intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật đầu tư: Chương 1 - TS. Nguyễn Thu Ba

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:128

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Luật đầu tư: Chương 1 - Nội dung cơ bản của pháp luật đầu tư" trình bày các nội dung chính sau đây: Giới thiệu chung về pháp luật đầu tư; Khái niệm đầu tư; Chính sách đầu tư; Ngành nghề đầu tư, kinh doanh; Quản lý nhà nước về đầu tư;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật đầu tư: Chương 1 - TS. Nguyễn Thu Ba

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT CHƯƠNG 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ               TS. Nguyễn Thu Ba Tel: 0904186405/ Email: nguyenthuba74@gmail.com
  2. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 3  Khái niệm  Đối tượng điều chỉnh  Phương pháp điều chỉnh  Nguồn luật
  4. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 4 Khái niệm pháp luật đầu tư  Nghĩa rộng: là một lĩnh vực pháp luật chứa đựng quy phạm PL thuộc nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh quá trình tổ chức và tiến hành đầu tư.  Nghĩa hẹp: điều chỉnh quan hệ đầu tư kinh doanh - là các quan hệ phát sinh trong quá trình nhà ĐT bỏ vốn bằng các loại TS khác nhau để tiến hành hoạt động ĐT
  5. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 5  Pháp luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tổ chức, thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư.  Đầu tư kinh doanh: là việc nhà ĐT bỏ vốn ĐT để thực hiện hoạt động kinh doanh (K8 Đ3 Luật ĐT 2020)  Kinh doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ ĐT, SX đến tiêu thụ SP hoặc hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. (K21 Đ4 Luật DN 2020)
  6. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 6 Đối tượng điều chỉnh: quan hệ đầu tư diễn ra giữa các chủ thể trong quá trình đầu tư. => 2 nhóm chính (1) Quan hệ xã hội phát sinh giữa các nhà đầu tư trong quá trình tổ chức, thực hiện các hoạt động đầu tư. (2) Quan hệ xã hội phát sinh giữa các nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ thể liên quan. CY: Nhà nước tham gia với tư cách quản lý và cũng là nhà ĐT trong các hoạt động ĐT
  7. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 7 Phương pháp điều chỉnh  Phương pháp: là cách thức, biện pháp mà cơ quan nhà nước tác động vào đối tượng điều chỉnh.  Phương pháp điều chỉnh: kết hợp “mệnh lệnh” và “thỏa thuận”
  8. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 8
  9. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 9  Nguồn luật: là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế.
  10. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 10
  11. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 11  Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. (K1 Đ2 Luật Điều ước QT 2016)
  12. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 12  Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước CHXHCN Việt Nam theo pháp luật quốc tế. (K1 Đ2 Luật thỏa thuận quốc tế 2020)  Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế (Đ3 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020)  Tên gọi của thỏa thuận quốc tế: là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế bao gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định. (Đ6 Luật thỏa thuận quốc tế 2020)
  13. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 13
  14. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 14 Nguyên tắc áp dụng pháp luật (1) Nguyên tắc áp dụng luật chung, luật riêng + Luật chung: luật điều chỉnh các lĩnh vực PL chung + Luật riêng: luật điều chỉnh từng lĩnh vực cụ thể. (2) Nguyên tắc áp dụng Điều ước quốc tế + Quy định trong Luật điều ước quốc tế + Quy định trong chính đạo luật => Chú ý: Điều 4 Luật Đầu tư 2020
  15. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 15 Điều 4. Áp dụng Luật Đầu tư và các luật có liên quan 1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và luật khác có liên quan. 2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư. Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong các luật khác phải thống nhất với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư.
  16. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 16 Điều 4. Áp dụng Luật Đầu tư và các luật có liên quan (tiếp) 3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh, bảo đảm đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, trừ các trường hợp sau đây: a) Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư công và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công;
  17. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 17 Điều 4. Áp dụng Luật Đầu tư và các luật có liên quan (tiếp) c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án; pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án; bảo đảm đầu tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực  d) Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng, nhà ở, khu đô thị thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư;
  18. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 18 Điều 4. Áp dụng Luật Đầu tư và các luật có liên quan (tiếp) đ) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí; e) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh, hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán.
  19. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 19
  20. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 20  Mối quan hệ giữa Luật ĐT với các luật liên quan khác:  Với Luật Đầu tư công và Luật quản lý, sử dụng vốn đầu tư của nhà nước vào hoạt động SXKD:  Luật Đầu tư không điều chỉnh quá trình lập, phê duyệt kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công, đồng thời cũng không quy định nguyên tắc, thẩm quyền và thủ tục quyết định thực hiện dự án sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.  Tuy nhiên, đối với dự án sử dụng vốn nhà nước để thực hiện các hình thức đầu tư quy định tại Luật Đầu tư, thì sau khi kế hoạch và chủ trương thực hiện dự án đã được quyết định theo quy định tại 02 Luật nêu trên, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư và được hưởng ưu đãi, bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2