intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lập trình ứng dụng mạng: Bài 6 - GV. Võ Tấn Dũng

Chia sẻ: Fczxxv Fczxxv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

93
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lập trình ứng dụng mạng: Bài 6 Servlet nhằm trình bày về khái quát Servlet, luồng xử lý Servlet, các thư mục Web trong Tomcat server, chu trình sống của một Servlet, sáu bước để xây dựng và chạy một servlet...cùng tìm hiểu bài giảng để hiểu sâu hơn về Servlet.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lập trình ứng dụng mạng: Bài 6 - GV. Võ Tấn Dũng

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG MẠNG BÀI 6 SERVLET GV: Võ Tấn Dũng GIẢNG VIÊN: VÕ TẤN DŨNG 1
  2. PHẦN 1 TỔNG QUAN SERVLET GV: Võ Tấn Dũng 2
  3. TỔNG QUAN SERVLET Các vấn đề được trình bày trong phần này: – Giới thiệu Servlet (Servlet là gì?). – Luồng xử lý Servlet. – Các thư mục Web trong Tomcat server. – Chu trình sống của một Servlet. – Sáu bước để xây dựng và chạy một servlet. GV: Võ Tấn Dũng 3
  4. GIỚI THIỆU SERVLET • Servlet là một lớp Java được nạp tự động và chạy trên những web server có hỗ trợ Java. Những server như thế được gọi là Servlet Container (hay Java Server). • Servlet tương tác với web client theo mô hình request- response dựa theo giao thức HTTP. Một số Servlet Container cũng hỗ trợ cả giao thức HTTPS (HTTP over SSL) dành cho các giao tác có tính bảo mật. • Kiến trúc hoạt động: GV: Võ Tấn Dũng 4
  5. LUỒNG XỬ LÝ SERVLET Luồng xử lý một servlet diễn ra qua các bước như sau: • Client yêu cầu một servlet, tên của servlet là một phần của URL (vd: http://www.music.com/music/SearchServlet). 2. Web server nhận yêu cầu (request) và gửi nó tới servlet engine, là nơi mà quản lý và tạo ra các thể hiện của servlet. 3. Servlet engine sẽ gọi phương thức service (hoặc doPost, doGet) của servlet để xử lý yêu cầu. 4. Servlet sẽ tiếp nhận yêu cầu cùng với các tham số, tài nguyên khác, sau đó xử lý và tạo ra một kết quả trả lời tương ứng (response) và chuyển kết quả cho Web server. 5. Web server sẽ gửi trả kết quả này (response) cho client (Web Browser). GV: Võ Tấn Dũng 5
  6. GIỚI THIỆU SERVLET Để chạy được một servlet cần phải có: • Cần có package servlet.jar để biên dịch (http://java.sun.com/products/servlet/) Java 2 không chứa các lớp của gói servlet, trong trường hơp này chúng ta phải chỉ biến môi trường CLASSPATH đến tập tin servlet.jar, hoặc servlet-api.jar. Các tập tin này có kèm theo trong các Web Server có hỗ trợ Java. • Các Web Server hỗ trợ Servlet, hiện nay đã có: – Apache Tomcat (http://jakarta.apache.org) – Sun’s Java Web Server, free, hiện không cho download (http://wwws.sun.com/software/jwebserver/) – New Atlanta’s ServletExec, tích hợp ServletEngine vào các web server(http://newatlanta.com) – http://www.macromedia.com/software/jrun/trial/ –… (Tham khảo các tài liệu về Servlet: GV: Võ Tấn Dũng http://java.sun.com/products/servlet/docs.html) 6
  7. Ví dụ servlet đơn giản: “Hello” Servlet //HelloWorldServlet.java import javax.servlet.*; import java.io.*; public class helloWorldServlet extends GenericServlet{ public void service(ServletRequest request, ServletResponse response) throws IOException { response.setContentType(“text/html”); PrintWriter out=response.getWriter(); out.println(“”); out.println(“”); out.println(“Hello World Servlet!”); out.println(“”); out.println(“”); } GV: Võ Tấn Dũng } 7
  8. CÁC THƯ MỤC WEB TRONG TOMCAT • Đối với Tomcat Web Server, mỗi ứng dụng web được lưu trữ trong thư mục riêng, chứa trong thư mục webapps (của thư mục Tomcat khi cài đặt lên đĩa). Mỗi ứng dụng này cần có tập tin web.xml để mô tả những yếu tố riêng, được đặt trong thư mục WEB-INF của ứng dụng. • Ví dụ ta xây dựng một ứng dụng Web bằng cách tạo thư mục myApp tương ứng trong thư mục webapps. Tên thư mục này sẽ xuất hiện trong URL khi ta gọi servlet. • Tạo một thư mục WEB-INF trong thư mục myApp, và tạo một thư mục tên classes trong WEB-INF. Cấu trúc cây thư mục này được trình bày ở slide ngay sau đây. Nếu ta có các file HTML thì hãy đặt chúng trực tiếp vào thư mục myApp. Ta cũng nên tạo một thư mục tên là images trong myApp để chưa các file hình cho web của mình. GV: Võ Tấn Dũng 8
  9. CÁC THƯ MỤC WEB TRONG TOMCAT GV: Võ Tấn Dũng 9
  10. Chu trình sống của Servlet • Chu trình sống của một Servlet bắt đầu khi nó được hệ thống triệu gọi (gọi nạp vào bộ nhớ) cho đến khi nó bị loại khỏi trình chủ Web server. Trải qua các giai đoạn sau: Nạp servlet. Khởi tạo servlet. Thực thi servlet. Dọn dẹp servlet. GV: Võ Tấn Dũng 10
  11. Chu trình sống của Servlet Giai đoạn Nạp servlet: • Một servlet có thể được nạp vào bộ nhớ ở ba thời điểm: khi server khởi động, khi người quản trị yêu cầu, khi servlet được triệu gọi từ máy client. • Yêu cầu Server nạp servlet trước sẽ khiến trình khách có thể gọi servlet ngay mà không phải mất công chờ. • Để nạp servlet thì trình chủ phải biết tên lớp của servlet. Tên của một servlet có thể trùng với tên lớp của servlet hoặc tên mà ta đăng ký với trình chủ trong quá trình đăng ký và ánh xạ. GV: Võ Tấn Dũng 11
  12. Chu trình sống của Servlet Giai đoạn Khởi tạo servlet: • Khi có một yêu cầu gọi servlet, trình chủ Web server sẽ xem servlet được nạp vào bộ nhớ hay chưa. Khi servlet đã được nạp thì server chuyển sang giai đoạn khởi tạo servlet. • Trình chủ web server khởi tạo servlet bằng cách gọi đến phương thức init() được cài đặt trong servlet. GV: Võ Tấn Dũng 12
  13. Chu trình sống của Servlet Giai đoạn thực thi Servlet: • Khi servlet được gọi qua các URL hay từ các trang HTML hoặc trang JSP khác thì Web server chính thức gọi servlet thực thi thông qua các phương thức doGet(), doPost() hoặc service(). • doGet(): được gọi khi ta gọi trực tiếp servlet từ một URL. • doPost(): được gọi khi ta gọi servlet thông qua thao tác post của thẻ . GV: Võ Tấn Dũng 13
  14. Chu trình sống của Servlet Giai đoạn dọn dẹp Servlet • Khi thực hiện dọn dẹp servlet, Web server gọi đến phương thức destroy() của servlet. • Đây là cơ hội để Servlet thực hiện các thao tác cần thiết như dọn dẹp bộ nhớ, lưu trữ dữ liệu xuống đĩa, đóng các kết nối. • Mặc dù Java có thể tự động thu gom rác trong bộ nhớ nhưng nếu ta cấp phát cho servlet một khối lượng lớn bộ nhớ thì ta nên giải phóng chúng khi gọi phương thức destroy() này. GV: Võ Tấn Dũng 14
  15. Chu trình sống của Servlet Vòng đời của Servlet được tóm tắt bằng hình vẽ sau: GV: Võ Tấn Dũng 15
  16. Sáu bước chạy một servlet 1. Tạo một thư mục trong Tomcat web server cho ứng dụng web của mình. 2. Viết code cho một servlet. Khi viết, đầu tiên ta phải import hai gói sau: javax.servlet và javax.servlet.http 3. Biên dịch code của servlet. 4. Tạo một mô tả sử dụng (description). 5. Chạy Tomcat. 6. Gọi servlet từ một trình duyệt web. GV: Võ Tấn Dũng 16
  17. PHẦN 2 VIẾT SERVLET GV: Võ Tấn Dũng 17
  18. Servlet API • Servlet API bao có hai package cần javax.servlet.Servlet thiết: - javax.servlet implements - javax.servlet.http javax.servlet.GenericServlet • Một servlet có thể kế thừa từ hai lớp: •javax.servlet.GenericServlet hoặc javax.servlet.http.HttpServlet •javax.servlet.http.HttpServlet • Trong môi trường web, giao thức HTTP được sử dụng giữa Web client và Web server. Vì vậy servlet thường được kế thừa từ lớp javax.servle.http.HttpServlet, sau đó viết chồng hàm các phương thức cần thiết để phục vụ yêu cầu từ client. GV: Võ Tấn Dũng 18
  19. interface Servlet • Thật sự lớp GenericServlet là phần cài đặt tổng quát cho đặc tả giao tiếp (interface) mang tên Servlet. • interface Servlet{ void destroy(); ServletConfig getServletConfig(); String getServletInfo(); void init(ServletConfig config); void service(ServletRequest req, ServletResponese res); } GV: Võ Tấn Dũng 19
  20. init() method • Được gọi khi Web server nạp servlet. • Để khởi tạo biến môi trường, các biến toàn cục, các giá trị ban đầu. • Tạo sẵn các kết nối socket, các kết nối CSDL, nạp các thư viện cần thiết,v…v… • Phương thức init() chỉ được gọi một lần khi Web server nạp servlet. GV: Võ Tấn Dũng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2