intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hệ thống viễn thông: Chương 6 - Nguyễn Tâm Hiền

Chia sẻ: Tự Do | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

54
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 6: Mạng VoIP (Voice Over Internet Protocol).Sau khi học xong chương này, người học có thể nắm bắt được khái niệm về mạng VoIP, ưu và nhược điểm của mạng VoIP, các thành phần của VoIP, các giao thức trong mạng VoIP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hệ thống viễn thông: Chương 6 - Nguyễn Tâm Hiền

  1. Chương 6: Mạng VoIP (Voice Over Internet Protocol) 1
  2. NỘI DUNG 6.1 Khái niệm 6.2 Ưu và nhược điểm 6.3 Các thành phần của VoIP 6.4 Các giao thức trong mạng VoIP 2
  3. NỘI DUNG 6.1 Khái niệm 6.2 Ưu và nhược điểm 6.3 Các thành phần của VoIP 6.4 Các giao thức trong mạng VoIP 3
  4. KHÁI NIỆM • VoIP – Voice Over Internet Protocol (Thoại qua giao thức Internet) • Truyền thoại từ nơi này sang nơi khác dùng giao thức Internet • Thoại truyền thống: tín hiệu thoại được lấy mẫu với tần số 8 kHz sau đó lượng tử hoá 8 bits/mẫu và được truyền với tốc độ 64 kHz đến mạng chuyển mạch rồi tới đích • VoIP: tín hiệu thoại cũng được số hoá, nén xuống tốc độ thấp rồi đóng gói truyền qua mạng IP
  5. NỘI DUNG 5.1 Khái niệm 5.2 Ưu và nhược điểm 5.3 Các thành phần của VoIP 5.4 Các giao thức trong mạng VoIP 5
  6. ƯU ĐIỂM • Gọi điện thoại giá rẻ • Tính thống nhất (voice + data + signaling) giúp giảm chi phí đầu tư • Khả năng mở rộng (nhiều loại dịch vụ, tính năng mới)
  7. NHƯỢC ĐIỂM • Chất lượng dịch vụ ( trễ truyền, mất gói): dẫn đến chất lượng thấp • Bảo mật: khó bảo mật các thông tin cá nhân
  8. NỘI DUNG 5.1 Khái niệm 5.2 Ưu và nhược điểm 5.3 Các thành phần của VoIP 5.4 Các giao thức trong mạng VoIP 8
  9. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG VOIP
  10. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG VOIP • Thiết bị đầu cuối kết nối với mạng IP (Terminal): softphone hoặc hardphone • Mạng truy nhập IP: mạng sử dụng giao thức TCP/IP, phổ biến nhất là mạng Internet • Gateway: có chức năng kết nối 2 mạng không giống nhau (mạng IP và mạng PSTN).
  11. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG VOIP • Gatekeeper: bộ não của hệ thống điện thoại IP , cung cấp chức năng quản lý cuộc gọi một cách tập trung và một số các dịch vụ quan trọng khác như • Nhận dạng các đầu cuối và gateway • Quản lý băng thông • Chuyển đổi địa chỉ (IP sang E.164 hoặc ngược lại) • Đăng ký hay tính cước • Mỗi gatekeeper sẽ quản lý 1 vùng bao gồm các đầu cuối đã đăng ký hoặc nhiều gatekeeper quản lý 1 vùng
  12. NỘI DUNG 5.1 Khái niệm 5.2 Ưu và nhược điểm 5.3 Các thành phần của VoIP 5.4 Các giao thức trong mạng VoIP 12
  13. CÁC GIAO THỨC TRONG MẠNG VOIP • H.323 • SIP • RTP • RTCP • RSVP • SGCP • MGCP
  14. H.323 • H.323 do ITU-T phát triển • Cấu trúc của H.323
  15. H.323 • Thiết bị đầu cuối: thực hiện các chức năng đầu cuối (gọi hoặc nhận cuộc gọi) • Gatekeeper: • Quản trị, giám sát mọi hoạt động của một miền H.323 (Miền là tập hợp tất cả các đầu cuối được gán với một bí danh) • Là phần tuỳ chọn • Các đầu cuối và gateway phải hoạt động theo các dịch vụ của Gatekeeper
  16. H.323 • Gatekeeper: có 2 chế độ hoạt động • Chế độ trực tiếp: cung cấp địa chỉ đích, không tham gia vào hoạt động kết nối nào khác • Chế độ chọn đường: gatekeeper là thành phần trung gian, chuyển tiếp mọi thông tin trao đổi giữa các bên
  17. H.323 • Chức năng của Gatekeeper: • Dịch địa chỉ: chuyển địa chỉ hình thức của một đầu cuối hay gateway sang địa chỉ IP dùng bản đối chiếu địa chỉ • Điều khiển truy cập: sử dụng các bản tin H.255 là ARQ/ACF/ARJ(Admission Request/AdmissionConfirmation/ Admission Reject) , cho phép cuộc gọi, băng thông và vài thông số khác
  18. H.323 • Chức năng của Gatekeeper: • Điều khiển độ rộng băng thông: hỗ trợ các bản tin BRQ/BRJ/BCF cho việc quản lý băng thông • Quản lý vùng: vùng là tập hợp các phần tử H.323 gồm TBĐC, Gateway, MCU có đăng ký với Gatekeeper để thực hiện liên lạc giữa các phần tử trong vùng hoặc ngoài vùng
  19. H.323 • Chức năng không bắt buộc của Gatekeeper: • Điều khiển báo hiệu cuộc gọi • Cho phép cuộc gọi • Quản lý băng thông • Quản lý cuộc gọi
  20. H.323 • Khối điều khiển đa điểm MCU (Multipoint Control Unit): • Được sử dụng khi một cuộc gọi hay hội nghị cần giữ nhiều kết nối hoạt động • Gồm: bộ điều khiển đa điểm (MC- Multipoint Controller) và bộ xử lý đa điểm (MP-Multipoint Processor) • MC: thoả thuận và quyết định khả năng của các đầu cuối • MP: trộn và chuyển mạch các luồng phương tiện truyền đạt và việc xử lý các bit dữ liệu âm thanh, hình ảnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2