Xác định mật độ nuôi cá
lượt xem 40
download
Mật độ thả cá trong ao có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, phát triển và năng suất nuôi cá. Với mật độ hợp lý sẽ đưa đến tốc độ phát triển của cá nhanh hơn và năng suất thu hoạch vì thế cũng cao hơn, ngược lại thì tốc độ phát triển của cá sẽ giảm đi, hệ số sử dụng thức ăn cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xác định mật độ nuôi cá
- Xác định mật độ nuôi cá Mật độ thả cá trong ao có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, phát triển và năng suất nuôi cá. Với mật độ hợp lý sẽ đưa đến tốc độ phát triển của cá nhanh hơn và năng suất thu hoạch vì thế cũng cao hơn, ngược lại thì tốc độ phát triển của cá sẽ giảm đi, hệ số sử dụng thức ăn cao. Có nhiều tác nhân khác nhau làm cho mật độ thả cá ở thời điểm ban đầu không thể tăng lên vô hạn. Về mặt sinh học mà nói, các nhân tố hạn chế mật độ thả cá chủ yếu là hàm lượng oxy hòa tan, thức ăn, và không gian cho các hoạt động sống của cá. ở những ao nuôi mà các điều kiện môi trường không tốt, không thông thoáng, tù đọng thì mật độ thả cá không thể cao. Theo các kết quả nghiên cứu thực tế, ở những ao nuôi bình thường khi tổng trọng lượng cá trong ao đạt từ 6 - 6,5 tấn/ha thì hàm lượng oxy hòa
- tan sẽ bị thiếu hụt, không đủ cung cấp cho cá và các loài động vật thủy sinh trong nó hô hấp. Khi nói về mật độ thả cá chúng ta cần phải quan tâm đến cả hai mặt, tổng số lượng và tổng khối lượng cơ thể cá có trong một đơn vị diện tích. Do các tập tính sử dụng thức ăn và tập tính sống của các loài nuôi khác nhau nên nếu chúng ta duy trig một mật độ nuôi quá mức thì hậu quả sẽ ảnh hưởng có hại tới sự sinh trưởng của một số loài cá nhất định nào đó. Mật độ nuôi thả quá cao sẽ kìm hãm sự phát triển của cá. Những quan sát thử nghiệm cho thấy nếu tổng trọng lượng của cá mè hoa ở dưới mức 450 - 600 kg/ha thì sự tăng trọng hàng tháng của chúng là 0,4 - 0,6 kg/con. Trong khi đó nếu tổng trọng lượng của loài cá này trong ao vượt quá ngưỡng trên thì tăng trọng hàng tháng biến động rất lớn trong khoảng 0,03 - 0,3kg/con. Đối với trường hợp cá trôi, khi tổng trọng lượng cơ thể là 1.875 - 2.400kg/ha thì chúng sẽ phát
- triển rất nhanh, và ngược lại nếu ở trên mức đó thì chúng sẽ phát triển một cách chậm chạp. Vì thế, sẽ rất quan trọng để nhận biết các mối quan hệ giữa mật độ nuôi thả và tỷ lệ phát triển của chúng nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cá nuôi. Bảng sau đây là số liệu tham khảo về mật độ thả cá ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Loài cá thả Mật độ tối thiểu Mật độ tối đa vào giai ban đầu đoạn cuối (kg/ha) (kg/ha) Cá mè hoa 158 - 300 450 - 600 Cá trôi 660 - 1200 1875 - 2400 Cá trắm cỏ 480 - 750 1350 - 1500 Cá mè trắng 105 - 195 300 - 500
- Tổng (kg/ha) 1400 - 2444 3975 - 5000 Khi tổng trọng lượng cơ thể cá trong ao vượt quá mất độ qui định thì tốc độ phát triển của cá sẽ chậm lại. Vì thế cá sẽ gầy đi khi mật độ vượt quá mức qui định. Mật độ qui định của cá trắm cỏ và cá trôi là những loài mà thức ăn được cung cấp trực tiếp bởi con người thì có thể điều chỉnh tùy theo khả năng cung cấp thức ăn cho chúng. Nếu cá trắm cỏ được nuôi ở những nơi có dòng nước chảy, thêm vào đó nguồn thức ăn có thể chủ động cung cấp đầy đủ thì mật độ thả cá giống có thể tăng lên nhiều lần. Theo bảng trên đơn vị tính mật độ cá nuôi trong ao là khối lượng, nhưng trong thực tế sản xuất thì người ta thường quan tâm nhiều hơn về số lượng. Số lượng cá giống thả vào ao nuôi được xác định tùy thuộc điều kiện thực tế của ao và sản lượng cá thu hoạch vào cuối kỳ. Theo cách tính toán trên thì số
- lượng cá giống thả vào ao được tính theo kiểu suy đoán ngược. Tức là lấy tổng tổng sản lượng cá chia cho trọng lượng trung bình của từng cá thể. Ví dụ theo bảng mật độ tối đa của cá mè hoa là 600 kg, nếu cỡ cá thu trung bình là 1kg/con thì số lượng cá thả ban đầu là 600. Còn nếu thu hoạch là 0,5kg/con thì số lượng cá giống phải thả là 1200 con. Tuy vậy ứng dụng trong thực tiễn rất phức tạp, chúng ta cần phải kết hợp giũa công thức và kinh nghiệm thực tiễn để xác định mật độ cho phù hợp với điều kiện từng ao nuôi. Dựa vào kinh nghiêm thực tiễn: - Căn cứ vào điều kiện môi trường ao nuôi bao gồm: diện tích, độ sâu, mặt thoáng, nguồn nước. - Căn cưa vào yêu cầu về năng suất và sản lượng cần đạt được và khả năng giải quyết thức ăn phân bón theo yêu cầu này.
- - Căn cứ vào khả năng giải quyết con giống, bao gồm cả chất lượng và số lượng cá giống thả. - Căn cứ vào đối tượng nuôi chính, nuôi phụ - Căn cứ vào trình độ tổ chức quản lý Theo quy trình ngành hướng dẫn(1980) kết hợp ` với thực tiễn cho thấy, nếu cỡ cá thả theo đúng tiêu chuẩn thì mật độ cá cụ thể như sau: - Ao nuôi cá mè trắng là chính: Mật độ 1,2- 1,4con/m2 . - Ao nuôi cá trắm cỏ là chính: Mật độ 0,7- 0,8con/m2 . - Ao nuôi cá rôphi là chính: Mật độ 0,4con/m2 . - Ao nuôi nhóm cá chép ấn Độ là chính: Mật độ 1,4con/m2 .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai
5 p | 119 | 5
-
Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá măng (Elopichthys bambusa Richardson, 1844) từ giai đoạn cá bột lên cá giống
11 p | 33 | 5
-
Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau
7 p | 61 | 5
-
Nghiên cứu sản xuất giống cá chuối hoa (Channa Maculata Lacépède, 1802) trong điều kiện nhân tạo
6 p | 87 | 4
-
Đánh giá hiệu quả nuôi Artemia sinh khối trong bể lót bạt tại Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 11 | 4
-
Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) kết hợp với cá nâu (Scatophagus argus) ở mật độ khác nhau theo công nghệ biofloc
7 p | 14 | 4
-
Ảnh hưởng của mật độ và lượng thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương từ cá hương 21 ngày tuổi lên cá giống
10 p | 43 | 4
-
Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau
9 p | 35 | 3
-
Ảnh hưởng của mật độ, khẩu phần ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá nhụ - Eleutheronema rhadinum nuôi thuần dưỡng
6 p | 37 | 3
-
Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống kích cỡ 5-10 cm ương trong bể composite
10 p | 62 | 3
-
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803) nuôi thương phẩm
7 p | 72 | 3
-
Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) giai đoạn ương từ 30 đến 50 ngày tuổi
8 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu ương giống cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei Smith, 1931) trong bể xi măng
15 p | 7 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá khoang cổ cam amphiprion percula (lacepede, 1801) giai đoạn giống
5 p | 70 | 2
-
Bệnh mù mắt do liên cầu khuẩn gây ra ở cá bớp nuôi tại Khánh Hòa
7 p | 75 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tai bồ (Platax teira) giai đoạn giống
10 p | 6 | 2
-
Xác định mật độ nuôi sinh khối thích hợp và điều kiện thức ăn tương ứng của tôm tiên nước ngọt, branchinella thailandensis, loài thức ăn sống triển vọng cho ương nuôi thủy sản ở Việt Nam
11 p | 18 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn