intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh nội khoa thú y - TS. Phan Thị Hồng Phúc

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

106
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bệnh nội khoa thú y cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương về điều trị học; Truyền máu và truyền dung dịch; Bệnh ở hệ tim mạch; Bệnh ở hệ hô hấp; Bệnh ở hệ tiêu hoá; Bệnh ở hệ tiết niệu; Bệnh của hệ thần kinh; Bệnh về rối loạn trao đổi chất; Trúng độc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh nội khoa thú y - TS. Phan Thị Hồng Phúc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÀI GIẢNG BỆNH NỘI KHOA THÚ Y Biên soạn : TS. PHAN THỊ HỒNG PHÚC THÁI NGUYÊN, NĂM 2013 -0-
  2. BÀI MỞ ĐẦU I. KHÁI NIỆM Môn học Bệnh Nội khoa gia súc là một môn khoa học chuyên nghiên cứu những bệnh không có tính chất truyền nhiễm, không lây lan từ con này sang con khác và là bệnh xảy ra ở các cơ quan trong cơ thể gia súc. Ví dụ: Bệnh viêm dạ dày - ruột, bệnh viêm thận, các bệnh về tim, phổi... Trong quá trình điều trị bệnh nội khoa tuỳ từng loại bệnh khác nhau mà dùng các loại thuốc khác nhau, bằng các con đƣờng khác nhau nhƣ: uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm vào xoang hay dùng phƣơng pháp thông, thụt... Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh, cũng có những bệnh ta phải dùng kết hợp phƣơng pháp ngoại khoa để can thiệp nhƣ: bệnh tắc thực quản, trong trƣờng hợp này, nếu không đƣa đƣợc vật tắc xuống dạ dày bằng phƣơng pháp nội khoa thì ta phải mổ thực quản để lấy dị vật ra. II. NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC Môn học nghiên cứu về các vấn đề chủ yếu sau: 2.1. Nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh nội khoa rất đa dạng, phức tạp và có tính chất tổng hợp, không mang tính đặc hiệu nhƣ nguyên nhân của các bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng. Có những nguyên nhân gây bệnh nội khoa thuộc về di truyền, về chăm sóc, nuôi dƣỡng, ăn uống không đúng khoa học hoặc do các nhân tố vật lý, hoá học, vi sinh vật, nhƣng cũng có những bệnh phát ra do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ký sinh trùng. Ví dụ: Bệnh viêm ruột cata cấp tính ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây nên nhƣ: Do chăm sóc nuôi dƣỡng kém, thức ăn kém phẩm chất (thức ăn ôi, thiu, mốc hay thức ăn bị nhiễm độc...) Do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột. Do kế phát từ một số bệnh khác nhƣ: bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng... Do môi trƣờng chăn nuôi bị ô nhiễm, dẫn đến con vật dễ bội nhiễm một số vi khuẩn đƣờng ruột nhƣ: E.coli, Salmonella.... Từ những nguyên nhân trên cho thấy, việc nghiên cứu nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để đƣa ra phác đồ điều trị có hiệu quả là rất quan trọng. -1-
  3. Do vậy, nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất quan trọng để chẩn đoán bệnh chính xác và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Mặt khác, khi biết nguyên nhân gây bệnh, ta còn có các biện pháp phòng bệnh thích hợp. 2.2. Nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh Việc nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh của một bệnh là hết sức quan trọng. Bởi vì trong quá trình điều trị bệnh, nếu biết đƣợc cơ chế sinh bệnh ngƣời ta sẽ đƣa ra đƣợc các biện pháp để cắt đứt một hay nhiều khâu trong quá trình sinh bệnh, từ đó sẽ hạn chế đƣợc sự tiến triển của bệnh theo các hƣớng khác nhau. Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi (quá trình viêm làm cho phổi bị xung huyết và tiết nhiều dịch viêm đọng lại trong lòng phế quản, gây trở ngại quá trình hô hấp, dẫn đến gia súc khó thở, nƣớc mũi chảy nhiều, ho). Do vậy, khi điều trị bệnh, ngoài việc dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn còn dùng thuốc giảm ho và giảm dịch thẩm xuất để tránh hiện tƣợng viêm lan rộng. 2.3. Nghiên cứu về triệu chứng của bệnh Hầu hết gia súc khi mắc bệnh, trên cơ thể con bệnh sẽ có những biến đổi khác nhau về sinh lý bình thƣờng, dựa vào các triệu chứng đó ta có thể chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, với mỗi loại bệnh khác nhau có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Ngoài chẩn đoán lâm sàng, để có kết luận chính xác hơn về bệnh, ngƣời ta còn dùng các phƣơng pháp xét nghiệm để kiểm tra máu, phân, nƣớc tiểu..., từ đó có cơ sở giúp chẩn đoán bệnh đƣợc nhanh chóng, chính xác, nhằm đƣa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao nhất. 2.4. Nghiên cứu về các biện pháp chẩn đoán bệnh Trong quá trình chẩn đoán bệnh, hiệu quả chẩn đoán phụ thuộc vào phƣơng pháp chẩn đoán. Do vậy, để chẩn đoán nhanh và chính xác, phải thƣờng xuyên nghiên cứu để đƣa ra những phƣơng pháp chẩn đoán tiên tiến, cho kết quả chẩn đoán nhanh và chính xác. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các phƣơng pháp sau: Hỏi bệnh: hỏi chủ gia súc để: nắm sơ bộ nguyên nhân gây bệnh, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng, thời gian gia súc mắc bệnh, quá trình diễn biến của bệnh và những thuốc đã dùng cho con bệnh. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng: kiểm tra các triệu chứng lâm sàng điển hình mà con bệnh thể hiện ra bên ngoài, chú ý chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác. -2-
  4. Phƣơng pháp hoá nghiệm: dùng phƣơng pháp này để kiểm tra các triệu chứng phi lâm sàng đặc thù của từng bệnh, khi các bệnh có triệu chứng lâm sàng giống nhau. Ngoài ra, còn dùng các phƣơng pháp nhƣ X quang, nội soi, điện não đồ, điện tâm đồ để chẩn đoán bệnh khi thông qua chỉ tiêu hoá nghiệm và triệu chứng lâm sàng vẫn chƣa xác định đƣợc bệnh. Ví dụ: bệnh viêm bao tim do ngoại vật ở thời kỳ đầu, bệnh sỏi thận, các bệnh ở van tim. 2.5. Nghiên cứu về tiên lƣợng của bệnh Nghiên cứu về tiên lƣợng của bệnh giúp chúng ta đánh giá mức độ và khả năng hồi phục của bệnh, trên cơ sở đó có hƣớng điều trị tiếp hay loại thải thích hợp. 2.6. Nghiên cứu các biện pháp điều trị Mục đích là tìm ra các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cao và nhanh chóng nhất, từ đó tránh đƣợc sự lãng phí thuốc, tăng hiệu quả kinh tế và tránh đƣợc hiện tƣợng kháng thuốc của vi khuẩn. III. MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC Môn bệnh nội khoa gia súc là một môn học có quan hệ với nhiều môn học khác. Do vậy, muốn nắm chắc đƣợc môn bệnh nội khoa và ứng dụng vào điều kiện sản xuất, chúng ta cần biết mối liên quan giữa môn học này với các môn học khác. Sự liên quan này đƣợc thể hiện chặt chẽ và logic với một số môn học sau: Môn giải phẫu: Đây là môn học giúp chúng ta biết vị trí các cơ quan của từng loại gia súc, từ đó dùng các phƣơng pháp sờ, nắn, gõ, nghe để chẩn đoán bệnh, đồng thời biết các biến đổi tổ chức của con bệnh. Môn sinh lý bệnh: giúp chúng ta giải thích các quá trình bệnh lý, từ đó biết trạng thái sinh lý bình thƣờng và trạng thái bệnh lý của gia súc. Môn giải phẫu bệnh: cung cấp những kiến thức về sự biến đổi vi thể tổ chức cơ thể dƣới tác động của mầm bệnh. Môn chẩn đoán bệnh: biết đƣợc vị trí và các phƣơng pháp chẩn đoán, từ đó có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Môn ngoại khoa: giúp ta phƣơng pháp điều trị bệnh ngoại khoa, vì có những bệnh nội khoa vẫn phải dùng kết hợp với phƣơng pháp ngoại khoa để can thiệp. Môn dược lý: biết đƣợc tính chất, tác dụng và liều lƣợng của từng loại thuốc, từ đó kê đơn thuốc cho con vật nhằm đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Môn vệ sinh gia súc: giúp chúng ta nắm đƣợc các kiến thức về vệ sinh, nuôi dƣỡng, chăm sóc và sử dụng gia súc một cách hợp lý. -3-
  5. Phần thứ nhất ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NỘI KHOA GIA SÚC Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU TRỊ HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU TRỊ HỌC Điều trị học là khoa học làm hồi phục cơ thể gia súc ốm trở lại khoẻ mạnh bình thƣờng. Điều trị học chủ yếu dùng các biện pháp sau: Dùng thuốc: Tuỳ từng loại bệnh khác nhau mà dùng các loại thuốc khác nhau. Thuốc dùng để điều trị bệnh cho gia súc bằng nhiều con đƣờng khác nhau nhƣ: uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm vào xoang, thụt... Thuốc dùng để điều trị bệnh là các loại thuốc nhƣ kháng sinh, vitamin, các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm... và cả thuốc nam. Dùng hoá chất: Có thể dùng một số loại hoá chất để điều trị bệnh nội khoa cho gia súc nhƣ: dùng xanh methylen trong điều trị trúng độc HCN; dùng Na2SO4, MgSO4 để điều trị các bệnh viêm ruột, bội thực dạ cỏ. Dùng lý liệu pháp: Dùng ánh sáng, điện, nƣớc để điều trị bệnh cho gia súc. Hộ lý: Ngoài việc dùng thuốc và các phƣơng pháp trên, chăm sóc nuôi dƣỡng gia súc ốm là một khâu hết sức quan trọng. Chăm sóc, nuôi dƣỡng tốt kết hợp với điều trị bệnh sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA ĐIỀU TRỊ HỌC Điều trị học hiện đại kế thừa sự nghiệp của các nhà Y học lỗi lạc (Botkin, Pavlop...). Dựa trên quan điểm cơ bản “Cơ thể là một khối thống nhất, hoàn chỉnh, luôn luôn liên hệ chặt chẽ với ngoại cảnh và chịu sự chỉ đạo của thần kinh trung ƣơng”. Với sự tiến bộ không ngừng của sinh học, y học, điều trị luôn luôn thay đổi về phƣơng pháp và kỹ thuật. Tuy vậy, vẫn có những nguyên tắc không thay đổi và luôn luôn đúng mà ngƣời thầy thuốc phải nắm vững. Những nguyên tắc chính nhƣ sau: 2.1. Nguyên tắc sinh lý Chúng ta thấy rằng, mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của thần kinh để thích nghi với ngoại cảnh luôn luôn biến đổi, để nâng cao sức chống đỡ bệnh nguyên mà ta gọi chung là phản xạ bảo vệ cơ thể. Bao gồm: hiện tƣợng thực bào, quá trình sinh tế bào, mô bào mới, hình thành miễn dịch, giải độc. Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể thích nghi để nâng cao khả năng chống đỡ bệnh tật. Chính vì vậy, tuỳ từng bệnh cụ thể mà ta phải điều chỉnh khẩu phần ăn, chú đến bầu tiểu khí hậu, những kích thích của ngoại cảnh. Mặt khác, phải có khẩu 4-
  6. phần ăn thích hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Có nhƣ vậy hiệu quả điều trị mới cao. 2.2. Nguyên tắc chủ động tích cực Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ thú y phải có trách nhiệm với nghề nghiệp. Khi phát hiện bệnh cần phải: - Can thiệp sớm, tìm biện pháp tốt nhất để điều trị. Ví dụ: Trong bệnh viêm phổi bê, nghé có 2 phƣơng pháp điều trị: Dùng kháng sinh tiêm bắp. Dùng kháng sinh kết hợp với novocain phong bế hạch sao Trong hai phƣơng pháp này thì phƣơng pháp dùng kháng sinh kết hợp với phong bế hạch sao mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy, chọn phƣơng pháp thứ hai để điều trị. Có kiến thức chuyên môn vững vàng, có nhƣ vậy mới suy đoán và phòng ngừa đƣợc những tai biến xảy ra trong quá trình bệnh. Mặt khác, phải năng động, sáng tạo, dựa trên nguyên tắc điều trị mà sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể để hiệu quả điều trị bệnh cao. Ví dụ: Bệnh chƣớng hơi dạ cỏ cấp tính có thể dẫn đến ngạt thở mà chết. Do vậy, trong điều trị cần phải theo dõi sự tiến triển của quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ, từ đó nhanh chóng thoát hơi dạ cỏ cho gia súc bệnh. 2.3. Nguyên tắc tổng hợp Trong điều trị bệnh, muốn thu đƣợc kết quả cao, chúng ta không nên chỉ sử dụng một loại thuốc, một biện pháp điều trị mà phải dùng đồng thời các biện pháp tác động lên con vật. Ví dụ: trong bệnh bội thực dạ cỏ, ngoài biện pháp tiêm pilocarpin tăng nhu động dạ cỏ, hay tiêm NaCl 10% tăng tuần hoàn cục bộ, ta còn có thể phẫu thuật ngoại khoa để lấy bớt chất chứa trong dạ cỏ ra. 2.4. Nguyên tắc điều trị theo từng cơ thể Cùng một loại kích thích bệnh nguyên, nhƣng đối với từng cơ thể, sự biểu hiện bệnh lý khác nhau. Sự khác nhau này là do phản ứng của từng cơ thể khác nhau, do cơ năng bảo vệ và loại hình thần kinh của từng con vật khác nhau. Mặt khác, giống, loài khác nhau, khối lƣợng khác nhau, con đực và con cái cũng chịu đựng những liều thuốc khác nhau trong quá trình điều trị. Do vậy, trong điều trị bệnh cho gia súc, ta cần phải chú ý tới từng trạng thái của con bệnh, không nên -5-
  7. chỉ sử dụng một loại thuốc cho một con bệnh, hay một loại thuốc cho tất cả các con bệnh, mà cần phải trực tiếp quan sát và khám bệnh cho từng con gia súc ốm, từ đó có những liệu pháp điều trị phù hợp với từng cơ thể bệnh. Ví dụ: Trong bệnh viêm bàng quang có hai trƣờng hợp: viêm tắc và viêm không tắc. Hai trƣờng hợp này có phƣơng pháp điều trị khác nhau: nếu viêm tắc thì không đƣợc dùng thuốc lợi tiểu, còn viêm không tắc thì dùng đƣợc. Nhƣ vậy, muốn tránh tai biến xảy ra khi dùng thuốc lợi tiểu thì bác sỹ phải trực tiếp khám và điều trị cho từng con bệnh. 2.5. Điều trị phải có kế hoạch Kế hoạch điều trị bệnh là một trong những khâu rất quan trọng. Tuỳ theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính mà ta xây dựng kế hoạch điều trị bệnh cụ thể. Muốn có kế hoạch điều trị bệnh cụ thể, phải dựa vào các nguyên tắc sau: 2.5.1. Biết bệnh Biết bệnh, về phƣơng diện điều trị học còn là biết khả năng của y học hiện nay có điều trị đƣợc bệnh đó không. Nếu là trƣờng hợp bệnh thuộc loại có thể điều trị khỏi hẳn, ta phải khẩn trƣơng tiến hành điều trị. Nếu trƣờng hợp bệnh không có khả năng chữa đƣợc thì cho loại thải gia súc. 2.5.2. Biết con bệnh Biết bệnh cũng chƣa đủ để điều trị bệnh, mà còn cần phải biết con bệnh (tình trạng sức khoẻ, tuổi, giống...). Trong việc điều trị bệnh, ngƣời thầy thuốc có vai trò rất quan trọng, phải có kiến thức y học rộng, phải nắm đƣợc các kiến thức tối thiểu của các chuyên khoa khác, từ đó có kiến thức điều trị bệnh theo từng con bệnh cụ thể. 2.5.3. Biết thuốc Thầy thuốc phải phải biết rõ thuốc và phƣơng pháp sử dụng để áp dụng cho đúng, nhằm đem lại hiệu quả tối ƣu. Cụ thể, cần phải biết đƣợc dƣợc tính, liều lƣợng, khả năng tác dụng của thuốc, cách sử dụng thuốc... 2.6. Phải theo dõi chặt chẽ trong điều trị 2.6.1. Theo dõi tác dụng của thuốc Phải theo dõi chặt chẽ xem thuốc có tác dụng hay không. Cần chú ý khi dùng thuốc đúng quy cách, đúng bệnh nhƣng bệnh vẫn không thuyên giảm, không khỏi. Đối với trƣờng hợp này ta phải kiểm tra lại cách sử dụng thuốc, pha chế thuốc, hạn sử dụng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của con vật... -6-
  8. 2.6.2. Dùng nhiều thuốc cùng một lúc Khi dùng nhiều thuốc cùng một lúc phải lƣu ý đến khả năng tƣơng kỵ thuốc. Tƣơng kỵ của thuốc là ảnh hƣởng qua lại giữa hai hay nhiều vị thuốc khi dùng với nhau, dẫn tới sự biến đổi một phần hoặc toàn bộ tính chất lý, hoá học của thuốc, hoặc giảm tác dụng chữa bệnh của vị thuốc chính trong đơn điều trị. Trƣớc khi pha chế các loại thuốc với nhau, cần nghiên cứu kỹ thành phần của thuốc có tƣơng kỵ hay không. 2.6.3. Theo dõi các tai biến có thể xảy ra Khi điều trị cho con vật, có những nguy hiểm xảy ra do con bệnh, nhƣng cũng có nguy hiểm xảy ra do thuốc. Có những nguy hiểm ta lƣờng trƣớc đƣợc, nhƣng không có giải pháp nào hơn đƣợc, nhƣng cũng có những tai biến xảy ra đột ngột do dùng thuốc quá liều. Điều đáng chú ý là, đối với những trƣờng hợp không phải quá liều tối đa quy định trong dƣợc lý, mà quá liều so với tình trạng con bệnh. Do vậy, ta phải theo dõi chặt chẽ con vật trong quá trình điều trị. III. PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ HỌC Mỗi loại bệnh đều có những nguyên nhân tác động riêng. Dựa trên tính chất, tác nhân gây bệnh và cơ chế sinh bệnh, ngƣời ta chia điều trị ra làm 4 loại. 3.1. Điều trị theo nguyên nhân bệnh Đây là phƣơng pháp điều trị thu đƣợc hiệu quả cao nhất. Khi ta xác định đúng nguyên nhân gây bệnh thì thời gian điều trị ngắn, con vật mau lành bệnh, nhanh chóng bình phục sau điều trị. Ví dụ: - Trƣờng hợp gia súc bị trúng độc sắn (HCN), có thể can thiệp bằng cách tiêm xanh methylen 1%, gây nôn, uống nƣớc đƣờng. - Gia súc bị ỉa chảy do trúng độc thức ăn thì dùng phƣơng pháp tẩy rửa ruột. 3.2. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh Quá trình sinh bệnh trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh giúp chúng ta đánh giá đƣợc hậu quả sẽ xảy ra ở các giai đoạn kế tiếp. Vì vậy, khi tiến hành điều trị theo cơ chế sinh bệnh chính là nhằm cắt đứt một hay nhiều giai đoạn gây bệnh để đối phó với sự tiến triển của bệnh theo các hƣớng khác nhau. Ví dụ: Trong bệnh chƣớng hơi dạ cỏ, vi khuẩn làm thức ăn lên men sinh nhiều hơi. Bình thƣờng, các khí này đƣợc thải ra qua 3 con đƣờng (thấm vào máu, hơi, theo phân ra ngoài). Nếu một trong ba con đƣờng thoát hơi bị trở ngại, đồng thời vi khuẩn hoạt động mạnh làm quá trình sinh hơi nhanh, dẫn đến dạ cỏ bị chƣớng hơi. Khi điều trị ta phải hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn, loại trừ thức ăn dễ lên men sinh hơi trong dạ cỏ, hồi phục lại các đƣờng thoát hơi. 7-
  9. 3.3. Điều trị theo triệu chứng Đây là loại điều trị thƣờng hay sử dụng trong thú y. Việc chẩn đoán chính xác bệnh cho gia súc là một công việc rất khó, bởi đối tƣợng điều trị không biết nói, chủ gia súc lại thƣờng không quan tâm theo dõi con bệnh. Để nâng cao sức đề kháng của gia súc, hạn chế mức độ tiến triển của bệnh, chúng ta vẫn phải điều trị theo triệu chứng lâm sàng thể hiện trên con vật, từ đó vừa kết hợp điều trị, vừa tìm nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: Khi gia súc bị ỉa chảy, mất nƣớc chƣa rõ nguyên nhân thì trƣớc hết ta phải cung cấp nƣớc, kết hợp tiêm các thuốc trợ lực cho gia súc. 3.4. Điều trị mang tính chất bổ sung Loại điều trị này dùng cho những bệnh xảy ra do cơ thể thiếu một số chất gây nên. Trong quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng, khẩu phần ăn của gia súc không hợp lý, hoặc do gia súc kém hấp thu nên thiếu một số chất cần thiết cho cơ thể. Phải nhanh chóng bổ sung các chất mà cơ thể gia súc đang thiếu để gia súc sinh trƣởng và phát triển tốt. Ví dụ: - Bổ sung Fe trong bệnh thiếu máu ở lợn con Bổ sung Ca, P trong bệnh còi xƣơng, mềm xƣơng. Bổ sung các nguyên tố vi lƣợng trong bệnh thiếu các nguyên tố vi lƣợng. IV. ĐIỀU TRỊ BẰNG KÍCH THÍCH PHI ĐẶC HIỆU Đây là phƣơng pháp dùng protein lạ đƣa vào cơ thể, nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Phƣơng pháp này không có tính chất điều trị đặc hiệu đối với một loại bệnh nào. Đây là phƣơng pháp đem lại hiệu quả điều trị cao nhƣng rất đơn giản và rẻ tiền. Trong điều trị ngƣời ta thƣờng dùng các phƣơng pháp sau: 4.1. Tổ chức liệu pháp Đây là phƣơng pháp do Filatop sáng lập năm 1933. Nguyên lý: Những mô bào, tế bào thực vật hay động vật khi tách khỏi cơ thể thì chƣa ngừng trao đổi chất. Ở mức độ nhất định, khi đặt những mô bào, tế bào này vào điều kiện bất lợi thì những mô bào này sẽ sản sinh ra một chất duy trì sự sống ở mức độ tối thiểu. Những chất đó gọi là kích sinh tố. Bản chất của chúng là axit hữu cơ (axit dicacbonic, oxydicacbonic hoặc axit mạch vòng không bão hoà). Khi đƣa vào trong cơ thể, nó kích thích thần kinh trung ƣơng và thần kinh thực vật, từ đó hoạt hoá các men trong quá trình trao đổi chất, kích thích sản sinh hoormon, hình thành miễn dịch, xúc tiến tiêu hoá, hấp thu, kích thích cơ quan tạo máu, tăng tác dụng điều trị khi kết hợp với kháng sinh. -8-
  10. Điều chế: chế thành dạng bột, hoặc dạng dung dịch. Ngƣời ta lấy gan, lá 0 lách, dịch hoàn, buồng trứng, nhau thai... để trong tủ lạnh 2 - 4 C trong thời gian 6 7 ngày. Sau đó lấy ra nghiền với nƣớc sinh lý theo tỷ lệ 1/10 rồi lọc lấy nƣớc 0 trong. Hấp tiêu độc ở nhiệt độ 120 C trong 1 giờ. Nếu dùng cho ăn thì cắt nhỏ, sấy khô, nghiền thành bột bổ sung vào thức ăn cho gia súc hàng ngày. Ứng dụng điều trị: Đặc trị các bệnh mãn tính nhƣ: loét dạ dày, vết thƣơng điều trị lâu ngày, chống còi cọc, suy dinh dƣỡng, thiếu máu. 4.2. Protein liệu pháp Đây là phƣơng pháp dùng protein tiêm vào cơ thể để điều trị bệnh cho gia súc. Các loại protit khác nhau nhƣ: lòng trắng trứng hay sữa đã tách bơ. Nguyên lý: khi protein vào cơ thể sẽ phân giải thành các đoạn polypeptit, các loại amino axit, kích thích chức năng phòng vệ của cơ thể và làm tăng bạch cầu, đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính, tăng thực bào và tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi tiêm protein vào cơ thể sẽ xảy ra 2 giai đoạn: Giai đoạn phản ứng: Đây là giai đoạn cơ thể có những phản ứng cục bộ và toàn thân. Thể hiện nhƣ: tại nơi tiêm có thể sƣng, nóng, đau, thân nhiệt tăng; kiểm tra máu thấy bạch cầu trung tính tăng; hô hấp tăng; nhịp tim, huyết áp tăng... Thời gian này kéo dài từ 6 -10 giờ sau khi tiêm. Giai đoạn hồi phục: Cơ thể dần trở lại bình thƣờng, không sốt, không viêm cục bộ... Kiểm tra máu có nhiều lâm ba cầu. Cơ thể dần dần hồi phục và trở lại bình thƣờng. Ứng dụng: Protein liệu pháp đƣợc ứng dụng điều trị các ổ viêm nhƣ: viêm vú, viêm tử cung, áp xe, viêm phế quản, viêm phổi. Chống chỉ định: Không dùng cho gia súc mắc các bệnh về tim, gan, thận. Vì khi đƣa protein lạ vào thì cơ thể có phản ứng dị ứng, bệnh càng nặng thêm. Loại protein dùng trong điều trị: lòng trắng trứng, sữa tách bơ Liều lượng: lợn: 25 - 50ml/con; trâu, bò: 70 - 90 ml/con; chó 10 - 20ml/con. Tiêm dƣới da. Cách 2 - 3 ngày tiêm 1 lần, liệu trình điều trị 2 - 3 lần. Ví dụ: Trong thực tế, ngƣời ta dùng lòng trắng trứng gà kết hợp với penicillin điều trị bệnh đóng dấu lợn cho kết quả cao. 4.3. Protein thủy phân Dùng phƣơng pháp protein thuỷ phân để điều trị cho gia súc sẽ an toàn hơn phƣơng pháp protein liệu pháp, bởi protein có thành phần phân tử lớn, các mạch -9-
  11. polypeptit có tính đặc hiệu đối với từng cơ thể và từng loài, do vậy khi dùng phƣơng pháp này có thể sẽ gây dị ứng hoặc gây sốc cho gia súc. Ngƣời ta thuỷ phân protein bằng HCl hoặc men pepsin ở nhiệt độ cao để phân huỷ polypeptit thành axit amin. Công thức thuỷ phân nhƣ sau: HCl d = 1,19 5ml Pepsin 10 g Nƣớc cất 1000 ml Tuỳ từng loại bệnh và tuỳ từng cơ quan khác nhau, ngƣời ta có thể sử dụng các mô bào tƣơng ứng trong điều trị, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Ứng dụng: Hiện nay, ngƣời ta đã điều chế ra hemolizat để chống còi cọc cho gia súc. Hemolizat đƣợc điều chế nhƣ sau: Lấy 1000 ml máu + 100 ml HCl 0,1 N đem thuỷ phân, lọc rồi hấp tiệt trùng, cho gia súc uống. Tác dụng: Cũng giống nhƣ protein liệu pháp, nhƣng khác là có thành phần hữu hình của máu bị phân huỷ nên nó kích thích cơ quan tạo máu sản sinh nhiều hồng cầu mới, đƣợc dùng điều trị suy dinh dƣỡng, chống thiếu máu, phòng bệnh lợn con ỉa phân trắng. 4.4. Huyết liệu pháp Đây là phƣơng pháp dùng máu cùng loài, khác loài hay máu tự thân để tiêm cho con vật. Cách điều trị giống nhƣ protein liệu pháp, nhƣng phức tạp hơn vì ngoài protein còn có thành phần hữu hình, do vậy ngoài chức năng kích thích đặc hiệu còn kích thích cơ quan tạo máu sản sinh ra hồng cầu và bạch cầu. Có các loại huyết liệu pháp sau: Dùng máu cùng loài. Ví dụ: máu lợn tiêm cho lợn, máu trâu tiêm cho trâu Dùng máu khác loài. Ví dụ: máu bò tiêm cho lợn, máu gà tiêm cho chó Dùng máu tự thân, ngoài protein nó còn có các kháng nguyên đặc hiệu của cơ thể, do đó có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Ứng dụng: Dùng điều trị các bệnh có tính chất cục bộ nhƣ các ổ viêm, áp xe... Phòng và trị các bệnh khác nhƣ: ỉa chảy, viêm phổi, lợn con phân trắng. Liều lượng: (ml/con) - Máu khác loài : Gia súc lớn: 15 - 20 ml, gia súc nhỏ: 1 - 3 ml. - 10 -
  12. - Máu cùng loài : Gia súc lớn: 20 - 25 ml, gia súc nhỏ: 3 - 5 ml. - Máu tự thân : Gia súc lớn: 50 - 70 ml, gia súc nhỏ: 5 - 10 ml. Liệu trình tiêm 2 - 3 lần, cách 2 ngày tiêm 1 lần. Để chủ động sử dụng và phòng hiện tƣợng đông vón máu, ngƣời ta thƣờng dùng chất chống đông xitrat natri 5%, pha với tỷ lệ 1/10, để tủ lạnh 2 - 3 ngày. V. ĐIỀU TRỊ BẰNG NOVOCAIN Novocain do Einhorn và Ullfelder tìm ra gồm 250 loại gần giống nhau. Loại chúng ta thƣờng dùng là procain. Novocain khi vào cơ thể sẽ thuỷ phân thành 2 chất: Axit Para amino benzoic (giúp quá trình tổng hợp axit folic). Dietyl amino etanol (phần này không có tác dụng gì và đƣợc thải ra ngoài). Novocain có thể đƣa vào cơ thể gia súc bằng nhiều con đƣờng khác nhau nhƣ: cho uống, tiêm nội bì, tiêm dƣới da, tiêm bắp thịt, tiêm tĩnh mạch, tiêm động mạch, phong bế, gây tê, tiêm vào màng bụng, khí quản. Các đƣờng cho thuốc khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau. Novocain có tác dụng kích thích nhẹ, xúc tiến sự hồi phục của cơ năng thần kinh, giảm những kích thích bệnh lý từ ổ bệnh lên vỏ đại não, cắt đứt vòng tuần hoàn ác tính, cải thiện dinh dƣỡng ở mô bào. Novocain đƣợc dây thần kinh ở nơi tiêm hấp thu sẽ có tác dụng làm giảm đau. Ngoài ra novocain còn điều tiết cơ năng của mạch quản, làm cho hành tuỷ và vỏ đại não đƣợc nghỉ ngơi. Novocain có thể kết hợp với kháng sinh điều trị nhiều bệnh, đặc biệt dùng để phong bế các hạch, ngăn chặn các xung động bệnh lý truyền về thần kinh trung ƣơng, làm cho cơ thể dần dần đƣợc hồi phục trở lại. Trong thực tế novocain đƣợc dùng nhƣ sau: 5.1. Phong bế dây thần kinh phó giao cảm (thần kinh mê tẩu) Vị trí: Chia đoạn cổ làm 3 phần, điểm phong bế thứ nhất ở phía dƣới 1/3 đoạn cổ trên, cách tĩnh mạch cổ về phía trên 2 cm. Điểm thứ 2 cách điểm thứ nhất 6 -7 cm về phía sau cổ. Cách đâm kim: Dùng cỡ kim 14, đâm kim vuông góc và sâu 2 - 4 cm. Liều lượng: Novocain đƣợc pha Vị trí phong bế thần kinh mê tẩu ở nồng độ từ 0,25 - 0,5%. Liều lƣợng 50 ml/1 lần. - 11 -
  13. Liệu trình: cách một tuần phong bế 1 lần và sau đó phong bế điểm thứ hai. Nếu bệnh chƣa khỏi ta có thể phong bế ở cổ bên kia. Ứng dụng: Điều trị các bệnh ở đƣờng hô hấp trên và đƣờng tiêu hoá dƣới. Ví dụ: viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm thực quản, viêm phổi...) 5.2. Phong bế hạch sao Phong bế hạch sao đồng thời cũng là phong bế hạch cổ dƣới vì hạch cổ dƣới nằm ở sát hạch sao. Hạch sao và hạch cổ dƣới nằm ở trƣớc cửa lồng ngực và phía trên xƣơng sƣờn 1. Vị trí: Vị trí đâm kim là giao điểm của hai đƣờng: từ đốt cổ 7 kẻ một đƣờng vuông góc với mặt đất, từ xƣơng sƣờn 1, 2 kẻ một đƣờng song song với mặt đất. Cỡ kim: kim 18, có độ dài 8 - 12 cm. Hướng đâm kim: đâm kim trƣớc xƣơng bả vai, dƣới đốt cổ 7. Vị trí phong bế hạch sao ở trâu, bò, lợn Cách tiến hành: Sau khi xác định đƣợc vị trí đối với từng loại gia súc ta kéo chân trƣớc của gia súc về phía sau hết cỡ. Dùng kim dài 8 -12 cm, đâm kim từ trƣớc ra sau và chếch từ dƣới lên trên, sau đó xoay ngang mũi kim theo dọc thân con vật và ấn hết cỡ kim. Đối với gia súc nhỏ để nằm, độ sâu của kim 5 - 6 cm. Dùng novocain ở nồng độ 0,25 - 0,5% với liều lƣợng từ 150 - 200 ml. Ứng dụng: dùng để điều trị các bệnh trong xoang ngực: viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng phổi. Đối với ngựa vị trí xác định bởi hình tam giác, trong đó: đỉnh của tam giác là u vai, còn 2 đáy là khớp vai và mỏm khuỷu. Trên tam giác đó ta kẻ một đƣờng trung tuyến, chia đƣờng trung tuyến ra làm 3 phần bằng nhau. Vị trí phong bế là 1/3 phía dƣới của đƣờng trung tuyến. Hƣớng kim từ sau ra trƣớc, từ dƣới lên Vị trí phong bế ở ngựa trên. Dùng novocain 0,5% liều 150 ml. - 12 -
  14. 5.3. Phong bế hạch cổ dƣới ở ngựa Vị trí: Từ mỏm ngang đốt cổ 7 kẻ đƣờng vuông góc với mặt đất. Từ xƣơng sƣờn 1 kẻ đƣờng ngang song song với đốt cổ 7. Vị trí đâm kim cách đốt cổ 7 từ 6 - 7cm và cách xƣơng sƣờn từ 3,5 - 4,5cm. Hướng kim: vuông góc với thân của gia súc Độ sâu của kim: 4 - 6cm + Nồng độ Novocain: 0,25% - Vị trí phong bế hạch cổ dƣới 0,5%. Liều lượng: 150 - 200ml/ lần Ứng dụng: điều trị các bệnh trong xoang ngực. 5.4. Phong bế dây giao cảm trên màng phổi Mục đích: ngăn chặn một số kích thích bệnh lý tới đƣờng hô hấp và tiêu hoá (dạ dày, ruột, phổi). Đây là phƣơng pháp chủ yếu đối với thần kinh giao cảm, đồng thời cũng là sự phong bế đám rối thần kinh tuỵ tạng trong xoang bụng. Vị trí phong bế: đối với ngựa phong bế cả 2 bên ngực. Điểm phong bế là giao điểm của 2 đƣờng: gian sƣờn cuối cùng 17 - 18 và mép dƣới cơ dài lƣng. Trâu, bò phong bế một bên ngực phải. Điểm phong bế là gian sƣờn 12 - 13 và mép dƣới cơ dài lƣng. Phương pháp tiến hành: Đâm kim chếch một góc so với mặt phƣơng nằm ngang hƣớng về dƣới cột sống. Khi kim chạm mặt bên cột sống, ta rút kim ra 1 0 cm, đƣa kim lên một góc 5 - 10 , và đâm sâu thêm 1 - 1,5 cm. Nồng độ Novocain: 0,5%. Cỡ kim: Độ dài kim 10 - 12 cm, đƣờng kính kim 1,5 mm. Liều lượng: 0,5 ml/1 kg thể trọng. Ứng dụng: Điều trị các bệnh trong xoang ngực và bụng nhƣ: viêm phổi, viêm màng phổi, chƣớng hơi dạ cỏ, viêm màng bụng, đau bụng ngựa. 5.5. Phong bế bao thận Mục đích: Làm giảm kích thích bệnh lý đến các khí quan trong xoang bụng, sinh dục và tiết niệu. Phong bế bao thận tức là phong bế đám rối thận, đám rối treo tràng, đám rối mặt trời. Trâu, bò: Chủ yếu là phong bế thận phải. Vị trí: giao điểm của 2 đƣờng: mỏm ngang đốt hông 1 và sau xƣơng sƣờn cuối cùng, cách cột sống 8 - 10 cm. 13 -
  15. Hướng kim: đâm vuông góc với mặt da, sâu 8 - 11cm. Cỡ kim: độ dài của kim 10 - 12cm, đƣờng kính 1,5mm. Ngựa: Phong bế cả 2 bên nhƣng vị trí khác nhau. Vị trí phong bế thận phải là giao điểm của 2 đƣờng: khe sƣờn cuối cùng và cách sống lƣng 10 -12 cm. Hướng kim: Đâm hơi chếch về phía trƣớc, sâu 8 - 10 cm. Cỡ kim: độ dài của kim 10 - 12cm, đƣờng kính 1,5mm. Vị trí phong bế thận trái là giao điểm của 2 đƣờng: mỏm ngang đốt hông 1, sau xƣơng sƣờn cuối cùng, cách cột sống 8 -10 cm. Hướng kim: Đâm kim thẳng góc với mặt da, sâu 6 - 8 cm. Cỡ kim: độ dài của kim 10 - 12cm, đƣờng kính 1,5mm. Nồng độ novocain: 0,5%. Liều lượng: 0,5 ml/1 kg thể trọng. Ứng dụng: điều trị các bệnh trong xoang bụng, các bệnh ở hệ tiết niệu nhƣ: Chƣớng hơi dạ cỏ, ruột, dạ dày; bội thực dạ cỏ; nghẽn dạ lá sách; viêm thận, viêm bàng quang, viêm đƣờng sinh dục. 5.6. Tiêm novocain vào mạch quản Mục đích: Dùng novocain tiêm vào mạch quản nhằm mục đích phong bế sự nhận cảm của vách mạch quản, có tác dụng giảm các kích thích bệnh lý, làm giảm phản ứng mạch quản ở cục bộ, làm giảm kích thích bệnh lý tới thần kinh trung ƣơng. Khi tiêm novocain vào cơ thể sẽ mau lành vết thƣơng vì trong thành phần của novocain có PABA. PABA giúp cho sự tái sinh mô bào mới. Nếu kết hợp novocain với kháng sinh sẽ kéo dài thời gian tác dụng của thuốc. Novocain đƣợc tiêm vào động mạch, tĩnh mạch gia súc với nồng độ 0,25%; 0,5%; 1% và thƣờng đƣợc dùng kết hợp với kháng sinh. Khi tiêm novocain vào máu sẽ làm tăng một số chỉ tiêu máu nhƣ: bạch cầu trung tính tăng, tăng tần số hô hấp, tăng tần số tim, tăng sự bài tiết và tăng quá trình trao đổi chất, nhƣng quá trình này chỉ diễn ra khoảng 20 phút, sau đó trở lại bình thƣờng. Ứng dụng: Ngƣời ta dùng novocain kết hợp với kháng sinh để điều trị một số bệnh nhƣ: viêm phổi, thận, bàng quang, vú, khớp, tuyến nƣớc bọt. Liều lượng: Dùng liều 0,1 - 0,15 g/100 kg thể trọng, pha novocain ở nồng độ 0,25; 0,5% với nƣớc cất rồi hấp tiêu độc. Khi tiếp vào mạch quản cần chú ý tiếp với tốc độ chậm hơn tiếp nƣớc. VI. ĐIỀU TRỊ BẰNG YẾU TỐ VẬT LÝ (LÝ LIỆU PHÁP) Ngƣời ta thƣờng sử dụng các yếu tố vật lý nhƣ: ánh sáng, nhiệt độ, dòng điện, nƣớc để điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị, các yếu tố này thông qua phản xạ thần kinh, làm tăng cƣờng trao đổi chất cục bộ, tăng tuần hoàn cục bộ, - 14 -
  16. tiêu viêm, giảm đau cục bộ, tăng quá trình lành vết thƣơng. Dùng các phƣơng pháp điều trị sau: 6.1. Điều trị bằng ánh sáng 6.1.1. Ánh sáng tự nhiên Cơ chế: Lợi dụng ánh sáng mặt trời có tia hồng ngoại và tử ngoại có tác dụng chuyển 7 Dehydrocolesterol thành vitamin D3. Vitamin D3 giúp cho quá trình hấp thu canxi và quá trình tạo xƣơng. Ngoài ra còn tác dụng gây xung huyết mạch quản ngoại biên, làm tăng cƣờng tuần hoàn máu, tăng trao đổi chất, diệt vi khuẩn ngoài da và môi trƣờng vì nó làm phân huỷ protit của vi trùng. Ứng dụng điều trị: phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh còi xƣơng, mềm xƣơng, chữa ung nhọt, chàm da, phòng bại liệt trƣớc và sau khi đẻ, lợn con ỉa phân trắng... Thời gian tắm nắng: 30 phút - 5 giờ / ngày Có thể tắm nắng trong khoảng thời gian sau: buổi chiều 3 - 6 h Mùa đông: buổi sáng 8 - 12 h buổi chiều 1 - 3 h 6.1.2. Ánh sáng nhân tạo Thƣờng dùng ánh sáng điện thƣờng, đèn hồng ngoại hoặc đèn tử ngoại. Đối với từng loại ánh sáng khác nhau ta có phƣơng pháp điều trị khác nhau: * Ánh sáng điện thường Dùng đèn Soluse có công suất 300 - 1000 W đặt trong các phòng điều trị 0 hoặc lƣu động. Sức nóng của tóc đèn lên tới 2500 - 2800 C. Cách chiếu: Khi chiếu để đèn cách da gia súc 0,5 - 0,7 m. Thời gian chiếu từ 25 - 40 phút. Ngày chiếu 1 - 2 lần. Công dụng: Tập trung ánh sáng vào cục bộ, làm cho nơi đƣợc chiếu xung huyết có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Ứng dụng: Dùng điều trị các bệnh nội khoa nhƣ: viêm phổi, viêm màng phổi, phòng bệnh lợn con phân trắng. Đối với ngoại khoa ta dùng để điều trị các bệnh viêm cơ, viêm khớp, chấn thƣơng. *Đèn hồng ngoại Đây là loại ánh sáng phát ra do đốt nóng dây may so của các lò sƣởi điện, khi 0 may so nóng đỏ thì nhiệt lƣợng phát ra 300 - 700 C và có làn sóng dài 3 - 5 m. Cách dùng: dùng nhƣ ánh sáng điện thƣờng, nhƣng có độ chiếu rất sâu. Khi chiếu để cách mặt da của gia súc 50 -70 cm, mỗi lần chiếu 20 - 40 phút. 15 -
  17. Tác dụng: Dùng điều trị các vết thƣơng nằm sâu trong cơ thể. * Đèn tử ngoại Phát ra từ bóng đèn thạch anh. Trong bóng đèn có chứa khí Ar (Ac gông) và thuỷ ngân. Hơi thuỷ ngân có áp suất là 1/1000 atmotfe. Cơ chế: Khi dòng điện chạy qua thì khí Ar sinh ra hiện tƣợng điện ly và phóng điện tử bắn vào các phân tử của hơi thủy ngân làm cho một phần phân tử của thuỷ ngân ion hoá, còn một phần phát ra ánh sáng, ánh sáng này chính là tia tử ngoại. Tác dụng: Làm biến đổi 7 hydrocolesterol thành vitamin D3 và elgosterol thành vitamin D2, làm phân huỷ protit, vì vậy có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Ngoài ra còn làm giãn mao quản, xúc tiến quá trình tuần hoàn và trao đổi chất của cơ thể, làm tăng thực bào. Cách chiếu: Đối với đại gia súc: xác định hàm lƣợng ánh sáng bằng cách dùng tấm 2 bìa dài 20 cm, rộng 7 cm, có đục 5 lỗ, mỗi lỗ có diện tích 1 cm . Đặt tấm bìa lên thân gia súc. Lấy tấm bìa khác che và lần lƣợt cho hở từng lỗ một rồi chiếu 3 giờ liền đến thời gian mặt da đỏ lên thì thôi. Tiểu gia súc: Chiếu toàn đàn, thời gian từ 10 - 15 phút, cách xa 1 m, ngày chiếu 3 lần. * Những chú ý khi chiếu đèn tử ngoại: Sau khi chiếu xong phải để gia súc ở nơi thoáng khí, vì đèn chiếu sinh ra khí ozon (O3) kích thích niêm mạc, nhất là niêm mạc đƣờng hô hấp. Trong khi chiếu tia tử ngoại cho gia súc, phải đeo kính chống tia sáng tử ngoại vì nó kích thích thần kinh thị giác và tế bào gậy của mắt, có hại cho mắt. 6.2. Điều trị bằng dòng điện Cơ thể con ngƣời cũng nhƣ cơ thể động vật đều là môi trƣờng dẫn điện do có nƣớc, các phân tử keo và các tinh thể. Chính vì vậy ngƣời ta có thể dùng dòng điện để điều trị bệnh. Trong điều trị bệnh cho gia súc, thƣờng dùng các phƣơng pháp sau: * Sử dụng dòng điện một chiều Sử dụng phƣơng pháp này thông qua hệ thống nắn dòng mà dòng điện xoay chiều chuyển thành dòng điện một chiều, với điện thế 60 V và cƣờng độ dòng điện là 60 A. - 16 -
  18. Phương pháp tiến hành: Dùng 2 miếng vải gạc nhúng vào nƣớc sinh lý. 2 Diện tích miếng vải phụ thuộc vào dòng điện sử dụng (0,3 - 0,5 mA/1 cm ). Mắc một cực ở nơi bị viêm và một cực ở chân gia súc. Thời gian cho dòng điện chạy qua từ 15 - 20 phút, cách vài giờ ta chạy một lần. Ứng dụng: Cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể gia súc, làm hồi phục chức năng tế bào, dây thần kinh. Dùng kích thích khi dây thần kinh bị tê liệt. Gây xung huyết ở nơi đặt điện cực làm tiêu viêm, giảm đau. Làm hồi phục chức năng của dây thần kinh ngoại biên. Điều trị các chấn thƣơng, viêm xoang, viêm màng phổi, màng bụng, màng ngực. Chú ý: Không dùng trong trƣờng hợp viêm mãn tính, viêm hoá mủ, viêm da. * Điều trị bằng phương pháp điện phân: Sử dụng phƣơng pháp này cũng giống nhƣ sử dụng đối với dòng điện một chiều, nhƣng khác ở chỗ dung môi là các hoá chất, vì vậy thời gian tác dụng kéo dài do các ion thuốc. Ta thƣờng dùng các chất sau: Tên ion Điện cực Dạng thuốc Nồng độ (%) - Br - Bromua Kali 1 - 20 - I - Iodua Kali 3-5 Penicillin - Penicillin 5 -10mg/ml Slyxilat - Natri Salyxilat 3-5 - Cl - NaCl 3-5 ++ Ca + CaCl2 3-5 ++ Mg + Mg2SO4 3-5 Novocain + Novocain 2-5 Ichthiol + Ichthiol 3-5 Streptomycin + Streptomicin 5 -10mg/ ml Ƣu điểm: Thuốc vào chậm, thải trừ chậm, tác dụng kéo dài. Nhƣợc điểm: không khống chế đƣợc liều lƣợng thuốc. Ứng dụng: Tuỳ theo các ion của hợp chất trong dung môi mà có tác dụng khác nhau: Chữa chứng suy nhƣợc thần kinh, an thần, giảm đau. Ví dụ: Novocain, clorua. 17 -
  19. + Điều trị chứng tê liệt (tê liệt thần kinh ngoại biên), tiêu viêm, giảm đau. Ví dụ: iod, salicilat, novocain. Chống nhiễm trùng, ví dụ: kháng sinh, ichthiol. Điều trị bằng điện thấu nhiệt Dùng dòng điện có tần số và nhiệt độ cao so với các bóng đèn khác (50 vạn đến 2 triệu chu kỳ/giây) cƣờng độ dòng điện chạy qua máy là 3 ampe. - Tác dụng: Tăng nhiệt độ ở các mô bào khi dòng điện chạy qua. Xúc tiến quá trình tuần hoàn cục bộ dẫn đến tiêu viêm, giảm đau cục bộ. Xúc tiến quá trình trao đổi chất cơ thể, kích thích tiết dịch, hoormon, diệt trùng và làm tan vết sẹo trong vết thƣơng ngoại khoa. - Cách tiến hành: ngày chạy một lần, mỗi lần từ 20 - 30 phút. Ứng dụng: điều trị các bệnh nội khoa nhƣ viêm phế quản, viêm màng phổi, viêm phổi. Điều trị các vết thƣơng ngoại khoa, làm giảm đau trong trƣờng hợp đau bụng. 6.3. Điều trị bằng xoa bóp Điều trị bệnh cho gia súc kết hợp với phƣơng pháp xoa bóp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao, bởi: Xoa bóp làm tăng quá trình tuần hoàn máu, dịch lâm ba, kích thích đầu mút thần kinh cục bộ truyền lên đại não, gây thành một phản ứng toàn thân hay cục bộ có lợi cho cơ thể gia súc. Xoa bóp làm tăng quá trình thải nhiệt, tăng quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh quá trình oxy hoá. Xoa bóp cục làm sản sinh ra histamin hay những chất gần giống histamin, có tác dụng kích thích mao quản dãn nở làm tổ chức cục bộ nóng đỏ. Xoa bóp đối với vỏ não còn gây một kích thích nhẹ, thay thế kích thích bệnh lý, giúp cho vỏ não ở trạng thái ức chế, từ đó cơ thể nhanh chóng hồi phục. Có rất nhiều phƣơng pháp xoa bóp khác nhau, nhƣng trong thú y ngƣời ta thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp sau: * Xoa bóp toàn thân Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng đối với bò sữa, dê sinh sản và ngựa. Nếu bò sữa hàng ngày đƣợc tắm chải, kỳ cọ toàn thân sẽ kích thích cơ năng tiêu hoá, gia súc ăn nhiều, khả năng tiêu hoá cao, sẽ tiết sữa nhiều. Ngựa nếu đƣợc tắm chải, kỳ cọ hàng ngày thì lông, da bóng mƣợt, do vậy ít bị mắc các bệnh ngoài da. - 18 -
  20. Cách tiến hành: Đối với bò sữa: Cho gia súc vận động nhẹ, ngày 1 - 2 giờ rồi dùng cỏ khô hay rơm mềm xoa bóp toàn thân từ 10 - 15 phút/ ngày. Đối với ngựa: hàng ngày tắm rửa, kết hợp kỳ cọ cho gia súc 15 - 20 phút. * Xoa bóp cục bộ Phƣơng pháp này thƣờng kết hợp với việc dùng các loại format hay dầu nóng làm tiêu viêm cục bộ, kích thích nhu động trong trƣờng hợp trâu bò bị bệnh tiền vị, bệnh tê liệt, hoặc đƣa tay qua trực tràng xoa bóp bàng quang để kích thích cho gia súc đi tiểu. Chú ý: không điều trị bằng phƣơng pháp này khi gia súc bị mắc các bệnh về da hoặc khi gia súc đang bị sốt. 6.4. Điều trị bằng nƣớc Đây là một phƣơng pháp có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh cho gia súc. Tuy nhiên, khi áp dụng phƣơng pháp điều trị này, chúng ta phải chú ý đến môi trƣờng xung quanh nhƣ: mùa, nhiệt độ chuồng nuôi, điều kiện nuôi dƣỡng, tuổi gia súc... Nhờ tác dụng bằng cơ học, nhiệt học và hoá học của nƣớc đối với nút nhận cảm ở mặt da hay bề mặt niêm mạc, truyền lên vỏ não và gây thành phản xạ có lợi cho cơ thể. - Nƣớc lạnh : nhiệt độ dƣới 200C - Nƣớc mát : nhiệt độ từ 20 - 330C - Nƣớc ấm : nhiệt độ từ 36 - 400C - Nƣớc nóng : nhiệt độ trên 400C Tuỳ theo trạng thái bệnh lý và mục đích điều trị ngƣời ta chọn nhiệt độ của nƣớc cho thích hợp. Ví dụ: Trong trƣờng hợp cảm nắng, cảm nóng thì dùng nƣớc lạnh phun toàn thân gia súc và dùng nƣớc đá chƣờm vùng đầu, nhƣng trong trƣờng hợp cƣớc chân thì dìng nƣớc ấm ngâm chân. Ngƣời ta chia ra 2 phƣơng pháp điều trị sau: * Điều trị toàn thân: Dùng phƣơng pháp tắm. Khi tắm cho gia súc không nên dùng nƣớc lạnh 0 dƣới 18 - 20 C. Mục đích để loại bỏ những cáu bẩn bám trên da của gia súc, từ đó - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2