
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 4 - TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
lượt xem 1
download

Bài giảng "Kỹ thuật thi công" Chương 4 - Công tác bê tông đổ tại chỗ, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Ván khuôn – cột chống – đà đỡ; tính toán; cấu tạo ván khuôn; thi công;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 4 - TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 1 CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC BÊ TÔNG ĐỔ TẠI CHỖ CÔNG TÁC VÁN KHUÔN, CỘT CHỐNG, SÀN THAO TÁC TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 2 NỘI DUNG VÁN KHUÔN – CỘT CHỐNG – ĐÀ ĐỠ TÍNH TOÁN CẤU TẠO VÁN KHUÔN THI CÔNG TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 3 Ván khuôn NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CỐP PHA Đúng hình dáng và kích thước của kết cấu; Phải đủ khả năng chịu lực; Tháo, lắp dễ dàng; Kín khít để không gây mất nước ximăng; Dễ vận chuyển và lắp đặt trên công trường; Sử dụng lại nhiều lần; TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 4 Ván khuôn NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CỘT CHỐNG: Đủ khả năng mang tải trọng của cốp pha, BTCT và các tải trọng thi công trên nó; Đảm bảo độ bền và ổn định không gian; Dễ tháo lắp, dễ xếp đặt và chuyên chở; Có khả năng sử dụng ở nhiều loại công trình và nhiều loại kết cấu khác nhau, dễ dàng tăng, giảm chiều cao khi thi công; Sử dụng lại nhiều lần. TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 5 Ván khuôn PHÂN LOẠI THEO VẬT LIỆU CHẾ TẠO: CỐP PHA GỖ: Làm bằng gỗ nhóm VII, VIII, dày từ 2 – 5cm, dài 3 – 5m, được bào sơ để chống dính bê tông Ưu điểm: • Thích nghi cho mọi loại kết cấu bê tông, có thể tạo ra nhiều hình dạng và kích thước khác nhau; • Dễ dàng liên kết bằng cưa, đục, đóng đinh Nhược điểm: • Hút nước bê tông tươi; • Độ luân lưu của ván thấp; • Độ tổn thất vật liệu cao TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 6 Ván khuôn CỐP PHA GỖ DÁN, GỖ VÁN ÉP: Gỗ dán và gỗ ván ép được chế tạo trong nhà máy với kích thước 1.2x2.4m, dày từ 1.0-2.5cm. Gỗ dán và ván ép kết hợp với các sườn gỗ hoặc sườn kim loại tạo thành mảng cốp pha có độ cứng lớn Ưu điểm: • Giảm chi phí gia công trên công trường; • Số lần luân chuyển nhiều nên giá thành không cao; • Không bị cong vênh, bề mặt phẳng nhẵn. Nhược điểm: • Công trình có quy mô lớn về diện tích và số tầng; TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 7 Ván khuôn CỐP PHA KIM LOẠI: Gồm tấm thép dày từ 1-2mm và các sườn thép dẹt có kích thước tiết diện 2x5mm liên kết hàn với nhau ở mặt sau. Các tấm khuôn được liên kết với nhau bằng các khóa thông qua các lỗ khoan dọc theo các sườn nằm trên chu vi của nó. TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 8 Ván khuôn CỐP PHA KIM LOẠI (TT): Ưu điểm: • Số lần sử dụng luân lưu khá lớn; • Độ bất biến hình dạng cao; • Độ bền lớn, thời gian sử dụng khá dài nếu bảo quản chống gỉ sét tốt; • Bề mặt bê tông phẳng, nhẵn. Nhược điểm: • Chi phí đầu tư chế tạo cao gấp 2-3 lần so với cốp pha gỗ. Do đó, số lần sử dụng trên 50 lần mới có lợi; • Nặng gây kho khăn cho việc tháo lắp. TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 9 Ván khuôn CỐP PHA NHỰA: Những tấm cốp pha định hình được liên kết với nhau bằng khóa nêm, chốt. Tất cả được chế tạo bằng nhựa. Ưu điểm: • Số lần sử dụng luân lưu khá lớn. • Độ bất biến hình dạng cao. • Độ bền lớn, chịu được va đập và ánh nắng mặt trời. • Bề mặt bê tông phẳng, nhẵn. • Nhẹ, an toàn khi thao tác đặc biệt ở độ cao lớn. Nhược điểm: • Chi phí đầu tư cao TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 10 Ván khuôn CỐP PHA BÊTÔNG CỐT THÉP: Vừa làm cốp pha, vừa là một phần của kết cấu CỐP PHA GỖ THÉP KẾT HỢP: Cốp pha gỗ thép có sườn bằng thép còn các tấm mặt bằng gỗ dán hoặc a)Mặt bằng trụ cầu; ván ép. Ưu điểm là dễ dàng thay thế b)Mặt cắt tấm cốp pha tấm mặt, số lần luân lưu nhiều hơn ốp mặt; c)Cốp pha sàn; cốp pha ván ép, giá thành hạ. d)Cốp pha dầm CỐP PHA CAO SU: Được chế tạo từ những túi kín có lắp van. Khi bơm, không khí vào làm chúng căng phồng có hình dạng của cấu kiện muốn đúc bêtông. Muốn tháo dỡ chỉ việc tháo van để khí bên trong thốt ra. TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 11 Ván khuôn PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG: CỐP PHA CỐ ĐỊNH: • Sử dụng được một lần, khi tháo ra khó sử dụng cho các bộ phận khác • Nhược điểm là tốn vật liệu chế tạo và công gia công lại • Áp dụng khi thi công các cấu kiện có hình dạng, kích thước đặc biệt. CỐP PHA LUÂN LƯU: • Sử dụng được nhiều lần, được chế tạo thành các tấm tiêu chuẩn, ghép với nhau tại công trường • Dùng để thi công những công trình thiết kế theo môđun CỐP PHA ỐP MẶT: • Là những tấm bêtông cốt thép vừa dùng làm khuôn đúc vừa nằm lại trong cấu kiện để làm tấm ốp mặt ngòai mà không cần phải tô trát. TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 12 Ván khuôn CỐP PHA DI ĐỘNG: Là loại cốp pha có thể tịnh tiến sang ngang hoặc lên cao theo mức độ đúc bêtông. Cốp pha di chuyển theo phương đứng: • Cốp pha trượt: trượt liên tục theo phương đứng nhờ hệ thống kích, dùng cho những công trình có tiết diện ít thay đổi như ống khói, silô, đài nước… cao trên 15m; • Cốp pha leo: toàn bộ hệ cốp pha có thể nâng lên theo từng chu kỳ, dùng vào công trình có khối lớn như đập nước, tường chắn, silô,…; • Cốp pha treo: toàn bộ hệ cốp pha được treo vào cốt thép mà không dùng cây chống. Cốp pha loại này được sử dụng khi thi công công trình lắp ghép kết cấu thép kết hợp kết cấu bêtông cốt thép TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 13 Ván khuôn Cốp pha di chuyển theo phương ngang: • Cấu tạo bởi những tấm khuôn liên kết vào những khung đỡ. Khung đỡ được lắp trên hệ thống bánh xe chạy trên ray theo chiều CP di chuyển phương ngang dài công trình. • Dùng để thi công mái nhà xe, đường hầm, cống, kênh dẫn nước,… TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 14 Cột chống CỘT CHỐNG GỖ: • Nhóm IV, V, VI. Nếu là gỗ xẻ có tiết diện 6x8cm, 5x10cm, 10x10cm dài L=3-4m. gỗ tròn D=80-150mm; • Dưới chân cột phải có nêm để điều chỉnh; • Khi cột chống có chiều cao từ 3-6m, cần liên kết chúng bằng các giằng theo hai phương dọc và ngang; • Giằng chéo theo chu vi công trình, phía trong 2 hàng cột có một hệ giằng bằng ván tiết diện 25x120mm TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 15 Cột chống CỘT CHỐNG BẰNG THÉP ỐNG: Cột chống đơn: Gồm hai đoạn ống lồng vào nhau, để thay đổi chiều cao; Sau khi rút ống lên độ cao gần đúng rồi thì cài chốt khóa vào một trong số lỗ khoan trên thân cột (cách nhau 80 – 120mm), rồi vặn đoạn ốc ren răng bằng tay quay để điều chỉnh chính xác độ cao cột chống (khoảng cách điều chỉnh chính xác này là 150mm); Tải trọng cho phép phụ thuộc chiều cao và cách sử dụng cột (lực đặt đúng tâm hay lệch tâm). TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 16 Cột chống CỘT CHỐNG BẰNG THÉP ỐNG (TT): Cột chống tam giác tiêu chuẩn (PAL): Gồm kích chân, kích đầu, tấm đế, giằng ngang và chéo, khung tam giác tiêu chuẩn, khớp nối; Có thể lắp hình vuông hay tam giác; Đây là loại cây chống vạn năng có khả năng chịu tải lớn và chống đỡ được các kết cấu có độ cao khác nhau. TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 17 Cột chống CỘT CHỐNG BẰNG THÉP ỐNG (TT): Cột chống tai liên kết (giàn giáo nêm): Gồm ống cột, tai liên kết, kích chân, kích đầu, thanh giằng và ống nối; Khả năng chịu tải lớn, dễ tháo lắp và bảo quản. 1.Ống cột; 2.Tai liên kết; 3.Kích chân và đầu; 4.Thanh giằng; 5.Ống nối TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 18 Cột chống CỘT CHỐNG BẰNG THÉP ỐNG (TT): Cột chống rời khóa liên kết: Gồm các ống rời liên kết với nhau bằng các khóa chuyên dụng; Ưu điểm của loại chống này là có khả năng tạo các kết cấu hỗn hợp khác nhau, chống đỡ tiện lợi, dễ tạo hình. TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 19 Đà đỡ ĐÀ ĐỠ: Đà đỡ bằng gỗ: Dùng gỗ xẻ nhóm IV, V, VI có tiết diện 6x8cm, 5x10cm, 8x12cm, 10x10cm dài L=3-5m. Đà đỡ bằng thép hộp: Đà đỡ bằng thép hộp có tiết diện hình chữ nhật (4x8cm, 5x10cm, 6x12cm) hoặc hình vuông (4x4cm, 5x5cm). Đà đỡ bằng hợp kim nhôm có tiết diện chữ I đang được dùng nhiều ở các công trình. TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học
- 20 Đà đỡ ĐÀ ĐỠ (TT): Dầm rút: Vượt được những khẩu độ lớn nhỏ khác nhau với khả năng chịu lực cao, tiết kiệm cây chống TS. Huỳnh Nhật Minh & PGS. TS. Trần Đức Học

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công 1: Phần I - Đặng Xuân Trường
305 p |
942 |
247
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công 1: Phần III - Đặng Xuân Trường
150 p |
360 |
134
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công 1: Phần IV - Đặng Xuân Trường
72 p |
340 |
121
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công 1: Phần II - Đặng Xuân Trường
262 p |
372 |
114
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 1 - GV. Võ Văn Dần
14 p |
255 |
53
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công (Phần 4: Công tác lắp ghép) - Lương Hòa Hiệp
76 p |
268 |
45
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 2 - GV. Võ Văn Dần
53 p |
176 |
42
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công (Phần A: Công tác thi công đất): Chương 1 - Lương Hoàng Hiệp
16 p |
205 |
31
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 6 - ThS. Nguyễn Hoài Nghĩa, PGS.TS. Lưu Trường Văn
51 p |
159 |
27
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công (Phần 2: Thi công bê tông và bê tông cốt thép toàn khối): Chương 6 - Lương Hòa Hiệp
173 p |
160 |
27
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công (Phần A: Công tác thi công đất): Chương 2 - Lương Hoàng Hiệp
7 p |
189 |
24
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 5 - ThS. Nguyễn Hoài Nghĩa, PGS.TS. Lưu Trường Văn
88 p |
149 |
22
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Bài mở đầu - GV. Võ Văn Dần
9 p |
139 |
20
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 7 - ThS. Nguyễn Hoài Nghĩa, PGS.TS. Lưu Trường Văn (Phần 4.)
42 p |
120 |
16
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 7 - ThS. Nguyễn Hoài Nghĩa, PGS.TS. Lưu Trường Văn (Phần 4.2)
21 p |
143 |
15
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 1 - Những khái niệm cơ bản
18 p |
178 |
12
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
193 p |
11 |
3
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công (Phần 1): Chương 4
37 p |
10 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
