AN TOÀN KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ LÀM VIỆC TRÊN GIÀN GIÁO
lượt xem 116
download
I .Những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn và biện pháp an toàn khi đào hố sâu: 1.Vách đất bị sụt lở đè lên người vì những nguyên nhân: - Hố, hào đào với vách đứng cao quá giới hạn cho phép đối với từng loại đất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: AN TOÀN KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ LÀM VIỆC TRÊN GIÀN GIÁO
- ĐỀ TÀI: AN TOÀN KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ LÀM VIỆC TRÊN GIÀN GIÁO I .Những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn và biện pháp an toàn khi đào hố sâu: 1.Vách đất bị sụt lở đè lên người vì những nguyên nhân: - Hố, hào đào với vách đứng cao quá giới hạn cho phép đối với từng loại đất. - Hố, hào đào với vách nghiêng (mái dốc, taluy) mà góc nghiêng quá lớn, vách đất mất cân bằng ổn định do lực chống trượt (lực ma sát và lực dính của đất) nhỏ hơn lực trượt dẫn tới bị sạt, trượt lở xuống. - Vách đất còn có thể bị sụt lở do tác động của ngoại lực như: đất đào lên hoặc vật liệu đổ chất đống gần mép hố đào; hố, hào ở gần đường giao thông do lực chấn động của các phương tiện vẩn chuyển cũng có thể làm cho vách đất bị sụt lở bất ngờ. - Đất bị sụt do tác động trượt của tải nằm gần hố. 2. Các biện pháp an toàn khi đào hố : 2.1 Chống vách đất bị sụt lở : a)Đào hố, hào sâu vách đứng không gia cố chống vách -Chỉ đươc đào với vách đứng ở đất nguyên thổ, có độ ẩm tự nhiên, không có mạch nước ngầm và xa các nguồn chấn động với chiều sâu giới hạn. -Theo qui phạm kỷ thuật an toàn trong xây dựng TCVN-5308-1991 thì chiều sâu hố, hào đào vách đứng trong các loại đất được qui định như sau: + Không quá 1m đối với đất cát và đất tơi xốp,và đất mới đắp; + Không quá 1,25m đối với đất pha cát (á cát); + Không quá 1,50m đối với đất pha sét (á sét) và đất sét: + Không quá 2,0m đối với đất rất cứng khi đào phải dùng xà beng hoặc cuốc chim. -Khi đào hố, hào sâu bằng máy ở nơi đất dính có độ chặc cao thì cho phép đào vách đứng sâu tới 3m nhưng không được có người ở dưới. Nếu cần có người làm việc ở dưới thì chỗ có người phải chống vách hoặc đào thành mái dốc. -Trong suốt quá trình thi công phải thường xuyên xem xét tình hình ổn định vững chắc của vách hố, hào, nếu thấy ở trên vách có các vết rạn nứt có thể bị sạt lở thì phải ngừng ngay công việc, công nhân phải lên khỏi hố, hào và có biện pháp kịp thời chống đỡ chỗ đó hoặc phá cho đất chỗ đó sụt lở luôn để tránh nguy hiểm sau này. -Khi đào hố, hào sâu với vách đứng tuyệt đối không được đào kiểu hàm ếch. b) Đào hố, hào sâu vách đứng có chống vách -Đào hố, hào sâu ở những nơi đất bị xáo trộn (đất đắp, đất đã được làm tơi trước bằng nổ mìn), mức nước ngầm cao và vách đào thẳng đứng thì phải chống vách. -Trong đất độ ẩm cao và đất tơi, gia cố bằng các tấm ván để nằm ngang. -Cọc đứng đóng cách nhau 1,5m dọc theo vách hố, hào. -Đối với các hố, hào có độ sâu lớn, việc chống vách phải thực hiện thành nhiều đợt từ trên xuống, mỗi đợt cao từ 1 – 1,2m. -Trong quá trình thi công phải luôn luôn theo dõi, quan sát kết cấu vách. Nếu có điều gì nghi ngờ (vách lát bị phình, văng cọc đứng bị uốn cong nhiều, v.v.) có thể dẫn tới dãy sập thì phải ngừng thi công, mọi người ra khỏi hố, hào và có biện pháp gia cố kịp thời
- (tăng cọc giữ và văng chống v.v.) bảo đảm chắc chắn an toàn mới được tiếp tục làm việc) -Khi đã đào xong, hoặc sau khi đã kết thúc các công việc làm ở trong hố, hào thì tiến hành lấp đất. Khi lấp đất vào hố, hào phải tiến hành tháo dỡ kết cấu chống vách theo từng phần từ dưới lên theo mức lấp đất, không được dở ngay một lúc tất cả. 2.2 Phòng ngừa người ngã xuống hố : - Khi đào hố, hào sâu công nhân lên xuống hố, hào phải dùng thanh bắc chắc chắn hoặc tạo bậc lên xuống ở những nơi đã quy định. - Không dược nhảy khi xuống, không được đu người lên vách hố, hào hay leo trèo theo kết cấu chống vách để lên. - Khi đào hố, hào ở nơi có nhiều người đi lại như bên cạnh đường đi, trong sân bãi, gần nơi làm việc, v.v. thì cách mép hố, hào 1m phải làm rào ngăn chắc chắn cao ít nhất 1m và có biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. -Để đi lại qua hố, hào phải bắc cầu nhỏ rộng ít nhất 0,8m đối với cầu đi lại một chiều và rộng 1,5m đối với cầu đi lại hai chiều, cầu có lan can bảo vệ chắc chắn cao 1m. Ban đêm phải có đèn chiếu sáng cầu. 2.3. Phòng ngừa đất đá lăn rơi từ trên cao xuống hố, hào. - Đất đá từ dưới đổ lên bờ phải để cách xa mép hố, hào ít nhất là 0,5m. Đống đất đổ lên bờ phải có độ dốc không quá 450 so với phương nằm ngang. Khi đào nếu có các tảng đá nhô ra khỏi mặt phẳng mái dốc cần phải phá bỏ đi từ phía trên. - Trong lúc nghỉ giải lao mọi người không được ngồi ở dưới hố, hào. Hố, hào đào ở gần đường đi lại, vận chuyển xung quanh mép cần dựng ván chắn cao 15cm. - Khi đào đất bằng máy đào, trong lúc máy đang hoạt động, cấm công nhân đứng trong phạm vi tầm quay của tay cầm máy đào. - Không được bố trí người làm việc trên miệng hố, hào trong khi đang có người làm việc ở dưới. 2.4. Phòng ngừa người bị ngạt thở khí độc. - Khi đào hố, hào sâu nếu phát hiện thấy hơi khí khó ngửi, hoặc có hiện tượng người chóng mặt, khó thở, nhức đầu,… thì phải ngừng ngay công việc mọi người phải ra xa chỗ đó. Nếu phải làm việc trong điều kiện có hơi khi độc thì công nhân phải sử dụng mặt nạ chống hơi khí độc, bình thở, v.v. - Trước khi xuống làm việc ở hố, hào sâu phải kiểm tra không khí xem có hơi khí độc không bằng dụng cụ (đồng hồ) xác định khí độc hoặc có thể thả chuột nhắt hoặc gà con xuống hố, hào để kiểm tra. Nếu những con vật này vẫn bình thường, không có hiện tượng gì khả nghi chứng tỏ không khí dưới hố, hào không có hơi khí độc. - Khi phát hiện có hơi khí độc thì phải có biện pháp làm thoát chúng bằng quạt gió, máy nén khí. Tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý nguồn phát sinh 3. Phòng ngừa chấn thương khi nổ mìn: -Việc tính toán an toàn cho công tác nổ phá là xác định chính xác khoảng cách an toàn.
- -Nghiên cứu tính chất nguy hiểm của nổ phá có mấy phương diện sau: +Phạm vi nguy hiểm của hiệu ứng động đất. +Cự ly nguy hiểm nổ lây. +Phạm vi tác dụng nguy hiểm của sóng không khí xung kích. +Cự ly nguy hiểm mảnh vụn đất đá bay cá biệt. - Những quy định bảo đảm an toàn khi nổ mìn: + Khi nổ mìn phải sử dụng các loại thuốc nào ít nguy hiểm và kinh tế nhất được cho phép dùng đối với mỗi loại công việc. +Khi dự trữ thuốc nổ quá 1 ngày đêm thì phải bảo quản thuốc ở kho đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan công an địa phương nhằm bảo đảm an toàn. +Kho thuốc nổ phải bố trí xa khu người ở, khu vực sản xuất. +Nếu thi công nổ mìn theo lúc tối trời thì chỗ làm việc phải được chiếu sáng đầy đủ và phải tăng cường bảo vệ vùng nguy hiểm. +Phải kiểm tra vùng nổ sau khi nổ mìn. II. An toàn khi làm việc trên cao và giàn giáo 1. Yêu cầu về mặt an toàn đối với giàn giáo: -Tác dụng là kết cấu tạm để đỡ vật liệu và người làm việc trên cao, yêu cầu cơ bản đối với giàn giáo về mặt an toàn là: +Phải đủ cường độ và độ cứng, không bị cong võng quá mức, không bị gục gãy. +Khi chịu lực thiết kế thì toàn bộ giàn giáo không bị mất ổn định. -Để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng giàn giáo cần phải: +Chọn loại giàn giáo thích hợp với tính chất công việc. +Lắp dựng giàn giáo đúng yêu cầu của thiết kế, có kiểm tra kỹ thuật tr ước khi s ử dụng. +Quá trình sử dụng phải tuân theo kỹ thuật an toàn. - Khi lựa chọn và thiết kế giàn giáo, phải dựa vào: +Kết cấu , loại công việc và chiều cao của từng đợt đổ bêtông, đợt xây trát. +Trị số tải trọng, vật liệu sẵn có để làm giàn giáo. -Thời gian làm việc của giàn giáo và các điều kiện xây dựng khác. - Khi lắp dựng và sử dụng giàn giáo, phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn cơ bản sau: +Bảo đảm độ bền kết cấu, sự vững chắc và độ ổn định trong thời gian lắp dựng cũng như thời gian sử dụng. +Phải có thành chắn để đề phòng người ngã hoặc vật liệu, dụng cụ rơi xuống. +Bảo đảm vận chuyển vật liệu trong thời gian sử dụng. +Chỉ được sử dụng giàn giáo khi đã lắp dựng xong hoàn toàn. 2. Nguyên nhân gây tai nạn: a. Nguyên nhân làm đổ gãy giàn giáo: - Do thiết kế tính toán. - Do chất lượng gia công, chế tạo - Do không tuân theo các điều kiện kỹ thuật khi lắp dựng giàn giáo -Thay đổi tuỳ tiện các kích thước thiết kế của sơ đồ khung không gian.
- -Không đảm bảo độ cứng, ổn định, hệ gia cố không đảm bảo. -Nền không vững chắc, không chú ý đến điều kiện địa hình. - Nguyên nhân phát sinh trong quá trình sử dụng : +Giàn giáo bị quá tải. +Không kiểm tra thường xuyên về tình trạng giàn giáo. +Hệ gia cố giàn giáo với tường bị nới lỏng hoặc hư hỏng. +Các đoạn cột ở chân giàn giáo bị hư hỏng. +Các chi tiết mối nối bị phá hoại. b. Những nguyên nhân gây ra tai nạn: -Người ngã từ trên cao xuống, dụng cụ vật liệu rơi từ trên cao vào người. -Một phần công trình đang xây dựng bị sụp đổ. -Chiếu sáng chỗ làm việc không đầy đủ. -Tai nạn về điện. -Thiếu thành chắn và thang lên xuống giữa các tầng. -Chất lượng ván sàn kém. 3. Đảm bảo an toàn khi sử dụng giàn giáo a. Các điều kiện an toàn trên giàn giáo: - Mặt sàn công tác phải bằng phẳng, không có lỗ hỗng, không để hụt ván, khe hở giữa các tấm ván ≤ 5mm. - Chiều rộng sàn trong công tác xây dựng ≥ 1m. - Sàn công tác đặt cách tường ≤ 10cm. - Trên mặt giàn giáo và sàn công tác phải làm thành chắn cao hơn 1m để ngăn ngừa ngã và dụng cụ, vật liệu rơi xuống dưới. - Số tầng giàn giáo trên đó cùng 1 lúc có thể tiến hành làm việc không vượt quá 3 tầng, đồng thời công nhân không làm việc trên 1 mặt phẳng đứng. -Để thuận tiện cho việc lên xuống, giữa các tầng phải đặt các cầu thang và phải ≤ 25m -Chiều rộng thân thang tối thiểu là 1m. - Giàn giáo kim loại phải được tiếp đất để chống sét. - Khi làm việc về ban đêm phải được chiếu sáng đầy đủ. -Công nhân làm việc trên giàn giáo phải có dây an toàn. 4. An toàn vận chuyển vật liệu trên giàn giáo: - Khi lắp dựng gian giáo phải dùng puli, ròng rọc và tời kéo tay. Lúc lắp giàn giáo ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn. - Để đưa vật liệu xây dựng lên giàn giáo : -Khi cần trục và thang tải bố trí đứng riêng, thì phải cố định chúng với các kết cấu của công trình. - Chỉ cho phép vận chuyển vật liệu trên giàn giáo bằng xe cút kít hay xe cải tiến. 5. An toàn khi tháo dỡ giàn giáo: - Trong thời gian tháo dỡ giàn giáo, tất cả các cửa trong khu vực tiến hành tháo dỡ đều phải đóng lại.
- - Trước khi tháo ván sàn giàn giáo phải dọn sạch vật liệu, dụng cụ, rác rưỡi trên sàn ván. - Trong khu vực đang tháo phải có biển cấm người qua lại. - Các tấm ván sàn, các thanh kết cấu giàn giáo được tháo dỡ ra phải dùng cần trục hoặc tời để đưa xuống đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG 5: Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy xây dựng
12 p | 698 | 295
-
Bài thuyết trình Kỹ thuật an toàn trong xây dựng - ĐH Thủ Dầu Một
48 p | 816 | 257
-
Bài giảng An toàn lao động: Chương V - ThS. Đặng Xuân Trường
60 p | 630 | 202
-
Giáo trình An Toàn Điện Chương 4
14 p | 340 | 168
-
Bài giảng An toàn lao động trong xây dựng - Lương Hòa Hiệp
70 p | 557 | 141
-
CHƯƠNG 5: Kỹ thuật an toàn khi đào đất đá và làm việc
18 p | 275 | 109
-
Chương III: Các biện pháp an toàn
38 p | 397 | 85
-
Bài giảng An toàn lao động: Chương 5 - Đại học Duy Tân
39 p | 20 | 12
-
Bài giảng An toàn lao động: Chương V - Đặng Xuân Trường
60 p | 16 | 6
-
Bài giảng An toàn lao động: Chương 5 - ThS. Nguyễn Huy Vững
60 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn