intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 chữ T khích lệ tinh thần nhân viên

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

138
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thái độ: Thái độ của sếp với nhân viên rất quan trọng. Là người lãnh đạo, bạn cần duy trì thái độ tích cực, lạc quan, cởi mở với mọi người kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Tạo ra bầu không khí vui vẻ, thân thiện sẽ giúp các nhân viên đỡ áp lực, không bị gò bó, hiệu quả công việc vì thế sẽ cao hơn. 1. Tôn trọng: Lắng nghe và tôn trọng quan điểm cũng như ý kiến của các nhân viên là điều rất cần thiết. Đừng khiến một nhân viên nào đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 chữ T khích lệ tinh thần nhân viên

  1. 6 chữ T khích lệ tinh thần nhân viên Thái độ: Thái độ của sếp với nhân viên rất quan trọng. Là người lãnh đạo, bạn cần duy trì thái độ tích cực, lạc quan, cởi mở với mọi người kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Tạo ra bầu không khí vui vẻ, thân thiện sẽ giúp các nhân viên đỡ áp lực, không bị gò bó, hiệu quả công việc vì thế sẽ cao hơn. 1. Tôn trọng: Lắng nghe và tôn trọng quan điểm cũng như ý kiến của các nhân viên là điều rất cần thiết. Đừng khiến một nhân viên nào đó cảm thấy ý kiến của mình là thừa thãi, thiếu tôn trọng. Thay vào đó, bạn hãy chân thành góp ý, khen thưởng đúng người, đúng việc để khích lệ tinh thần nhân viên trong công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề ra những chỉ tiêu, chiến lược ưu đãi đối với những cá nhân và nhóm có kết quả làm việc xuất sắc. 2. Trao đổi: Thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhân viên để các phòng ban có thể trao đổi kinh nghiệm và trò chuyện thư giãn như một đại gia đình. Tuy nhiên, phải chú ý linh hoạt trong việc sử dụng quỹ thời gian chung để không làm “thâm hụt” quỹ thời gian dành cho gia đình của nhân viên. 3. Thảo luận: Làm việc với từng cá nhân và thảo luận về các mục tiêu cá nhân với họ. Khuyến khích nhân viên trao đổi, thảo luận từ đó tạo điều kiện
  2. cho họ phát huy những điểm mạnh của mình. Được phát huy đúng sở trường sẽ khiến các nhân viên hăng hái hơn trong công việc. 4. Thân thiện: Không nên quá xa cách với nhân viên của mình nhưng cũng đừng nên quá thân mật với một nhân viên nào đó. Hãy dành cho các nhóm những phần thưởng khuyến khích nho nhỏ như một bữa ăn pizza hay buổi dã ngoại cuối tuần, sau khi tất cả đã vượt qua khoảng thời gian căng thẳng, khó khăn. 5. Tâm lý: Nên thường xuyên tổ chức đi chơi dã ngoại hoặc gặp gỡ thân mật bên ngoài nơi làm việc để mọi người có thể gần gũi, hiểu nhau hơn. Bạn sẽ được các nhân viên khen ngợi là người sếp tâm lý đấy! 6. Thoải mái: Hãy “mở cửa” cho nhân viên mình được linh hoạt hơn trong công việc. Không nên bó buộc mọi thứ trong những lề lối cứng ngắc, chẳng hạn như thay vì tổ chức cuộc họp trong phòng hội nghị, bạn có thể khởi xướng cuộc họp ngay trong căntin hay tại phòng làm việc của mọi người. Để duy trì năng lượng cho cả ngày làm việc, bạn nên vui vẻ và thân thiện với mọi người, đồng thời thể hiện quan điểm tích cực trước mọi vấn đề. Như vậy, công sở có thể thật sự trở thành một nơi giúp bạn tận hưởng cuộc sống giống như ngôi nhà thứ hai của mình. Những cuộc nói chuyện vui vẻ, thân mật với sếp và đồng nghiệp sẽ làm tăng tình đoàn kết và tình cảm của mọi người với nhau. Nhưng hãy biết hạn chế ở mức độ phù hợp, không tán gẫu thường xuyên trong giờ làm việc.
  3. Áp lực thời gian hay mức độ phức tạp của công việc sẽ khiến nhân viên bộc lộ điểm yếu của mình, đồng thời phân biệt giữa những người sẵn sàng cho việc thăng tiến, phát triển và những người chưa sẵn sàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2