iii
TÓM TẮT
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu
và phù hợp theo quy định của cơ quan chức năng thì ngân hàng đó mới có khả năng đương
đầu với những rủi ro hoạt động tiềm ẩn cũng như rủi ro đến từ bên ngoài đồng thời bảo vệ
được vốn của các nhà đầu tư và tạo lòng tin cho người gửi tiền. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ an toàn
vốn được các ngân hàng duy trì ở mức quá cao cũng làm cho ngân hàng đó mất đi cơ hội
gia tăng lợi nhuận. Do đó để xác định được tỷ lệ an toàn vốn nào là phù hợp thì trong các
Hiệp ước của Ủy ban Basel cùng với định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt
Nam thì việc nghiên cứu về tỷ lệ an toàn vốn đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các
ngân hàng.”Bên cạnh đó, việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn có ý
nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng, do đó tôi quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam” để nghiên cứu. Đề tài
sử dụng số liệu 31 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2021, dữ liệu nghiên
cứu thứ cấp được lấy từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng, dữ
liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê. Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn
CARĐ là biến được đo lường an toàn vốn của ngân hàng TMCP Việt Nam. Bên cạnh đó
các biến thể hiện yếu tố vĩ mô là: tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF); các biến
yếu tố nội bộ ngân hàng là quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA), biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOA), khả
năng thanh khoản (FDR).
“Phương pháp sử dụng trong bài nghiên cứu là phân tích hồi quy bằng phương pháp
bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares). Kết quả
nghiên cứu cho thấy biên lãi ròng, khả năng thanh khoản, tăng trưởng kinh tế và lạm phát
có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn trong khi đó quy mô ngân
hàng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu có ý
nghĩa thống kê và tác động ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn.”
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra các gợi ý, hàm ý cho các ngân hàng
TMCP liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn.
Từ khoá: Tỷ lệ an toàn vốn, Chuẩn mực Basel, FGLS, Ngân hàng TMCP, Việt Nam