Bài giảng chuyên đề 6: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp nâng cao - TS. Nguyễn Thị Thanh
lượt xem 1
download
Nội dung bài giảng "Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp nâng cao" gồm có: Mục tiêu và nội dung phân tích hoạt động tài chính nâng cao, phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp, tổ chức quy trình phân tích hoạt động, cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp, phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, phân tích tình hình tài trợ và đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích khả năng tạo tiền và tình hìnhlưu chuyển tiền tệ, phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng chuyên đề 6: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp nâng cao - TS. Nguyễn Thị Thanh
- CHUYÊN ĐỀ 6 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO TS. NGUYỄN THỊ THANH Trưởng BM Phân tích tài chính - HVTC 1 I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NÂNG CAO 1.1. Mục tiêu và nội dung phân tích 1.1.1. Khái niệm và mục tiêu Phân tích HĐTCDN * Khái niệm về Phân tích hoạt động TCDN Là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá TCDN giúp cho chủ thể quản lý (đối tượng quan tâm) thấy được: - Thực trạng tài chính, an ninh tài chính - Dự đoán tình hình tài chính, rủi ro tài chính Giúp chủ thể quản lý đưa ra quyết định phù hợp 2 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 1
- * Mục tiêu phân tích hoạt động TCDN - Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến hoạt động TCDN, mỗi đối tượng quan tâm lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Phân tích hoạt động tài chính đối với các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau 3 Các đối tượng quan tâm đến Phân tích hoạt động TCDN - Nhà quản lý DN - Nhà đầu tư - Nhà cung cấp tín dụng - Những người hưởng lương trong DN - Cơ quan quản lý nhà nước - Các đối tượng khác 4 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 2
- - Mục tiêu của các đối tượng quan tâm + Đối với nhà quản lý DN: PT hoạt động TCDN nhằm đáp ứng mục tiêu: • Tạo ra chu kỳ đều đặn để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý DN, đánh giá việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng tạo tiền, tình hình tài chính DN... • Giúp Ban giám đốc ra quyết định: Đầu tư, tài trợ, phân phối LN • Là cơ sở để đưa ra các dự đoán về tài chính • Là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý trong DN 5 + Đối với nhà đầu tư Mục tiêu: Đánh giá DN, đánh giá khả năng sinh lời xác định rủi ro trong kinh doanh, trong đầu tư của DN, ước đoán giá trị cổ phiếu… + Đối với nhà cung cấp tín dụng Đánh giá khả năng hoàn trả nợ của khách hàng (khả năng thanh toán các khoản nợ) Đối với khoản cho vay ngắn hạn: Đánh giá khả năng thanh toán ngay những khoản nợ khi đến hạn… Đối với khoản cho vay dài hạn: khả năng sinh lời; Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn,.... 6 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 3
- + Đối với người hưởng lương DN Mục tiêu: Đánh giá kết quả và HQKD; tình hình tài chính; chính sách phân phối LN... Giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sxkd + Đối với cơ quan quản lý nhà nước Đối với DN thông thường: Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ của DN với nhà nước; tình hình chấp hành các chính sách chế độ của Nhà nước.... Đối với DNNN và DN có vốn nhà nước: Đánh giá tình hình bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại DN + Đối với các bên có liên quan 7 • KẾT LUẬN: 1.1.2.Nội dung phân tích HĐTCDN 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính DN 2. Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của DN 3. Phân tích tình hình tài trợ và bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh 4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 5. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ 6. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của DN 7. Phân tích hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn 8. Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính 8 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 4
