intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đánh giá trong giáo dục: Các phương pháp kiểm tra dùng trong đánh giá – Trần Văn Hùng

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

158
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài giảng này nhằm giúp người học biết được các phương pháp kiểm tra, phân biệt được các phương pháp kiểm tra khác nhau (ưu, nhược điểm, trường hợp sử dụng của mỗi loại) , hiểu và vận dụng được các yêu cầu và kỹ thuật soạn câu hỏi vào thực tiễn giảng dạy. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đánh giá trong giáo dục: Các phương pháp kiểm tra dùng trong đánh giá – Trần Văn Hùng

  1. ĐÁNH GIÁ  TRONG GIÁO DỤC (Educational Evaluation) Các phương pháp kiểm tra  dùng trong đánh giá Tràn Văn Hùng 
  2. Câu hỏi mà thầy giáo ra cho trẻ em –  đó là tế bào,  không phải chỉ của phương pháp mà còn của toàn  bộ  khoa  học  sư  phạm.  Nếu  xem  xét  nó  dưới  kính  hiển vi, có thể biết  được trong  đó toàn bộ khuynh  hướng của quá trình dạy học,  đặc  điểm mối quan  hệ của giáo viên và học sinh, có thể nhận biết bản  thân thầy giáo, vì câu hỏi là phong cách nghệ thuật  sư phạm của người giáo viên. (S. A. Amonasvili)
  3. Mục tiêu học tập 1. Biết các PPKT 2. Phân biệt được các PPKT khác nhau (ưu,   nhược  điểm, trường hợp sử dụng của mỗi loại) 3. Hiểu và vận dụng được các yêu cầu và kỹ thuật  soạn câu hỏi vào thực tiễn giảng dạy 
  4. Các phương pháp kiểm tra Vấn đáp Viết Thực hành Trắc nghiệm khách quan Tự luận Câu hỏi  Lắp  Điền  Đúng  Tiểu  Trả  Lý  khuyết lời  giải  nhiều  sai luận ghép câu  vấn  lựa chọn hỏi đề 4
  5. I. KiỂM TRA VẤN ĐÁP 1. CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG KT VẤN ĐÁP • Kiểm  tra  vần  đáp  được  sử  dụng  bất  cứ  lúc  nào  trong dạy học. • Đầu  buổi  học:  ôn  lại  bài  cũ  hay  để  mở  đầu  bài  mới. • Đang lúc giảng bài: đặt câu hỏi liên quan đến kiến  thức cũ hay  để phát hiện tình hình kiến thức của  học sinh. • Cuối bài học: cũng cố  bài học hay trước khi thực  hành thí nghiệm. • Kiểm tra định kỳ hay cuối học kỳ.
  6. 2. PHÂN LOẠI KIỂM TRA VẤN ĐÁP • Kiểm tra cá nhân: là hình thức kiểm tra mà  từng học sinh có nội dung riêng. • Kiểm tra đồng loạt: là hình thức đặt câu hỏi  chung và tất cả học sinh đều có thể tham gia  trả lời được. • Kiểm tra phối hợp: là hình thức tiến hành kiểm  tra cá nhân và kiểm tra đồng loạt.
  7. 3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KT VẤN ĐÁP a. Ưu điểm • Kiểm  tra  vấn  đáp  giúp  cho  GV  dễ  dàng  nắm được tư tưởng và cách suy luận của  HS  để  kịp  thời  uốn  nắn  những  sai  sót  trong lời nói  đồng thời giúp HS sử dụng  đúng những thuật ngữ và diễn  đạt ý một  cách logíc. • HS  hiểu  rõ  và  nhớ  lâu  bài  học  hơn  nhờ  trình bày qua ngôn ngữ của chính mình.
  8. • Giúp GV có thể nhận  định  được ngay và xác  định  đúng  trình  độ  của  HS  nhờ  hỏi  thêm  những câu phụ và các chi tiết hỏi bổ sung. • Kiểm tra vấn đáp là phương tiện giúp cho HS  mạnh  dạn  phát  biểu  ý  kiến,  luyện  tập  khả  năng  đối  đáp,  diễn  đạt  ý  tưởng  được  chính  xác  và  tập  cho  HS  quan  sát,  suy  nghĩ  phán  đoán được nhanh chóng.
  9. b. Nhược điểm • Kết  quả  trả  lời  của  một  số  HS  không  thể  xem  là  đại  diện  cho  cả  lớp.  Điểm  số  của  vài  HS  không  giúp  cho  giáo  viên  đánh  giá  đúng mức trình độ chung cho cả lớp. • Áp  dụng  kiểm  tra  vấn  đáp cho  cả  lớp  mất  nhiều thời gian. • Cáùc  câu  hỏi  phân  phối  cho  các  HS  có  độ  khó không đồng đều nhau. • Do những yếu tố ngoại lai có thể dẫn  đến  sự chủ quan của GV.
  10. 4. VẬN DỤNG KIỂM TRA VẤN ĐÁP a. Kiểm tra vấn đáp phải lôi cuốn được sự chú ý của  cả lớp • Đặt  câu  hỏi  cho  cả  lớp,  giành  thời  gian  cho  học  sinh suy nghĩ. • Gọi học sinh trả lời. • Gọi học sinh bổ sung hoặc có ý kiến khác. • Giáo viên bổ sung và nhận xét câu trả lời.
  11. b. Tính chất câu hỏi • Câu  hỏi  phải  rõ  ràng,  cụ  thể  chặt  chẽ  giúp cho HS hiểu chính xác câu hỏi. • Câu hỏi phải đảm bảo tính liên tục và hệ  thống. • Trình  tự  câu  hỏi  phải  logíc,  các  câu  hỏi  phải  liên  hệ  với  nhau  theo  một  thứ  tự  nhất định. • Lưu  ý  đến  câu  hỏi  cần  tư  duy  phê  phán  hay  tư  duy  liên  hệ.  Nên  tránh  những  câu  hỏi chỉ đòi hỏi trí nhớ.
  12. c. Tính chất của câu trả lời • Câu trả lời phải làm sáng tỏ trình độ lý giải,  hiểu và nắm vững tài liệu của học sinh. • Mọi câu hỏi đặt ra phải được trả lời đầy đủ,  giáo viên phải bổ sung và cần phải đánh giá.
  13. d. Thái độ của giáo viên • Khi  kiểm  tra  miệng,  giáo  viên  cần  phải  khuyến  khích  học  sinh  bình  tĩnh  nhất  là  kỳ  thi cuối học kỳ hay cuối năm bằng bằng thái  độ hay câu hỏi phụ. • Không cắt ngang câu trả lời của học sinh trừ  trường  hợp  học  sinh  lạc  đề  hay  sai  lầm  nghiêm trọng. • Giáo viên phải theo dõi học sinh trả lời nhất  là giảng dạy trên lớp.
  14. • Các  câu  hỏi  phải  được  chuẩn  bị  trước  câu  trả lời và có kế hoạch phân phối câu trả lời  cho học sinh. • Giáo  viên  có  thể  chuẩn  bị  đồ  dùng  dạy  học  cần thiết  để học sinh sử dụng khi trả lời câu  hỏi.
  15. II. KIỂM TRA VIẾT   1.  CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG • Thường hạn chế sử dụng vì đòi hỏi phải có  thời gian. • Có thể sử dụng ngay trong lúc giảng nhưng  trong thời gian ngắn, vì vậy có ý nghĩa khảo  sát tính chuyên cần của học sinh. • Kiểm tra định kỳ sau khi học xong một  chương trình hay một phần, thời gian kiểm tra  là một tiết hay hơn. • Kiểm tra cuối học kỳ, thời gian 2­3 tiết.
  16. 2. PHÂN LOẠI Kiểm tra viết thường có 2 loại: loại luận  đề và loại  các câu hỏi. a. Loại luận đề • Thời gian kiểm tra dài. • Đầu đề là câu hỏi về một vấn đề lớn. • Học sinh trình bày phải có nhập vấn  đề, kết luận và cấu  trúc. b. Loại câu hỏi ngắn • Mỗi câu trả lời khoảng 20 ­ 15 phút. • Chỉ  yêu  cầu  học  sinh  trả  lời  ngắn  gọn,  đúng  trọng  tâm  không cần viết dài dòng nhập đề, kết luận. • Để rõ ràng, các ý chính được gạch đầu dòng.
  17. 3.  ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM a. Ưu điểm  • Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn thể  học sinh trong lớp về một số nội dung nhất định. • Học sinh có  đủ thời gian suy nghĩ, vận dụng kiến  thức và trình bàøy đầy đủ hiểu biết của mình, đồng  thời phát huy được năng lực sáng tạo. • Qua bài kiểm tra viết giáo viên nắm  được tình hình  trình  độ  chung  của  cả  lớp  và  của  từng  học  sinh,  giúp  giáo  viên  hoàn  thiện  nội  dung  bài  giảng,  phương  pháp  dạy  học  để  từ  đó  có  kế  hoạch  bồi  dưỡng học sinh khá và phụ đạo học sinh yếu kém.
  18. b. Nhược điểm • Nội dung kiểm tra dù rộng nhưng cũng không  bao  trùm  hết  toàn  chương  trình  ấn  định  mà  thường  tập  trung  vào  một  số  nội  dung  nhất  định. Chính vì vậy học sinh dễ học tủ. • Nếu  một  đề  tài  quá  rộng  đòi  hỏi  thang  điểm  phức tạp thì việc đánh giá sẽ khó khăn. • Kết  quả  bài  kiểm  tra  thường  chịu  ảnh  hưởng  qua  cách  trình  bày,  chữ  viết  và  cách  hành  văn  của học sinh.
  19. 4.  VAÄN DUÏNG • Kieåm tra vieát ñònh kyø phaûi ñöôïc thoâng baùo tröôùc ngaøy giôø vaø noäi dung kieåm tra. • Baøi kieåm tra phaûi vöøa söùc vôùi hoïc sinh vaø noäi dung kieåm tra phaûi phuø hôïp vôùi thôøi gian laøm baøi. • Caâu hoûi kieåm tra phaûi löu yù ñeán ñoä khoù vaø ñoä phöùc taïp. Ñoä khoù gaén lieàn vôùi trình ñoä cuûa hoïc sinh. Ñoä phöùc taïp tuøy
  20. • Để học sinh hoàn toàn tự lực khi làm bài, nên có  nhiều  phương  án  khi  tổ  chức  kiểm  tra.  Lúc  đó  cần  xác  định  độ  khó  và  độ  phức  tạp  đồng  đều  nhau giữa các phương án. • Chấm  bài  kiểm  tra  phải  kèm  theo  lời  phê  bình,  giải  thích  những  sai  lầm  điển  hình  và  giải  đáp  các thắc mắc.  • Nên trả bài cho học sinh càng sớm càng tốt, sau  1 ­ 2 tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2