intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ mặt đất của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời gian qua, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã nỗ lực cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất bảo đảm chất lượng phục vụ hành khách. Bài viết tập trung xây dựng cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mặt đất, phục vụ tốt hơn cho hành khách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ mặt đất của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất

  1. XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MẶT ĐẤT CỦA HÀNH KHÁCH TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT Nguyễn Vương Phương Anh 1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trong thời gian qua, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã nỗ lực cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất bảo đảm chất lượng phục vụ hành khách. Bài viết tập trung xây dựng cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mặt đất, phục vụ tốt hơn cho hành khách. Từ khóa: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; chất lượng; dịch vụ mặt đất; hành khách. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không ngừng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần cho công tác phục vụ hành khách ngày càng văn minh, lịch sự. Sản lượng hành khách, sản lượng cất hạ cánh và vận chuyển hàng hóa liên tục tăng nhanh qua các năm, đưa Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không lớn nhất cả nước, trở thành một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch và các hoạt động thương mại, văn hoá giữa Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng với thế giới. Hiện nay, tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có 02 đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất là Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) và Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS). Ý thức được thực tế này, lãnh đạo đơn vị đã chủ động quan sát và tìm hiểu, thảo luận nhiều vấn đề, các giải pháp với mục đích cải thiện chất lượng các dịch vụ hàng không, song trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng dịch vụ mặt đất của hành khách. Việc xây dựng cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mặt đất, phục vụ tốt hơn cho hành khách là cần thiết. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Chất lượng dịch vụ Khái niệm chất lượng dịch vụ có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Theo ISO 9001, chất lượng dịch vụ là tập hợp những đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng có khả năng thỏa mãn các yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Theo Hiệp hội Chất lượng Hoa Kỳ, chất lượng là tất cả đặc điểm hay công dụng của sản phẩm hay dịch vụ nhằm đem lại thỏa mãn, đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng. Parasuraman và các cộng sự (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là việc đánh giá tổng thể về một dịch vụ của khách hàng. Ngoài ra, Philip Kotler và cộng sự (2005), chất lượng dịch vụ là khả năng của một dịch vụ bao gồm độ bền tổng thể, độ tin cậy, độ chính xác, sự dễ vận hành, dễ sửa chữa và các thuộc tính có giá trị khác để thực hiện các chức năng của nó. 411
  2. 2.1.2. Chất lượng dịch vụ hàng không Dịch vụ hàng không là dịch vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển hành khách, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng đường hàng không và ngược lại. Là một chuỗi quá trình liên tục bao gồm dịch vụ trước, trong và cho đến khi kết thúc chuyến bay. Dịch vụ vận chuyển hàng không là một hệ thống xuyên suốt, có sự liên kết chặt chẽ từ khâu đặt chỗ bán vé, đến quá trình làm thủ tục tại cảng hàng không đi và kết thúc tại cảng hàng không đến. Vì vậy, chất lượng dịch vụ hàng không phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ ở tất cả các khâu trong chuỗi mắt xích của quá trình vận chuyển hàng không cùng với hệ thống an toàn, an ninh hàng không. Việc đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống, cần có sự phối hợp của tất cả các đơn vị trong ngành hàng không (Lê Trịnh Minh Phương, 2021). Theo Đoàn Nhã Trúc (2007) dịch vụ hàng không là vận chuyển con người và hàng từ điểm đến này đến điểm đến khác, sự khác biệt giữa các cảng hàng không chính là cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn. Khách hàng là một hành khách tiếp xúc với rất nhiều nhân viên phục vụ thông qua một chuỗi các dịch vụ từ lúc mua vé đến việc phục vụ hành lý, cung cấp thức ăn, dịch vụ vệ sinh. Chất lượng của dịch vụ được cung cấp bởi những nhân viên phục vụ trực tiếp cũng phụ thuộc phần nhiều vào hỗ trợ của các nhân viên tuyến sau. Theo Nguyễn Phú Phương Trang và cộng sự (2021) dịch vụ hàng không là một chuỗi các dịch vụ bao gồm từ trước khi máy bay cất cánh như phòng vé, tại sân bay; đến dịch vụ cung cấp cho khách hàng trên máy bay; và các dịch vụ sau chuyến bay tại sân bay đến. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ hàng không được thể hiện thông qua bốn khía cạnh gồm hành khách, độ tin cậy, sự thuận tiện, dịch vụ trong chuyến bay. Chất lượng dịch vụ hàng không được đo lường gồm sự thuận tiện, sự tin cậy, dịch vụ hành khách và dịch vụ trong chuyến bay. 2.1.3. Chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất Dịch vụ mặt đất là dịch vụ thỏa mãn tất cả các nhu cầu trước và sau chuyến bay của hành khách như: xếp chỗ ngồi phù hợp cho hành khách trên máy bay, vào phòng chờ để lên máy bay, kí gửi hành lí và đưa hành khách ra máy bay. Khi máy bay đến điểm đến, đưa khách xuống máy bay, vào nhà ga và nhận lại hành lí đã kí gửi trước đó. Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT, các nội dung dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được quy định cụ thể như sau: Hình 1. Các loại dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất Quản lý và giám sát hoạt Phục vụ hành khách Phục vụ tàu bay động phục vụ chuyến bay Phục vụ hàng hóa và bưu Phục vụ hành lý Vận chuyển mặt đất gửi Nguồn: Tổng hợp 412
  3. Hình 1 cho thấy các loại hình dịch vụ mặt đất bao gồm 4 loại cụ thể, bao gồm: Một là quản lý và giám sát hoạt động phục vụ chuyến bay, bao gồm các hoạt động như: hoạt động thay mặt hãng hàng không làm việc với nhà chức trách địa phương hoặc tổ chức, dịch vụ thanh toán và cung cấp địa điểm cho đại diện hãng hàng không; kiểm soát trọng tải, điện văn và thông tin liên lạc; sửu dụng, lữu trữ và quản lý các thiết bị chất xếp; và các giảm sát các dịch vụ khác. Hai là, phục vụ hành khách bao gồm hỗ trợ hành khách đến, đi, quá cảnh hoặc nối chuyến, làm thủ tục cho hành khách, hành ý và vận chuyển hành lý. Ba là, phục vụ hành lý, bao gồm tập kết hành lý và phân loại, chất xếp, bốc dỡ hành lý lên xuống, và vận chuyển hành lý từ khu vực phân loại tới khu vực trả hành lý. Bốn là, phục vụ hàng hóa và bưu gửi, cụ thể như phục vụ hàng hóa lưu khố, xử lý hàng xuất, hàng nhập, thủ tục hải quan và đảm bảo an ninh hàng không; phục vụ bưu gửi như xuất, nhập, xử lý tài liệu liên quan. Năm là, phục vụ tàu bay, gồm các hoạt động như hỗ trợ vị trí đỗ, kết nối thông tin tàu bay, chất xếp và bốc dỡ tải, cung cấp và điều khiển, khởi động, vận chuyển, đưa đồ ăn và uống lên xuống, vệ sinh, cấp nước, cấp khí lạnh và khí nóng. Sáu là, vận chuyển mặt đất, bao gồm vận chuyển tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, vận chuyển nhân viên làm việc, vận chuyển đặc biệt khác. 2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MẶT ĐẤT CỦA HÀNH KHÁCH TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT Công ty Cổ Phần Phục Vụ Mặt Đất Sài Gòn (SAGS) được thành lập năm 2004 với tên gọi ban đầu là Trung tâm dịch vụ hàng không được chuyển đổi thành Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn, thuộc Cụm cảng hàng không miền Nam. Từ năm 2008 đến ngày 01/01/2015, sau nhiều lần chuyển đổi, SAGS hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số 0312610240 do Sở KH và ĐT TPHCM cấp phép. Hiện nay, tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có 02 đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất là Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) và Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS). Ý thức được thực tế này, lãnh đạo đơn vị đã chủ động quan sát và tìm hiểu, thảo luận nhiều vấn đề, các giải pháp với mục đích cải thiện chất lượng các dịch vụ hàng không, song trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng dịch vụ mặt đất của hành khách. Các dịch vụ của VIAGS cung cấp: + Dịch vụ hàng khách và hành lý: Dịch vụ làm thủ tục, dịch vụ tìm kiếm hành lý thất lạc; + Dịch vụ sân đỗ: bao gồm tiếp nhận tàu bay; kéo đẩy máy bay; vận chuyển hành khách; vận chuyển tổ bay; vệ sinh khoang máy bay; điều khiển thiết bị chất dỡ hàng hóa; cung cấp điện cho tàu bay; chất dỡ hàng theo hướng dẫn của nhân viên hướng dẫn chất xếp. + Dịch vụ cân bằng trọng tải và điều hành chuyến bay; + Dịch vụ hàng hóa và kho bãi: Xử lý hàng hóa khi máy bay hạ cánh; vận tải hàng hóa; + Dịch vụ đào tạo: Đào tạo, huấn luyện các nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến khai thác hàng hóa, an ninh – an toàn hàng không; Tổ chức các khóa đào tạo In-house và Public cho các học viên từ các doanh nghiệp cũng như các hãng hàng không; 413
  4. + Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị: Đảm bảo sẽ duy trì các trang thiết bị của khách hàng hoạt động tốt, cung cấp các chương trình bảo dưỡng toàn diện và các giải pháp sửa chữa theo yêu cầu để giữ cho sự vận hành các trang thiết bị được an toàn. 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MẶT ĐẤT CỦA HÀNH KHÁCH TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mặt đất của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, tác giả xây dựng bảng khảo sát xác định có 5 yếu tố tác động đến chất lượng phục vụ mặt đất (DVMĐ) là sự tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm và yếu tố cảm quan. Dựa trên các nghiên cứu của Lê Thành Công và Nguyễn Thị Mai Trang (2013), Lư Trà Thu (2013), Lê Trịnh Minh Phương (2021), Nguyễn Phú Phương Trang và cộng sự (2021), Đoàn Nhã Trúc (2007), Pollack (2009) và lý thuyết marketing dịch vụ được đề cập tại Zeithaml & Bitner (2000), các biến số của mô hình được thể hiện cụ thể như sau: 3.1. Sự tin cậy Sự tin cậy có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ mặt đất của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bảng 1: Nội dung khảo sát về yế tố sự tin cậy TC1 Cảm thấy yên tâm về an ninh an toàn của nhà ga 1 2 3 4 5 Bảng thông tin chuyến bay trên quầy check-in luôn cập nhật TC2 1 2 3 4 5 đầy đủ thông tin về chuyến bay bị chậm trễ, hủy chuyến Nhân viên làm thủ tục giải quyết yêu cầu, phàn nàn của hành TC3 1 2 3 4 5 khách một cách thỏa đáng, nhanh chóng Nhân viên làm thủ tục quan tâm giải quyết những sự cố của TC4 1 2 3 4 5 hành khách (quên giấy tờ tùy thân, mất thẻ lên tàu, …) Nguồn: Bảng khảo sát tác giả xây dựng, 2024 3.2. Khả năng đáp ứng Khả năng đáp ứng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ mặt đất của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nội dung khảo sát được xây dựng: Bảng 2: Nội dung khảo sát về yếu tố Khả năng đáp ứng DU1 Nhân viên làm thủ tục được phân công hợp lý 1 2 3 4 5 DU2 Nhân viên thân thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ hành khách 1 2 3 4 5 DU3 Hành khách không mất nhiều thời gian gửi hành lý tại quầy thủ tục 1 2 3 4 5 Dịch vụ kèm theo (mua vé vào phòng khách thương gia, đóng gói DU4 1 2 3 4 5 hành lý) nhanh chóng, dễ dàng DU5 Dễ dàng tìm được khu vực làm thủ tục check-in 1 2 3 4 5 DU6 Hành lý ký gửi chưa bao giờ bị thất lạc khi đi từ Cảng 1 2 3 4 5 Nguồn: Bảng khảo sát tác giả xây dựng, 2024 3.3. Năng lực phục vụ Năng lực phục vụ có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ mặt đất của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nội dung khảo sát được xây dựng: 414
  5. Bảng 3: Nội dung khảo sát về yếu tố Năng lực phục vụ NL1 Nhân viên làm thủ tục nhanh chóng, không có sai sót 1 2 3 4 5 Nhân viên làm thủ tục phân bổ chỗ ngồi hợp lý, theo yêu cầu NL2 1 2 3 4 5 của hành khách NL3 Nhân viên làm thủ tục luôn hòa nhã 1 2 3 4 5 NL4 Nhân viên làm thủ tục không gây phiền hà cho hành khách 1 2 3 4 5 Nhân viên có kiến thức trong việc giải đáp thắc mắc cho hành NL5 1 2 3 4 5 khách Nguồn: Bảng khảo sát tác giả xây dựng, 2024 3.4. Sự đồng cảm Sự đồng cảm có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ mặt đất của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nội dung khảo sát được xây dựng: Bảng 8: Nội dung khảo sát về yếu tố Sự đồng cảm DC1 Dễ dàng sử dụng các dịch vụ thông tin liên lạc (Điện 1 2 3 4 5 thoại/Internet/Wifi) DC2 Các bảng thông tin về giờ cất/hạ cánh được cập nhật chính xác 1 2 3 4 5 DC3 Nhân viên quan tâm đến nhu cầu đặc biệt của hành khách (cung cấp xe lăn cho người đau ốm, ưu tiên cho người già trên 80 tuổi, 1 2 3 4 5 phụ nữ có thai hoặc đi cùng với trẻ em,…) DC4 Mở quầy làm thủ tục luôn đúng thời gian quy định 1 2 3 4 5 Nguồn: Bảng khảo sát tác giả xây dựng, 2024 3.5. Yếu tố cảm quan Yếu tố cảm quan có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ mặt đất của hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nội dung khảo sát được xây dựng: Bảng 10: Nội dung khảo sát về Yếu tố cảm quan CQ1 Bảng thông tin chuyến bay đầy đủ, rõ ràng 1 2 3 4 5 CQ2 Quầy làm thủ tục sạch sẽ, không có hình vẽ, kẹo cao su.. 1 2 3 4 5 CQ3 Trang phục, diện mạo của nhân viên làm thủ tục gọn gàng, dễ nhận dạng 1 2 3 4 5 CQ4 Số quầy mở làm thủ tục đầy đủ 1 2 3 4 5 CQ5 Bố trí ghế ngồi hợp lý, đầy đủ cho hành khách tại khu vực làm thủ tục 1 2 3 4 5 CQ6 Bảng thông tin chuyến bay hiện đại, luôn trong tình trạng hoạt động tốt 1 2 3 4 5 Nguồn: Bảng khảo sát tác giả xây dựng, 2024 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đã cho thấy việc đo lường chất lượng DVMĐ tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được thông qua năm yếu tố chính là sự tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm và yếu tố cảm quan. Trên cơ sở lý luận này, kết quả khảo sát thu được sẽ giúp tác giả đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, từ đó đề xuất các giải pháp nhắm nâng cao chất lượng dịch vụ mặt đất, phục vụ tốt hơn cho hành khách. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong ngành hàng không sân bay, chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất nhằm bảo đảm chất lượng phục vụ hành khách là vấn đề then chốt mà bất cứ hãng hàng không nào cũng đều hướng đến. Để có cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cần phải dựa trên cơ sở lý luận mà tác giả đã phân tích ở trên. 415
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giao thông vận tải (2021), Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, thông tư số 29/2021/TT-BGTVT, ngày 30 tháng 11, Hà Nội. 2. Lê Thành Công và Nguyễn Thị Mai Trang (2013), Chất lượng dịch vụ, hình ảnh doanh nghiệp và truyền miệng trong ngành hàng không nội địa Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 16, số Q2, trang 107-116 3. Lư Trà Thu (2013), Văn hóa và chất lượng dịch vụ hàng không, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 16, số Q3, trang 45-64. 4. Zeithaml, V. A., & Bitner, M.J. (2000), Services Marketing: Integrating Customer Focus Across the Firm, New York: McGrawHill. 5. Lê Trịnh Minh Phương (2021). Nghiên cứu sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Bà Rịa-Vũng Tàu. Bà Rịa- Vũng Tàu 6. Nguyễn Phú Phương Trang và cộng sự (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hành khách: Bằng chứng từ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Số 17(3), tr50-67. 7. Đoàn Nhã Trúc (2007), Khảo sát mức độ hài lòng của hành khách tại Nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp. HCM. 8. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A., & Berry, L.L. (1985), A conceptual model of service quality and its implications for future research, Journal of Marketing, 49(Fall), 41-50. 9. Philip Kotler, Veronica Wong, John Saunders, Gary Armstrong (2005), Principles of Marketing, 4th European edition, Pearson Education Limited. 10. Pollack, B.L. (2009), Linking the hierarchical service quality model to customer satisfaction and loyalty, Journal of Services Marketing, 23(1), 42-50. 416
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1