TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
<br />
*************<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
BẢN ĐỒ HỌC<br />
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỊA LÝ<br />
<br />
Biên soạn: ThS. Lê Đình Phương<br />
<br />
Tháng 12/2013<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Bản đồ học là môn học cung cấp những khái niệm cơ bản về bản đồ và bản đồ<br />
địa lý, vai trò của bản đồ trong nghiên cứu, sản xuất và đời sống, các đặc điểm về<br />
cơ sở toán học của bản đồ, hệ thống ký hiệu đặc thù - ngôn ngữ bản đồ, quá trình<br />
tổng quát hóa bản đồ, các phương pháp biểu hiện bản đồ, phân loại bản đồ và quá<br />
trình biên tập, thành lập bản đồ giáo khoa. Ngoài ra, môn học còn chú trọng rèn<br />
luyện về kỹ năng sử dụng bản đồ thành thạo, các phương pháp nghiên cứu bằng bản<br />
đồ cho sinh viên để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy sau này.<br />
Trong quá trình giảng dạy, do nhận thấy sinh viên gặp một số khó khăn trong<br />
tìm tài liệu học tập cũng như tốn nhiều thời gian để ghi chép. Nhằm tạo điều kiện<br />
cho sinh viên có tài liệu học tập một cách chủ động, chúng tôi biên soạn tập bài<br />
giảng Bản đồ học trên cơ sở những kiến thức trọng tâm của bộ môn, đồng thời bổ<br />
sung những hướng dẫn, tóm tắt cần thiết và hệ thống câu hỏi ôn tập.<br />
Nội dung của đề cương bài giảng được biên soạn dựa trên sự phân bố của<br />
chương trình Cao đẳng Sư phạm ngành Địa lý của trường Đại học Phạm Văn Đồng<br />
(3 tín chỉ), bao gồm những kiến thức khái quát và cơ bản nhất về Bản đồ học. Tài<br />
liệu biên soạn có 7 chương, cụ thể như sau:<br />
Chương 1: Bản đồ học và bản đồ địa lý<br />
Chương 2: Cơ sở toán học bản đồ<br />
Chương 3: Ngôn ngữ bản đồ<br />
Chương 4: Tổng quát hóa bản đồ<br />
Chương 5: Phân loại bản đồ<br />
Chương 6: Bản đồ địa hình và phương pháp sử dụng bản đồ địa hình<br />
Chương 7: Thành lập và sử dụng bản đồ địa lý dùng trong nhà trường.<br />
Để biên soạn bài giảng này, chúng tôi dựa vào tài liệu “Bản đồ học” – giáo<br />
trình Cao đẳng Sư phạm của tác giả Lâm Quang Dốc, NXBĐHP, 2004 và một số tài<br />
liệu khác.<br />
Trong quá trình biên soạn có thể còn vấn đề thiếu sót, rất mong được sự góp ý<br />
của đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.<br />
2<br />
<br />
Chương 1. BẢN ĐỒ HỌC VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ<br />
Mục tiêu:<br />
- Nắm được khái niệm bản đồ học và bản đồ địa lý<br />
- Nắm được các yếu tố của bản đồ<br />
- Ý nghĩa của bản đồ địa lý.<br />
1.1. Định nghĩa bản đồ học và bản đồ địa lý<br />
1.1.1. Khái niệm về bản đồ học<br />
Định nghĩa do Giáo sư K.A. Salishev đưa ra:<br />
“Bản đồ học là khoa học về sự nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không<br />
gian, sự phối hợp và sự liên kết lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên và xã hội (cả<br />
những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình kí hiệu hình tượng đặc<br />
biệt - sự biểu hiện bản đồ”.<br />
- Định nghĩa đã bao hàm trong nó những bản đồ địa lý về Trái Đất và bản đồ<br />
các hành tinh khác.<br />
- Mở rộng đối với tất cả các sản phẩm bản đồ khác như quả cầu địa lý, bản đồ<br />
nổi, biểu đồ khối, bản đồ số v.v...<br />
- Định nghĩa này không những xác định “Bản đồ học” là một khoa học độc lập<br />
thuộc lĩnh vực các khoa học tự nhiên mà còn chỉ ra Phương pháp bản đồ là một<br />
dạng đặc biệt của mô hình hoá.<br />
- Năm 1995, tại Bacxêlôna - Tây Ban Nha, đại hội lần thứ 10 Hội Bản đồ thế<br />
giới đã đưa ra định nghĩa:“Bản đồ học là ngành khoa học giải quyết những vấn đề<br />
lí luận, sản xuất, phổ biến và nghiên cứu về bản đồ”.<br />
Với định nghĩa này, vai trò và chức năng của Bản đồ học được phản ánh rõ<br />
ràng và mở rộng hơn.<br />
Phân biệt khái niệm:<br />
- “Bản đồ học” và “Bản đồ” không phải là đồng nhất.<br />
- Bản đồ học là một môn khoa học trong đó có hệ thống kiến thức lý luận được<br />
tạo ra với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, là các tác<br />
phẩm khoa học.<br />
- Bản đồ là sự hiện diện điều kiện rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của<br />
3<br />
<br />
Bản đồ học.<br />
- Định nghĩa chặt chẽ và hoàn chỉnh do Giáo sư K.A. Salishev đưa ra, được<br />
nhiều người thừa nhận.<br />
- Bản đồ học có đối tượng nhận thức là không gian cụ thể của các đối tượng<br />
địa lý và sự biến đổi của chúng theo thời gian.<br />
- Bản đồ học là khoa học về các bản đồ địa lý. Bản đồ địa lý là đối tượng nhận<br />
thức của khoa học bản đồ.<br />
1.1.2. Khái niệm về bản đồ địa lý<br />
Từ lâu, người ta thường định nghĩa:<br />
“Bản đồ địa lý là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu<br />
vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất”.<br />
- Thứ nhất, định nghĩa như vậy xác thực với mọi bản vẽ về bề mặt Trái Đất,<br />
như bức tranh phong cảnh biểu hiện địa phương bằng các phương pháp và phương<br />
tiện của nghệ thuật tạo hình, hoặc một bức ảnh chụp địa phương.<br />
- Thứ hai, nó chỉ giới hạn ở sự biểu hiện bề mặt Trái Đất, trong khi đó những<br />
bản đồ hiện nay có khả năng biểu hiện nhiều đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế<br />
- xã hội không chỉ nhìn thấy như núi, sông, rừng, biển mà còn cả những hiện tượng<br />
không nhìn thấy như nhiệt độ, áp xuất không khí, các mối quan hệ giữa các hiện<br />
tượng và những hiện tượng không cảm thấy như từ trường Trái Đất. Không chỉ biểu<br />
hiện những đối tượng, hiện tượng phân bố trên bề mặt đất mà cả những đối tượng<br />
nằm sâu trong lớp vỏ Trái Đất (cấu tạo địa chất - khoảng sản), trong lớp khí quyển<br />
và cả những biến đổi của chúng theo thời gian. Phương pháp biểu hiện bản đồ cũng<br />
không giống với các phương pháp biểu hiện các tranh ảnh địa lý.<br />
Theo K. A. Xalishev:<br />
“Bản đồ địa lý là những biểu hiện thu nhỏ, được qui định về mặt toán học, có<br />
tính chất hình ảnh - kí hiệu và được khái quát hoá bề mặt Trái Đất lên trên mặt<br />
phẳng. Những biểu hiện này trình bày sự phân bố, tình trạng và các mối liên hệ của<br />
những hiện tượng tự nhiên và xã hội khác nhau, cả những biến đổi của chúng theo<br />
thời gian, đã được lựa chọn và nêu đặc trưng phù hợp với mục đích của từng bản<br />
đồ cụ thể”.<br />
<br />
4<br />
<br />
1.2. Các tính chất cơ bản của bản đồ địa lý<br />
1.2.1. Cơ sở toán học<br />
Phương pháp toán học đảm bảo nguyên tắc và quy luật chuyển bề mặt tự nhiên<br />
của Trái Đất lên mặt phẳng bản đồ.<br />
Chiếu bề mặt tự nhiên của Trái Đất lên mặt elipxoid Trái Đất, tiếp đó thu nhỏ<br />
bề mặt elipsoid Trái Đất đến mức cần thiết có thể quan sát được. Cuối cùng, bằng<br />
một trong các phép chiếu hình khai triển bề mặt elipsoid đó lên trên mặt phẳng.<br />
Cơ sở toán học của bản đồ gồm có cơ sở trắc địa, tỉ lệ và phép chiếu bản đồ.<br />
1.2.2. Hệ thống kí hiệu của bản đồ<br />
- Hệ thống kí hiệu bản đồ là phương tiện đặc biệt để phản ánh toàn bộ hoặc<br />
những khía cạnh nhất định của đối tượng. Phương tiện chủ yếu của nó là những yếu<br />
tố đồ họa và màu sắc.<br />
- Hệ thống kí hiệu bản đồ hay gọi là ngôn ngữ bản đồ đảm bảo sự ghi nhận nội<br />
dung, hình dáng và vị trí không gian của đối tượng, đồng thời phản ánh sự phân bố<br />
không gian, quy luật phát triển của đối tượng theo thời gian.<br />
- Trên từng bản đồ thì ngôn ngữ bản đồ được giải thích và sắp xếp có logic<br />
trong bản chú giải, song hình ảnh thực tại mà nó tạo nên thì lại ở trong khung của<br />
bản đồ.<br />
1.2.3. Sự tổng quát hóa nội dung biểu hiện<br />
Là quá trình chọn lựa và phân cấp đối tượng cần phản ánh lên bản đồ trong đó<br />
có sự cân đối hài hòa các thành phần của một yếu tố và giữa các yếu tố nội dung<br />
khác nhau nhằm đảm bảo phản ánh chính xác bản chất của đối tượng và đáp ứng tối<br />
ưu những yêu cầu đã đặt ra.<br />
1.2.4. Tính trừu tượng<br />
Bản đồ có tính trừu tượng vì nó thể hiện các đối tượng đã được tổng quát hóa<br />
và đưa lên bản đồ ở dạng quy ước.<br />
1.2.5. Tính đơn vị<br />
Mỗi một điểm trên bản đồ chỉ tương ứng với một điểm nhất định trên thực địa,<br />
đồng thời mỗi kí hiệu có một ý nghĩa nội dung riêng; điều đó làm cho bản đồ có<br />
tính đơn vị.<br />
<br />
5<br />
<br />