Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 12
lượt xem 14
download
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 12 - Nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có nội dung trình bày nguồn lực con người và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 12
- CHƯƠNG XII NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
- NỘI DUNG TỰ HỌC 1. Con người và nguồn lực con người. 2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người và con người xã hội chủ nghĩa. 3. Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong những năm qua.
- CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Để phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay, thanh niên, sinh viên nước ta cần phải làm gì? Vì sao? 2. Phân tích luận điểm của Mác: “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. + Con người vừa là thực thể tự nhiên, thực thể xã hội. + Những yếu tố xã hội mới tạo nên bản chất con người của mỗi con người trong xã hội. + Ý nghĩa rút ra khi nghiên cứu luận điểm này.
- I. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Nguyên thủy-cổ đại-phong kiến-tư bản-XHCN ( Tinh thần vô hình) THỰC THỂ TƯ NHIÊN = NGƯỜI = NGƯỜI ( Vật chất hữu hình ) Tam tài: THIÊN, ĐỊA, NHÂN Chủ nghĩa Mác- Lênin: Con người vừa là thực thể của tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh.
- NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội… tạo nên năng lực con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi nói tới nguồn lực con người là nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.
- NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI ( SỐ LƯỢNG = CHẤT LƯỢNG ) - Về số lượng: Số người ở độ tuổi lao động trong xã hội, về một mức độ nhất định có thể biểu thị quy mô nguồn nhân lực của xã hội đó. - Về chất lượng: Đây là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về thể lực, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý, ý thức giác ngộ và bản lĩnh chính trị của mỗi người lao động.
- 2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội CCVS----------------------------------------CNXH – CNCS (Thời kỳ xây dựng xã hội mới) KTTT - Tư tưởng - Chính trị QHSX = LLSX Xem xét con người với tư cách là lực lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất; cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh khẳng định: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người
- a) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế: Xem xét con người vời tư cách là lực lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất. C. Mác coi yếu tố con người trong sức sản xuất là yếu tố quan trọng nhất. Lênin: “ Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” Các yếu tố sản xuất: Tư bản, lao động , đất đai, năng lực sáng tạo của nhà doanh nghiệp. Yếu tố nào là quan trọng nhất ? ( Người lao động có kỹ năng nhất định cùng với sự sáng tạo của nhà doanh nghiệp cùng tạo nên yếu tố con người. Chỉ có yếu tố con người mới có thể tổ chức lại những yếu tố vật, hình thành nên sức sản xuất hiện thực. )
- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất. Điều đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI - Tư liệu lao động công nghệ cao cấp. - Người lao động với hàm lượng tri thức cao. - Người lao động làm chủ đất đai và những TLSX. - Có kiến thức quản lý kinh tế qua đào tạo.
- b) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị. Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa: - Nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dười sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Người dân có tri thức, có năng lực, nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc lựa chon những người có đức, có tài vào các cơ quan nhà nước. - Năng lực cán bộ nhà nước và vai trò trách nhiệm của họ đối với nhân dân.
- c) Vai trò của nguồn lực con ngưới trong lĩnh vực văn hóa. Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội. Dười chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động được trở thành người làm chủ đời sống văn hóa xã hội. Quần chúng nhân dân lao động là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
- Con người có văn hóa là những con người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần của đất nước, của nhân loại. Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, con người có điều kiện tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới; do đó con người cần có trình độ tri thức để tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu nền văn hoa dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân
- II. PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM Cách mạng tháng 8/1945-------2007---------- 1) Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam - Những kết quả đạt được. - Những hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam. 2) Những phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam
- a ) Những phương hướng Thứ nhất: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vời nội dung chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí máy móc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa điều kiện để xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người. Những yêu cầu, những thách thức của quá trình công nghiệp hóa đối với người lao động. Phát huy nguồn lực con người là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thứ hai: Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chình sách xã hội phù hợp. Chính sách xã hội là bộ phận hợp thành chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách xã hội thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, trực tiếp đảm bảo những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người biểu hiện rõ nhất bản chất của một chế độ xã hội. Phát triển kinh tế, nâng cao năng xuất lao động là tiền đề, là điều kiện cho việc thực hiện chính sách xã hội.
- Thực hiện tốt chính sách xã hội, tạo điều kiện cho người lao động học tập phấn đấu vươn lên, cống hiến hết sức mình cho xã hội sẽ góp phần to lớn phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng xã hội, giải phóng con người; vì vậy chính sách xã hội dưới chủ nghĩa xã hội phải hướng tới con người và vì con người. Để thực hiện điều đó, cần phải bảo đảm: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”, gắn đời sống vật chất với đời sống tinh thần.
- Thứ ba: Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội chủ nghĩa với bản chất của nó, xã hội phải tạo ra những điều kiện cho người lao động tham gia tích cực vào công việc quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, thông qua đó mà họ tích cực đóng góp tái năng, trí tuệ cho xã hội. Cơ chế quản lý của một chế độ xã hội là toàn bộ những thiết chế, những quy định về mối quan hệ trách nhiệm, quyền hạn giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nhằm mục đích quản lý xã hội theo một định hướng nhất định của giai cấp cầm quyền.
- b) Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay. Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh tế Nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Tạo điều kiện cho mọi người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất xã hội, ở mọi thành phần kinh tế. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phù hợp. Khơi dậy những tiềm năng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thứ hai: Trong lĩnh vực chính trị Nâng cao trình độ nhân thức chính trị, trách nhiệm và năng lực của mọi công dân, để mọi người tích cực tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta. Tăng cướng vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, huy động đông đảo nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
- Xây dựng cơ chế quản lý xã hội, quản lý nhà nước để người dân có điều kiện tham gia công việc nhà nước, công việc xã hội, thự sự là người chủ đất nước. Phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng tập thể, từng cá nhân trong từng công việc. Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
26 p | 1684 | 85
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
32 p | 1974 | 78
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 4 - Trường ĐH Thương mại
25 p | 113 | 19
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - ĐH Kinh tế Quốc dân
147 p | 108 | 15
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 3 - GV. Lương Minh Hạnh
19 p | 32 | 13
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội: Chương 4 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
20 p | 85 | 12
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 5: Cơ cấu xã hội giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2022)
9 p | 81 | 11
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội: Chương 3 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
10 p | 63 | 10
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 4 - GV. Lương Minh Hạnh
20 p | 34 | 9
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 4: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa (2022)
14 p | 85 | 9
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2022)
11 p | 86 | 9
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Vũ Trung Kiên
175 p | 87 | 8
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 4 - Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa (2023)
14 p | 89 | 8
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 1: Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (2022)
10 p | 41 | 6
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 5 - Cơ cấu xã hội giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2023)
9 p | 35 | 6
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 3 - Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2023)
11 p | 35 | 5
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 1 - Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (2023)
10 p | 23 | 4
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 4 - ThS. Đặng Kiều Diễm
72 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn