intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kịch bản truyền thông: Phần 2 - ThS. Đỗ Thị Phượng, Tạ Thị Thảo

Chia sẻ: Kiếp Này Bình Yên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

387
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 của bài giảng Kịch bản truyền thông sẽ cung cấp cho người học những kiến thức về kịch bản phim hoạt hình, kịch bản game. Thông qua phần này, người học sẽ biết thế nào là kịch bản phim hoạt hình, kịch bản game đồng thời biết cách xây dựng kịch bản cho những thể loại này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kịch bản truyền thông: Phần 2 - ThS. Đỗ Thị Phượng, Tạ Thị Thảo

  1. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 2.5. Các mô hình kịch bản kinh điển  Tình bạn chí thiết Phim nói về tình bạn được gắn kết, luôn hỗ trợ cho nhau trong cả bộ phim và họ đều là nhân vật chính Ví dụ: Andy và Red trong "Shawshank Redemption" (1994), Will và Chuckie trong "Good Will Hunting" (1997), Kirk và Spock trong "Star Trek" (2009), Butch và Harry trong "Butch Cassidy And The Sundance Kid" (1969) - Anh Hùng: Phim nội dung chủ yếu nói về người hùng nào đó tạo ra một trào lưu, người hùng cứu thế giới, mĩ nhân... Ví dụ phim: Người hùng trở về, người hùng tia chớp... - Romeo và Juliet: Phim nói về các câu truyện tình yêu lãng mạn - Từ bỏ, ra đi: Nội dung chủ yếu xoay qoanh cuộc đời, số phận của nhân vật đi đến một kết cục phải ra đi tìm chân lý, hướng đi mới. Ví dụ: phim cá ra khỏi chậu - Cuộc tìm kiếm bất khả thi: Nội dung có thể lồng từ các mô hình trên - Khám phá bản thân: Sử thi hy nạp, có thể phi nhân văn Ví dụ: Sắc giới, Bản năng gốc - Bán linh hồn cho quỷ dữ: Nội dung xoay quanh vấn đề người ta bị mất thứ gì đó và trả thù cuối cùng là phải trả giá VD: Xuân hạ thu đông, Ăn cắp gà trống... Hay còn gọi là sử thi Hy Lạp, phi nhân văn. Ví dụ: Sắc giới, Bản năng gốc2.6.Cấu trúc 2.6.1. Cấu trúc tuyến tính 3 hồi 2.6.1.1. Hồi 1 Hồi 1 giới thiệu với khán giả tất cả những yếu tố cấu thành nên câu truyện: các câu truyện chủ chốt, bối cảnh (những quy tắc về xã hội và tâm lý/môi trường); đặc điểm chung cùng với các vấn đề tâm lý khác, sự căng thẳng, tình cảm, thời gian... Trong hồi 1 cần dựng được lên các viễn cảnh. - Các nhân vật chủ chốt là ai và đặc biệt ai là nhân vật chính là ai? - Câu truyện địn nói về cái gì? - Tình huống kịch tính xoay quanh câu truyện - Thể loại câu truyện là gì Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 47học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  2. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Tron g 15 phút đầu tiên phải tạo ra được khủng hoảng 1, đây là thời điểm trạng thái cân bằng của nhân vật bị phá vỡ, đẩy nhân vật vào 1 con đường, 1 hành trình mới, buộc nhân vật không đi vào cách cũ. Kết thúc hồi 1 thông thường chuyển đến một khoảng thời gian, một thời điểm gì đó băn khoăn, châm ngòi, nút thắt, dự báo khiến khán giả phải tập chung, tò mò tìm hiểu. 2.6.1.2. Hồi 2 Bước sang hồi hai sẽ có đòn đòn xung đột cục bộ 1 đây là đòn tương đối nhẹ và tiếp theo đó là đòn xung đột cục bộ 2 cường độ sẽ mạnh hơn 1 chút và thường nhà biên kịch gieo cho nhân vật gượng dậy và cho nhân vật niềm hy vọng, đưa nhân vật đi đến điểm tập chung 1 đây là lúc nhà biên kịch phải đánh cho nhân vật 1 đòn mạnh làm cho nhân vật xuy yếu hẳn đi (một số nhà biên kịch cho thời điểm tập chung 1sau xung đột 1, xung đột 2 và gợi ra cho người đọc nghĩ rằng nhân vật có thể thắng). Xung đột cục bộ 3, cục bộ 4 có thể cho nhân vật và đối thủ đánh nhau nhưng chưa đến mức nhân vật chính gục ngã và đến thời điểm tập chung 2 đây là sự kiện, đòn đánh nhân vật mạnh nhất, bất ngờ nhất của đối thủ dành cho nhân vật từ trước tới giờ. Kết thúc hồi thứ 2 làm cho chúng ta có cảm giác nhân vật không thể đứng dậy được. 2.6.1.3. Hồi 3 Tại hồi 3 nhà biên kịch cần giải quyết các vấn đề đã có ở hồi 3 có cao trào’ khoảnh khắc của nhân vật tất cả các nhân vật chính cùng xuất hiện một lúc, thường kết thúc ở hồi 3. Nhân vật hỗ trợ thường xuất hiện hồi 1 hoặc hồi 2 và ở hồi 3 đến một lúc nào đó người hỗ trợ sẽ đứng ra giúp đỡ. 2.6.2. Những biến thể của cấu trúc Ngoài cấu trúc tuyến tính 3 hồi theo chuẩn của Hollywood có khá nhiều phim được tiếp cận và chuyển thể khác nhau từ khuôn mẫu 3 hổi kinh điển: hành trình của người hùng, đa cốt truyện, cấu trúc hai, ba, bốn... hồi. Đa cốt truyện: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn viết 1 câu chuyện tập thể có rất nhiều nhân vật chính, mỗi nhân vật lại có rất nhiều câu truyện riêng để kể (ví dụ: Independence, Nashville, Magnalia..) rất đơn giản bạn cứ đi theo từng hồi 1. Nếu bạn có khoảng sáu câu chuyện phụ, bạn hãy tạo ra sáu cốt truyện phụ với trọng lượng tương đương và sắp xếp, phát triển chúng theo 1 khối và theo từng lần một... Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 48học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  3. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Hình: Phát triển cốt truyện phụ Và sắp xếp trật tự của các cảnh, các cốt truyện trong phạm vi từng khối theo hướng tạo ra hiệu quả kịch tính nhất có thể (tuy nhiên bạn có thể thấy rằng 1 câu chuyện phụ nổi bật hơn cả được coi là cốt truyện chính). Đa cốt truyện được áp dụng chủ yếu trong các seri phim truyền hình (band of brother, C.S.I, The West Wing, The Sopranos, Mad Men...) cụ thể là có rất nhiều câu chuyện cùng sảy ra một lúc (nhưng chỉ có 1 câu truyện được thiết lập, giải quyết trong mỗi tập); bạn có thể thấy các cốt truyện khác nhau trong một tập có liên hệ với nhau theo một hướng nào đó, xoay quanh một chủ đề ý tưởng đơn nhât – tội phạm, cưỡng bức, lòng tin,...(ví dụ: Traffic) đa cốt truyện có thể được áp dụng cho nhiều câu truyện xảy ra trong một môi trường đơn nhất, thường là khá hạn hẹp (Gosford park, Airplane) hoặc trong một khoảng thời gian ngắn (American Graffiti – một đêm, hoặc 24 – hai mươi bốn giờ). Những biến thể của cốt truyện Có nhiều cách để tiếp cận cấu trúc cốt truyện. Ví dụ phim truyền hình thám tử Columbus bắt đầu chiếu trên ti vi, nó đã rất sáng tạo. Người làm phim cho khán giả thấy ai là kẻ sát nhân trong phần mở đầu (sử dụng kết luận ở hồi 3 làm mốc dẫn). Nhưng khán giả bị cuốn vào câu truyện chính là vì nó đã diễn giải làm sao buộc tội được kẻ sát nhân, cho thấy câu chuyện quá khứ dẫn tới hành động đó, cũng như trình bày cách mà Columbus đã dùng để ghép từng mảnh vấn đề lại với nhau. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 49học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  4. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Khi các “nguyên tắc” của khuôn mẫu cấu trúc tuyến tính ba hồi trong phim dòng chính ở Hollywood ngày càng giáo điều hơn, thì cũng là biên kịch, đạo diễn sản xuất có tinh thần độc lập cũng trở nên chủ tâm sáng tạo hơn trong cách tiếp cận cốt truyện và cấu trúc Cấu trúc hai hồi Thể loại này thường thấy trong các phim (chủ yếu là phim truyền hình) dài 30 phút và sitcom, đoạn chia tách giữa hai hồi chính và đoạn quảng cáo xen vào. Tương tự như cấu trúc 3 hồi , xung đột bắt đầu ở hồi 1 sau một loạt các cao trào và bước lùi, leo thang đến đỉnh cao nhất của xung đột ở cuối hồi 2. Cấu trúc 2 hồi các hồi thường có độ dài bằng nhau với ba bốn cảnh chính trong mỗi hồi. Đối với phim truyền hình, 2-3 phút đầu vô cùng quan trọng, do vậy móc dẫn phải xảy ra ở 3 trang đầu và phần cốt truyện chính nên được thiết lập ngay từ cảnh đầu tiên. Nếu bạn có cốt truyện phụ cần phải được giới thiệu ngay hoặc gieo cho các tình tiết trong những cảnh đầu tiên. Ví dụ phim 2 hồi: The simpsoms, Frends, Malcolm in the Middle, Frasier, South park... Hình: Cấu trúc hai hồi Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 50học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  5. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Cấu trúc bốn hồi và năm hồi Một bộ phim dài (ví dụ: Goodfellas, Malcolm X, Pearl Habour, Braveheart, Titalic, Ben Hur, The lord of the rings, Ben Hur) có thể chia ra thành 4 có khi thành 5 hồi (mỗi hồi thường có độ dài tương đương). Tuy nhiên những bước ngoặt quan trọng vẫn tương đương như cấu trúc 3 hồi: bước ngoặt đầu: 25% phim, điểm không thể quay đầu ở 50% phim và khoảnh khắc của sự thật ở 75% phim. 2.7. Phim chuyển thể, phim ngắn, soap, TV series, sitcom và cộng tác 2.7.1. Thể loại chuyển thể thành phim Chuyển thể là quá trình thay đổi hoặc biến thể một tài liệu từ dạng này (tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, truyện ngắn, cau truyện có thực, vv...) sang dạng khác (như phim truyện, phim truyền hình). Mặc dù hơn 60% các kịch bản phim đã từng được sản xuất là tác phẩm chuyển thể (chủ yếu từ tiểu thuyết), nhưng phần lớn những kịch bản phim đầu tiên được dựng thành phim của một nhà biên kich (first – produced screenplay) là kịch bản gốc (không phaỉ là kịch bản chuyển thể - ND). Tại sao? Bởi lẽ đa số các kịch bản chuyển thể thường do các nhà biên kịch đã có uy tín “được thuê” viết; trước khi một nhà biên kịch bắt đầu công việc chuyển thể một tác phẩm, người được ủy quyên (thường là nhà sản xuất), phải có được các tác quyền chuyển thể tác phẩm gốc đó thành phim và thường việc này khá tôn kém. Viết kịch bản chuyển thể không hẳn là vấn đề nên có một cuốn sách dẫn nhập như thế này. Đây là một kỹ năng chuyên biệt mà bạn có thể tìm đọc. 2.7.2. Thể loại phim ngắn Các phim ngắn có độ dài từ 5 – 30 phút thường làm một cách rất hay để các nhà biên kịch trẻ khởi nghiệp. Nhiều phim ngắn ra đời từ các trường dạy làm phim, và gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các hãng phim độc lập, kinh phí thấp, không kinh phí một vài kênh truyền hình cũng đang ủng hộ phim ngắn nhiều hơn do phạm vi phát sóng trên truyền hình độ dài tối đa là 11 phút. Kỹ năng viết kịch bản phim ngắn rất khác so với kịch bản phim dài có lẽ là một trong các thử thách và khó khăn lớn nhất trong các loại hình viết kịch bản. Các phim ngắn thành công đều có một điểm chung: ý tưởng và cách thực hiện”khớp với không gian của nó”. Đó không phải là môt câu chuyện dài bị nén lại để vừa với khung thời gian, cũng không phải là một ý tưởng cố tình bị kéo dãn ra, càng không phải là một đoạn quảng cáo cho một phim nhựa trong tương lai – thực ra đó là một chiến thuật hay nếu bạn có thể làm tốt. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 51học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  6. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Các nguyên tắc viết kịch bản phim ngắn (từng dòng kịch bản đều đáng giá) càng trở lên quan trọng hơn trong kịch bản một phim ngắn: bạn chỉ có khoảng 15 trang. Tiết kiệm trong hình thức và cách thể hiện là tất cả những gì cần làm. Đi thẳng vào cuộc sống và thế giới của nhân vật trung tâm ngay lập tức; đưa ra một điều kiện cụ thể trong đời sống của nhân vật mà khi kịch tính hóa nó lên sẽ giúp soi rõ sự tồn tại và tiểu sử của họ. 2.7.3. Thể loại Soap, series và sitcom Viết kịch bản chô các phim truyền hình như soap opera và series là những kịch bản quen thuộc khởi đầu cho các nhà biên kịch trẻ. Đây là những sản phẩm quen thuộc, là bước khởi đầu cho các nhà biên kịch trẻ và là một môi trường đào tạo rất tốt cho việc viết lách. Phim soap hay nhất là các câu truyện tầm phào được kịch tính hóa Hồi giữa không bao giờ đi đến cái kết. Sitcom: Situation Comedy: Phim hài tình huống - Mỗi tập phim là một câu chuyện độc lập. Chuyện phim là tình huống hài hước được lồng ghép vào nội dung câu chuyện xoay quanh mối quan hệ, cách ứng xử và đối thoại của các nhân vật về các vấn đề gần gũi với cuộc sống thường nhật - Phim sitcom được sản xuất khép kín tại trường quay như phim truyền hình dài tập nhưng được thu hình với nhiều máy hơn tạo cho khán giả có cảm giác gần gũi như trực tiếp tham gia vào phim. Phim sitcom được thu thanh đồng bộ. Ngoài việc phim được thu tiếng trực tiếp và quay với nhiều máy, có một nguyên tắc là làm tập nào xong tập đó chứ không quay theo phân cảnh như trong phim truyền hình. - Một tập phim (khoảng 50 phút), thường được quay chỉ trong thời gian 3-4 ngày. - Đề tài nào cũng phù hợp với phim sitcom, miễn là giành được sự quan tâm của khán giả truyền hình. Tuy nhiên, phim có nhiều tình huống hài nên sẽ khó khai thác những đề tài mang tính chuẩn mực. Một câu chuyện gia đình với những vấn đề xã hội được nhìn nhận qua lăng kính của các thành viên trong gia đình sẽ dễ tạo tình huống hài hơn. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 52học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  7. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Nội dung của dạng phim này thường không đi vào những vấn đề quá to tát. Thông qua những việc tưởng chừng như rất bình thường: chuyện đi chợ, nấu cơm, xung đột cá nhân... để thể hiện, nhưng cũng hàm chứa một ý nghĩa nhân văn về cuộc sống. - Theo đúng công nghệ sitcom, bối cảnh và tâm lý nhân vật bắt buộc không được thay đổi. Các nhân vật luôn ăn mặc rất đẹp khi xuất hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào. - Diễn xuất của diễn viên có thể quá đi một chút nhưng không được cường điệu, phải tự biết tiết chế. Phần hài chỉ như là một thủ pháp và phải luôn phải được sử dụng với một cường độ hợp lý. - Ngƣời xem cƣời từ tình huống chớ không phải cƣời do diễn xuất cƣờng điệu. Hay nói cách khác, bản thân tình huống gây cười chứ không phải diễn viên làm cho khán giả cười, có nghĩa là diễn viên không cần diễn xuất cường điệu. 2.8. Phát triển chuyện phim 2.8.1. Chuyển thể thành phim: 1. Chuyện phim phải phác thảo cho được những nét chính yếu chân dung của nhân vật chính, đối thủ của nhân vật chính và một số nhân vật có liên quan đến trục chính của câu chuyện. 2. Nhân vật muốn gì và động cơ vì sao anh ta lại muốn đạt đến điều đó. 3. ai là đối thủ của nhân vật chính? Vì sao anh ta trở thành đối thủ và anh ta phải làm gì để chống lại nhân vật chính. 4. Xung đột chính và cao trào của phim. Làm thế nào nhân vật chính đạt được mục đích? Chú ý Cấu trúc của chuyện phim không phải là cấu trúc của phim, nó chỉ là một câu chuyện hoàn chỉnh, tác giả sẽ dựa vào đó để xây dựng kịch bản phim (Cũng là phần tóm tắt nội dung phim trong đề cương chào hàng). 2.8.2. Các yếu tố xây dựng chuyện phim 1. Khung cảnh Bao gồm: Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 53học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  8. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - ở đâu (không gian) - Tại thời điểm nào (thời gian) - Bối cảnh lịch sử và môi trường xã hội mà nhân vật chính xuất hiện và thể hiện hành động. Lưu ý: Đối với phim truyện nhựa thì việc tìm hiểu khung cảnh một cách kĩ lưỡng bao nhiêu thì khả năng tìm kiếm các chi tiết độc đáo, sát thực, hấp dẫn cho câu chuyện bấy nhiêu. Nhưng với phim truyền hình thì phụ thuộc vào vấn đề sản xuất nên bối cảnh chủ yếu là thời hiện đại, thành thị… ít tốn kém, dễ sản xuất. 2. Sự kiện chính Sự kiện chính của câu chuyện là sự kiện quan trọng nhất, nó trả lời câu hỏi: Cuối cùng là thế nào? Tác dụng: + Nó cho biết hướng phát triển của câu chuyện. + Khi biết sự kiện chính, tức là biết trước kết quả thì người ta dễ dàng hình dung ra nguyên nhân của nó. + Khi biết sự kiện chính người ta sẽ không xa rời ý tưởng ban đầu và tránh lan man, dài dòng. Sử dụng: - Phải suy nghĩ thật chín chắn sự kiện chính khi quyết định dùng nó vì nó quyết định hầu như toàn bộ sự thành bại của bộ phim. Cố gắng tìm ra nhiều phương án trước khi chọn lấy một. - ở đây hãy cảnh giác với câu hỏi: “Chuyện gì xảy ra nếu” Khi không có sự kiện chính làm cái đích vươn đến thì câu hỏi trên dễ dẫn người viết đi lan man trong vô số những rối rắm, đến mức không còn có lối ra. Paul Lucy : “Sự kiện chính giống như một lá cờ có thể nhìn thấy nó từ xa, nó chỉ rõ cho câu chuyện tiếp bước”. 3. Khủng hoảng kịch tính Khủng hoảng kịch tính là sự kiện đẩy nhân vật chính vào thế bí. Nó thường có mặt ở hai nút kịch quan trọng : Lần thứ nhất đẩy nhân vật chính chuyển hướng hành động (KH1), lần thứ hai: đẩy nhân vật chính vào thế đường cùng (KH2). Mục đích của việc sử dụng kịch tính là để can thiệp sâu vào hiện trạng của chuyện phim, nó là công cụ hữu hiệu để phát triển cốt chuyện. Tác dụng: Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 54học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  9. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Buộc nhân vật phải hành động để tìm hướng giải thoát, tạo kịch tính cho chuyện phim phát triển. Cách tìm kiếm khủng hoảng kịch tính: Nắm chắc hý tưởng và 5 vấn đề sau đây: 1.Tínhh cách nhân vật và qui định được số phận của anh ta. 2. Phải biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra với anh ta. ở đây phải biết chắc câu hỏi trung tâm: Anh ta sẽ gặp cái gì? Anh ta đi tìm cái gì? Anh ta chạy trốn cái gì? Anh ta muốn thắng cái gì? 3. Nắm chắc sự kiện chính. 4. Nắm chắc tính cách và mục đích của đối thủ. 5. Nắm chắc thể loại phim: tâm lý, lãng mạn, hài, hình sự... từ đó lựa chọn khủng hoảng cho thích hợp. 4. Vấn đề của câu chuyện. - Vấn đề câu chuyện là cái mà nhân vật chính gặp phải và đương đầu. Vấn đề câu chuyện như một cái trục liên kiết tất cả các chi tiết của câu chuyện, là trường đấu của nhân vật chính và đối thủ. - Để tìm kiếm vấn đề của câu chuyện người ta chỉ cần đặt ba từ như thế nào phía sau sự kiện chính: Ví dụ : Cô gái đã tìm được hạnh phúc là sự kiện chính, vấn đề của câu chuyện là: Cô gái đã tìm được hạnh phúc như thế nào? Vấn đề bên ngoài và vấn đề bên trong: - Vấn đề bên ngoài giải quyết câu chuyện bên ngoài, gọi là tuyến chuyện A. Tuyến chuyện A thu hút khán giả những sự kiện bề nổi, nó là cốt truyện chính của phim. Paul Lucy: “ Tuyến chuyện A như miếng thịt mà kẻ trộm ném cho chó ăn trong khi kẻ trộm chui vào cửa lấy cắp” Thực chất tuyến chuyện A chứa hành động kịch, tập trung khai thác cuộc đấu tranh của nhân vật chính với đối thủ của mình. - Vấn đề bên trong là cuộc đấu tranh nội tại của nhân vật, gọi là tuyến chuyện B. Tuyến chuyện B chứa cảm xúc nhân vật chính cũng là cảm xúc của bộ phim. Tuyến chuyện B thường chứa những ngầm ý, những gửi gắm của tác giả. Ví dụ: Phim “Lời thú nhận của eva”: Tuyến chuyện A kể về câu chuyện San San đóng thành San osin và San sexy để chinh phục Trần Nguyên. Tuyến chuyện B kể về cuộc đấu tranh nội tâm của hai vai diễn trong con người San San khi cô không thể biết rõ đâu mới đúng là con người mà Trần Nguyên yêu thực sự. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 55học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  10. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Tuyến chuyện A tạm gọi là cốt truyện của phim - cái để khán giả tập trung khi xem phim. Tuyến chuyện B tạm gọi là cảm xúc của phim - cái để khán giả cảm thông, chia sẻ với nhân vật chính. Cả hai tuyến chuyện chạy song song cho đến hết phim. 5. Xung đột kịch tính Xung đột kịch tính là xung đột chính của câu chuyện. Nó là cuộc đấu tranh của nhân vật chính chống lại một nhân vật khác, chống lại với một cơ chế, một băng nhóm, bè đảng, gia đình, đương đầu với thiên nhiên hoặc đương đầu với mâu thuẫn tâm lý nội tại. (Tất cả loại nhân vật này gọi là đối thủ của nhân vật chính) - Là thành phần chủ yếu và là nền tảng của chuyện phim. Lƣu ý: Phân biệt xung đột kịch tính (tức là xung đột chính) với xung đột tình thế (xung đột tạm thời). - Xung đột tình thế chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc nào đó trong câu chuyện và được giải quyết dứt điểm tại khoảnh khắc đó. Nhân vật chính va chạm với một nhân vật nào đó (chưa hẳn là đối thủ và được giải quyết ngay sau đó) - Xung đột kịch tính bắt đầu từ khủng hoảng kịch tính 1 và kết thúc ở cao trào. Xác định xung đột kịch tính cũng tức là tìm được câu hỏi trung tâm cho nhân vật chính. 2 xung đột kịch tính chủ yếu: Xung đột giữa nhân vật chính với đối thủ (xung đột chính của phim) Xung đột nội tại (xung đột nội tâm). +Xung đột nội tại xảy ra khi: Nhân vật chính chứa đựng ẩn ức. ẩn ức chỉ xảy ra khi anh ta không chắc cái mà anh ta đang hành động hoặc là cái mà anh ta mong muốn. +Xung đột nội tại thường có ở hầu hết ở các phim tâm lý và thường chỉ đóng vai trò vật cản. Rất ít khi xung đột nội tại lại đóng vai trò xung đột chính vì diễn đạt nó rất khó. +Thông thường người ta hay dùng xung đột nội tại được sử dụng ở vấn đề bên trong của câu chuyện, tức là tuyến chuyện B. Lƣu ý Tạo xung đột (nút thắt) kịch tính, hợp lý, hay nhưng phải tính đường để giải quyết xung đột (mở nút). Tránh tình trạng đẩy xung đột lên cao trào rồi bế tắc bỏ ngỏ, giải quyết ngô nghê, thất bại, nhạt… (ví dụ cho nhân vật chết, cho đi du học…) 6. Đối thủ Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 56học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  11. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Đối thủ là người đóng vai trò cản trở then chốt đối với nhân vật chính, nó luôn luôn chặn đứng con đường đi tới đích của nhân vật chính. Đặc điểm: + Xung đột loại nào thì đối thủ loại đó. + Có đối thủ không phải là nhân vật phản diện, đó là người vì khác nhau vì cá tính, vì chung đụng với một mục đích nào đó. Hoặc đơn giản khác nhau về quan niệm sống, quan niệm về mục đích của nhân vật chính. + Đối thủ phải được xây dựng mạnh mẽ, thường là mạnh hơn nhân vật chính. Anh ta hoặc là thông minh hơn, hiểm độc hơn, hấp dẫn hơn, có lý hơn v.v. Xây dựng nhân vật đối thủ càng cao thủ bao nhiêu thì nhân vật chính càng được đánh giá cao bấy nhiêu, xung đột càng dữ dội bấy nhiêu, khi phim kết thúc, nhân vật chính giành được thắng lợi, khán giả càng hả hê bấy nhiêu. + Chú ý tạo cho đối thủ những lợi thế khi anh ta muốn cản trở nhân vật chính. + Nhân vật đối thủ phải là một nhân vật sinh động, có số phận, có cá tính và đặc biệt có ý chí mạnh mẽ để cản trở mục đích của nhân vật chính. 7. Tiền đề Tiền đề là quan niệm của tác giả kịch bản về câu chuyện. Tiền đề không phải và chưa phải là tư tưởng của tác giả hoặc điều mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Tiền đề như là một ý niệm nhằm dẫn dắt tác giả đi đến đích cuối cùng. Ví dụ: Đấu tranh dẫn đến hạnh phúc, Lòng nhân ái sẽ hóa giải nhiều thù hận, hôn nhân không tình yêu sẽ dẫn tới bất hạnh… Đặc điểm: - Tiền đề là một mệnh đề ngắn gọn để cho thấy: Cái gì dẫn đến cái gì ?Cái gì biến đổi cái gì? Cái gì trở thành cái gì? Ví dụ: từ câu Tham thì thâm ta có tiền đề: Tham lam dẫn đến thua lỗ - Tiền đề không cần là một triết lý sâu sắc hay là một bài học có tính giáo dục, nó đơn giản là quan niệm của tác giả về câu chuyện của anh ta. Nó là kim chỉ nam chỉ rõ đường đi của nhân vật. (ví dụ: phim “mua láng giềng gần”, “tam nam vẫn phú”…) => Tiền đề bắt đầu bằng một khái niệm và kết thúc bằng một khái niệm trái nghĩa hoặc không cùng nghĩa, qua đó ta thấy được xung đột và sự phát triển câu chuyện. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 57học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  12. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Sử dụng tiền đề: - Không nên xác lập tiền đề theo kiểu: Tình yêu dẫn đến hạnh phúc hay niềm tin dẫn đến sự thắng lợi, vì những tiền đề này không chỉ rõ sự phát triển nhờ xung đột kich tính. Nó là loại tiền đề dễ dẫn đến những chuyện phim đơn điệu, một chiều. Cần xác định những tiền đề chỉ rõ có kịch tính và sự tương phản. Ví dụ: Nghĩa vụ gia đình cản trở tình yêu , Đàn ông gây ra sự nổi loạn, Tình yêu tay ba dẫn đến sự tan rã . - Tiền đề có thể xuất hiện khi chưa có ý tưởng, hoặc xuất hiện đồng thời với ý tưởng. Cũng có khi tiền đề được xác lập sau khi hoàn tất việc xây dựng câu chuyện. - Tiền đề không phải để viết ra, để cho mọi người biết. Nó chỉ là một quan niệm của biên kịch, dành riêng cho biên kịch khi muốn câu chuyện của mình không bị lệch hướng hay kể lể lan man. Tóm lại nó chỉ là một kinh nghiệm chứ không phải là một thao tác bắt buộc. 2.8.3. Tuyến chính, tuyến phụ 1. Phim truyền hình có cấu trúc đa tuyến, bao gồm một tuyến chính và hai hay nhiều tuyến phụ. Tuyến chuyện chính là câu chuyện của nhân vật chính và nhân vật thứ chính (đối thủ) tức là câu chuyện trung tâm của bộ phim. Chủ đề, thông điệp, tư tưởng của phim được thể hiện qua tuyến chuyện chính này. Tuyến chuyện phụ là một câu chuyện hoàn chỉnh (nhưng chỉ là thứ yếu trong phim, thời lượng giành cho nó ít hơn) của các nhân vật phụ chạy song song cùng với tuyến chuyện chính. Chú ý tất cả các nhân vật đưa vào phim dù chính hay phụ, ít hay nhiều (trừ nhân vật qua đường, quần chúng) đều phải có một câu chuyện (số phận) hoàn chỉnh của nó dù ngắn hay dài, quan trọng hay không quan trọng) Tác dụng: - là tuyến sinh lực (trợ giúp) - lực lượng cản trở tuyến chính - làm phức tạp hóa tuyến chuyện chính. Tuyến chuyện phụ có thể phát triển chủ đề, tiền đề của tuyến chính (cũng có thể là chủ đề hcủa phim) hoặc là một chủ đề mới, đem lại những thông điệp khác cho khán giả. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 58học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  13. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Trong trường hợp phim nhóm thì việc phát triển và thời lượng câu chuyện riêng của các thành viên trong nhóm là ngang nhau. Ví dụ: “Những bà nội trợ kiểu Mỹ”, “Những nàng công chúa nổi tiếng”, “Bí mật eva”, “Khi chàng trai yêu”, “Chàng rể họ Lê”. 2. Các tuyến chuyện chính – phụ phải đa dạng mầu sắc – thể loại Mặc dù mỗi bộ phim có thể loại chính và có đối tượng trung tâm (teen, các bà nội trợ, sinh viên… ) nhưng phim truyền hình là phục vụ đối tượng đa dạng, ai cũng thấy ít nhiều mình trong câu chuyện phim nên mầu sắc phim phải đa dạng: có bi có hài. Đối với một kịch bản thuộc chính kịch nói chung (tâm lý xã hội – tình cảm) thì mô hình của các tuyến chuyện là như sau: - Một tuyến chính: Đặt vấn đề nghiêm túc, có tư tưởng, chủ đề thông điệp (thời sự hoặc vấn đề nhân văn) mà khán giả quan tâm, mong muốn xem. (Có thể là tâm lý – lãng mạn phụ thuộc vào đặc tính của nhân vật chính và vấn đề của phim) - Tuyến chuyện phụ 1: bổ sung và làm rõ, làm mạnh thêm đề tài, chủ đề mà tuyến chính đã phản ánh và thể hiện. - Tuyến chuyện phụ 2: bắt buộc phải là tuyến hài hoặc có yếu tố vui vẻ hài hước (dù phim không phải là phim hài). Không cần thiết phải nằm trong chủ đề chính của phim. Mục đích là làm đa dạng mầu sắc phim, cân bằng cảm xúc, nhu cầu giải trí của người xem. 2.9. Xây dựng nhân vật: Trong một tác phẩm điện ảnh (cả phim truyện nhựa và truyền hình) sự thành bại của nó quyết định ở ba vấn đề cơ bản: Nhân vật - cấu trúc - tình tiết. Nhân vật được đặt lên vị trí hàng đầu. Không có nhân vật cũng có thể có một tác phẩm văn học nhưng không có nhân vật thì không thể có tác phẩm điện ảnh. 2.9.1. Vai trò của nhân vật 1. Tất cả các nhân vật xuất hiện trong phim đều phải có lý do, vai trò nhất định của nó, kể cả nhân vật qua đường và đám đông. Nếu họ không thực shự góp phần cho câu chuyện tiến triển thì tốt nhất nên loại họ ngay ra càng hsớm càng tốt. - Lý do của nhân vật phải được khán giả quan tâm. Nghĩa là lý do chính đáng: anh ta cần cho câu chuyện. 2. Một vài cách xây dựng nhân vật để tạo đƣợc sự đồng cảm của khán giả. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 59học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  14. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Nhân vật chính là một nạn nhân của một sự việc bất hạnh không đáng có hoặc một chuyện không may nào đó. (ví dụ: phim Osin, Giày thủy tinh, người giầu cũng khóc… ). - đặt nhân vật chính vào trong cảnh hiểm nghèo. Người xem sẽ lo lắng, sợ hãi và hồi hộp với tình huống nguy hiểm mà nhân vật chính đang phải đối mhặt. - Tạo ra sự đáng yêu cho nhân vật chính (dễ thương, giỏi giang, ngốc nghếch… ) phim bỗng dưng muốn khóc, các phim Hàn Quốc rất thành công ở điểm này. - Nhân vật chính có một âm mưu, bí mật gì đó (tích cực – tiêu cực) khiến hkhán giả tò mò, buộc phải theo dõi hết tập này đến tập khác (phim Lời thú nhận của Eva, Khát vọng thượng lưu) - Nhân vật chính được đặt trong sự bất bình đẳng (giàu – nghèo, đơn độc – tập thể) vì người xem thường thông cảm với ai đó tốt bụng mà bị chà đạp, áp bức một cách không chính đáng. (phim giày thủy tinh, cô gái xấu xí…). Lưu ý: không được biến nhân vật tốt thành ngu. - Nhân vật chính có những tố chất khiến người xem ngưỡng mộ: lòng dũng cảm, nghị lực, giỏi giang… (khác với sự yêu mến. Vì có thể không yêu mến nhưng vẫn ngưỡng mộ). - Nhân vật chính là mẫu người quen thuộc, bình thường, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi ở người xem, người ta thấy nhân vật có những điểm giống mình nên thích thú theo dõi (phim chàng rể họ Lê, Những nàng công chúa nổi tiếng, Vệt nắng cuối trời…). - Nhân vật quyền lực, có sức mạnh (anh hùng hoặc phản diện) có thể là một nguyên mẫu từ thực tế khiến người xem muốn biết lên phim họ được thể hiện như thế nào, muốn biết những điều mà họ chưa biết về nguyên mẫu ở ngoài đời thực. (phim Nam Cam). 2.9.2. Cấu trúc nhân vật Cấu trúc nhân vật được xác định bởi mối quan hệ chặt chẽ: Động cơ - hành động - mục đích. 1. Động cơ - Động cơ chính là lý do nhân vật xuất hiện trong phim. Động cơ thúc đẩy nhân vật tiến vào câu chuyện, nó buộc nhân vật phải tham gia vào câu chuyện và do đó cuốn hút khán giả. Cùng với câu hỏi “nhân vật làm gì” thì khán giả luôn háo hức với câu hỏi “vì sao nhân vật lại làm điều đó”. Nếu không trả lời được câu hỏi này một cách hợp lý thì coi như sự xuất hiện của nhân vật và việc anh ta làm trong phim sẽ không thuyết phục được khán giả. - Động cơ nhân vật xảy ra ở thì hiện tại, ở thời điểm câu chuyện xảy ra. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 60học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  15. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Diễn đạt động cơ: phải rõ ràng, sáng sủa, hợp lý. Nó phải được diễn đạt bằng hành động. Nếu nhân vật chỉ ngồi không để nói lên động cơ của mình thì không ai tin và cũng không ai quan tâm. - Động cơ của nhân vật tồn tại ở hai cấp độ: + động cơ bên ngoài: Là con đường đi đến mục tiêu, quyết định cốt truyện phim. Điều này có thể nhìn thấy được vì nó bộc lộ qua hành động và nhìn thấy được qua kết quả của nhân vật chính. + Động cơ bên trong: tại sao nhân vật lại theo đuổi con đường đến với mục tiêu của họ. Điều này quyết định sự phát triển của nhân vật và chủ đề. Điều này không nhìn thấy được và chỉ lộ trong lời thoại và ý ngầm cuả phim. Lƣu ý: Nhân vật chính và nhân vật đối kháng phải có cùng chung mục tiêu hoặc hai khía cạnh của cùng mục tiêu. 2. Mục đích - Khi kết quả của động cơ thúc đẩy là nhân vật bắt đầu nhìn về phía đích. - Múc đích là một cái gì đó mà nhân vật muốn hướng tới, chính vì sự hướng tới mục đích của nhân vật mà câu chuỵện phát triển. Lƣu ý: - Động cơ là một cái gì chất chứa bên trong còn mục đích là cái cụ thể mà anh ta cần phải có. Động cơ là lý do mà anh ta xuất hiện, mục đích là cái anh ta tìm kiếm và vươn tới. - Muốn có một mục đích rõ ràng thì mục đích phải là một cái gì thật cụ thể. Những mục đích không cụ thể, chung chung sẽ trở thành mơ hồ. - Muốn cho mục đích hoạt động tốt thì cần phải đáp ứng ba bước, cũng là ba yêu cầu sau: 1. Một cái gì đó đang đe doạ nếu nhân vật không đạt được mục đích 2. Đưa mục đích vào xung đột, làm cho việc đạt mục đích trở nên không dễ dàng. Việc đạt được mục đích càng khó khăn thì cơ hội bộc lộ tính cách của nhân vật càng lớn. 3. Nâng cấp mục đích càng ngày càng khó khăn hơn. Tựa như phải qua nhiều nấc thang, mỗi nấc thang càng khó hơn. => Tính cách nhân vật sẽ được bộc lộ dần dần qua mục đích ở từng thời điểm cho đến khi hoàn thiện. Tránh trường hợp nhân vật vừa xuất hiện đã bộc lộ hết tính cách. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 61học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  16. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 3. Hành động - Hành động là phương pháp nhờ đó mà nhân vật đạt được mục đích và tác giả chứng minh được tính chân thực của nhân vật. Hành động chính là tất cả những gì nhân vật đã làm trên con đường đi tới đích. - Hành động càng quyết liệt thì những chướng ngại vật càng kiên cố. Dẫn đến tính cách nhân vật càng được bộc lộ rõ ràng, câu chuyện càng căng thẳng và hấp dẫn. - Hành động phải nhất quán với tính cách nhân vật. Hay nói khác đi, chính hành động bộc lộ tính cách nhân vật chứ không phải là ngược lại. 2.9.3. Xây dựng tính cách đa chiều A. Nguyên tắc 3 chiều Để tạo ra những nhân vật có tính cách đa chiều cần nắm chắc ba chiều của một mẫu nhân vật: suy nghĩ, hành động và cảm xúc. Trong quá trình phát triển tính cách nhân vật, chúng ta biến đổi ba chiều của nhân vật, nhấn mạnh chiều này, giảm bớt chiều kia thì sẽ tạo ra được những tính cách đa chiều theo ý muốn. 1. Suy nghĩ của nhân vật. - Suy nghĩ của nhân vật được thể hiện ở những triết lý và thái độ của anh ta trước mỗi sự kiện. Hay nói khác đi: chính những triết lý và thái độ của nhân vật trước mỗi sự kiện đã bộc lộ ra bên ngoài suy nghĩ của anh ta. - Triết lý sống không phải là một cái gì to tát, đấy là những gì anh ta tin rằng chỉ có như thế mới đúng. Chú ý: - Khi viết nhân vật nào cần đứng hẳn về phía anh ta, thâm nhập vào triết lý sống của anh ta. Cái mà ta gọi là nhập thân vào nhân vật. Chỉ có cách thâm nhập vào triết lý sống của anh ta mới có thể chỉ ra được các trạng thái tâm lý cùng với phát ngôn giống hệt như anh ta. - Các nhà biên kịch Mỹ quan niệm rằng: Nếu anh cho nhân vật anh làm những việc điên rồ nhất mà người ta vẫn thấy hợp lý, điều đó có nghĩa là anh đã thành công trong việc xây dựng nhân vật. 2. Hành động của nhân vật - Quyết định và hành động của nhân vật là cái căn bản nhất để bộc lộ tính cách nhân vật. Mỗi một quyết định của nhân vật trứơc mỗi sự kiện đã chỉ ra suy nghĩ của nhân vật. Sau quyết định là những hành động để khẳng định mạnh mẽ tính cách của nhân vật. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 62học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  17. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - ở bất kì trường hợp nào nhân vật cũng phải đứng trước các sự lựa chọn khác nhau và các quyết định của nhân vật càng nhiều màu sắc thì càng thể hiện tính đa sắc trong tính cách của nhân vật. - Hành động của nhân vật là điểm mấu chốt để khẳng định một khía cạnh tính cách của nhân vật. Người mạnh mẽ hành động kiểu này, yếu đuối hành động kiểu kia… do đó, tính cách nhân vật quyết định hành động của nhân vật. - Cần tạo môi trường, tình huống để nhân vật thể hiện hành động. Nói một cách đơn giản: Nếu một người ngồi im thì ta sẽ không bao giờ biết anh ta là ai, anh ta như thế nào. Nhân vật càng ít việc làm thì tính cách nhân vật càng ít nổi bật. - Chính hành động nhân vật đẻ ra câu chuyện trong quan hệ nhân quả. Nghĩa là chỉ khi nào nhân vật bắt đầu làm cho câu chuyện xảy ra thì nhân vật mới thực sự có da có thịt. Khi nhân vật ở thế thụ động, theo đuôi câu chuyện thì nhân vật chỉ là hình nộm mà thôi. 3. Cảm xúc của nhân vật - Cảm xúc nhân vật ( khóc, cười, hờn dỗi, chua chát, cay độc, tức giận.v.v) bộc lộ khía cạnh nội tâm của nhân vật, nó là phần nổi tảng băng trôi của đời sống nội tâm. Qua cảm xúc của nhân vật tính cách nhân vật được toả sáng, được tô điểm làm cho nó lấp lánh hẳn lên. - Một nhân vật có hồn, nhân vật sống thì ta phải thấy được ở trong nhân vật đang chứa đựng tâm trạng nào. Một khi ta biết được anh ta đang ở tâm trạng nào thì hành động của anh ta trở nên rõ ràng dễ hiểu. Chú ý: - Tạo ra cảm xúc nhiều sắc thái - Tạo ra những cảm xúc trái ngược với tâm trạng. 2.10. Tạo cảnh 2.10.1. Khái niệm - Các cảnh thƣờng có 3 dạng: Hình ảnh (nơi một điều gì đó xảy ra, không có thoại – cảnh hành động hoặc một cảnh chuyển tiếp/cầu nối) Thoại (một hoặc nhiều nhân vật) và những cảnh kịch tính (kết hợp giữa hình ảnh và thoại). - Một cảnh ngắn dài hoàn toàn tùy thuộc vào yêu cầu nội dung của cảnh đó. Đối với kịch bản phim nhựa: Có thể là một câu, một dòng hoặc chỉ vài từ, cũng có thể vài trang. Đối với kịch bản phim truyền hình: hạn chế cảnh bằng Hình ảnh. Ví dụ: Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 63học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  18. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Ngoại. Đường phố. Ngày. Xe của Tâm đang lao trên đường. - Một cảnh thƣờng chỉ diễn ra ở một không gian, thời gian nhất định. Trường hợp: một cảnh trong kịch bản lại diễn ra nhiều thời gian (và không gian) khác nhau. Trường hợp này thường xảy ra khi có hồi ức hoặc hồi tưởng, nhớ lại của nhân vật. Đôi khi người ta có thể dễ dàng chuyển mùa, năm tháng bằng một kí hiệu nào đó (chủ yếu là qua hình ảnh). 2.10.2. Đặc điểm tạo cảnh Khác với một đoạn văn hay một chương tiểu thuyết, người viết phải dung nạp vào một cảnh những gì người ta cần nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy. Một cảnh phim bao gồm các đặc điểm (cũng là nhiệm vụ) sau: 1. Cảnh đẩy câu chuyện tiến lên - Cung cấp thông tin cần thiết cho khán giả tiếp tục theo dõi. - Phát triển các mối quan hệ nhân vật - Hé mở và cài đặt các bí mật của câu chuyện - Gói lại hoặc mở ra những cảm xúc mới. 2. Cảnh khẳng định và bộc lộ tính cách nhân vật - Là những điểm nhấn thị giác để bộc lộ một tính cách hay một khả năng nào đó của nhân vật. - Xác định hay thiết lập một mối quan hệ nào đó. - Gói lại hay mở ra một tính cách - Nó khẳng định hay chứa chất ( hoặc báo trước) sự phát lộ một cá tính nhân vật. 3. Cảnh mở ra hay gói lại một chủ đề (ý ngầm). - Mở ra hoặc tiếp tục một ý niệm vể tư tưởng của phim. - Nhấn mạnh hay khẳng định một ý niệm nào đó. -Trình bày một hiệu ứng thẩm mỹ thị giác. 2.10.3. Nguyên tắc tạo cảnh - Tạo một cảnh miêu tả phải chứa đựng cho được ba yếu tố: + Phải nằm trong thế phát triển của câu chuyện. + Phải nằm trong dòng chảy của cảm xúc + Phải có thắt nút mở nút. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 64học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  19. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Một cảnh thông thường phải trả lời được các câu hỏi sau: ai? ở đâu? bao giờ? Cái gì xảy ra? Mục đích xảy ra của nó? 1. Ai? Nhân vật trong cảnh này là những ai, ai vừa ra đi, ai vừa mới đến? Lý do họ vào cảnh và lý do họ ra đi. Chú ý: lý do vào cảnh và ra đi của nhân vật phải hợp lý, tránh tuỳ tiện. Không ai có thể vào ra tuỳh tiện trong không gian qui định của tác giả. - xác định cảnh phải giải quyết các câu hỏi: a. Trước khi vào cảnh thì anh ta đã nghĩ gì, đã làm gì? Xác định điều này thì lập tức ta biết anh ta sẽ làm gì, sẽ nghĩ gì trong cảnh mới. Có nhiều phương án chọn lựa cho việc sẽ làm gì và sẽ nghĩ gì của nhân vật. Khi đó ta chỉ cần chọn một phương án tối ưu. b. Tâm trạng và cảm giác anh ta ra sao? Biết được tâm trạng và cảm giác của nhân vật, biên kịch sẽ có cách tô đậm tính cách nhân vật, phát triển và đặc biệt giữ được cảm xúc liền mạch. c. Anh ta đang (tức tại cảnh này) muốn gì? và sẽ làm gì trong cảnh này? Biết rõ được hành động của nhân vật ở cảnh trước sẽ xác định nhanh hành động của nhân vật ở cảnh sau. Biên kịch sẽ có nhiều phương án hành động cho nhân vật để chọn lựa. d. Sự cần thiết của anh ta phải có mặt trong cảnh này là gì? Một cảnh có thể một hoặc nhiều nhân vật, trước khi đưa nhân vật vào cảnh cần phải đặt câu hỏi: + Giả sử không có anh ta trong cảnh này thì sao? + Liệu có giấu anh ta đi mà vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ của cảnh không? + Anh ta xuất hiện rồi biến ngay hay có mặt từ đầu đến cuối cảnh? Xác định nhân vật chính trong cảnh: - Xác định nhân vật chính của cảnh rất quan trọng, tác dụng: +Khẳng định thông tin cần cung cấp. +Liên kết các cảnh không bị hụt hẫng. +Làm cảm xúc không bị ngắt đoạn trong dòng chảy của nó. - Để xác định nhân vật chính của cảnh ta chỉ cần đặt câu hỏi: Cảnh này của ai. Đấy là câu hỏi đầu tiên trước khi bắt tay tạo cảnh. Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 65học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  20. Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Xác định nhầm vai trò nhân vật chính của cảnh dễ dẫn đến là hỏng cảnh, nếu không cũng làm cho câu chuyện bị rối. Chú ý: 1. Phần lớn nhân vật chính thường xuyên có mặt trong các cảnh và thường đóng vai trò nhân vật chính của cảnh. Nhưng có nhiều cảnh nhân vật chính không có hoặc đóng vai trò nhân vật phụ của cảnh. Tuy vậy tất cả các cảnh dù có hay không nhân vật chính cũng luôn có nhiệm vụ phát triển câu chuyện và khai thông cảm xúc của chuyện phim. 2. Tuy nhiên không nên có quá nhiều điểm nhìn trong một cảnh mà làm rối loạn sự diễn đạt. Về nguyên tắc: Khán giả nhìn thấy tất cả còn nhân vật có thể không. 2. Bao giờ? Xác định thời điểm cảnh xảy ra. Ngày, đêm? Sáng, trưa, chiều, tối. Thời điểm xảy ra cảnh phải được xác định chuẩn xác, tránh mờ hồ. Mơ hồ thời điểm xảy ra cảnh sẽ dẫn đến hoặc làm rối loạn diễn biến câu chuyện hoặc gây vô lý, khó hiểu đối với người xem. Thời điểm xảy ra cảnh phụ thuộc bốn yếu tố sau: a. Diễn biến của câu chuyện. Tuỳ thuộc vào diễn biến mà ta có thể định vị được thời gian một cảnh mới tiếp theo. Ví dụ: Cảnh đầu đôi trai gái cãi nhau vào chiều tối. Cô gái bỏ ra khỏi nhà => thời gian cảnh mới sẽ xảy ra: - Thời gian tiếp theo: khi cô gái đi đến ngay một nơi nào đó để thổ lộ tình cảm (với cô bạn) - Thời gian cách quãng ngắn: cô gái đi chơi với một bạn trai khác. - Thời gian cách quãng dài: Một tuần sau cô gái ở một nơi nào đó (đi du lịch, về nhà mẹ đẻ). b. Tâm trạng và hành động của nhân vật: Xác định hành động và tâm trạng của nhân vật ở cảnh trước sẽ giúp ta tìm được một thời điểm mới phù hợp. Ví dụ: Cảnh trước: Nửa đêm, Người chồng rời khỏi căn phòng sau khi cãi nhau với vợ.=>Anh ta đi đâu? Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại 66học Công nghệ thông tin và Truyền thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2