intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí các biến chứng xơ gan

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

167
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xơ gan được coi là một bệnh trong “tứ chứng nan y”, ngày nay với những tiến bộ của y học hiện đại, đã có những hướng mới mở ra cho các bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là việc kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng giúp ổn định lại chức năng gan hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, việc chẩn đoán sớm và tìm ra nguyên nhân để điều trị cũng cần được nhấn mạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí các biến chứng xơ gan

  1. Xử trí các biến chứng xơ gan Xơ gan được coi là một bệnh trong “tứ chứng nan y”, ngày nay với những tiến bộ của y học hiện đại, đã có những hướng mới mở ra cho các bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là việc kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng giúp ổn định lại chức năng gan hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, việc chẩn đoán sớm và tìm ra nguyên nhân để điều trị cũng cần được nhấn mạnh. Xơ gan có biểu hiện gì? Xơ gan là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng cấu trúc bình thường của gan bị biến đổi và thay thế bằng mô xơ sẹo không còn chức năng, thường gây ra bởi quá trình viêm kéo dài tại gan do nhiều bệnh lý khác nhau như xơ gan do ứ mật; hóa chất, thuốc; thiểu dưỡng; ký sinh trùng; rối loạn chuyển hóa... nhưng thường gặp nhất là tình trạng lạm dụng rượu và nhiễm virut viêm gan. Các thương tổn trong
  2. xơ gan thường không thể hồi phục được nhưng hoàn toàn có thể làm chậm hoặc ngăn cản các thương tổn này bằng việc điều trị hợp lý. Thời kỳ đầu, xơ gan thường không có triệu chứng, về sau tùy thuộc từng mức độ có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục..., nặng hơn có những triệu chứng của biến chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, suy thận, các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thư hóa... Xử trí thế nào với các biến chứng của xơ gan? Có thể nói, hiện chưa có cách nào có thể điều trị đặc hiệu hay làm đảo ngược lại quá trình bệnh lý. Điều trị xơ gan đòi hỏi những hiểu biết về bệnh sử, sinh lý bệnh và diễn tiến của bệnh; căn cứ vào nguyên nhân và mức độ thương tổn của gan. Trong đợt tiến triển, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ăn đủ chất, hợp khẩu vị; đủ calo, nhiều sinh tố, đạm; hạn chế mỡ, ăn nhạt khi có phù. Về thuốc, dùng các thuốc làm tăng cường chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12; glucocorticoid dùng trong đợt tiến triển của xơ gan do viêm gan virut, xơ gan ứ mật; các thuốc tăng cường chuyển hóa đạm; khi protein trong máu giảm nhiều dùng các dung dịch có chứa albumin hoặc các loại đạm tổng hợp; khi có phù, cổ
  3. trướng to cần phối hợp dùng các thuốc lợi tiểu, hoặc chọc dịch cổ trướng khi có chỉ định... Nhận biết và kiểm soát các biến chứng là yếu tố quan trọng Các biến chứng thường gặp của xơ gan như vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, cổ trướng, nhiễm khuẩn màng bụng tiên phát, hội chứng gan thận, bệnh não gan... Với giãn tĩnh mạch thực quản có 3 chiến lược điều trị cần được xác định đó là phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, điều trị chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và phòng chảy máu trở lại. Phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện giãn tĩnh mạch từ mức độ vừa trở lên, tập trung vào việc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và dùng các biện pháp tác động trực tiếp lên tĩnh mạch như tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su là biện pháp phòng ngừa ban đầu làm giảm tỷ lệ chảy máu và tử vong liên quan tới xuất huyết. Các thuốc nhóm chẹn beta giao cảm không chọn lọc như propranolol, nadolol, các nitrates và biện pháp cơ học như tạo các đường nối thông từ tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch chủ bằng TIPS (Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt) hay phẫu thuật giúp đều giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Các biện pháp cơ học làm giảm áp cửa rõ rệt tuy vậy lại có thể gây ra bệnh não gan nhanh hơn nên không thể là các biện pháp phòng bệnh ban đầu. Trong trường hợp chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, trước hết cần hồi sức ổn
  4. định tình trạng huyết động, dùng kháng sinh dự phòng, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch các thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa somatostatin, vasopressin, cân nhắc các biện pháp tiêm xơ hoặc thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su. Các biến chứng khác như cổ trướng, nhiễm khuẩn màng bụng, ung thư hóa... cũng cần được đánh giá và điều trị hợp lý, kịp thời. Trong giai đoạn nặng thường có biểu hiện hôn mê gan, điều trị nhấn mạnh tới việc loại trừ các yếu tố thúc đẩy như chảy máu, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải... Chế độ ăn giảm đạm, dùng các thuốc giúp làm giảm lượng amoniac như neomycin, metronidazol, lactulose... Biện pháp phòng ngừa xơ gan Xơ gan là hậu quả của tổn thương gan do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phát hiện sớm đồng thời điều trị hợp lý, hiệu quả tất cả các biến chứng của bệnh là nền tảng trong điều trị. Ngày nay, có nhiều thuốc và lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau đã phần nào làm giảm thiểu được các biến chứng, giúp cải thiện tình trạng bệnh và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân; ghép gan dù có rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, chi phí và nguồn tạng nhưng cũng là một hướng mang lại nhiều triển vọng. Tuy vậy, điều cần nhấn mạnh trước hết vẫn là việc dự phòng, bệnh nhân cần biết tất cả các biện pháp vệ sinh phòng chống lây nhiễm và tiêm phòng virut viêm gan, chống thói quen nghiện rượu, ăn uống đủ chất, phòng chống nhiễm sán lá gan, điều trị tốt các bệnh đường mật, thận trọng khi dùng các thuốc gây hại
  5. cho gan, dự phòng và điều trị tốt các bệnh viêm gan cấp và mạn tính... để làm giảm thiểu các hậu quả dẫn tới xơ gan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2