intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 7 - Vũ Thị Thu Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 7: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Hoàn cảnh ra đời HTKT của John Maynard Keynes; Đặc điểm HTKT của John Maynard Keynes; Những nội dung chủ yếu trong HTKT của John Maynard Keynes. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 7 - Vũ Thị Thu Hương

  1. Chương 7 Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes
  2. Nội dung của chương 7.1. Hoàn cảnh ra đời HTKT của J.M.Keynes 7.2. Đặc điểm HTKT của J.M.Keynes 7.3. Những nội dung chủ yếu trong HTKT của J.M.Keynes
  3. 7.1. Hoàn cảnh ra đời HTKT của J.M.Keynes • Thời gian: Năm 1936, đánh dấu bằng sự ra đời tác phẩm: Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ • Vào những năm 30 của thế kỷ 20, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, CNTB độc quyền xuất hiện và phát triển trở thành lực cản đối với sự phát triển. Điều này đòi hỏi nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế • Cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 đã làm “phá sản” tư tưởng tự do kinh tế của trường phái cổ điển và cổ điển mới về nền kinh tế thị trường tự điều tiết. • Thực tiễn đòi hỏi phải có một lý thuyết mới giải thích về hiện thực này và làm cơ sở để giải quyết khủng hoảng kinh tế, tạo ra sự ổn định và phát triển của nền kinh tế TBCN
  4. Đại biểu nổi tiếng của trường phái Keynes • John Maynard Keynes (1883 – 1946) • Ông là nhà kinh tế học người Anh • Ông học đại học ở trường Cambridge chuyên ngành toán học sau đó chuyển sang kinh tế học • Năm 29 tuổi, ông là chủ biên tạp chí Kinh tế học • Từ năm 1929 tới năm 1933, ông chủ trì Ủy ban cố vấn kinh tế tài chính nước Anh. • Năm 1944, ông đảm nhiệm giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế • Ông là người khai sinh ra Kinh tế học vĩ mô và là nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20
  5. 7.2. Đặc điểm HTKT của Keynes 7.2.1. Keynes thừa nhận lý thuyết thị trường tự điều tiết chỉ có tác dụng đối với nền kinh tế ở một mức độ nhất định • Nền kinh tế thị trường không có khả năng tự điều chỉnh một cách hoàn hảo như mô hình cổ điển và cổ điển mới • Keynes cho rằng: khủng hoảng, thất nghiệp là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ, thiếu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế • Muốn giải quyết khủng hoảng, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhà nước cần phải can thiệp vào nền kinh tế bằng những chính sách thích hợp
  6. 7.2. Đặc điểm HTKT của Keynes (tiếp) 7.2.2. Keynes sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô để phân tích nền kinh tế • Keynes cho rằng: nghiên cứu kinh tế phải xuất phát từ tổng lượng lớn trong nền kinh tế… • Mô hình phân tích vĩ mô gồm 3 đại lượng: - Đại lượng xuất phát: bao gồm các nguồn lực vật chất cơ bản của nền kinh tế, nó ít biến đổi hoặc biến đổi chậm chạp - Đại lượng khả biến độc lập: Là những đại lượng phản ánh khuynh hướng tâm lý của nền kinh tế, nó có tính độc lập tương đối và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - Đại lượng khả biến phụ thuộc: phản ánh tình trạng của nền kinh tế, và biến đổi phụ thuộc vào đại lượng khả biến độc lập
  7. 7.2. Đặc điểm HTKT của Keynes (tiếp) 7.2.2. Keynes sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô để phân tích nền kinh tế • Nếu gọi: Q: sản lượng R: thu nhập I: đầu tư C tiêu dùng E: tiết kiệm Thì Q= R Mà R= C + E Q=C+I Nên E = I Tiết kiệm = Đầu tư
  8. 7.3. Những nội dung chủ yếu trong HTKT của Keynes 7.3.1. Lý thuyết việc làm 7.3.1.1. Lý thuyết khuynh hướng tiêu dùng giới hạn 7.3.1.2. Lý thuyết lãi suất 7.3.1.3. Lý thuyết hiệu quả giới hạn của tư bản 7.3.1.4. Lý thuyết số nhân đầu tư 7.3.1.5. Tổng quát về lý thuyết việc làm 7.3.2. Lý thuyết nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
  9. 7.3.1. Lý thuyết việc làm 7.3.1.1. Lý thuyết khuynh hướng tiêu dùng giới hạn • Khuynh hướng tiêu dùng: là tương quan giữa tiêu dùng và thu nhập Kí hiệu: C: tiêu dùng R: thu nhập C/R: khuynh hướng tiêu dùng • Khuynh hướng tiết kiệm: là tương quan giữa tiết kiệm và thu nhập Kí hiệu: E là tiết kiệm thì E/R: khuynh hướng tiết kiệm C/R + E/R = 1 • Khuynh hướng tiêu dùng phụ thuộc vào: - Thu nhập: Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng - Những nhân tố khách quan: thu nhập danh nghĩa, chênh lệch giữa thu nhập và thu nhập ròng… - Những nhân tố chủ quan làm hạn chế tiêu dùng Những nhân tố này làm cho khuynh hướng tiêu dùng có xu hướng giảm xuống
  10. 7.3.1. Lý thuyết việc làm 7.3.1.1. Lý thuyết khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (tiếp) • Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn: là tương quan giữa gia tăng tiêu dùng và gia tăng thu nhập Kí hiệu: dR: gia tăng thu nhập; dC: gia tăng tiêu dùng dC/dR: khuynh hướng tiêu dùng giới hạn • Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn giảm xuống khi thu nhập tăng lên • Keynes kết luận: khi việc làm tăng, thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng, nhưng tốc độ tăng của tiêu dùng chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập, hay khuynh hướng tiêu dùng giới hạn giảm dần. Điều này làm giảm cầu tiêu dùng một cách tương đối và là nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ, thất nghiệp trong nền kinh tế • Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế, đưa ra những giải pháp kích cầu, biến tiết kiệm thành đầu tư… để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng trì trệ và suy thoái
  11. 7.3.1. Lý thuyết việc làm 7.3.1.2. Lý thuyết lãi suất • Theo Keynes, lãi suất là sự trả công cho việc “chia ly” với tiền, là khoản thù lao do không sử dụng tiền mặt khoảng một khoảng thời gian nhất định • Lãi suất phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Khối lượng tiền mặt trong lưu thông - Sự ưa chuộng tiền mặt (cầu về tiền) + là lượng tiền mà dân chúng muốn giữ khi biết một mức lãi suất cho trước. Cầu về tiền là một hàm số phụ thuộc vào lãi suất Kí hiệu: r lãi suất, M: lượng tiền, L: hàm số ưa chuộng tiền mặt thì M = L(r) + Sự ưa chuộng tiền mặt phụ thuộc vào: Động lực giao dịch: quy mô thu nhập và quy mô giao dịch kinh doanh; khoảng cách giữa các lần nhận được thu nhập; khoảng thời gian từ khi bỏ ra chi phí đến khi nhận về doanh thu; Động lực dự phòng: nhu cầu đề phòng bất trắc; Động lực đầu cơ: cơ hội đầu tư hời trên thị trường chứng khoán • Keynes kết luận: lãi suất là một đại lượng có tính khuynh hướng tâm lý cao độ, mang tính quy ước, giá trị của lãi suất phần lớn bị chi phối bởi quan điểm phổ biến về việc dự tính giá trị của lãi suất, cho nên sự thay đổi của lãi suất cũng nhanh chóng được công chúng chấp thuận. Vì vậy, nhà nước phải sử dụng lãi suất như một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế
  12. 7.3.1. Lý thuyết việc làm 7.3.1.3. Lý thuyết hiệu quả giới hạn của tư bản - Keynes phân biệt nhà tư bản cho vay với nhà tư bản kinh doanh (doanh nhân). Nhà tư bản cho vay: cho vay tư bản để thu lợi tức. Nhà tư bản kinh doanh: người đi vay tư bản để kinh doanh - Nhà tư bản kinh doanh là người dám chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh, sử dụng tư bản và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng tiền vay, cho nên họ có quyền nhận được thu nhập tương lai Thu nhập tương lai = Doanh thu tương lai – Chi phí SX cần thiết - Ngược lại với thu nhập tương lai là phí tổn thay thế: là mức giá cung của tư bản, là mức giá mà doanh nhân phải bỏ ra để có 1 đơn vị tư bản - Hiệu quả giới hạn của tư bản là tương quan giữa thu nhập tương lai và phí tổn thay thế 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ươ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑖 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑞𝑢ả 𝑔𝑖ớ𝑖 ℎạ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑡ư 𝑏ả𝑛 = 𝑃ℎí 𝑡ổ𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑡ℎế
  13. 7.3.1. Lý thuyết việc làm 7.3.1.3. Lý thuyết hiệu quả giới hạn của tư bản (tiếp) - Hiệu quả giới hạn của tư bản là tỷ suất chiết khấu mà làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được hàng năm trong tương lai ngang bằng với giá cung của tài sản đó - Yếu tố quyết định hiệu quả giới hạn của tư bản là thu nhập tương lai chứ không phải thu nhập hiện tại. Do đó, quyết định đầu tư của nhà tư bản phụ thuộc vào sự kiện hiện tại và dự kiến những biến cố xảy ra trong tương lai - Keynes cũng cho rằng: hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống khi tư bản đầu tư tăng lên, bởi vì: • Khi tăng tư bản đầu tư, cung hàng hóa tăng, giá hàng hóa giảm, thu nhập tương lai giảm • Khi tăng tư bản đầu tư, giá cung của tư bản tăng hay phí tổn thay thế sẽ tăng
  14. Đồ thị hiệu quả giới hạn của tư bản - Keynes cho rằng: nhà tư bản chỉ đầu tư khi hiệu quả giới hạn của Hiệu quả tư bản giảm xuống cho đến khi giới hạn bằng lãi suất. Mà lãi suất có tính của tư ổn định tương đối đã tạo ra giới bản hạn chật hẹp của đầu tư tư bản mới. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà đầu tư, họ không tích cực đầu tư cho nên r nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp. - Để khuyến khích đầu tư tư nhân, nhà nước cần can thiệp vào lãi suất và giá cả để nâng cao K K hiệu quả giới hạn của tư bản
  15. 7.3.1. Lý thuyết việc làm 7.3.1.4. Lý thuyết số nhân đầu tư • Số nhân đầu tư biểu hiện mối tương quan giữa gia tăng thu nhập và gia tăng đầu tư • Kí hiệu 𝑑𝑅 𝑑𝑅 𝑑𝑅 1 𝑘= = 𝑑𝐸 = 𝑑𝑅 − 𝑑𝐶 = 𝑑𝐶 𝑑𝐼 1− 𝑑𝑅 Số nhân đầu tư phụ thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng giới hạn • Ý nghĩa của số nhân đầu tư: khi đầu tư tăng thêm 1 đơn vị, thì thu nhập (sản lượng của nền kinh tế) tăng thêm k lần đơn vị • Cơ chế khuyếch đại của số nhân đầu tư: Tăng đầu tư Tăng việc làm Tăng thu nhập Tăng tiêu dùng Tăng đầu tư Tăng việc làm Tăng thu nhập Tăng tiêu dùng Tăng đầu tư …
  16. Đồ thị minh họa số nhân đầu tư Một nền kinh tế có khuynh AD hướng tiêu dùng giới hạn là 0,8. Nếu chính phủ đầu tư thêm 1000 tỷ đồng, thì thu nhập (hay sản lượng) của nền kinh tế tăng thêm bao nhiêu? dC/dR = 0,8 dI 1000 tỷ dI = 1000 tỷ đồng k = 1/(1-0,8) = 5 dR = 5 x 1000 tỷ = 5000 tỷ dR Q 5000 tỷ
  17. 7. 3.1.5. Khái quát về lý thuyết việc làm • Trong nền kinh tế, khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng nhưng tốc độ tăng của tiêu dùng chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập hay khuynh hướng tiêu dùng giới hạn giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây ra suy giảm tổng cầu tiêu dùng của xã hội và đẩy nền kinh tế đi vào trì trệ, suy thoái • Để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng suy thoái, cần phải gia tăng cầu bằng gia tăng đầu tư tư nhân. Quyết định đầu tư tư nhân phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của tư bản và Nhà tư bản chỉ đầu tư khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất. Mà hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống trong khi lãi suất có khuynh hướng ổn đinh, đã tạo ra giới hạn chật hẹp của đầu tư tư nhân mới, không khuyến khích tư nhân gia tăng đầu tư. • Do đó, để thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, nhà nước cần có chính sách kích cầu đầu tư. Nhà nước trở thành nhà đầu tư lớn, gia tăng chi tiêu,, bỏ tiền tư ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua hàng của các doanh nghiệp… Và theo nguyên lý số nhân, đầu tư của nhà nước sẽ làm gia tăng khối lượng việc làm, thu nhập, kích thích đầu tư tư nhân… cứ như thế đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng
  18. 7.3.2. Lý thuyết nhà nước điều tiết nền kinh tế • Keynes không tin tưởng vào khả năng tư điều chỉnh một cách hoàn hảo của cơ chế thị trường. Theo ông, khủng hoảng, thất nghiệp là do chính sách kinh tế lỗi thời, lạc hậu, thiếu sự can thiệp của nhà nước gây nên • Để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, nhà nước cần thực hiện vai trò điều tiết ở những nội dung sau: • Một là: nhà nước ngăn chặn sự sụt giảm của tổng cầu bằng chính sách tăng chi tiêu và đầu tư: - Nhà nước trở thành nhà đầu tư lớn, tăng chi tiêu, tăng đầu tư - Để có tiền tăng chi tiêu, tăng đầu tư, nhà nước thực hiện tăng thuế, phát hành công trái, in tiền tài trợ cho thâm hụt ngân sách • Hai là: Nhà nước sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cụ thể: - Công cụ tài chính: Nhà nước tăng thuế để có nguồn tiền chi tiêu cho ngân sách. Khi tăng thuế, + cần tăng thuế vào những mặt hàng xa xỉ, + hạn chế tăng thuế vào hàng tiêu dùng bởi tăng thuế làm tiền lương thực tế giảm, sẽ làm giảm tiêu dùng + không tăng thuế vào các nhà kinh doanh để khuyến khích họ đầu tư
  19. 7.3.2. Lý thuyết nhà nước điều tiết nền kinh tế (tiếp) - Công cụ tín dụng: tăng cung tiền để giảm lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng để khuyến khích đầu tư tư nhân - Công cụ lưu thông tiền tệ: in thêm tiền giấy đưa vào lưu thông, chủ động thực hiện lạm phát có kiểm soát để kích thích đầu tư • Ba là: Mục tiêu chính sách điều tiết kinh tế là tăng tổng cầu và việc làm Ông mở rộng các hình thức đầu tư, kể cả các hình thức đầu tư có tính chất ăn bám trong nền kinh tế • Bốn là: Chính sách kinh tế của Keynes khuyến khích tiêu dùng đối với mọi tầng lớp dân cư - Đối với người có thu nhập thấp: tăng tiêu dùng hàng hóa thiết yếu, giá rẻ - Đối với người có thu nhập cao: tăng tiêu dùng hàng hóa xa xỉ
  20. Hết chương 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2