- 1.2. Phương pháp phân tích hoạt động tài chính DN 1.2.1. Phương pháp so sánh Mục đích: Sử dụng để đánh giá kêt quả hoạt động tài chính DN từ đó giúp cho đối tượng quan tâm ra quyết định 9 Điều kiện so sánh: - Có ít nhất 2 đại lượng hoặc 2 chỉ tiêu cần so sánh - Các đại lượng, các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được.... Xác định gốc so sánh - Để thấy được tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra: Giá trị của chỉ tiêu Kỳ KH, theo định mức, dự kiến.. - Để thấy được tốc độ và xu hướng phát triển của chỉ tiêu: giá trị của chỉ tiêu pt kỳ trước (các năm trước) - Để xđ vị trí của DN: Giá trị TB ngành, chỉ tiêu pt của đối thủ cạnh tranh,... Các dạng so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối và So sánh bằng số tương đối 10 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 5
- 1.2.2. Phương pháp phân chia (phương pháp chi tiết) Là phương pháp được sử dụng để phân chia quá trình và kết quả chung thành những bộ phận cụ thể theo những tiêu chí nhất định để thấy rõ hơn quá trình và kết quả đó theo khía cạnh khác nhau. Cụ thể + Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu + Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế + Chi tiết theo không gian phát sinh hiện tượng và kết quả kinh tế 11 1.2.3. Phương pháp liên hệ đối chiếu Là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế đồng thời xem xét tính cân đối của chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động 12 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 6
- 1.2.4. Phương pháp phân tích nhân tố - Phương pháp Dupont - Phương pháp xác định MĐAH của nhân tố - Phương pháp phân tích thực chất ảnh hưởng của nhân tố 13 1.2.4.1. Phương pháp Dupont Khái niệm: Là phương pháp được sử dụng để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp cần nghiên cứu thành chuỗi các chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm tìm ra cách thức tác động tốt nhất vào chỉ tiêu nghiên cứu Ví dụ: 14 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 7
- 1.2.4.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - Phương pháp thay thế liên hoàn - Phương pháp số chênh lệch - Phương pháp cân đối 15 Phương pháp thay thế liên hoàn - Điều kiện áp dụng: + Thiết lập được công thức xác định của chỉ tiêu + Các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích, thương + Các nhân tố được sắp xếp theo một trình tự nhất định 16 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 8
- - Nội dung của phương pháp + Thiết lâp công thức xác định của chỉ tiêu, sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định + Thay thế từng nhân tố theo trình tự trên, nhân tố nào được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ PT, nhân tố nào chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc. Thay thế xong 1 nhân tố phải tính ra kết quả của lần thay thế đó. Lấy kết quả này so với kết quả của bước trước đó thì chênh lệch tính được chính là MĐAH của nhân tố vừa được thay thế. + Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng có bấy nhiêu lần thay thế. Tổng hợp MĐAH của các nhân tố đúng bằng đối tượng cụ thể của phân tích. - Ví dụ: 17 Phương pháp số chênh lệch - Điều kiện áp dụng: - Nội dung của phương pháp (Trình tự tiến hành) Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào, người ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của nhân tố đó, nhân với nhân tố đứng trước nó ở kỳ phân tích và nhân với nhân tố đứng sau nó ở kỳ gốc. Không được đảo lộn trình tự này. - Ví dụ 18 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 9
- Phương pháp cân đối - Điều kiện áp dụng: + Thiết lập được công thức xác định của chỉ tiêu. + Các nhân tố có mối quan hệ tổng, hiệu với chỉ tiêu phân tích. - Nội dung của phương pháp (Trình tự tiến hành) Để xác định MĐAH của nhân tố nào, người ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của nhân tố đó. - Ví dụ 19 1.2.4.3. Phương pháp phân tích thực chất của các nhân tố - Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng (Chiều hướng tác động) - Nguyên nhân ảnh hưởng - Cách đánh giá - Ý nghĩa nghiên cứu (Biện pháp quản lý) 20 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 10
- 1.2.5. Phương pháp dự đoán * Phương pháp hồi quy - Mục đích: Được sử dụng để dự báo tài chính DN - Khái niệm: Phương pháp hồi quy đơn Phương pháp hồi quy bội * Phương pháp toán xác suất 21 Phương pháp toán xác suất thống kê • Bước 1: XĐ giá trị của chỉ tiêu cần dự báo ở các điều kiện, mức độ khác nhau • Bước 2: Xác định xác suất ở các mức độ (phép thử trong từng bối cảnh cụ thể) khác nhau của chỉ tiêu cần dự báo • Bước 3: Tính giá trị kỳ vọng của các chỉ tiêu E(X). • Bước 4: Tính độ lệch chuẩn để xác định mức độ mạo hiểm của chỉ tiêu trong mỗi trường hợp cụ thể • Bước 5: Dự báo cho từng trường hợp: nếu độ lệch chuẩn ở trường hợp nào càng lớn thì mức độ mạo hiểm càng cao, khả năng an toàn càng thấp, ngược lại độ lệch chuẩn càng thấp thì khả năng an toàn càng cao. • Bước 6: Nếu độ lệch chuẩn như nhau trong các trường hợp dự báo thì cần xác định hệ số biến thiên (Cv). • Bước 7: Dự báo trường hợp nào CV nhỏ thì có mức độ mạo hiểm ít hơn, ngược lại sẽ mang lại nguy cơ lớn hơn 22 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 11
- 1.3. Tổ chức quy trình phân tích hoạt động TCDN 1.3.1. Ý nghĩa - Khái niệm: Là việc thiết lập trình tự các bước công việc trong quá trình phân tích phù hợp với từng loại phân tích và từng DN - Ý nghĩa Tổ chức quy trình phân tích hoạt động TCDN hợp lý và khoa học sẽ phát huy tối đa hiệu lực của một công cụ quản lý (giúp chủ thể quản lý ra quyết định phù hợp) 1.3.2. Nội dung tổ chức quy trình phân tích hoạt động TCDN 23 Chuẩn bị phân tích (Lập kế hoạch phân tích) - Xác định mục tiêu phân tích - Xây dựng chương trình phân tích + Nội dung phân tích + Phạm vi phân tích: Phân tích toàn bộ, Phân tích chuyên đề + Loại hình phân tích: Phân tích thực hiện, Phân tích dự đoán + Mức độ phân tích: Phân tích thường xuyên, phân tích định kỳ + Thời gian tiến hành phân tích + Bộ phận, cá nhân thực hiện phân tích + Nguồn thông tin phục vụ phân tích… 24 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 12
- Tiến hành phân tích - Đánh giá chung tình hình tài chính DN - Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích - Tổng hợp kết quả, rút ra kết luận hoạt động tài chính của DN. Kết thúc phân tích - Viết báo cáo phân tích - Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích 25 1.4. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích HĐ tài chính DN Hệ thống báo cáo kế toán - Báo cáo tài chính + Khái niệm: + Vai trò của BCTC + Hệ thống BCTC BCTC DN: TT 200 ngày 22/12/2014 BCTC hợp nhất của Tổng công ty, TĐKT theo TT 202 ngày 22/12/2014 BCTC DN nhỏ và vừa: TT133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016. BCTC DN siêu nhỏ: TT132/2018/TT-BTC 26 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 13
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin: - Về tình hình tài chính - Về tình hình kinh doanh - Về các luồng tiền - Các thông tin khác liên quan đến DN 27 - Báo cáo quản trị - Báo cáo của Hội đồng quản trị; - Báo cáo của ban giám đốc; - Báo cáo về các giao dịch cổ phiếu của các cổ đông lớn theo quý, theo năm; - Báo cáo so sánh các đối thủ cạnh tranh trong ngành; - Báo cáo về thông số doanh thu; - Báo cáo dự báo thu nhập; - Báo cáo phân tích chủ sở hữu... 28 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 14
- Cơ sở dữ liệu khác - Các yếu tố bên trong: Tổ chức quản lý, quy trình công nghệ, năng lực trình độ quản lý, ngành nghề kinh doanh…. - Các yếu tố bên ngoài: Chế độ chính trị, chính sách tài chính tiền tệ… + Các thông tin chung: Kinh tế, chính trị, môi trường pháp lý, sự suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế… Những thông tin này có thể tác động đến chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ của DN + Các thông tin theo ngành: Mang đặc điểm của kinh tế ngành, liên quan đến sản phẩm… Những thông tin này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, nhịp độ phát triển của DN 29 II. Nội dung phân tích hoạt động tài chính DN 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính DN 2.1.1. Mục đích - Đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về tình hình tài chính thông qua phân tích khái quát quy mô tài chính, khả năng tự tài trợ, tình hình đầu tư, khả năng thanh toán, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của DN - Giúp chủ thể quản lý nắm được thực trạng tài chính, an ninh tài chính để phục vụ cho việc ra quyết định 30 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 15
- 2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính 1. Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + VCSH = Tổng tài sản = TSNH +TSDH Ý nghĩa kinh tế:…. 2. Tổng doanh thu và thu nhập (DT) DT = DTT + DTTC + TN khác Ý nghĩa kinh tế........ 3. Lợi nhuận sau thuế (LNs) LNs = LNKTTT – Chi phí thuế TNDN = Tổng DT và thu nhập – Tổng chi phí Ý nghĩa 31 4. Dòng tiền thu vào trong kỳ (Tv) Tv = Dòng tiền thu vào từ HĐKD + Dòng tiền thu vào từ HĐĐT + Dòng tiền thu vào từ HĐTC Ý nghĩa kinh tế: 5. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (LCtt) LCtt = LCTTKD + LCTTĐT + LCTTTC Ý nghĩa kinh tế: 32 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 16
- Vốn chủ sở hữu 6. Hệ số tự tài trợ = Tổng tài sản Ý nghĩa kt:.... 7. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu = Tài sản dài hạn Ý nghĩa kt:… Vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ TSCĐ = 33 TSCĐ đã và đang đầu tư 8. Hệ số đầu tư dài hạn tổng quát Tài sản dài hạn - PTDH Hệ số đầu tư = dài hạn TQ Tổng tài sản 34 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 17
- 9. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản = Nợ phải trả Ý nghĩa:.. 10. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa:…. 35 11. Hệ số khả năng chi trả thực tế (Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn) Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD = Nợ ngắn hạn bình quân Ý nghĩa: 12. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Tổng DT và TN = Vốn kinh doanh bình quân Ý nghĩa: 36 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 18
- 13. Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) LN sau thuế = Tổng tài sản bình quân Ý nghĩa: 14. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) LN sau thuế = Vốn chủ sở hữu bình quân Ý nghĩa: 37 2.1.3 Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh để .... 2.1.4. Trình tự phân tích - Lập bảng phân tích - Phân tích đánh giá 38 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 19
- 2.2. Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của DN 2.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn (Phân tích tình hình nguồn vốn) 2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn (Phân tích tình hình tài sản) 2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 39 2.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn (PT tình hình nguồn vốn) - Mục đích phân tích: - Chỉ tiêu phân tích: + Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, sự biến động nguồn vốn Tổng nguồn vốn, từng loại NV trên BCĐKT + Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng từng loại NV 40 Tài liệu hướng dẫn ôn thi KTV-2023 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích chính sách thuế: Chương 6 - Ts. Lê Quang Cường
54 p | 165 | 24
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Kim Cúc
9 p | 74 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 6 - ThS. Vũ Thị Tuyết Mai
54 p | 21 | 6
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chuyên đề 6 - Trần Trung Tuấn
52 p | 8 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 6 - ĐH Kinh tế TP.HCM (Dành cho lớp không chuyên 3 tín chỉ - 2016)
18 p | 68 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 6 - Võ Minh Hùng (Lớp không chuyên)
63 p | 26 | 2
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 5 và 6: Phân tích rủi ro và độ nhạy
19 p | 61 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn