Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 3: Các yếu tố cấu thành tội phạm
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20
lượt xem 24
download
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 3: Các yếu tố cấu thành tội phạm. Bài này cung cấp cho học viên những kiến thức về: khách thể của tội phạm; chủ thể của tội phạm; các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm; các yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 3: Các yếu tố cấu thành tội phạm
- BÀI 3 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM 3.1. Khách thể của Tội phạm 3.2. Chủ thể của Tội phạm 3.3. Các yếu tố thuộc mặt khách quan của Tội phạm 3.4. Các yếu tố thuộc mặt chủ quan của Tội phạm
- 3.1. Khách thể của tội phạm • Khách thể của tội phạm là các quan hệ XH được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. • Các loại khách thể của tội phạm: Khách thể Khách thể chung Khách thể loại trực tiếp
- Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ. Theo Luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. Khách thể loại có vai trò quan trọng về mặt lập pháp. Nó là cơ sở để Bộ luật hình sự xây dựng các chương trong phần các tội phạm. Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan nhưng nếu Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại. Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại (xâm hại) đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại của tội phạm.
- LƯU Ý : TRÁNH NHẦM LẪN GiỮA KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM VỚI ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM Khi xâm phạm khách thể bao giờ cũng tác động đến đối tượng nhất định. Tuy gần gũi với khách thể nhưng đối tượng tác động của tội phạm khác khách thể. Đối tượng tác động của tội phạm là những phần trong khách thể của tội phạm mà khi tác động đến nó người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.
- Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các dạng sau đây: - Con người đối với tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; - Các vật thể như tài sản, phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của con người; - Sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
- 3.2. Chủ thể của tội phạm Bao gồm: cá nhân và pháp nhân thương mại • Đối với cá nhân: là người có năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. • Đối với pháp nhân thương mại
- Các dấu hiệu của chủ thể tội phạm a. Năng lực TNHS của * cá nhân b. Tuổi chịu TNHS của cá nhân (Điều 12 BLHS) c. Chủ thể đặc biệt
- Các dấu hiệu của chủ thể tội phạm a/ Năng lực TNHS của cá nhân: • Năng lực TNHS là khả năng của một người nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH. • Người có năng lực TNHS là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của Điều 12 BLHS và không phải là người ở trong tình trạng không có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 21 BLHS.
- Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm Tình trạng không có năng lực TNHS: Điều 21 BLHS quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
- • Tình trạng không có năng lực TNHS: Chú ý: – Chỉ những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đến mức độ “không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” (thỏa mãn cả 2 dấu hiệu y học và tâm lý) thì mới được coi là không có năng lực TNHS. – Nếu người mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình (ở mức độ hạn chế) thì họ vẫn có năng lực TNHS và là chủ thể của tội phạm nhưng họ được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.
- Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm (tiếp) • Năng lực TNHS do người say rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác: – Điều 13 BLHS quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. – Tuy nhiên, đối với người say rượu bệnh lý (là chứng loạn tâm thần cấp tính lâm thời) hoặc người không có lỗi với tình trạng say của mình (họ không tự đưa mình vào tình trạng say mà do bị ép buộc, bị lừa dối), nếu đến mức không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì được coi là không có năng lực TNHS.
- b. Tuổi chịu TNHS của cá nhân (Xem Điều 12 BLHS) – Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. – Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với những tội danh nhất định.
- Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm (tiếp) c. Chủ thể đặc biệt của tội phạm: Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể thường (có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS) còn có thêm dấu hiệu đặc biệt khác mà chỉ khi có các dấu hiệu này họ mới có thể trở thành chủ thể của các tội phạm tương ứng.
- 3.3. Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. ý ®Þnh ph¹m téi Thùc hiÖn téi ph¹m -Suy nghÜ vÒ thñ ®o¹n PT -TiÕp cËn môc tiªu -Chän KT ®Ó x©m h¹i -Thùc hiÖn hµnh vi nguy -Chän c«ng cô, ph-¬ng hiÓm cho x· héi tiÖn ®Ó ph¹m téi ... -Lµm ph¸t sinh hËu qu¶ ... tån t¹i trong lÜnh vùc tån t¹i trong thÕ giíi ý thøc kh¸ch quan 45
- Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan Hậu quả của hành vi phạm tội Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Các dấu hiệu khác
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội Hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy chỉ là 1 dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm nhưng là dấu hiệu trung tâm, vì vậy 1 số trường hợp căn cứ vào đặc điểm cấu trúc có tính chất đặc biệt của hành vi, khoa học LHS đưa ra những tên gọi thể hiện các dạng cấu trúc đặc biệt ấy là: Tội Tội liên Tội kéo ghép tục dài
- CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI KHÁCH QUAN • Tội ghép: Là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho XH thuộc mặt khách quan được hợp thành bởi nhiều loại hành vi xảy ra cùng thời gian xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau. Ví dụ: Hành vi trong mặt khách quan của tội cướp tài sản hợp thành bởi hành vi xâm phạm quan hệ nhân thân (dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực…) và hành vi xâm hại quan hệ về tài sản (chiếm đoạt). 48
- CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI KHÁCH QUAN • Tội liên tục: Là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho XH thuộc mặt khách quan của tội đó được hợp thành bởi nhiều hành vi cùng tính chất, diễn ra kế tiếp nhau về thời gian với 1 ý định phạm tội cụ thể thống nhất, cùng xâm hại 1 khách thể. Ví dụ: Hành vi mua vét hàng hóa của Tội đầu cơ (Điều 196 BLHS 2015). 49
- CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI KHÁCH QUAN • Tội kéo dài: Là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho XH trong mặt khách quan diễn ra không gián đoạn trong 1 khoảng thời gian tương đối dài. Ví dụ: Hành vi tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép (Điều 304 BLHS). Với tội tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, tội phạm diễn ra liên tục không gián đoạn từ thời điểm cất giữ vũ khí quân dụng trái phép và kết thúc khi bị phát hiện hoặc người cất giữ vũ khí quân dụng tự nguyện đem giao nộp vũ khí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- ph-¬ng tiÖn ph¹m téi thêi gian ph¹m téi hoµn c¶nh ®Þa ®iÓm ph¹m ph¹m téi téi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Hình sự
18 p | 686 | 113
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương V - ThS. Trần Đức Thìn
12 p | 310 | 57
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XVI - ThS. Trần Đức Thìn
24 p | 198 | 42
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương 1 - ThS. Trần Đức Thìn
30 p | 146 | 31
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương I - ThS. Trần Đức Thìn
15 p | 199 | 30
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XII - ThS. Trần Đức Thìn
22 p | 166 | 29
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương 2 - ThS. Trần Đức Thìn
32 p | 157 | 27
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII - ThS. Trần Đức Thìn
37 p | 151 | 26
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương II - ThS. Trần Đức Thìn
16 p | 148 | 23
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 4: Các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
17 p | 42 | 21
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 6: Hình phạt, các biện pháp tư pháp và quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam
19 p | 38 | 17
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII (tt) - ThS. Trần Đức Thìn
30 p | 132 | 17
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XI (tt) - ThS. Trần Đức Thìn
20 p | 165 | 16
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII (tt)
22 p | 109 | 15
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 2: Tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
15 p | 44 | 14
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 5: Trách nhiệm hình sự và các trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi
14 p | 41 | 12
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 1: Khái quát chung về Luật Hình sự Việt Nam
16 p | 43 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn