMIUM, LEAD AND COPPER IN SIDEMENT SAMPLES THE CAU RIVER VALLEY<br />
OF THAINGUYEN CITY<br />
Duong Thi Tu Anh1, Cao Van Hoang2, Tran Thi Khanh Hoa1<br />
College of Education- TNU, Quy Nhon University<br />
<br />
Cadmium, lead and copper are three global contaminant and in natural water, biology… They become toxic if<br />
excessive quantities and prose potential thread to ecosystem. They can have direct and serious impact on human<br />
health, owing to the carcinogenic properties of its inorganic form.<br />
The differential pulse anodic stripping volammetry (DPASV) using hanging mercury drop electrode was applied<br />
for simultaneous determination of cadmium, lead and copper in various analyzed objects. Under suitable<br />
condition, the differential pulse anodic stripping volammetry has high recovery and low detection limit (0,275<br />
ppb for Cadmium, 0,154 ppb for Lead and 0,240 ppb for copper). The method has been sucessfuly applied for the<br />
simultaneous determination of CdII, PbII and CuII in sidement samples the Cau River valley of Thai Nguyen City<br />
area with have satisfactory repeats results and low error in permitting limit . Almost all samples analyzed had<br />
the concentrations more than of lead.<br />
Key words: Stripping volammetry, simultaneous, sidement, metal, DPASV.<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0988 760319, Email: haianhsptn@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
137<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />