intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chụp ảnh phóng xạ

Chia sẻ: Le Duoc | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:99

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu về chụp ảnh phóng xạ trình bày về các nội dung cơ bản như sau: Sơ lược về an toàn bức xạ, nguyên lý hoạt động, các thiết bị RT, bên cạnh đó tài liệu cũng trình bày một số ứng dụng và mở rộng,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chụp ảnh phóng xạ

  1. CHỤP ẢNH PHÓNG XẠ Click to edit subtitle style www.themegallery.com  LOGO LOGO
  2. Nội dung chính 1 SƠ LƯỢC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ 2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 3 CÁC THIẾT BỊ RT 4 ỨNG DỤNG VÀ MỞ RỘNG LOGO
  3. Lịch sử hình thành tia X v Tối ngày 8 tháng 11 năm 1895, sau khi rời phòng thí  nghiệm một quãng, sực nhớ quên chưa ngắt cầu dao  điện cao thế dẫn vào ống tia catod,  Wilhelm Conrad Röntgen quay lại phòng và nhận thấy  một vệt sáng màu xanh lục trên bàn tuy phòng tối om. v Với đầu óc nhạy bén, đầy kinh nghiệm của một nhà vật  lý học, việc này đã lôi cuốn ông và 49 ngày sau ông liên  tục ở lỳ trong phòng thí nghiệm, cơm nước do bà vợ tiếp  tế, mỗi ngày ông chỉ ngừng công việc nghiên cứu ít phút  để ăn uống, vệ sinh và chợp mắt nghỉ ngơi vài giờ. Nhờ  thế, ông đã tìm ra tính chất của thứ tia bí mật mà ông  tạm đặt tên là tia X và mang lại cho ông giải Nobel về  vật lý đầu tiên vào năm 1901. LOGO
  4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA RT v Vài năm sau Roentgen phát hiện ra tia X thì RT được áp  dụng để kiểm tra mối hàn. v 1913 Collidge đã thiết kế thành công một ống phát tia X  có năng lượng cao và khả năng xuyên sâu hơn. v 1917 PTN chuyên về RT được thành lập tại Royal  Arsenal ở Woolwich. v 1930 RT được áp dụng để kiểm tra nồi hơi cho các thiết  bị hải quân Mỹ. v Nhờ tính hiệu quả 5 năm sau RT được áp dụng rộng rãi  cho các bình áp lực và các vật đúc. v Cùng với thế chiến II, RT phát triển mạnh mẽ trong công  nghiệp và hàng không, luyện kim… LOGO
  5. LOGO
  6. Bản chất của tia X Tia X là bức xạ điện từ mà mắt không nhìn thấy được có bước  sóng ngắn hơn bước sóng  tia tử ngoại nhưng lớn hơn bước sóng của  tia γ. Bước sóng của tia X có giá trị từ 10­ 11m đến 10­ 8 m (0,01 nm ­  vài nm). v Những tia X có bước sóng từ 0,01 nm đến 0,1 nm có tính đâm xuyên  mạnh hơn nên gọi là tia X cứng.  v Những tia X có bước sóng từ 0,1 nm đến khoảng vài nm có tính đâm  xuyên yếu hơn được gọi là tia X mềm. Tính chất của tia X: v Tia X có tính đâm xuyên mạnh. v Có tác dụng lên kính ảnh (làm đen kính ảnh dùng để chụp X quang) v Làm phát quang một số chất v Làm ion hóa không khí. v Có tác dụng sinh lý, hủy diệt tế bào. LOGO
  7. Tia X và tia gamma Các đặc điểm chung v Là các tia không nhìn thấy gồm từ các photon v Chúng di chuyển với vận tốc ánh sáng v Không bị lệch hướng bởi thấu kính, do đó trong thiết bị chụp ảnh  bức xạ không có các hệ thấu kính để tạo ảnh như máy ảnh  thông thường. v Có thể xuyên qua vật chất, nhưng cường độ yếu đi chủ yếu do  quá trình hấp thụ và một phần nhỏ khác bị tán xạ. Mức độ đâm  xuyên phụ thuộc vào loại vật chất, bề dầy và cấu trúc của nó,  cũng như năng lượng của chùm tia. v Là bức xạ ion hoá, nghĩa là có thể giải phóng electron trong vật  chất. v Có thể làm biến đổi hoặc phá huỷ tế bào của cơ thể sống. LOGO
  8. Tia X và tia gamma Các đặc điểm riêng v Tia X thường được tạo ra do chuyển mức  kích thích của các e vành ngoài do đó phổ  năng lượng của nó có dạng liên tục. v Tia gamma phát ra khi hạt nhân nguyên tử  của các nguyên tố phóng xạ bị phân rã.  Phổ năng lượng là gián đoạn và cường độ  phát xạ không điều khiển được. LOGO
  9. Nguồn gamma trong RT v Một nguồn phóng xạ gamma thường gồm một lõi chất  phóng xạ được đặt trong buồng kín bằng chì hoặc  uranium và bộ phận điều khiển để đưa nguồn vào vị trí  chiếu.  1 3 2 Sơ đồ của nguồn gamma chụp ảnh: 1­ Buồng bảo vệ;  2­ lõi nguồn; 3­ Bộ phận điều khiển nguồn ra vào LOGO
  10. Các đặc trưng của nguồn bức xạ v Cường độ bức xạ: Cường độ bức xạ là số photon trong một  đơn vị thời gian đập vào một đơn vị diện tích nằm vuông góc  với chùm hạt. Đơn vị đo của cường độ bức xạ là  photon/cm2.s. v Hệ số hấp thụ tuyến tính: Hệ số hấp thụ tuyến tính   chỉ  khả năng hấp thụ của vật chất với bức xạ có năng lượng xác  định khi xuyên qua nó.  v Bề dày nửa giá trị (HVT ­ Half Value Thickness) và bề dày  1 phần 10 giá trị (TVT ­ Tenth Value Thickness): HVT và  TVT là bề dày của một lớp vật liệu nào đó làm suy giảm  cường độ bức xạ xuống tương ứng còn một nửa và 1/10 giá  trị v Bề dày chụp tối đa: Người ta quy định bề dày chụp tối đa  có thể chụp được, dmax = 4 lần giá trị HVT LOGO
  11. Các đặc trưng của nguồn bức xạ v Hoạt độ phóng xạ: Mỗi nguồn phóng xạ được  đặc trưng bằng hoạt độ phóng xạ. Đại lượng  này cho ta khái niệm khả năng phát xạ mạnh  hay yếu. Hoạt độ phóng xạ được đo bằng số  lần phân rã của đồng vị phóng xạ diễn ra trong  một đơn vị thời gian. Đơn vị đo hoạt độ phóng  xạ là Becquerel (Bq) hoặc Curie (Ci). 1Bq = 1 phân rã/s 1Ci = 3,7 x 1010 Bq www.themegallery.c LOGO
  12. Các đặc trưng của nguồn bức xạ v Hằng số phân rã   và chu kỳ bãn rã T1/2: Các chất  phóng xạ phân rã theo định luật hàm mũ: N(t) = Noe­ t Trong đó No  và N(t) tương ứng là số hạt nhân chất  phóng xạ tại thời điểm to và t;   là hằng số phân rã; nó có  giá trị không đổi với một chất đồng vị phóng xạ. v Chu kỳ bán rã T1/2 của một đồng vị phóng xạ được xác  định bằng công thức: T1/2 = 0,693/ T1/2 là khoảng thời gian trong đó hoạt độ phóng xạ của  đồng vị phóng xạ giảm đi một nửa. www.themegallery.c LOGO
  13. Các đặc trưng của nguồn bức xạ v Năng lượng bức xạ: Mỗi nguồn phóng xạ gamma dùng trong phép  chụp ảnh phát ra các tia gamma mang năng lượng nhất định. Bảng  dưới đây giới thiệu đặc trưng của một số nguồn gamma thường  dùng trong chụp ảnh công nghiệp: Đång T1/2 Năng lượng,  HVT đối với chì  vÞ MeV mm 137Cs 30 năm  0,66 8,4 60Co 5,3 năm  1,17   ;     1,33 13 192Ir 74 ngày  0,13   ;      0,9 2,8 169Yb 31 ngày  0,06   ;      0,31 0,88 170Tm 127 ngày  0,052 ;      0,084 ­ LOGO
  14. Lưu ý: v Việc sử dụng thiết bị X­ray là rất cần thiết. Tuy nhiên,  nếu chúng ta không vận dụng những biện pháp đảm  bảo an toàn khi sử dụng thiết bị X­ray thì có thể gây ra  những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của nhân  viên phụ trách an toàn và người dân xung quanh LOGO
  15. Tia X v Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên  thường được dùng để chụp ảnh trong chẩn  đoán y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý  hành khách trong ngành CN khác như hàng  không,...  LOGO
  16. Tia X v Bên cạnh những lợi ích đó, tia X cũng còn là mối nguy  hiểm tác hại đến cuộc sống lâu dài của con người và  môi trường nếu không được quan tâm.  v Do tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng  của nó trên cơ thể có thể nguy hiểm cho sức khỏe  con người.  v Chụp X­quang không được tiến hành trong điều kiện  an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu  chuẩn an toàn, cùng với việc đội ngũ KTV chụp X­ quang không được trang bị đầy đủ kiến thức là điều  vô cùng nguy hiểm. LOGO
  17. Những yêu cầu tối thiểu đối với phòng chụp X­ray v Các phòng chụp X­ray để phải bố trí cách xa khu vực đông  người qua lại. v Diện tích phòng X­ray được áp dụng theo TCVN 6561:1999 (tối  thiểu là 25 m2, chiều rộng tối thiểu 4,5 m, chiều cao trên 3m).  Hoặc không nhỏ hơn diện tích quy định của nhà sản xuất. v Máy chụp X­ray phải bố trí sao cho chùm tia X không phát về  hướng cửa ra vào hoặc hướng có nhiều người qua lại.  v Tại cửa ra vào phòng X­ray phải có đèn tín hiệu và biển cảnh  báo bức xạ ngang tầm mắt. Đèn tín hiệu phải phát sáng trong  suốt thời gian máy hoạt động. v Phòng X­ray phải được che chắn bằng bê tông hoặc chì để  đảm bảo liều bức xạ tại các vị trí sát tường, sát cửa ra vào  (không tính phông bức xạ tự nhiên) hoặc không được vượt quá  0,5 mSv/h. LOGO
  18. LOGO
  19. Giới hạn liều 1. Đối với nhân viên bức xạ  Chiếu xạ nghề nghiệp đối với mọi nhân viên bức xạ phải  được kiểm soát sao cho : ­ Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm được lấy trung  bình trong 5 năm liên tục không được vược quá 20 mSv. ­ Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm riêng lẻ bất kỳ  không được vượt quá 50 mSv. ­ Liều tương đương trong một năm đối với thể tinh thể  của mắt không vượt quá 150 mSv. ­ Liều tương đương trong một năm đối với tay chân và da  không vượt quá 500 mSv. LOGO
  20. Giới hạn liều 2. Đối với dân chúng ­ Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm không được  vượt quá 1 mSv . ­ Trong các trường hợp đặc biệt liều hiệu dụng có thể  tăng tới 5 mSv cho một năm riêng lẻ, như liều hiệu dụng  cho trung bình 5 năm liên tục không vượt quá 1 mSv  trong một năm. ­ Liều tương tương trong một năm đối với thủy tinh thể  của mắt không vượt quá 15 mSv. ­ Liều tương đương trong một năm đối với chân tay hoặc  da không được vượt quá 50 mSv. www.themegallery.c LOGO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1