Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 1: Những khái niệm cơ bản về bản đồ
lượt xem 63
download
Bài giảng Bản đồ địa chính chương 1: Những khái niệm cơ bản về bản đồ trình bày về bản đồ và phân loại bản đồ, định nghĩa và tính chất của bản đồ, các yếu tố của bản đồ, vai trò của bản đồ trong thực tiễn khoa học. Tham khảo bài giảng để nắm bắt môn học một cách chi tiết nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 1: Những khái niệm cơ bản về bản đồ
- CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ 1.1 Bản đồ và phân loại bản đồ 1.1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của bản đồ học Bản đồ học là một ngành khoa học xuất hiện từ thời cổ xưa, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, quân sự…ngành bản đồ cũng ngày càng phát triển hoàn thiện.
- Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước đòi hỏi cần phải có đầy đủ các loại bản đồ, phục vụ công tác thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, quản lý đất đai, nghiên cứu về rừng, biển…Do đó, các loại bản đồ được thành lập ngày càng yêu cầu độ chính xác cao, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến Bản đồ học là lĩnh vực khoa học kỹ thuật về bản đồ về các tính chất và phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ. Đối tượng nhận thức của bản đồ học là không gian cụ thể của các đối tượng và hiện tượng thực tế khách quan và những biến đổi của chúng theo thời gian.
- Bản đồ học bao gồm nhiều bộ môn khoa học và kỹ thuật, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng mỗi môn lại có chức năng riêng. 1. Cơ sở lý thuyết bản đồ: Nghiên cứu các loại bản đồ địa lý, các tính chất, thành phần, lịch sử phát triển và các phương pháp thành lập chúng. 2. Toán bản đồ: Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp toán học để biểu thị bề mặt trái đất lên mặt phẳng. 3. Thành lập và biên tập bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp xây dựng và thiết kế bản đồ, chỉ đạo biên tập qua các giai đoạn thành lập bản đồ
- 4. Trình bày bản đồ: Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp và phương tiện trình bày màu sắc và chuẩn bị bản đồ cho khâu in ấn. 5. In bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp chế bản in và in hàng loạt bản đồ. 6. Sử dụng bản đồ: Đó là một bộ phận của bản đồ học, trong đó nghiên cứu những phương hướng và phương pháp sử dụng các bản đồ, đánh giá độ tin cậy và độ chính xác của các kết quả thu nhận được từ bản đồ.
- 7. Bản đồ số: Nghiên cứu các phương pháp và công nghệ thành lập bản đồ số, với sự trợ giúp của kỹ thuật tin học và các phần mềm chuyên dùng. 8. Kinh tế và tổ chức sản xuất bản đồ: Nghiên cứu các mặt về kinh tế và các biện pháp tổ chức hợp lý trong sản xuất bản đồ Bản đồ học có quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học như thiên văn, trắc địa, trọng lực, địa hình, địa lý và ngành in. Kết quả của các ngành thiên văn, trắc địa trọng lực cung cấp cho các nhà bản đồ những tài liệu về hình dạng, kích thước trái đất về vị trí địa lý của các điểm khống chế tọa độ, độ cao trên mặt đất
- Môn địa lý trình bày bản chất các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn gốc của chúng, mối liên hệ tương quan và sự phân bố của chúng trên bề mặt trái đất. Đó chính là cơ sở để phản ánh đúng đắn các đối tượng và hiện tượng trên bản đồ.
- 1.1.2 Định nghĩa và các tính chất của bản đồ 1. Định nghĩa: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của bề mặt trái đất lên mặt phẳng thông qua một quy tắc toán học nhất định (hay là phép chiếu bản đồ). Các nội dung trình bày trên bản đồ được lựa chọn thông qua sự tổng quát hóa và được thể hiện trên bản đồ bởi hệ thống các ký hiệu quy ước mang tính khoa học. Bản đồ số là bản đồ trên đó có sự chồng xếp các lớp thông tin khác nhau, là tập hợp của các thông tin được lưu trữ trong máy tính (trong đĩa) dưới dạng số và được thành lập dưới sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm chuyên dùng gắn liền với kỹ thuật sản xuất bản đồ
- Bản chất của bản đồ là một loại mô hình thông tin. Trong khoa học thuật ngữ mô hình thông tin được định nghĩa như sau: “Trong công tác nghiên cứu một đối tượng nào đó, dù là nghiên cứu lý luận hay nghiên cứu ứng dụng nếu người ta không nghiên cứu trực tiếp lên đối tượng mà thay bằng nghiên cứu một hệ thống tự nhiên hay nhân tạo nào đó thì hệ thống tự nhiên hay nhân tạo đó được gọi là mô hình” do đó: - Bản đồ là một mô hình nhận thức - Bản đồ là một mô hình thông tin - Bản đồ là một dạng ngôn ngữ kỹ thuật đặc biệt (ghi nhận và định vị đối tượng)
- 2. Tính chất của bản đồ a. Bản đồ có tính trìu tượng: Thực tế khách quan là một hệ thống nhiều thứ bậc hết sức phức tạp nhưng bản đồ thể hiện giản hóa và rõ ràng những mối liên hệ phức tạp đó. Đặc điểm của tính trìu tượng là nó không tách rời bản chất cụ thể của đối tượng mà mà là sự khái quát, diễn giải. b. Tính chọn lọc: Tất cả các đối tượng được thể hiện trên bản đồ đều phải thông qua sự lựa chọn tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tỷ lệ bản đồ.
- c. Tính đo được: Đây là tính chất quan trọng của bản đồ. Dựa vào tỷ lệ và phép chiếu của bản đồ và thang bậc các ký hiệu quy ước trong bản chú dẫn … người sử dụng bản đồ có thể xác định được tọa độ, chiều dài, diện tích, phương hướng… của các đối tượng. d. Tính đơn trị: Có sự tương ứng đơn trị của các đối tượng trên bản đồ và trên bề mặt đất. Có sự tương ứng phù hợp chặt chẽ giữa nội dung bản đồ và bản chú dẫn (mỗi ký hiệu trên bản đồ chỉ có một sự giải thích duy nhất trên bản chú dẫn)
- e. Tính liên tục: Trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ thì các nội dung đều được thể hiện hoàn chỉnh, không có trường hợp một phạm vi lãnh thổ nào đó bị bỏ trống. f. Tính trực quan: Nhờ tính trực quan của bản đồ mà người sử dụng bản đồ có thể nhanh chóng nhận biết ra các đối tượng, tiếp thu nhanh chóng các đối tượng quan trọng của nội dung bản đồ. Nhận biết được quy luật phân bố của các đối tượng trên bề mặt trái đất
- g. Tính bao quát: Bản đồ có thể thể hiện bất kỳ một phạm vi nào từ vùng nhỏ đến cả Trái đất. Nhờ tính bao quát của bản đồ mà người sử dụng nhanh chóng nhận ra sự phân bố và các mối liên hệ của các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt rộng lớn. h. Tính đồng dạng: Đó là tính tương ứng của hình dạng và kích thước của sự thể hiện bản đồ với các hiện tượng và các quá trình. Nó đảm bảo độ chính xác đo đạc trên bản đồ trong khả năng tỷ lệ của bản đồ đó
- i. Tính logic: Tính logic của bản đồ chủ yếu nói đến tính logic của bản chú dẫn. Nếu bản chú dẫn được sắp xếp một cách khoa học thì sự phân tích và giải thích mới đúng đắn và chính xác được. Bảng chú dẫn không chỉ để thuyết minh chú thích bản đồ mà nó còn bao gồm sự phân loại phân cấp tính phụ thuộc và những mối quan hệ. Trong bản chú dẫn không chỉ đưa ra các định nghĩa mà còn đưa ra các đặc trưng về số lượng.
- 1.1.3 Phân loại bản đồ Phân loại bản đồ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn đối với công tác sản xuất bản đồ cũng như trong công tác sử dụng và bảo quản bản đồ. Theo đặc điểm và dấu hiệu mà người ta có thể chia bản đồ thành các loại như sau: 1. Phân loại theo nội dung: Theo nội dung bản đồ được phân loại thành 2 nhóm là bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề a. Bản đồ địa lý chung: là bản đồ biểu thị các đặc
- trưng chung của các yếu tố tự nhiên và xã hội của khu vực thành lập bản đồ. Nó không nhấn mạnh một yếu tố nào, nó có nội dung tương đối tỷ mỉ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các đặc trưng chung của khu vực. b. Bản đồ chuyên đề: Là loại bản đồ trên đó thể hiện rõ ràng nổi bật và hoàn thiện một hoặc một số các yếu tố đã được thể hiện trên bản đồ địa lý chung hoặc chưa được thể hiện trên bản đồ địa lý chung. Bản đồ chuyên đề được chia làm 03 nhóm đối tượng: - Bản đồ tự nhiên - Bản đồ kinh tế xã hội - Bản đồ kỹ thuật chuyên ngành
- 2. Phân loại theo tỷ lệ: Theo tỷ lệ bản đồ được chia thành bản đồ tỷ lệ lớn, bản đồ tỷ lệ trung bình và bản đồ tỷ lệ nhỏ - Bản đồ địa lý chung tỷ lệ lớn: ≥ 1:100.000 được gọi là bản đồ địa hình - Bản đồ địa lý chung tỷ lệ trung bình: 1:100.000 – 1:1.000.000 gọi là bản đồ địa hình khái quát. - Bản đồ địa lý chung tỷ lệ nhỏ: là các bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 gọi là bản đồ khái quát. 3. Phân loại theo mục đích sử dụng - Bản đồ tra cứu - Bản đồ dùng trong giảng dạy (SGK) - Bản đồ dẫn đường (hàng không, hàng hải…) - Bản đồ kỹ thuật chuyên ngành
- 4. Phân loại theo các đối tượng thể hiện: Theo đối tượng thể hiện bản đồ được phân thành 2 nhóm là bản đồ địa lý và bản đồ thiên văn (bản đồ địa lý biểu thị bề mặt trái đất, bản đồ thiên văn bao gồm bản đồ bầu trời, bản đồ các thiên thể và bản đồ hành tinh 5. Phân loại theo lãnh thổ: Theo lãnh thổ thì bản đồ được phân ra: bản đồ thế giới, bản đồ bán cầu, bản đồ châu lục, bản đồ các nước, bản đồ vùng và bản đồ các tỉnh, thành phố. 6. Phân loại theo tính chất phụ: như bản đồ treo tường, bản đồ để bàn…
- 1.1.4 Các yếu tố của bản đồ Để thành lập và sử dụng bản đồ không những phải nắm được những đặc điểm, tính chất của nó mà còn phải phân biệt được các yếu tố hợp thành, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của từng yếu tố và mối liên hệ giữa chúng. Mỗi một bản đồ đều bao gồm 03 nhóm yếu tố để thể hiện bản đồ đó là yếu tố nội dung, cơ sở toán học, các yếu tố hỗ trợ bổ sung. - Nội dung của bản đồ là thành phần chủ yếu của tờ bản đồ, bao gồm các thông tin về các đối tượng, các hiện tượng được biểu thị trên tờ bản đồ
- - Cơ sở toán học của bản đồ bao gồm:phép chiếu bản đồ, hệ quy chiếu của bản đồ, múi chiếu, đơn vị, tỷ lệ bản đồ và mạng lưới khống chế trắc địa phục vụ đo vẽ bản đồ. - Các yếu tố hỗ trợ bổ sung bao gồm: tên bản đồ, bảng chú giải, thước tỷ lệ, thước độ dốc và các biểu đồ, đồ thị…
- 1.2 Vai trò của bản đồ trong thực tiễn và khoa học Bản đồ thể hiện sự bao quát đồng thời trên một phạm vi bất kỳ của bề mặt trái đất, bản đồ tạo ra hình ảnh nhìn thấy được của hình dạng kích thước và vị trí tương quan của các đối tượng. Ngoài ra bản đồ còn chứa đựng rất nhiều thông tin về chất lượng số lượng, cấu trúc của các đối tượng và các mối liên hệ tồn tại giữa chúng. Chính vì vậy, bản đồ có vai trò hết sức quan trọng trong khoa học và thực tiễn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lưới khống chế trắc địa: Chương 2 - GV. Nguyễn Hữu Đức
70 p | 457 | 86
-
Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 3: Công nghệ thành lập bản đồ địa chính
14 p | 556 | 84
-
Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
31 p | 443 | 58
-
Bài giảng Trắc địa
137 p | 226 | 47
-
Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 5: Sử dụng và bảo quản bản đồ địa chính
31 p | 252 | 45
-
Bài giảng Bản đồ địa chính - Chương 4: Trình bày bản đồ địa chính
36 p | 315 | 43
-
Bài giảng Lưới khống chế trắc địa: Chương 2.3 - GV. Nguyễn Hữu Đức
77 p | 222 | 36
-
Bài giảng Địa hình - Lê Hoàng Sơn
81 p | 166 | 33
-
Đọc bản đồ và bản vẽ xây dựng phục vụ công tác đánh giá bất động sản
197 p | 111 | 33
-
Bài giảng Trắc địa - Chương 8: Đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn bằng phương pháp toàn đạc
50 p | 181 | 27
-
Bài giảng Trắc địa - Chương 10: Đo vẽ dòng sông
19 p | 227 | 21
-
Bài giảng Các giải pháp trắc địa công trình trong thi công xây dựng nhà cao tầng
45 p | 32 | 15
-
Chuyên đề 3: Sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính
30 p | 115 | 12
-
Bài giảng Địa chất công trình Việt Nam: Phần 2
82 p | 9 | 4
-
Bài giảng Thí nghiệm Địa kỹ thuật - GVC. TS. Nguyễn Thanh Danh
36 p | 20 | 3
-
Bài giảng Trắc địa: Chương 2 - Đào Hữu Sĩ
8 p | 22 | 2
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 4 - Phan Thị Anh Thư
30 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn