Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Lan
lượt xem 9
download
"Bài giảng Luật Hình sự 1 - Bài 7: Quyết định hình phạt và một số vấn đề liên quan đến chấp hành hình phạt, xóa án tích" thông qua bài học này các bạn sẽ nắm được quyết định hình phạt và trường hợp được miễn hình phạt; thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên và vấn đề án treo trong Luật hình sự Việt Nam; xóa án tích cho người phạm tội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Lan
- LUẬT HÌNH SỰ I Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 1 v1.0015102204
- BÀI 7 QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, XÓA ÁN TÍCH Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 2 v1.0015102204
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Mô tả được bản chất vấn đề quyết định hình phạt, các căn cứ quyết định hình phạt và quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, miễn hình phạt. • Trình bày được các quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn hình phạt đã tuyên, án treo trong luật hình sự Việt Nam. • Trình bày được khái niệm xóa án tích và ý nghĩa của việc xóa án tích. • Trình bày được quy định của Bộ luật hình sự về các trường hợp xóa án tích và cách tính thời hạn xóa án tích. 3 v1.0015102204
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau: Lý luận nhà nước và pháp luật; Luật Hiến pháp. 4 v1.0015102204
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình; • Sưu tầm và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài; • Đọc và vận dụng những kiến thức đã học để tập phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý trong thực tiễn. 5 v1.0015102204
- CẤU TRÚC NỘI DUNG Quyết định hình phạt và trường hợp được miễn 7.1 hình phạt Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình 7.2 phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên và vấn đề án treo trong Luật hình sự Việt Nam 7.3 Xóa án tích cho người phạm tội 6 v1.0015102204
- 7.1. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT VÀ TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN HÌNH PHẠT 7.1.1. Khái niệm quyết 7.1.2. Các căn cứ quyết định hình phạt định hình phạt 7.1.3. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm 7.1.4. Trường hợp được nhiều tội và tổng hợp hình miễn hình phạt phạt của nhiều bản án 7 v1.0015102204
- 7.1.1. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT • Là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt (hình phạt chính có thể cả hình phạt bổ sung) cụ thể với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội • Là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. • Quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công bằng là tiền đề, điều kiện để đạt được mục đích của hình phạt. • Quyết định hình phạt đúng còn góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ và tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật. 8 v1.0015102204
- 7.1.2. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT Căn cứ các quy định của Bộ luật hình sự Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Quyết định hình phạt Căn cứ nhân thân người phạm tội Căn cứ các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự 9 v1.0015102204
- 7.1.2. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT • Căn cứ các quy định của Bộ luật hình sự: Phần chung: nguyên tắc, cơ sở của trách nhiệm hình sự, các giai đoạn phạm tội, đồng phạm, mục đích của hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt, điều kiện hưởng các chế định nhân đạo,.… Phần riêng: điều, khoản, chế tài cụ thể do luật quy định tương ứng với tội phạm đã được thực hiện. 10 v1.0015102204
- 7.1.2. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT (tiếp theo) • Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: Tầm quan trọng của khách thể; Hành vi đã thực hiện; Hậu quả xảy ra; Mức độ trong tiến trình thực hiện tội phạm; Phương thức phạm tội (đơn lẻ/đồng phạm); Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn… Hình thức, mức độ lỗi; động cơ, mục đích… • Căn cứ nhân thân người phạm tội: Lần đầu, lạc hậu, thành khẩn, ăn năn, lập công…hay tiền sự, tái phạm, ngoan cố, quyết tâm thực hiện tội phạm… Dân tộc thiểu số, hành nghề tôn giáo, có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ… Già yếu, phụ nữ có thai, mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… • Căn cứ các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự: Điều 46 Bộ luật hình sự: các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều 48 Bộ luật hình sự: các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 11 v1.0015102204
- 7.1.3. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI VÀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT CỦA NHIỀU BẢN ÁN Phạm nhiều tội: là trường hợp người phạm tội đã phạm những tội khác nhau được quy định trong Luật Hình sự mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa bị đưa ra xét xử và kết án lần nào, nay bị Tòa án đưa ra xét xử cùng một lúc. 12 v1.0015102204
- 7.1.3. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI VÀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT CỦA NHIỀU BẢN ÁN • Cách tổng hợp hình phạt: Đối với hình phạt chính: Nếu hình phạt đã tuyên cùng loại thì cộng lại thành hình phạt chung và không được vượt quá mức cao nhất của hình phạt ấy. Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại: - Đối với hình phạt chung thân không giam giữ, tù có thời hạn, thì chuyển thành hình phạt tù theo tỷ lệ 3:1 rồi cộng lại thành hình phạt chung (không vượt quá 30 năm tù). - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân. - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình. - Trục xuất và phạt tiền không tổng hợp với hình phạt khác. Các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung để chấp hành. 13 v1.0015102204
- 7.1.3. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI VÀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT CỦA NHIỀU BẢN ÁN Đối với hình phạt bổ sung: Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật hình sự quy định đối với loại hình phạt đó. Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. • Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án: Đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án đó, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung được được xác định bằng cách tổng hợp hình phạt mới và hình phạt của bản án cũ rồi được quyết định theo quy định Điều 50 Bộ luật hình sự. Thời gian đã chấp hành của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung được quyết định theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. 14 v1.0015102204
- 7.1.4. TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN HÌNH PHẠT • Khái niệm miễn hình phạt: là không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội phạm mà người đó đã thực hiện. • Điều kiện miễn hình phạt: Có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. 15 v1.0015102204
- 7.2. THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM MỨC HÌNH PHẠT ĐÃ TUYÊN VÀ VẤN ĐỀ ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7.2.1. Thời hiệu thi hành 7.2.2. Miễn chấp hành bản án hình phạt 7.2.4. Vấn đề án treo 7.2.3. Giảm thời hạn hình trong Luật hình sự phạt đã tuyên Việt Nam 16 v1.0015102204
- 7.2.1. THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN • Khái niệm thời hiệu thi hành bản án: Là thời hạn do Luật Hình sự quy định bản án có hiệu lực thi hành. Nếu hết thời hạn đó mà bản án chưa được thi hành thì không buộc người bị kết án phải thi hành bản án nữa. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án với các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV Bộ luật hình sự. Khoản 2 Điều 55 quy định cụ thể về thời hiệu thi hành bản án: 5 năm với án phạt tiền, chung thân không giam giữ hoặc tù từ 3 năm trở xuống; 10 năm với án phạt tù trên 3 năm đến dưới 15 năm; 15 năm với án phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm. 17 v1.0015102204
- 7.2.1. THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN • Điều kiện áp dụng thời hiệu thi hành bản án: Đã qua những thời hạn được quy định trong Bộ luật hình sự tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Trong những thời hạn nói trên, người bị kết án không phạm tội mới. Trong những thời hạn đó, người bị kết án không cố tình trốn tránh và không có lệnh truy nã. Đối với các hình phạt bổ sung là quản chế hoặc cấm cư trú thì thời hạn thi hành kể từ ngày thi hành xong hình phạt tù. Đối với án chung thân, tử hình: qua 15 năm, Viện kiểm sát đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Cho hưởng thời hiệu: không phải thi hành; Không cho hưởng thời hiệu: chung thân chuyển thành 30 năm; tử hình chuyển thành chung thân. 18 v1.0015102204
- 7.2.2. MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT • Tòa án có thể quyết định cho miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt còn lại khi: Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt, được Viện kiểm sát đề nghị và đáp ứng đủ 2 điều kiện: Đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo; Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Đối với án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn (hoặc tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61, 62 Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được hoãn (hoặc tạm đình chỉ) có lập công và được Viện kiểm sát đề nghị. 19 v1.0015102204
- 7.2.2. MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT Đối với án phạt tiền có nếu đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt, được Viện kiểm sát đề nghị và đáp ứng 1 trong các điều kiện: Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành hình phạt còn lại. Lập công lớn. Đối với án phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được 1/2 thời hạn hình phạt và đã cải tạo tốt, được chính quyền địa phương nơi hành hình phạt đề nghị. • Người bị kết án có thể được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp được đặc xá hoặc đại xá. (Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt). 20 v1.0015102204
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Hình sự
18 p | 687 | 113
-
Bài giảng Luật Hình sự: Chương 1 - Trần Ngọc Lan Trang
29 p | 285 | 64
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 1 - Nguyễn Đình Sơn
26 p | 311 | 51
-
Bài giảng Luật hình sự - Bài 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự
44 p | 142 | 19
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 4 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
19 p | 81 | 16
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 2: Tội phạm và cấu thành tội phạm (Phần 1)
9 p | 21 | 14
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Lan
26 p | 48 | 13
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 1 - ThS. Lưu Hải Yến
21 p | 67 | 12
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Lan
23 p | 51 | 11
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 4: Trách nhiệm hình sự và những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi (Phần 1)
13 p | 17 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Lan
24 p | 54 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Luật Hình sự Việt Nam
24 p | 30 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Lan
22 p | 42 | 9
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 5: Chế định thừa kế
18 p | 23 | 8
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thị Lan
27 p | 61 | 8
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 1: Khái quát chung về Luật Hình sự Việt Nam
16 p | 43 | 8
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Lan
23 p | 73 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn