Bài giảng Hệ điều hành: Chương 7 - Đặng Minh Quân
lượt xem 6
download
Bài giảng Hệ điều hành - Chương 7 trang bị cho người học kiến thức cơ bản về "Bảo vệ và An toàn hệ thống". Nội dung trình bày cụ thể gồm có: Mục tiêu của việc bảo vệ, miền bảo vệ, ma trận quyền truy xuất, cài đặt ma trận quyền truy xuất, an toàn hệ thống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hệ điều hành: Chương 7 - Đặng Minh Quân
- Hệ điều hành Chương 7: Bảo vệ và an toàn hệ thống Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 1
- Tổng quan • Mục tiêu của việc bảo vệ • Miền bảo vệ • Ma trận quyền truy xuất • An toàn hệ thống Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 2
- Mục tiêu của việc bảo vệ • Bảo vệ chống lỗi của tiến trình : khi có nhiều tiến trình cùng hoạt động, lỗi của một tiến trình j phải được ngăn chặn không cho lan truyền trên hệ thống làm ảnh hưởng đến các tiến trình khác. • Chống sự truy xuất bất hợp lệ : Bảo đảm các bộ phận tiến trình sử dụng tài nguyên theo một cách thức hợp lệ được qui định cho nó. Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 3
- Miền bảo vệ • Một hệ thống máy tính được xem như một tập các đối tượng (objects). Một đối tượng có thể là một bộ phận phần cứng ( CPU, bộ nhớ, ổ đĩa...) hay một thực thể phần mềm ( tập tin, chương trình, semaphore...). • Hệ điều hành chỉ cho phép các tiến trình được truy xuất đến các tài nguyên mà nó có quyền sử dụng, hơn nữa tiến trình chỉ được truy xuất đến các tài nguyên cần thiết trong thời điểm hiện tại để nó hoàn thành tác vụ (nguyên lý needtoknow) nhằm hạn chế các lỗi truy xuất mà tiến trình có thể gây ra trong hệ thống. Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 4
- Miền bảo vệ • Một hệ thống máy tính được xem như một tập các đối tượng (objects). Một đối tượng có thể là một bộ phận phần cứng ( CPU, bộ nhớ, ổ đĩa...) hay một thực thể phần mềm ( tập tin, chương trình, semaphore...). • Các khả năng thao tác trên một đối tượng được gọi là quyền truy xuất (access right). • Một miền bảo vệ là một tập các quyền truy xuất, mỗi quyền truy xuất được định nghĩa bởi một bộ hai thứ tự . Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 5
- Miền bảo vệ • Mỗi tiến trình trong hệ thống đều hoạt động trong một miền bảo vệ (protection domain) nào đó. Một miền bảo vệ sẽ xác định các tài nguyên ( đối tượng) mà những tiến trình hoạt động trong miền bảo vệ này có thể sử dụng, và các thao tác hợp lệ các tiến trình này có thể thực hiện trên những tài nguyên đó. – Ví dụ : Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 6
- Miền bảo vệ • Các miền bảo vệ khác nhau có thể giao nhau một số quyền truy xuất • Mối liên kết giữa một tiến trình và một miền bảo vệ có thể tĩnh hay động Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 7
- Miền bảo vệ Liên kết tĩnh • Trong suốt thời gian sống của tiến trình, tiến trình chỉ hoạt động trong một miền bảo vệ • Ngay từ đầu miền bảo vệ đã phải đặc tả tất cả các quyền truy xuất qua các giai đoạn cho tiến trình • ở mỗi giai đoạn tiến trình có thể thao tác trên những tập tài nguyên khác nhau bằng các thao tác khác nhau • Điều này có thể khiến cho tiến trình có dư quyền trong một giai đoạn nào đó, và vi phạm nguyên lý needtoknow. • Cần phải có khả năng cập nhật nội dung miền bảo vệ Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 8
- Miền bảo vệ Liên kết động • Cơ chế này cho phép tiến trình chuyển từ miền bảo vệ này sang miền bảo vệ khác trong suốt thời gian sống của nó. • Để tiếp tục tuân theo nguyên lý needto know, thay vì sửa đổi nội dung của miền bảo vệ, có thể tạo ra các miền bảo vệ mới với nội dung thay đổi qua từng giai đoạn xử lý của tiến trình, và chuyển tiến trình sang hoạt động trong miền bảo vệ phù hợp theo từng thời điểm. Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 9
- Miền bảo vệ • Một miền bảo vệ có thể được xây dựng cho: – Một người sử dụng : trong trường hợp này, tập các đối tượng được phép truy xuất phụ thuộc vào định danh của người sử dụng, miền bảo vệ được chuyển khi thay đổi người sử dụng. – Một tiến trình : trong trường hợp này, tập các đối tượng được phép truy xuất phụ thuộc vào định danh của tiến trình, miền bảo vệ được chuyển khi quyền điều khiển được chuyển sang tiến trình khác. – Một thủ tục : trong trường hợp này, tập các đối tượng được phép truy xuất là các biến cục bộ được định nghĩa bên trong thủ tục, miền bảo vệ được chuyển khi thủ tục được gọi. Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 10
- Ma trận quyền truy xuất • Các dòng của ma trận biễu diễn các miền bảo vệ • Các cột tương ứng với các đối tượng trong hệ thống. • Phần tử acess[i,j] của ma trận xác định các quyền truy xuất mà một tiến trình hoạt động trong miền bảo vệ Di có thể thao tác trên đối tượng Oj. Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 11
- Ma trận quyền truy xuất object F1 F2 F3 Máy in domain D1 đọc Đọc D2 in D3 đọc Xử lý D4 đọc đọc ghi ghi Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 12
- Ma trận quyền truy xuất • Có thể kiểm soát việc chuyển đổi giữa các miền bảo vệ nếu quan niệm miền bảo vệ cũng là một đối tượng trong hệ thống, và bổ sung các cột mô tả cho nó trong ma trận quyền truy xuất. • Khi đó tiến trình được phép chuyển từ miền bảo vệ Di sang miền bảo vệ Dj nếu phần tử access(i,j) chứa đựng quyền « chuyển » ( switch). Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 13
- Ma trận quyền truy xuất object F1 F2 F3 Máy in D1 D2 D3 D4 domain D1 đọc đọc chuyển D2 in chuyển chuyển D3 đọc xử lý D4 đọc đọc chuyển ghi ghi Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 14
- Ma trận quyền truy xuất • Có thể kiểm soát việc sửa đổi nội dung ma trận (thay đổi các quyền truy xuất trong một miền bảo vệ) nếu quan niệm bản thân ma trận cũng là một đối tượng. • Các thao tác sửa đổi nội dung ma trận được phép thực hiện bao gồm : sao chép quyền ( copy), chuyển quyền ( transfer), quyền sở hữu (owner), và quyền kiểm soát (control) Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 15
- Ma trận quyền truy xuất • Copy: nếu một quyền truy xuất R trong access[i,j] được đánh dấu là R* thì có thể sao chép nó sang một phần tử access[k,j] khác ( mở rộng quyền truy xuất R trên cùng đối tượng Oj nhưng trong miền bảo vệ Dk ). • Transfer : nếu một quyền truy xuất R trong access[i,j] được đánh dấu là R+ thì có thể chuyển nó sang một phần tử access[k,j] khác ( chuyển quyền truy xuất R+ trên đối tượng Oj sang miền bảo vệ Dk ). Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 16
- Ma trận quyền truy xuất object F1 F3 object F1 F3 domain F2 domain F2 D1 xử lý ghi+ D1 xử lý D2 xử lý Đọc* xử lý D2 xử lý Đọc* xử lý D3 xử lý D3 xử lý đọc ghi+ Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 17
- Ma trận quyền truy xuất • Owner : nếu access[i,j] chứa quyền truy xuất owner thì tiến trình hoạt động trong miền bảo vệ Di có thể thêm hoặc xóa các quyền truy xuất trong bất kỳ phần tử nào trên cột j (có quyền thêm hay bớt các quyền truy xuất trên đối tượng Oj trong những miền bảo vệ khác). Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 18
- Ma trận quyền truy xuất object F1 F3 object F1 F3 domain F2 domain F2 D1 owner Ghi D1 owner xử lý xử lý D2 đọc* đọc* D2 owner đọc* owner owner đọc* owner ghi* ghi* ghi* D3 xử lý D3 ghi Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 19
- Ma trận quyền truy xuất • Control : nếu access[i,j] chứa quyền truy xuất control thì tiến trình hoạt động trong miền bảo vệ Di có thể xóa bất kỳ quyền truy xuất nào trong các phần tử trên dòng j (có quyền bỏ bớt các quyền truy xuất trong miền bảo vệ Dj). Dang Minh Quan: Institute of IT for Economics-NEU, 2011 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 1 - ThS. Hà Lê Hoài Thương
39 p | 182 | 33
-
Bài giảng Hệ điều hành - Chương 1: Giới thiệu hệ điều hành
32 p | 167 | 16
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 9 - ĐH Bách khoa TP HCM
56 p | 116 | 13
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 2 - Trần Công Án (ĐH Cần Thơ)
39 p | 136 | 11
-
Bài giảng Hệ điều hành - Chương 5: Quản lý vào ra
30 p | 165 | 10
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 1 - Phan Xuân Huy
25 p | 143 | 9
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 1C - Cấu trúc hệ điều hành
22 p | 133 | 9
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 2 - Hà Duy An (ĐH Cần Thơ)
45 p | 106 | 9
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 1 - Nguyễn Phan Trung
43 p | 122 | 9
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 2 - ThS. Hà Lê Hoài Trung
20 p | 123 | 9
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 2 - ThS. Phan Đình Duy
36 p | 79 | 7
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 1 - TS. Ngô Hữu Dũng
60 p | 122 | 7
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 1 - Đặng Minh Quân
23 p | 75 | 6
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 1 - ThS. Huỳnh Triệu Vỹ
156 p | 78 | 5
-
Bài giảng Hệ điều hành - Chương 1: Tổng quan hệ điều hành (Lương Minh Huấn)
109 p | 46 | 5
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 1 - ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh
26 p | 119 | 5
-
Bài giảng Hệ điều hành: Chương 2 - ĐH Công nghệ thông tin
36 p | 68 | 3
-
Bài giảng Hệ điều hành - Chương 1: Mở đầu
13 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn