intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

203
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em là đối tượng cần chú ý khi dùng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Tuổi Trẻ em: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Vì thế khi dùng thuốc có nhiều điểm phải chú ý. Thường chia thành 3 lứa tuổi: sơ sinh, đang bú và trẻ từ 2-10 tuổi. Việc hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa ở trẻ em rất thất thường. Thuốc hấp thu tốt ở đường trực tràng. Khi bôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

  1. Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Trẻ em là đối tượng cần chú ý khi dùng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
  2. Tuổi Trẻ em: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Vì thế khi dùng thuốc có nhiều điểm phải chú ý. Thường chia thành 3 lứa tuổi: sơ sinh, đang bú và trẻ từ 2-10 tuổi. Việc hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa ở trẻ em rất thất thường. Thuốc hấp thu tốt ở đường trực tràng. Khi bôi thuốc ngoài da cho trẻ em phải lưu ý do thuốc có thể bị hấp thu nhiều, gây tác dụng toàn thân. Về phân phối thuốc, ở trẻ em có nhiều khác biệt do lượng albumin, globulin còn thiếu, hàng rào thần kinh chưa phát triển... Chuyển hóa thuốc bị hạn chế do hệ enzym chưa hoàn chỉnh, phản ứng liên hợp không đều... Người cao tuổi: Người cao tuổi hay dùng cùng lúc nhiều loại thuốc. Trong thực tế, tai biến do dùng thuốc ở tuổi 60-70 thường cao gấp đôi so với lứa tuổi 30- 40. Độ pH của dạ dày tăng ở người già, lưu lựơng máu ở gan giảm. Hơn nữa, ở người cao tuổi, sự tưới máu ở ruột giảm, giảm dự trữ protein huyết tương, cả ba cơ chế thải thuốc qua thận đều giảm, khối lượng thận giảm 20% và sự tháo sạch của dạ dày giảm... Tất cả các yếu tố trên làm cho quá trình dược động học ở người già có rất nhiều thay đổi và trực tiếp ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Giới
  3. Với nữ giới có nhiều giai đoạn phải chú ý như trong thời kỳ kinh nguyệt không cấm hẳn dùng thuốc nhưng cần thận trọng. Thời kỳ có thai, nguyên tắc chung là tránh dùng mọi loại thuốc. Trong trường hợp bắt buộc phải cân nhắc kỹ lợi ích trên rủi ro và lưu ý các thuốc thấm được qua nhau thai. Thời kỳ cho con bú tránh các thuốc làm giảm lượng nước của cơ thể mẹ, các thuốc thải qua sữa... Cân nặng Hai người có cân nặng khác nhau, nhưng cơ quan phủ tạng không khác nhau nhiều, chỉ khác nhau ở lượng mỡ. Do đó, cần chú ý sử dụng đối với các thuốc tan nhiều trong lipid. Người béo, tuần hoàn trì trệ, cơ tim, mạch máu có thay đổi. Vì vậy, cần chú ý khi sử dụng các thuốc tim mạch. Thời điểm uống thuốc
  4. Thời điểm uống thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của thuốc. Sau đây là một số ví dụ: Ban đêm các bệnh nhân bị đái tháo đường và tim mạch nhạy cảm hơn với digitalis. Tiêm penicilin vào buổi tối bao giờ cũng cho nồng độ trong máu cao hơn. Tolbutamid làm tăng tiết insulin vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều. Uống indometacin, theophylin vào buổi sáng hấp thu tốt hơn buổi chiều. Tác dụng lợi tiểu và thải kali của hypothiazid mạnh nhất nếu dùng từ 16 - 20 giờ. Verapamin hạ huyết áp mạnh nhất vào thời điểm từ 12-16 giờ và mất tác dụng về ban đêm. Trạng thái bệnh lý
  5. Đối với từng bệnh lý có những thuốc cấm dùng hoặc dùng phải thận trọng. Ví dụ: đối với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ cần tránh dùng các thuốc chống phân chia tế bào (cyclophosphamid, methotrexat), chống động kinh, chống sốt rét, chống trầm cảm... Người bệnh suy mạch vành cần tránh các thuốc làm tăng công năng của tim (adrenalin, levodopa...), thuốc làm giảm ôxy cơ tim (thuốc liệt hạch, giảm glucose...) hay người đang theo chế độ ăn kiêng muối cần tránh các thuốc chứa natri...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2