
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5
369
XÂY DỰNG BỘ ĐƯỜNG CONG IDF CHO
NHỮNG VÙNG CÓ HOẶC THIẾU SỐ LIỆU MƯA NGÀY
THUỘC KHU VỰC ĐÔNG BẮC - VIỆT NAM
Doãn Thị Nội1, Hoàng Thanh Tùng2, Nguyễn Hoàng Sơn3
1Đại học giao thông vận tải, email:chungnoicg@gmail.com
2,3 Đại học Thủy lợi, email:httung@tlu.edu.vn; sonnh@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Đường cong IDF (Cường độ-Thời gian-
Tần suất) được sử dụng để xác định cường
độ mưa theo tần suất phục vụ tính toán lũ
thiết kế cho các công trình thoát nước nhỏ
trên đường. Xây dựng đường cong IDF cho
thời đoạn ngắn (d<1ngày) bằng phương
pháp thu phóng với tỷ lệ không đổi theo
thời gian đang được nhiều các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu tiêu
biểu như: Gupta và nnk (1990), [1] nghiên
cứu biến thiên lượng mưa theo không gian
và thời gian theo một tỷ lệ và nhiều tỷ lệ.
Nguyễn và nnk, [2] đề xuất mô hình khái
quát hóa GEV (tính toán các vùng theo thời
đoạn ngắn. Pao-shan và nnk (2004), [3]
trình bày việc thu phóng để chuyển đổi IDF
mưa ngày thành các thời đoạn ngắn hơn.
Kuzuha và nnk, [4] chỉ ra sơ đồ thu phóng
và phân tích tần suất lũ. Nhật và nnk
(2007), [5] nghiên cứu ứng dụng lý thuyết
thu phóng đơn giản theo thời gian và không
gian ở một số vùng.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã có nhiều
đóng góp trong việc thu phóng mưa ngày
sang thời đoạn ngắn hơn ở một số nước trên
thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam và khu vực
nghiên cứu vấn đề này còn chưa được
nghiên cứu chi tiết. Vùng núi phía Bắc có
các quốc lộ đi qua như: QL31, QL279,
QL3, QL4D, QL4E... có các công trình
thoát nước nằm trên địa hình có độ dốc lớn,
lượng mưa lớn, thời gian tập trung ngắn kết
hợp với nguy cơ lũ quét dẫn đến lượng mưa
chỉ vài giờ cũng đủ ngập và phá hủy rất
nhiều công trình giao thông. Việc xây dựng
đường cong IDF cho thời đoạn ngắn là rất
cần thiết trong tính lũ thiết kế cho công
trình cầu đường.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Xây dựng đường cong IDF
Cơ sở lý thuyết - Sơ đồ toán
Không trạm
Có trạm
Dựa vào lý thuyết thu phóng theo không
gian và thời gian của Gupta[1]. Gọi I(d) là
cường độ mưa với thời gian d,I(
d) =
HI(d)
(1); Với
là hệ số tỷ lệ, H là hệ số mũ.
Mưa 24h
tại các trạm đại
biểu (8 trạm)
H,µ(24),
Tính
I(d=1,3,6,12,24h)
theo (1)
Lập bản đồ
đẳng
H, µ(d),
(d)
Xây dựng
đường IDF
theo GEV