intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xuất huyết tiêu hoá ở trẻ

Chia sẻ: Trần Khánh Dư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

147
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: trình bày nguyên nhân của xuất huyết đường tiêu hoá ở trẻ em, trình bày chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hoá ở trẻ em, trình bày điều trị xuất huyết đường tiêu hoá ở trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xuất huyết tiêu hoá ở trẻ

  1. XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRẺ EM Mục tiêu 1. Trình bày nguyên nhân của xuất huyết đường tiêu hoá ở trẻ em 2. Trình bày chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hoá ở trẻ em 3. Trình bày điều trị xuất huyết đường tiêu hoá ở trẻ em Nội dung Xuất huyết đường tiêu hoá là một cấp cứu thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng ói máu, tiêu máu, tiêu phân đen. Mặc dù do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều cần thiết chẩn đoán và xử trí kịp thời 1. Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết đường tiêu hóa (XHTH) 1.1. Nôn ra máu : - Nôn ra máu được xác định khi có xuất hiện máu tươi hoặc máu đen trong chất nôn của bệnh nhi, là biểu hiện của xuất huyết từ miệng tới góc Streizt - Cần xác định đặc điểm của nôn ra máu: + Lần đầu tiên hay tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa các lần nôn, thời gian kéo dài nôn + Khối lượng máu nôn ít nhiều nên ước lượng cụ thể + Màu sắc tính chất máu: đỏ tươi, đen, máu cục, máu loãng, có lẫn thức ăn không? + Các triệu chứng kèm theo, đau bụng sốt, vàng da. + Các loại thuốc và thức ăn đã dùng trước khi nôn máu - Cần chẩn đoán phân biệt nhanh chóng "nôn ra máu giả" + Trẻ nôn ra thức ăn và thuốc có màu máu (ăn đậu đen, tiết canh, thức ăn có màu đỏ) bằng hỏi kỹ tiền sử ăn uống + Chảy máu mũi hoặc máu ở miệng, trẻ nuốt vào dạ dày rồi nôn ra, cần khám mũi miệng phát hiện chỗ chảy máu. + Trẻ sơ sinh hít phải máu mẹ trong quá trình chuyển dạ rồi nôn ra sau khi đẻ, có thể phân biệt bằng cách thử test Aphte - Downey phát hiện hemoglobin máu mẹ + Phân biệt với khái huyết: máu đỏ tươi có bọt, không lẫn thức ăn và thường có "đuôi khái huyết" 1.2. Tiêu ra máu (melaena) - Tiêu ra máu được xác định khi phân có máu nâu đen, đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, chứng tỏ máu chảy trong ống tiêu hoá đã được "tiêu hoá" tiêu ra máu có thể đơn độc hoặc đi kèm với nôn ra máu. + Nếu tiêu ra máu đi kèm với nôn ra máu chắc chắn có XHTH trên + Cần xác định các đặc điểm phân qua theo dõi hằng ngày. - Phân có thể : 1
  2. + Màu: nâu sẫm như bồ hóng, bã cà-phê hoặc màu đỏ sẫm toàn bãi. Phân sền sệt hoặc lỏng, mùi khắm khi viêm ruột hoai tử hoặc màu đỏ tươi khi chảy máu nhiều, phân có nhầy hồng, máu đỏ tươi khi viêm đại tràng + Các triệu chứng đi kèm theo với tiêu phân máu : như nôn, đau bụngtừng cơn trong lồng ruột, viêm ruột hoại tử, viêm túi thừa Meckel, sốt trong Lỵ trực trùng, chảy máu đường mật. 1.3. Chảy máu ở hậu môn trực tràng Chảy máu do nguyên nhân ở hậu môn và trực tràng. máu bao giờ cũng đỏ tươi có thể ra ngay từ đầu bãi phân hoặc cuối bãi phân hoặc thành vệt bao ngoài phân. Thường gặp khi bị nứt hậu môn, polyp hậu môn trực tràng, trĩ, loét hậu môn + Thường đi kèm với triệu chứng rặn ỉa táo bón khi nứt hậu môn hoặc đau quặng bụng, mót rặn khi bị lỵ + Chảy máu hậu môn trực tràng thường ít, hiếm khi gây nên mất máu ảnh hưởng toàn trạng 1.4. Biểu hiện toàn thân do tình trạng XHTH Sau khi xác định XHTH cần đánh giá ảnh hưởng của toàn thân đối với khối lượng máu đã mất và xác định xem xuất huyết còn tiếp tục hay đã ngừng 1.4.1. Cần xác định khối lượng đã mất Trong đa số trường hợp xuất huyết tự ngừng. Có thể hỏi bệnh để ước lượng số máu mất đi ít hoặc nhiều. Tuy nhiên khối lượng máu nhận biết cũng không hoàn toàn đúng vì pần bài xuất ra có thể chỉ là một phần máu đã chảy hoặc máu vẫn tiếp tục chảy mà không bài xuất ra ngoài ngay. Nếu trẻ vẫn tiếp tục nôn máu hoặc tiêu ra máu cần ghi lại cụ thể và chi tiết khối lượng và màu sắc quan sát thấy 1.4.2. Ảnh hưởng của khối lượng máu với huyết động. Điều quan trọng nhất cần thiết phải tiến hành khi khám : + Đánh giá tình trạng thiếu máu: da và niêm mạc nhợt, lòng bàn tay của trẻ mất màu sắc hồng, các đầu chi lạnh, thời gian móng tay hồng trở lại chậm. Khi mất nhiều máu trẻ khát nước và vã mồ hôi, rối loạn tri giác và tiến tới sốc do mất máu + Mạch nhanh, huyết áp tâm thu giảm xuống dưới 100mmHg và mạch tăng tăng trên 100 lần/phút đã mất khoảng 20% khối lượng máu. Nếu theo dõi qua 2 thời điểm, mạch tăng nhanh trên 20 lần/phút và huyết áp giảm đi 10 mmHg trẻ đã mất tiếp một khối lượng máu đáng kể. + Để đánh giá khối lượng máu đã mất, cần tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng: công thức máu, tỉ lệ huyết sắc tố, hematocrit nhiều thời điểm trong ngày 1.4.3. Đánh giá diễn biến của XHTH đã ngừng hay còn tiếp tục chảy 2. Nguyên nhân Rất nhiều nguyên nhân gây XHTH, có thể phân nguyên nhân XHTH theo vị trí và theo lứa tuổi 2.1. Xuất huyết tiêu hoá theo vị trí 2
  3. Bảng 2.1. Nguyên nhân XHTH theo vị trí Tiêu hoá trên Tiêu hoá trên và dưới Tiêu hoá dưới Viêm thực quản Bệnh xuất huyết sơ sinh Viêm dạ dày - ruột Dãn tĩnh mạch thực quản U mạch máu Lồng ruột Loét dạ dày Osler-Weber-Rendu Xoắn ruột Loét tá tràng Di dạng độnh-tĩnh mạch Viêm đại tràng ưa eosin Viêm dạ dày U Schệenlein - Henoch Chảy máu đường mật Túi từa Meckel Hội chứng Mellory-Weiss Viêm ruột hoai tử Dị vật Polyp ruôt Uống phải chất ăn mòn Dị ứng protein sữa Quá sản hạt lympho Viêm đại tràng màng giả H/c tán huyết urê huyết Nứt hậu môn 2.2. Xuất huyết tiêu hoá theo lứa tuổi 2.2.1. Xuất huyết tiêu hoá trên: Bảng 2.2. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá trên Sơ Sinh Trẻ nhỏ Trẻ lớn Rối loạn đông máu Stress ulcer Loét dạ dày - tá tràng Viêm dạ dày Viêm dạ dày Stress ulcer Stress ulcer Viêm thực quản Viêm dạ dày Nuốt máu mẹ Mellory-Weiss Mellory-Weiss Viêm thực quản Dãn tĩnh mạch thực quản Dãn tĩnh mạch thực quản Dị vật (sonde dạ dày) Dị vật Bệnh viêm ruột Dị dạng mạch máu Dị dạng mạch máu Dị dạng mạch máu Ruột đôi Chảy máu đường mật Chảy máu đường mật 2.2.2. Xuất huyết tiêu hoá dưới : Bảng 2.3. Xuất huyết tiêu hoá dưới Sơ Sinh Trẻ nhỏ Trẻ lớn Viêm ruột nhiễm trùng Viêm ruột nhiễm trùng Viêm ruột nhiễm trùng Dị ứng sữa Nứt hậu môn Bệnh viêm ruột Lồng ruột Polyp đại tràng Polyp đại tràng Nứt hậu môn Lồng ruột Dị dạng mạch máu Dị sản hạch lympho Túi thừa Meckel Xoắn ruột Schệenlein - Henoch Viêm ruột hoại tử Dị dạng mạch máu 3
  4. Túi thừa Meckel H/c tán huyết urê huyết Bệnh viêm ruột 3. Biểu hiện lâm sàng của một số nguyên nhân XHTH 3.1.Xuất huyết tiêu hoá trên - Viêm loét thực quản: là biến chứng của luồng trào ngược dạ dày thực quản (RGO). bệnh nhi thường trớ hay nôn ra máu lẫn thức ăn. Thường chảy máu ít, ri rỉ kèm theo với thiếu máu nhược sắc. Chẩn đoán xác định bằng nội soi. Trẻ < 18 tháng tuổi: điều trị nội khoa bằng Motilium + Cimetidin hoặc Ranitidin Trẻ > 18 tháng tuổi: Điều trị nội khoa không đỡ cần giải quyết phẫu thuật - Hội chứng Mallory - Weiss: thường thứ phát sau khi nôn dữ dội. Đau xuất hiện với nôn ra máu do vết nứt dọc tâm vị. Điều trị cần để trẻ nghỉ ngơi, dùng thuốc chống nôn tránh làm vết nứt nặng thêm - Viêm dạ dày - tá tràng: Thường gặp trong trường hợp ngộ độc, stress, nhiễm khuẩn nặng Schệenlein - Henoch, dị ứng thức ăn, hội chứng tán huyết urê huyết tăng, hay gặp trong giai đoạn sơ sinh (các yếu tố nguy cơ như nhiễm khuẩn, đẻ nn, thiếu O2, stress, dị ứng, đi kèm với hội chứng xuất huyết ở trẻ sơ sinh) Xuất huyết có thể dưới dạng chấm, vết trợt nhỏ hoặc vết loét hoại tử niêm mạc dạ dày thường được gọi là loét cấp tính hay loét thứ phát - Loét dạ dày - tá tràng: chiếm 30 - 40% nôn ra máunhiều ở trẻ em. Loét có thể cấp tính hoặc thứ phát trong loét do stress, saumổ, bỏng rộng hoặc do thuốc như aspirin, cortisol hoặc loét tiên phát, mạn tính liên quan tới đau bụng kéo dài. 3.2. Xuất huyết tiêu hoá dưới: dấu hiệu chủ yếu là : - Tiêu máu toàn bãi, máu có thể đã được tiêu hoá màu đen, nâu hoặc chưa kịp tiêu hoá máu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi khi chảy nhiều, không có nôn ra máu, kiểm tra nội soi thực quản dạ dày tá tràng không có tổn thương xuất hyết. Vị trí xuất huyết càng thấp, chảy máu càng nhiều phân càng có màu máu đỏ tươi. tổn thương thường gặp ở hỗng tràng, hồi tràng hoặc đại tràng. - Chảy máu hậu môn, trực tràng: thường biểu hiện bởi xuất hiện máu màu đỏ tươi đầu, cuối bãi hoặc bao ngoài phân không bao giờ toàn bãi 3.2.1.Xuất huyết tiêu hoá do nguyên nhân tại ruột non: - U máu ruột non (Angiome) - Viêm ruột hoại tử: trẻ lớn - trẻ sơ sinh. Phân đen khắm đi kèm với tìnhtrang nhiễm trùng - nhiễm độc, bụng chướng hoặc có thể có tình trạng sốc. - Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá: các nguyên nhân gây tiêu chảy xâm nhập như Coli gây bệnh (EIEC), salmonella, lỵ trực trùng, lỵ Amib - Lồng ruột: nôn, đau bụng từng cơn, sờ thấy búi lồng, thăm dò hậu môn trực tràng rỗng, máu dính gant. Lồng ruột muộn, tiêu máu phân màu đỏ sẫm, bụng chướng, khó sờ búi lồng - Viêm loét túi thừa Meckel: Trẻ có cơn đau bụng, xuất huyết tiêu hoá vừa và nặng. Xuất huyết do niêm mạc túi thừa là niêm mạc dạ dày lạc chỗ có thể gây loét, chảy máu, chẩn đoán xác định bằng bằng chụp nhấp nháy đồng vị phóng xạ Tc99 4
  5. - Bệnh Schệenlein - Henoch: trẻ đau bụng dữ dội, nôn máu hoặc ỉa máu, ban xuất huyêt ở 2 chi dưới, chi trên đối xứng có thể kèm đau khớp - xuất huyết thường không nhiều, ít khi phải truyền máu. 3.2.2.Xuất huyết do nguyên nhân đại tràng, trực tràng: - Viêm đại tràng chảy máu: do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc dị ứng thức ăn, sữa bò hoặc viêm đại tràng trong bệnh Crohn (đau bụng, giảm cân nặng, sốt, tiêu phân lỏng có máu kéo dài) - Polyp trực tràng - Nứt hậu môn: rất thường gặp ở trẻ em mhất là sau khi trẻ táo bón, máu thường ra trước khi trẻ tiêu hoặc thành vệt ở đoạn phân, kèm theo đau, vị trí nứt thường tìm ở 6 - 12 giờ 4. Chẩn đoán 4.1. Công việc chẩn đoán: a. Hỏi bệnh: * Xuất huyết tiêu hoá trên: - Lượng máu mất, tính chất máu, có hoặc không tiêu máu đỏ hay tiêu phân đen - Nôn ói nhiều trước ói máu - Triêu chứng kèm: sốt, đau bụng (loét dạ dày tá tràng) - Dùng thuốc tổn thương dạ dày: Aspirin, kháng viêm non-steroide, corticoides - Tiền căn: bệnh dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, bệnh gan và huyết học (xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu bẩm sinh) * Xuất huyết tiêu hoá dưới: - Tính chất phân: máu dính phân (nứt hậu môn), máu trộn lẫn phân đen như bã cà- phê, máu bầm, nếu máu đỏ tươi cần hỏi xem có máu cục hay không - Có uống thuốc làm phân có màu đen: Sắt, bismuth... - Tiền căn xuất huyết tiêu hoá dưới b. Khám lâm sàng - Chú ý tình trang huyết động hoc: mạch, huyết áp, màu da, và thời gian phục hồi màu da - Dấu hiệu thiếu máu nặng - Khám vùng mũi hầu để loại trừ nguyên nhân xuất huyết từ vùng mũi hầu - Tìm dấu bầm máu, xuất huyết dưới da - Khám bụng loại trừ nguyên nhân ngoại khoa như lồng ruột (khối u, dấu hiệu tắc ruột), bệnh lý gan (gan lách to, tuần hoàn bàng hệ, vàng da vàng mắt), đau vùng thượng vị. - Khám trực tràng nếu xuất huyết tiêu hoá dưới: xác định chẩn đoán và xem tính chất phân, tìm sang thương như polype, nứt hậu môn. c. Đề nghị cân lâm sàng: - Công thức máu - Đông máu toàn bộ - Siêu âm bụng, X-quang bụng không sữa soạn - Nội soi cấp cứu nếu có chỉ định 5
  6. - Chụp dạ dày tá tràng cản quang: xuất huyết tiêu hoá trên nghi do loét dạ dày - tá tràng 4.2. Chẩn đoán xác định - Xuất huyết tiêu hoá trên: Ói máu hoặc sonde dạ dày ra máu Nếu không có 2 dấu hiệu trên cũng cần nghĩ đến nếu tiêu phân đen hoặc tiêu máu đỏ tươi ồ ạt - Xuất huyết tiêu hoá dưới: tiêu phân đen sệt (ruột non) hay màu đỏ (ruột già) hoặc thăm trực tràng có máu 4.3. Chẩn đoán nguyên nhân - Nội soi: tùy theo xuất huyết tiêu hoá trên hay dưới mà tiến hành nội soi tiêu hoá trên hay dưới để xác định nguyên nhân - Siêu âm bụng - X-quang dạ dày tá tràng cản quang hoặc chụp đại tràng cản quang - Chụp nhấp nháy bằng Tc99: Tiêm vào tĩnh mạch hỗn dịch tc99 (là chất đồng vị phóng xa có thời gian bán phân hủy ngắn: trong mạch < 25 phút) khi xuất huyết chất đồng vị phóng xạ tập trung vào chỗ chảy máu và được chụp đánh dấu lại Phát hiện được chảy máu ngay cả khi chảy ít, tốc độ chảy máu 0.1ml/phút. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này cao (đặc hiệu 95%, độ nhạy 85%). Trường hợp âm tính giả khi nồng độ chất phóng xạ quá loãng, do chảy máu nhanh và nhiều, giảm tưới máu thứ phát túi thừa Meckel do xoắn hay lồng ruột, ruột đôi, kèm theo. SƠ ĐỒ TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN (xem trang sau) Bảng 4.1.Mức độ bệnh nhi nôn ra máu Vừa Nặng Rất nặng - Nôn máu ít, chất nôn - Hút dạ dày có nhiều - Tiếp tục mất máu nhiều, màu đỏ sẫm, và máu mới, hay hay - Không thiếu máu, và - Tiền sử nất máu nhiều, - Có triệu chứng sốc, - Không bị hạ huếyt áp hay nhiễm toan, tuần hoàn hay suy tuần hoàn - Có thiếu máu, hay không ổn định, hay - Hạ huyết áp tư thế đứng, - Thiếu máu nặng, hay hay - Triệu chứng suy tim, - Nhịp tim nhanh hay - Triệu chứng rối loạn chức năng thận, gan, thiếu máu cục bộ ở ruột 6
  7. Sơ đồ 4.1. SƠ ĐỒ TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN CÓ NÔN MÁU/XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN Bệnh sử Công thức máu Khám thực thể Xét nghiệm sàng loc đông máu Loại trừ: Hít phải máu mẹ ở trẻ sơ sinh Chảy máu ở mũi - miệng Đánh giá mức độ nôn máu Vừa Nặng Rất nặng Theo dõi nôn máu Vào viện Vào cấp cứu 24 - 48giờ Hỗ trợ tuần hoàn Truyền máu Rối loạn cầm máu Có Không Giảm tiểu cầu Tìm vị trí xuất huyết Rối loạn đông máu Bệnh gan Thiếu Vitamin K Nội soi X-quang tiêu hoá trên Chụp mạch nếu xuất huyết nhiều Dị vật Viêm Viêm loét Viêm loét Dãn tĩnh Phình thực quản thực quản dạ dày tá tràng mạch thực mạch dạ dày Rách Trợt xước quản Nang thực quả dạ dày 7
  8. 5. Điều trị 5.1. Nguyên tắc điều trị - Bồi hoàn thể tích máu mất - Điều trị cầm máu - Tìm và điều trị nguyên nhân 5.2. Bệnh nhân có sốc, thiếu máu nặng: - Thở oxy qua canulla mũi hay mask - Thiết lập hai đường truềyn tĩnh mạch lớn - Lấy máu thử Hct, nhóm máu. Nếu Hct bình thường vẫn không loại trừ mất máu cấp - Truyền nhanh Lactat Ringer hay Normal saline 20ml/kg/15 phút, sau đó 20ml/kg/giờ cho đến khi có huyết áp - Truyền máu toàn phần 20ml/kg/giờ nếu Hct < 30% và bệnh nhi tiếp tục ói máu. - Rửa dạ dày: Đặt sonde dạ dày qua mũi hay miệng và rửa dạ dày với Normal saline ở nhiệt độ phòng, thể tích mỗi lần 5ml/kg (tối đa 300 ml/lần). Ở trẻ nhỏ tránh dùng dung dịch lạnh vì có thể gây hạ thân nhiệt. Thủ thuật cần phải rất cẩn thận, nhẹ nhàng nếu nghi ngờ dãn tĩnh mạch thực quản. Nếu sau ba lần rửa dạ dày vẫn tiếp tục ra máu đỏ chứng tỏ đang chảy máu tiếp tục và tiên lượng nặng. - Thuốc kháng H2 và Antacide: trong trường hợp xuất huyết tiêu hoá trên: Ranitidine 1 - 2mg/kg/liều TMC, mỗi 6 - 8giờ (tối đa 50mg) hoặc Cimetidine 20 - 40 mg/kg/liều TMC, mỗi 6 giờ (tối đa 300mg) Phối hợp Antacide (Phosphalugel) 0.5ml/kg/liều uống, mỗi 2 giờ - Vasopressin (nếu có): trong trường hợp xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản, vasopressin có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, co mạch nội tạng nên làm giảm xuất huyết. Liều khởi đầu 0.33U/kg pha trong Dextrose 5% truyền tĩnh mạch trong 10 phút, kế tiếp truyền duy trì 0.1 - 0.4U/kg/phút. Nếu tiếp tục xuất huyết có thể tăng liều gấp đôi. Sandostatin (nếu có) cũng có tác dụng tương tự như Vasopressin. Đặt sonde Sengstaken - Blackmore nếu thất bại các phương pháp trên - Vitamin K : chỉ định dùng trong trường hợp bệnh lý gan, rối loạn đông máu, liều 1mg/kg TB hay TM (tối đa 10mg) - Huyết tương đông lạnh trong trường hợp rối loạn đông máu: 10ml/kg TTM - Hội chẩn: Chuyên khoa tiêu hoá để nội soi cấp cứu Ngoại khoa: khi thất bại với phương pháp nội khoa trên hoặc tổng lượng máu truyền > 85ml/kg 5.3. Bệnh nhân ổn định: không sốc, chảy máu ít, tổng trạng chung ổn: - Tạm nhịn ăn trong khi xem xét chỉ định nội soi và phẫu thuật. - Không rửa dạ dày - Tìm và điều trị nguyên nhân + Hội chẩn tiêu hoá: xem xét chỉ định nội soi điều trị: chích cầm máu + Nghi túi thừa Meckel: Meckel Scan hiện nay chưa làm được + Chụp dạ dày cản quang hay đại tràng cản quang 8
  9. + Lồng ruột, polype: phẫu thuật 5.4. Chỉ định nội soi cấp cứu khi: - Xuất huyết nặng đe dọa tính mạng bênh nhân - Cần phải ổn định dấu hiệu sinh tồn bằng hồi sức nội khoa - Không có rối loạn đông máu nặng 5.5. Chỉ định phẫu thuật: - Bệnh lý ngoại khoa: Lồng ruột, polype, túi thừa Meckel, ruột đôi - Thất bại điều trị nội khoa và nội soi cầm máu, còn xuất huyết khi lượng máu truyền > 85ml/kg Sơ đồ 5.1. SƠ ĐỒ XỬ TRÍ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN Dấu hiệu sốc Có Không Hct, nhóm máu Truyền LR, máu Ra sốc Không Có Nôi soi cấp cứu Xét chỉ định Rửa dạ dày Điều trị nội khoa bảo tồn phẫu thuật Thuốc Nội soi Nội soi Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Nhi đại học Y Hà Nội (2000), “Xuất huyết tiêu hoá”, Bài giảng Nhi Khoa tập 1, tr 249-258 2. Bạch văn Cam (2009), “Xuất huyết tiêu hoá”, Phác đồ điều trị nhi khoa bệnh viện Nhi đồng 1, tr 111-115 3. Nguyễn Công Khanh (2001), “Xuất huyết tiêu hoá”, Tiếp cận chẩn đoán Nhi khoa, tr 95-98. 4. Nguyễn Công Khanh (2001),”Nôn máu”, Tiếp cận chẩn đoán Nhi khoa, tr 99-102 9
  10. 5. Trần Tấn Trăm và cộng sự (2000) “Xuất huyết tiêu hoá”, Phác đồ điều trị Nhi khoa, tr 83-86 Câu hỏi lượng giá: 1. Lâm sàng của xuất huyết đường tiêu hóa (chọn câu sai) a. Nôn ra máu b. Tiêu ra máu c. Chảy máu ở hậu môn trực tràng d. Khạc ra máu@ 2. Nôn ra máu là (chọn câu đúng) a. Được xác định khi có xuất hiện máu tươi hoặc máu đen trong chất nôn@ b. Trẻ nôn ra thức ăn và thuốc có màu máu c. Chảy máu mũi nuốt vào dạ dày rồi nôn ra d. Trẻ sơ sinh hít phải máu mẹ trong quá trình chuyển dạ rồi nôn ra sau đẻ 3. Tiêu ra máu được xác định khi phân có (chọn câu sai) a. Màu nâu đen, b. Đỏ sẫm c. Đỏ tươi d. Chỉ có câu a là đúng@ 4. Trẻ tiêu phân sền sệt hoặc lỏng, mùi khắm, kèm theo nôn, đau bụng, thường trong bệnh (chọn câu đúng) a. Viêm đại tràng b. Viêm ruột hoại tử@ c. Polyp hậu môn trực tràng d. Lồng ruột 5. Trẻ tiêu máu đỏ tươi, không nôn, thường do bệnh (chọn câu sai) a. Nứt hậu môn b. Polyp hậu môn trực tràng c. Loét hậu môn d. Lồng ruột@ 6. Biểu hiện toàn thân do tình trạng xuất huyết tiêu hóa là (chọn câu đúng) a. Xác định khối lượng máu đã mất b. Đánh giá tình trạng thiếu máu c. Đánh giá diễn tiến của xuất huyết tiêu hóa đã ngừng hay tiếp tục chảy d. Các câu trên đều đúng@ 7. Để đánh giá khối lượng máu đã mất cần làm xét nghiệm gì? (chọn câu sai) a. Hct b. Hb c. Bạch cầu@ d. Tiểu cầu 8. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) 10
  11. a. Viêm thực quản b. Dãn tĩnh mạch thực quản c. Loét dạ dày d. Nứt hậu môn@ 9. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Loét dạ dày b. Dãn tĩnh mạch thực quản c. Viêm ruột hoại tử@ d. Viêm thực quản 10. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Viêm thực quản b. Dãn tĩnh mạch thực quản c. Loét dạ dày d. Dị ứng protein sữa@ 11. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Chảy máu đường mật b. Dãn tĩnh mạch thực quản c. Quá sản hạt lympho@ d. Loét tá tràn 12. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Chảy máu đường mật b. Viêm đại tràng màng giả@ c. Dãn tĩnh mạch thực quản d. Hội chứng Mallory-Weiss 13. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Polyp ruột@ b. Hội chứng Mallory-Weiss c. Dãn tĩnh mạch thực quản d. Dị vật 14. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Uống phải chất ăn mòn b. Hội chứng Mallory-Weiss c. Túi thừa Meckel@ d. Dị vật 15. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Xoắn ruột@ b. Hội chứng Mallory-Weiss c. Dị vật d. Uống phải chất ăn mòn 16. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Viêm dạ dày b. Hội chứng Mallory-Weiss c. Lồng ruột@ 11
  12. d. Uống phải chất ăn mòn 17. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Scholein-Henoch@ b. Hội chứng Mallory-Weiss c. Loét dạ dày d. Uống phải chất ăn mòn 18. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Hội chứng Mallory-Weiss b. Viêm đại tràng ưa eosin@ c. Loét dạ dày d. Uống phải chất ăn mòn 19. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Loét dạ dày b. Hội chứng tán huyết urê huyết@ c. Hội chứng Mallory-Weiss d. Uống phải chất ăn mòn 20. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên (chọn câu sai) a. Loét dạ dày b. Viêm dạ dày - ruột@ c. Hội chứng Mallory-Weiss d. Uống phải chất ăn mòn 21. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ sơ sinh (chọn câu sai) a. Rối loạn đông máu b. Ruột đôi c. Hội chứng Mallory-Weiss@ d. Stress ulcer 22. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ sơ sinh (chọn câu sai) a. Dị vật b. Stress ulcer c. Rối loạn đông máu@ d. Nuốt máu mẹ 23. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ nhỏ (chọn câu sai) a. Viêm thực quản b. Viêm dạ dày c. Rối loạn đông máu d. Polyp đại tràng@ d. Nuốt máu mẹ 24. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ lớn (chọn câu sai) a. Loét dạ dày – tá tràng b. Dãn tĩnh mạch thực quản c. Lồng ruột@ d. Bệnh viêm ruột 25. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa dưới ở trẻ sơ sinh (chọn câu sai) 12
  13. a. Xoắn ruột b. Nứt hậm môn c. Viêm ruột hoại tử d. Nuốt máu mẹ@ 26. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa dưới ở trẻ nhỏ (chọn câu sai) a. Viêm ruột b. Polyp đại tràng c. Túi thừa Meckel d. Viêm dạ dày@ 27. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa dưới ở trẻ lớn (chọn câu sai) a. Polyp đại tràng b. Dãn tĩnh mạch thực quản@ c. Viêm ruột d. Dị dạng mạch máu 28. Xác định chẩn đoán nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa (chọn câu đúng) a. Xq bụng b. Siêu âm bụng c. Nôi soi đường tiêu hóa@ d. Công thức máu 29. Bệnh nhi nôn ra máu mức độ nhẹ, lâm sàng có các dấu hiệu là (chọn câu sai) a. Nôn máu ít b. Chất nôn màu đỏ sẫm c. Huyết áp bình thường d. Thiếu máu nhẹ@ 30. Bệnh nhi nôn ra máu mức độ nặng, lâm sàng có các dấu hiệu là (chọn câu sai) a. Hút dạ dày có nhiều máu mới b. Nhịp tim nhanh c. Huyết áp bình thường@ d. Có thiếu máu 31. Bệnh nhi nôn ra máu mức độ rất nặng, lâm sàng có các dấu hiệu là (chọn câu sai) a. Lượng máu mất ít@ b. Mạch nhanh nhẹ c. Huyết áp kẹp d. Thiếu máu nặng 32. Nguyên tắc điều trị của xuất huyết tiêu hóa (chọn câu đúng) a. Bồi hoàn thể tích máu mất b. Điều trị cầm máu c. Tìm và điều trị nguyên nhân d. Tất cả các câu trên đều đúng@ 33. Chỉ định nội soi cấp cứu của xuất huyết tiêu hóa khi (chọn câu đúng) a. Xuất huyết tiêu hóa nặng đe dọa tính mạng bệnh nhân b. Cần phải ổn định dấu hiệu sinh tồn bằng hồi sức nội khoa 13
  14. c. Không có rối loạn đông máu nặng d. Tất cả các câu trên đều đúng@ 34. Chỉ định phẫu thuật của xuất huyết tiêu hóa khi (chọn câu đúng) a. Lồng ruột b. Polyp c. Ruột đôi d. Tất cả các câu trên đều đúng@ 35. Chỉ định phẫu thuật của xuất huyết tiêu hóa khi (chọn câu đúng) a. Một số bệnh lý ngoại khoa b. Thất bại điều trị nội khoa c. Cón xuất huyết khi lượng máu truyền trên 85mlkg d. Tất cả các câu trên đều đúng@ Câu 36-40 Trẻ 10 tuổi, sốt ho 2 ngày mua thuốc uống, sốt giảm, đến trưa trẻ thấy đau bụng vùng thượng vị sau đó ói máu đỏ tươi 5 lần, mỗi lần khoảng hơn 50ml, nên xin nhập viện. Tình trạng lúc nhập viện: trẻ tỉnh lừ đừ, da xanh xao, niêm nhợt, lòng bàn tay trắng bệch. Tìm đều 140 lần/phút, phổi không ral, bụng mềm sờ trẻ dau vùng thượng vị gan lách sờ không chạm, HA 80/50 mmHg, mạch nhanh 140 lần/phút, không sốt. Tiền sử: thỉnh thoảng trẻ than đau vùng thượng vi, đau lúc đói nhiều hơn, ăn vào thì hết đau, nôn ói lúc sáng sớm 36. Hãy nêu chẩn đoán phù hợp với bệnh nhân (chọn câu đúng) a. Xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng@ b. Xuất huyết tiêu hóa dưới mức độ nặng c. Xuất huyết tiêu hóa dưới mức độ rất nặng d. Xuất huyết tiêu hóa trên mức độ rất nặng 37. Hãy nêu nguyên nhân phù hợp với bệnh nhân (chọn câu đúng) a. Viêm loét dạ dày tá tràng@ b. Do dị ứng với thuốc c. Stress ulcer d. Tất cả các câu trên đều đúng 38. Cần làm xét nghiệm gì giúp chẩn đoán xác định nguyên nhân (chọn câu đúng) a. Xq bung b. Nội soi dạ dày@ c. Siêu âm bụng d. Tất cả các câu trên đều đúng 39. Nêu điều trị phù hợp với bệnh nhân (chọn câu sai) a. Thở oxy b. Thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch c. Truyền máu d. Kháng sinh@ 40. Tiếp tục điều trị phù hợp với bệnh nhân (chọn câu đúng) a. Ranitidine b. Phosphalugel 14
  15. c. Vit K d. Tất cả các câu trên đều đúng@ Câu hỏi ngắn 1. Trình bày biểu hiện lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa 2. Nêu nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa theo vị trí 3. Nêu nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa theo tuổi 4. Mô tả lâm sàng và cận lâm sàng theo 1 số nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa 5. Nêu điều trị bệnh nhân XHTH có sốc nặng 6. Nêu điều trị bệnh nhân XHTH không sốc 7. Nêu chỉ định nội soi cấp cứu và phẩu thuật 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2