TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
-----  -----
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON
Họ và tên giảng viên: TS CAO THỊ HỒNG NHUNG
Đơn vị: Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2024
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GDMN
(6 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Học xong bài này, sinh viên hiểu được các khái niệm bản về đánh giá trong
giáo dục mầm non: Đánh giá, đo lường, định giá trị. Hiểu được khái niệm mục đích,
mục tiêu. Sinh viên biết được nội dung đánh giá và một số phương pháp đánh giá
2. Kĩ năng:
Sinh viên giải thích được mục đích, vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
mầm non; Phân biệt giải thích được chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non;
Sinh viên biết xây dựng mục tiêu của bài học cụ thể
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Sinh viên có khả năng làm việc độc lập với tài liệu. Tích cực, chủ động, sáng tạo
trong học tập
II. Chuẩn bị:
1. Giảng viên: Giáo án, đề cương chi tiết, giáo trình học phần.
2. Sinh viên: Giáo trình học tập, đồ dùng học tập cần thiết
III. Nội dung
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
TIẾT 1
I. Những vấn đề cơ bản về đánh giá trong GDMN
1. Đo lường, đánh giá, định giá trị
a, Đo lường (Measurement)
- Chỉ sự so sánh một vật hay một hiện tượng với một
thước đo hoặc chuẩn mực khả năng trình y kết
quả về mặt định lượng
Tóm lại: Đo lường quá trình thu thập thông tin một
cách định ợng về c đại ợng đặc trưng như nhận
thức, duy, năng và các phẩm chất nhân cách khác
trong quá trình giáo dục.
- Đo lường trong giáo dục có liên quan trực tiếp đến con
người – chủ thể của các hoạt động giáo dục, của các mối
quan hệ đa chiều
- Các phép đo lường chủ yếu được thực hiện một cách
gián tiếp
- Đo lường trong giáo dục không thể không sử dụng
phương pháp định tính. Phép đo định tính và định lượng
trong giáo dục phải hỗ trợ nhau khi thực hiện một phép
đo
b, Đánh giá (Assessment)
Đặt vấn đề
Yêu cầu sinh viên đọc tài liệu,
giáo trình (từ trang 5 - 8)
Trả lời các câu hỏi:
- Đo lường là gì?
- Đánh giá là gì?
- Định giá trị là gì?
Mối quan hệ giữa chúng?
GV nhận xét các câu trả lời, đưa ra
kết luận chung về các khái niệm.
Đánh giá là quá trình đưa ra nhận định về năng lực và
phẩm chất của sản phẩm giáo dục căn cứ vào các thông
tin đinh tính và định lượng từ các phép đo.
- Đánh giá đầu vào (Placement)
- Đánh giá chuẩn đoán (Diagnostic)
- Đánh giá tiến trình (formative)
- Đánh giá tổng thể (Summative)
c, Định giá trị (Evaluation)
Định giá trị là sự giải thích có tính chất tổng kết các dữ
kiệu có được từ các bài test hay những công cụ đánh giá
khác.
Định giá trị là việc định ra giá trị bản thân đối tượng
được đánh giá trong mối tương quan với các đối tượng
hay môi trường xung quanh
2. Vị trí và vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm
non
a, Đánh giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo
dục và là công cụ của các nhà quản lý giáo dục
- Đánh giá là khâu tất yếu và quan trọng nhất quả quản
lý.
- Đánh giá giúp các nhà quản lý có những thay đổi cần
thiết trong việc tổ chức quá trình giáo dục như điều
chỉnh chương trình đào tạo,nội dung đào tạo, hình thức
tổ chức dạy – học
- Đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá sẽ giúp nhà
quản lý đưa ra các quyết định quản lý cần thiết.
- Đánh giá vừa là cơ sở vừa là đối tượng của cải cách
giáo dục, nó đảm bảo cho cải cách giáo dục đi đúng qu
đạo phát triển
b, Đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của người
giáo viên mầm non
- Kết quả đánh giá trẻ là nguồn thông tin quan trọng để
có những điều chỉnh kịp thời những nội dung giáo dục
cần thiết.
- Giáo viên xác định mục đích rõ ràng khi đánh giá trẻ
- Giáo viên sử dụng đánh giá cho việc quản lý lớp học
Hoạt động đánh giá và quyết đinh kết quả đánh giá của
giáo viên ảnh hưởng đến cả phụ huynh và trẻ.
Đặt vấn đề
Yêu cầu sinh viên đọc tài liệu,
giáo trình (từ trang 8 - 12)
Trả lời các câu hỏi:
- Vị trí, vai trò của đánh giá trong
giáo dục mầm non bao gồm những
nội dung nào?
- Giải thích theo ý hiểu từng nội
dung?
GV nhận xét các câu trả lời, đưa ra
kết luận chung về các nội dung
TIẾT 2
3. Chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non
a, Chức năng định hướng
- Chỉ ra thực trạng của giáo dục và sự phát triển của cá
nhân trong nền giáo dục
- Tồn tại khách quan và không bị ý chí cá nhân của con
người chi phối
b, Chức năng kích thích, tạo động lực.
- Kích thích tinh thần học hỏi và vươn lên không ngừng
của những đối tượng được đánh giá, tạo môi trường
cạnh tranh chính thức hoặc phi chính thức.
c, Chức năng sàng lọc, lựa chọn
d, Chức năng cải tiến, dự báo
4. Những yêu cầu đối với việc đánh giá trong giáo dục
mầm non
a, Tính quy chuẩn
- Đánh giá phải dựa trên những chuẩn nhất định
- Chuẩn đánh giá được xây dựng ở nhiều cấp độ
b, Tính khách quan
- Là yêu cầu tất yếu của mọi hình thức đánh giá
- Đánh giá khách quan mới có thể kích thích, tạo động
lực cho người được đánh giá và cho kết quả đáng tin
cậy làm cơ sở cho các quyết định quản lý khác
c, Tính xác nhận và phát triển
- Tính xác nhận của đánh giá chỉ tương ứng với thời
điểm đánh giá.
- Tính phát triển: Giúp người được đánh giá nhận ra
hiện trạng cái mình đạt tới, giúp hình thành con đường
phát triển đi lên, tạo niềm tin và động lực cho người
được đánh giá phấn đấu.
Đặt vấn đề
Yêu cầu sinh viên đọc tài liệu,
giáo trình (từ trang 12 - 13)
Trả lời các câu hỏi của giảng viên
- Chức năng của đánh giá trong
giáo dục mầm non bao gồm những
chức năng gì?
- Giải thích theo ý hiểu từng nội
dung?
GV nhận xét các câu trả lời, đưa ra
kết luận chung về các chức năng.
Đặt vấn đề
Yêu cầu sinh viên đọc tài liệu,
giáo trình (từ trang 13 - 15)
GV thuyết trình, giải thích theo
đưa ra kết luận chung về các nội
dung.
TIẾT 3
II. Mục tiêu giáo dục cơ sở của đánh giá trong giáo
dục mầm non
1. Phân biệt định hướng, mục đích và mục tiêu giáo
dục
Định hướng
- Định hướng giáo dục mang tính chiến lược, tổng quát,
chỉ rõ yêu cầu của xã hội đối với giáo dục và đào tạo.
Định hướng được xác lập ở cấp Quốc gia, mang tính
Gv thuyết trình đặt vấn đề, phân
biệt các khái niệm về định hướng,
mục đích, mục tiêu.
hướng dẫn và không cụ thể, được thể hiện qua các
chương trình bậc học, cấp học
Mục đích
- Mục đích cơ bản của giáo dục là sự hình thành năng
lực thực tiễn ở đối tượng giáo dục. Năng lực mang
đặc điểm khái quát:
+ Thực hiện trên một tình huống phức hợp gồm thông
tin chính và thông tin nhiễu, cho phép vận dụng những
điều đã học trước đó
+ Là một hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tổng quan chứ
không phải sự rời rạc các hiểu biết, kĩ năng có trước.
Hoạt động này tạo ra một sản phẩm pha quyện toàn bộ
những hiểu biết và kĩ năng
Mục tiêu
- Mục tiêu là sự mô tả những gì sẽ đạt được sau khi học
một khóa học hay chương trình đào tạo, sau một môn
học hay một bài học
* Mục tiêu của nội dung giáo dục (môn học):
- Được xác định tùy theo mục tiêu của năm học có tính
đến những mục tiêu tổng quan cuối cùng.
- Mục tiêu của nội dung giáo dục xuất phát từ mục tiêu
của chương trình giáo dục mầm non.
- Mục tiêu của nội dung giáo dục được xác định dưới
hình thức các chủ đề, khái niệm hay hành vi khái quát
* Mục tiêu của bài học (lớp học)
- Là những mục tiêu đặc thù có thể được sắp xếp theo
hệ thống do giáo viên đinh ra và đánh giá, có thể do
chính người học đánh giá (tự đánh giá)
- Được chia theo đơn vị bài học
- Đặc điểm:
+ Việc xác định các mục tiêu phải mô tả được cả kiểu
hành vi được kì vọng và nội dung hay ngữ cảnh mà các
hành vi đó được áp dụng
+ Các mục tiêu phức hợp cần phải được xác định theo
kiểu phân tích và cụ th
+ Các mục tiêu phải được xây dựng có tính phân hóa
giữa các trẻ, đạt được những hành vi khách nhau
+ Mục tiêu phải thực tế
+ Pham vi phải rộng để chứa đựng tất cả các kết quả
đầu ra mà cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm
Yêu cầu sinh viên đọc tài liệu,
giáo trình (từ trang 16 - 22) và
cùng thảo luận, trả lời các câu hỏi:
- Định hướng là gì?
- Mục đích là gì?
- Mục tiêu giáo dục là gì?
Phân biệt
GV tổng hợp các ý kiến, kết luận
Thuyết trình
Thuyết trình, giải thích về các cấp
độ của mục tiêu bài học
Sinh viên nghiên cứu giáo trình