intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 nguyên tắc vàng trong giảng dạy đại học

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

101
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Khuyến khích sự liên hệ giữa sinh viên và giáo viên toàn khoa Sự liên hệ thường xuyên giữa sinh viên và giáo viên trong và ngoài lớp học là nhân tố quan trọng trong việc tạo động lực học tập cho sinh viên và thu hút sự quan tâm của họ. Sự quan tâm của giáo viên trong khoa sẽ giúp sinh viên vượt qua những giai đoạn khó khăn và tiếp tục học tập. Mối quan hệ tốt với một vài thành viên của khoa sẽ thúc đẩy quá trình học tập chuyên môn và giúp sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 nguyên tắc vàng trong giảng dạy đại học

  1. 7 nguyên tắc vàng trong giảng dạy đại học 1. Khuyến khích sự liên hệ giữa sinh viên và giáo viên toàn khoa Sự liên hệ thường xuyên giữa sinh viên và giáo viên trong và ngoài lớp học là nhân tố quan trọng trong việc tạo động lực học tập cho sinh viên và thu hút sự quan tâm của họ. Sự quan tâm của giáo viên trong khoa sẽ giúp sinh viên vượt qua những giai đoạn khó khăn và tiếp tục học tập. Mối quan hệ tốt với một vài thành viên của khoa sẽ thúc đẩy quá trình học tập chuyên môn và giúp sinh viên tự ý thức về giá trị của họ cũng như những kế hoạch cho tương lai. 2. Tăng cường việc trao đổi học tập và sự hợp tác giữa các sinh viên Quá trình học tập sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nếu có sự cố gắng của đồng đội thay vì việc rượt đuổi cá nhân. Quá trình học tốt, cũng giống như làm việc tốt chính là nhờ sự hợp tác và hòa đồng chứ không phải từ việc cạnh tranh và làm việc đơn lẻ. Chính việc hợp tác với sinh viên khác sẽ làm tăng khả năng tham gia tích cực trong quá trình học tập. Trình bày ý tưởng của mình và bình luận ý kiến của người khác sẽ giúp tư duy sắc bén hơn và hiểu vấn đề sâu hơn. 3. Khuyến khích quá trình học tập tích cực
  2. Học tập không phải là một hoạt động một chiều. Sinh viên học tập không phải chỉ ngồi trong lớp nghe giảng, ghi nhớ mớ kiến thức khô cứng và đưa ra những câu trả lời học thuộc trong sách. Họ phải c ùng nhau thảo luận về những vấn đề họ đang nghiên cứu, viết về nó, liên hệ nó với kiến thức cũ và ứng dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Họ phải biết biến kiến thức sách vở thành một phần kiến thức của họ. 4. Đưa ra nhận xét mang tính gợi ý Nhận thức được điều gì mình đã biết và điều gì chưa biết là mục tiêu của quá trình học tập. Sinh viên cần những lời nhận xét thích đáng về những gì mà họ làm được để tiến bộ từ khóa học. Khi mới bắt đầu, sinh viên cần sự giúp đỡ trong việc đánh giá những kiế n thức đã học và năng lực đã có. Trong lớp, sinh viên cần được tạo cơ hội để thực hành và nhận được những gợi ý để tiến bộ hơn. Đến giai đoạn nhất định trong khóa học và vào cuối khóa, sinh viên cần có cơ hội để kiểm tra lại họ đã học được gì, cần học thêm gì và làm thế nào để tự đánh giá được kiến thức của họ. 5. Nhấn mạnh thời gian cho từng việc Học tập chính bằng thời gian cộng với công sức. Không gì có thể thay thế được thời gian học tập. Học cách quản lý thời gian một cách hiệu quả là việc rất cần thiết, nó thể hiện tính chuyên nghiệp của sinh viên. Phân bố lượng thời gian phù hợp cũng có nghĩa là quá trình học tập hiệu quả của sinh viên và quá trình giảng dạy tốt của giáo viên toàn khoa. Việc phân chia thời gian cho sinh viên, nhà quản lý và hội đồng giáo viên dựa vào cơ sở tất cả mọi người đều làm việc hiệu quả cao. 6. Đặt yêu cầu cao
  3. Càng yêu cầu cao thì bạn càng đạt được nhiều hơn. Yêu cầu cao là điều rất quan trọng đối với tất cả mọi người, cho cả những người chuẩn bị sơ sài, và cho cả sinh viên những sinh viên giỏi và thông minh. Những yêu cầu đó sẽ thúc đẩy giáo viên và sinh viên cố gắng nhiều hơn. 7. Tôn trọng các điểm mạnh và kiểu học của từng sinh viên Có rất nhiều con đường để đạt được mục tiêu học tập. Sinh viên mang tới môi trường đại học nhiều phong cách học và tài năng khác nhau. Những sinh viên xuất sắc trong các buổi thảo luận có thể sẽ không giỏi trong phòng thí nghiệm hay các buổi học nghệ thuật. Những người khéo tay có thể không giỏi lý thuyết và ngược lại. Sinh viên cần có cơ hội để thể hiện tài năng và học theo cách phù hợp với họ. Sau đó họ mới có thể học theo cách mà giáo viên yêu cầu. Tóm lại, mặc dù mỗi nguyên tắc có thể áp dụng độc lập, nhưng tóm lại chúng đều xuất phát từ sáu động lực chính: hoạt động, sự mong đợi, sự hợp tác, sự tương tác, tính đa dạng và trách nhiệm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2